Thói Quen Xấu Con Người Là Gì / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

10 Thói Quen Xấu Khó Bỏ Của Con Người

1. Ngồi lê đôi mách

Con người thường đánh giá và bàn luận về người khác, bất chấp việc đó có gây tổn thương cho đối tượng được nói đến hay không. Theo Robin Dunbar, nhà nghiên cứu ở Đại học Oxford (Anh), mục tiêu của việc “buôn dưa lê” không phải là để đưa ra sự thật, thông tin chính xác, mà là để một nhóm người xích lại gần nhau, dù rằng điều đó có thể ảnh hưởng không tốt đến đối tượng được bàn tán.

2. Ức hiếp người khác

Các nghiên cứu chỉ ra rằng hơn một nửa học sinh trung học từng bắt nạt hay bị bắt nạt. Theo một nghiên cứu thực hiện năm 2009 ở châu Âu, trẻ em ức hiếp bạn bè ở trường thì cũng thường bắt nạt anh chị em ruột ở nhà. Nhưng bắt nạt người khác không chỉ là hành động của trẻ con. Một nghiên cứu cho thấy 30% nhân viên văn phòng ở Mỹ bị sếp hay đồng nghiệp ức hiếp, thể hiện qua việc giấu thông tin quan trọng khiến nhiệm vụ khó hoàn thành, tung tin đồn nhảm, cố tình sỉ nhục người khác…

Máu “đỏ đen” dường như đã bám rễ sâu trong đầu óc nhiều người khắp nơi trên thế giới. Theo kết quả của một công trình nghiên cứu về thần kinh đăng trên tạp chí Neuron, khi thắng bạc, não của con người bị kích thích để tiếp tục bài bạc. Con bạc thường cho rằng việc suýt thắng là sự kiện đặc biệt, khuyến khích họ tiếp tục đánh bạc. Não người bị kích thích bởi việc suýt thắng giống như khi thắng bạc, dù rằng hai thứ đó khác nhau hoàn toàn. Khi thua, người ta trở nên say sưa hơn và quên hết những tính toán hợp lý, kỹ lưỡng trước khi bước vào canh bạc.

4. Xâu, xiên, xăm, xẻ

Tính đến năm 2015, khoảng 17% dân Mỹ đã trải qua một quá trình làm đẹp nào đó. Một số người thích xâu, xiên, khuyên, xẻ, xăm… để thay đổi hình dáng dáng đầu, kéo dài cổ, trang trí tai, miệng, ngực, bụng… Những hành động này có từ thời xa xưa, khi con người vô cùng sùng bái tôn giáo hay muốn thể hiện sức mạnh, địa vị. Có lẽ nhiều người ngày nay làm thế để khiến mình đẹp hơn hay đơn giản chỉ để thông báo rằng mình thuộc một nhóm người nào đó.

Tuy nhiên, việc “đục đẽo” cơ thể như vậy thường gây bất tiện trong sinh hoạt, dễ gây sưng tấy, viêm nhiễm, lây bệnh nguy hiểm… Ngoài ra, những hình xăm kì dị trên bắp tay, trang sức gắn trên lưỡi, móc xâu trên ngực, bi nằm dưới da… khiến người ngoài nhìn vào không mấy thiện cảm.

Người Việt hay để ý nhau nên mới biết nhà kia có gì hay, có gì hơn của nhà mình. Nếu thấy người ta mua được con xe máy đắt tiền thì mình cũng cố để mua được con xe… đắt tiền hơn. Thấy người ta xây căn nhà mới, nếu sau đó nhà mình cũng xây thì luôn cố gắng làm to hơn một tí, cao hơn một tí… Ngược lại, nếu mình không được như nhà hàng xóm thì sinh ra ganh ghét, so bì.

6. Làm việc quá nhiều

Căng thẳng thần kinh có thể khiến con người suy nhược, chán nản, thậm chí dẫn đến tự tử. Môi trường làm việc hiện đại gây căng thẳng cho rất nhiều người. Theo Tổ chức Lao động quốc tế, trên 600 triệu người khắp thế giới làm việc hơn 48 tiếng một tuần, nhiều người phải làm thêm giờ mà không được trả thêm tiền. Khoảng một nửa số người đi làm ở Mỹ về nhà vẫn làm việc.

Những công nghệ tiên tiến như điện thoại thông minh và Internet băng thông rộng khiến ranh giới giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi mờ dần đi. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, tập thể dục thường xuyên và ngủ đầy đủ là biện pháp tốt nhất để loại bỏ căng thẳng thần kinh.

Dù hầu hết mọi người cho rằng thật thà là đức tính tốt, nhưng cứ 5 người Mỹ thì có 1 người cho rằng gian lận trong việc đóng thuế là có thể chấp nhận được và đó không phải vấn đề đạo đức. Khoảng 10% số người được nghiên cứu nói rằng đôi lúc có thể ngoại tình mà không cảm thấy có lỗi với bạn đời. Theo một vài nghiên cứu, những người đề cao các quy tắc đạo đức thường bị lừa dối nhiều nhất. Những kẻ dối trá nhất lại thường tỏ ra có đạo đức nhất, và biện minh rằng dối trá là hành động có thể chấp nhận được trong một số tình huống nhất định.

Khi bạn khoe khoang sự giàu có hay thành tựu của mình, bạn đã đặt người đối diện vào một tình huống mà bạn không lường trước được. Họ sẽ phán xét và lập tức khinh miệt, chỉ trích khi bạn thất thế. Bạn tài năng hay giàu có, hãy để người khác tự đánh giá. Như vậy còn tốt gấp ngàn lần chính bạn tự nói ra.

Bạo lực là vấn đề xuyên suốt lịch sử loài người. Theo các nhà khoa học, tổ tiên loài người trong quá khứ thậm chí còn yêu hòa bình hơn con người ngày nay, dù có bằng chứng cho thấy loài người ăn thịt đồng loại trong thời kỳ tiền sử. Con người dường như thèm muốn bạo lực giống như khao khát t ình d ục, thức ăn và ma túy.

10. Giữ mãi thói quen xấu

Có lẽ tất cả các điều trên vẫn dễ giải quyết hơn việc từ bỏ thói quen xấu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều người đã nhận thức được mối nguy hại của những thói quen xấu nhưng vẫn không bỏ được. Họ thường viện lý lẽ cho mình, ví dụ như “Ăn cơm vỉa hè mãi mà thấy vẫn khỏe re”, “Ông tôi hút thuốc cả đời mà vẫn sống đến 90 tuổi đấy thôi”…

Theo Vitamintamhon.com

Nghị Luận Xã Hội Về Thói Quen Xấu Và Thói Quen Tốt

2 Bài văn mẫu nghị luận xã hội lớp 12

Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt

1. Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 1

Muốn trở thành người có nhân cách tốt đẹp và thành công trong cuộc sống, con người phải rèn luyện được những thói quen tốt, loại bỏ được những thói quen xấu. Nhất là đối với học sinh ngày nay, việc rèn luyện thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu là hết sức quan trọng, hết sức cần thiết.

Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.

Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Con người cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn.

Có thể nhìn thấy rất rõ, đã số học sinh ngày nay đều có những thói quen tốt hết sức đáng mừng. Phần lớn học sinh tự biết rèn luyện mình theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, tuân thủ các nguyên tắc ứng xử chung hướng đến hoàn thiện một nhân cách tốt đẹp, trở thành người hữu ích đống góp sức mình xây dựng xã hội văn minh, đất nước cường thịnh.

Thói quen tốt được các bạn thể hiện rất đẹp đẽ và đáng khen ngợi như lễ phép với thầy cô, học hành chăm chỉ,thực hiện điều bác hồ dạy, luôn thương yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô và giúp đỡ bạn bè,… Những thói quen ấy cần được phát huy, gìn giữ nó cho tốt đẹp và càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều học sinh còn có nhiều thói quen xấu, gây tác động tiêu cực đến việc học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách của học sinh ở trường học. Những thói quen xấu âm thầm làm hư hỏng các học sinh như: nói tục chửi thề, vô lễ với thầy cô giáo, gian lận trong thi cử, tác phong thiếu nghiêm túc,….

Thói quen xấu ban đầu rất mỏng manh, dễ thay đổi. Nếu phát hiện và thay đổi từ ban đầu sẽ hết sức dễ dàng. Thế nhưng, nếu để lâu ngày, ăn sâu vào suy nghĩ thì thật kho thay đổi. Những thói quen xấu ấy nếu không được ý thức và thay đổi dần dần sẽ trở thành hành vi ứng xử và bản chất của con người. Người có nhiều thói quen xấu sẽ có hành động gây hại đến người khác. Những người như thế thường rất dẽ vi phạm pháp luật, gánh chịu những hậu quả nặng nề chỉ do thói quen xấu khó bỏ của mình.

Trong cuộc sống này, luôn có những cái tốt và cái xấu. Và những học sinh tốt thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng, tin tưởng. Còn học sinh xấu thì sẽ bị mọi người khinh thường, chán ghét, không tin cậy họ và sớm muộn gì sa ngã vào tệ nạn xã hội.

Ông bà xưa có câu “gieo nhân nào thì gặp quả nấy”. Học sinh có nhiều thói xấu cần nhanh chóng khắc phục và tạo ra cho mình nhiều thói quen tốt và không ngừng phát huy cái tốt của mình. Thầy cô hãy động viên, giáo dục tốt, cha mẹ hãy nên là tấm gương tốt cho con cái học tập và làm theo. Đó có lẽ là cách giáo dục tốt nhất.

2. Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 2

Thói quen tốt dẫn ta đến thành công. Thói quen xấu đưa ta đến thất bại. Không có gì tồi tệ và đáng buồn hơn những thói quen xấu có ở con người. Không những nó làm cho ta ngày càng xấu đi, ngăn cản ta đi đến thành công mà còn dẫn ta đến những sai lầm không đáng có. Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp.

Thói quen xấu là những thói quen không tốt, những hành vi thiếu văn hóa, thiếu lịch sự. Chúng là những yếu tố hình thành tính cách con người ta sau này. Chính vì thế ta phải từ bỏ chúng từ bây giờ. Tuy nhiên, ngoài những thói quen xấu ấy, ta còn có những thói quen tốt, giúp ta cải thiện bản thân.

Một vài thói hư tật xấu có ở con người mà chúng ta vẫn thường thấy như lòng đố kị, thói ích kỉ, tật lười biếng, sống dựa dẫm, nói xấu sau lưng người khác, ăn cắp vặt, phá hoại tài sản của người khác, sự vô cảm,….Trong đó, căn bệnh vô cảm của con người là thói hư tật xấu đáng sợ nhất. Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói xấu tồi tệ nhất, sự vô cảm của con người.

Thói quen xấu là ngọn nguồn của mọi sai lầm. Nó ban đầu chỉ là sợi chỉ mỏng manh nhưng sau đó là sợi dây xích chắn chắn trói buộc cuộc đời ta. Thói quen xấu thường được biểu hiện rõ ràng, từ những việc làm xấu nhỏ nhất như xưng hô thiếu lịch sự, thiếu ý thức học tập,…. cho đến những việc lớn như trộm cắp hay hút chích. Những thói quen ấy rất khó bỏ, ảnh hưởng xấu đến tương lai và nhân cách ta sau này.

Những thói xấu ấy nên được thay thế bằng những thói quen tốt. Hãy bắt đầu bằng việc tự giác học tập, làm việc nhà, tập thể dục vào mỗi sáng…. Chúng không những cải thiện tính cách của ta mà còn cho ta nhiều lợi ích khác.

Thói quen tốt là chìa khóa đưa ta đến thành công. Trước khi có thể trở nên tài giỏi ở một lĩnh vực thì ta phải có nhân cách tốt. Một người vô văn hóa, thiếu đạo đức không thể trở thành người tài giỏi. Và ta phải rèn luyện nhân cách của mình từ những thói quen hằng ngày. Thất bại chỉ là thành công tạm thời bị trì hoãn, chừng nào lòng can đảm còn tôi luyện cho khát vọng. Thói quen kiên định chính là thói quen chiến thắng.

Nguyên nhân mà ta có nhiều thói quen xấu hơn thói quen tốt là vì điều xấu có sức cám dỗ mãnh liệt, khó kìm hãm. Chúng thường nghe rất thú vị và hấp dẫn, nhưng lại mang đến hậu quả nặng nề, thậm chí là đánh đổi lấy mạng sống của chính ta. Tất cả hành động của con người bắt nguồn từ một hoặc nhiều lý do trong những lý do sau: tình cờ, bản tính, bắt ép, thói quen, lý trí, đam mê, và dục vọng.

Hiện nay, mỗi khi ra đường, ta có thể nghe được những lời chửi rủa văng tục ở mọi nơi, ngay cả những nơi mà chúng không nên xuất hiện, điển hình là trường học. Chính những điều nãy đã khiến ta đánh mất nét đẹp văn hóa, thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử hằng ngày.

Ngoài những thói quen xấu trong giao tiếp, ta cũng thấy những bài viết về nạn trộm cắp đầy rẫy trên những trang báo, mạng xã hội,… Những vụ trộm cắp ấy xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng nổi bật lại là ở những học sinh cấp 2, cấp 3. Thông thường, nguyên nhân là để thỏa mãn như cầu cá nhân. Họ không được giáo dục, rèn luyện đến nơi đến chốn, thiếu ý thức, để rồi tự hủy hoại nhân cách của mình bằng những hành vi ấy. Tương lai của ta lại bị hủy hoại bởi chính bàn tay của mình trong chớp mắt. Thật đáng buồn.

Những thói quen ta hình thành trong thời thơ ấu không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt. Thói quen tốt sẽ đưa ta đến thành công. Thói quen xấu lại lôi kéo ta vào tương lai mịt mù, đầy tăm tối. Hãy giữ lấy sự tỉnh táo, bình tĩnh và kiên nhẫn chống lại cái xấu, đưa xã hội loài người bước về phía trước, hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn. Để thay đổi thói quen, không còn cách nào tốt hơn là hãy lập một quyết định lý trí, rồi thực hiện hành vi mới một cách quyết liệt.

Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: Gieo thói quen, gặt tính cách. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt. Đó là lí do của bài học hôm nay: Rèn luyện thói quen tốt.

Nghị Luận Xã Hội Về Thói Quen Xấu

Đề bài

Thói quen xấu như một chiếc giường thoải mái, dễ trèo vào nhưng khó trèo ra.

Câu nói trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng tập nhiễm thói quen xấu của giới trẻ hiện nay? (Trình bày ý kiến trong bài văn khoảng 600 chữ).

Đề bài yêu cầu thí sinh giải thích được hiện tượng tập nhiễm thói quen xấu, sự khó loại bỏ thói quen xấu, tác hại của nó và mở rộng bàn luận về vấn đề: Những thói quen xấu mà giói trẻ Việt hiện đang mắc phải, cần trả lời được các câu hỏi cơ bản: Thế nào là thói quen xấu? Tại sao thói quen xấu như một chiếc giường thoải Ịĩiái, dễ trèo vào nhưng khó trèo ra? Giói trẻ Việt hiện đang mắc phải những thói quen xấu nào? Biểu hiện của những thói quen đó? Nguyên nhân, ảnh hưởng, tác hại của chúng? Giải pháp loại bỏ những thói quen xấu?

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Thói quen ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành cá tính, nhân cách con người. Khổng Tử từng nói, đại ý: Con người, bản tính vốn giống nhau, nhưng vĩ nhiễm thói quen khác nhau nên thành ra khác nhau. Tương lai, sự thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau của con người phụ thuộc một phần quan trọng ở thói quen. Cùng với sự phát triển của xã hội, giới trẻ ngày nay nhìn chung năng động hơn, độc lập, tự chủ và sáng tạo hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi tích cực, dưới sự tác động của môi trường văn hoá, xã hội đương thời, giới trẻ hiện đang hình thành một số thói quen không tốt. Và điều quan trọng là, đã là thói quen thì rất khó thay đổi, bởi thói quen xấu như một chiếc giường thoải mái, dễ trèo vào nhưng khó trèo ra. Vậy làm thế nào để nhận diện được những thói quen xấu và bằng cách nào để loại bỏ chúng?

– Thói quen là những phản xạ, hành vi, việc làm được lặp đi lặp lại nhiều lần, lầu ngày trở thành nếp. Thói quen là thứ mà đôi khi con người ta không nhận ra, không ý thức được nó. Đúng như nhận xét của Johnson: “Mới đầu, những mắt xích của thói quen qùá nhỏ để nhận ra, cho tới khi chúng quá lớn thì khó mà tháo gỡ”. Thói quen không có sẵn mà là kết quả của một quá trình sống, quá trình hoạt động của mỗi cá nhân. Dựa vào lợi ích hoặc tầc hại do thói quen mang lại, người ta chia nó thành hai loại: thói quen tốt và xấu. Những thói quen tốt, chẳng hạn: ngủ dậy sớm, đọc sách, thường xuyên tập thể dục, xác định mục tiêu công việc rõ ràng, vạch kế hoạch trước khi hành động, gọn gàng ngăn nắp,… Những thói quen xấu, chẳng hạn: ỷ lại, lề mề, ngại suy nghĩ, luộm thuộm, nói xấu người khác, tham ăn, nhìn mọi sự theo hướng tiêu cực,…

– Thói quen xấu như một chiếc giường thoải mái, dễ trèo vào nhưng lại khó trèo ra,ý muốn nói: Việc thay đổi thói quen, đặc biệt thói quen xấu ở một con ngưòi là rất khó khăn. Bởi vì, thói quen là những gì đã định hình, đã bắt rễ trong lối sống, trong sở thích của họ. Chẳng thế mà dân gian có câu: Chứng nào tật đấy, Ngựa quen đường cũ. Thói quen thường đem lại cho con người cảm giác dễ chịu, “quyến rũ” con người hành động theo sở thích mà không cần phải suy nghĩ. Theo các nhà tâm lí học, thói quen dựa trên nguyên tắc niềm vui: về bản chất, con người chỉ muốn được vui vẻ, thoải mái; thích né tránh khó khăn, đau khổ. Khi những hành động được lặp lại nhiều lần, mà chủ thể lại cảm thấy thoải mái, thậm chí thích thú với nó thì hành động – tức thói quen đó sẽ rất khó loại bỏ. Nhà văn người Anh, S. Maugham nhấn mạnh: “Điều bất hạnh ở cõi đời này là chúng ta từ bỏ thói quen tốt dễ dàng hơn là loại bỏ thói quen xấu”.

– Do tác động của môi trường xã hội, do ảnh hưởng của gia đình và sự chi phối của cảm xúc, tâm lí cá nhân, giới trẻ Việt Nam hiện đang nhiễm phải một số thói quen xấu. Điển hình, có thể kể đến: thói quen văng tục chửi thề, dễ nổi nóng, “nghiện” mạng xã hội, lười đọc sách, lười lao động chân tay, tư duy thụ động, thờ ơ vô cảm, lạm dụng bia rượu, lười tập thể đục,…

– Văng tục, chửi thề đang trở thành một thói quen hằng ngày, thậm chí là từ cửa miệng của một bộ phận giới trẻ, trong đó có học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, đa số giới trẻ hiện nay đều mắc chứng “nghiện” mạng xã hội. Nhiều bạn ngồi hàng giờ trước máy tính, điện thoại, thậm chí thức thâu đêm để Online, lướt facebook, và ngủ bù vào ban ngày. Tiếp theo, lười đọc sách cũng là thói quen phổ biến của những người trẻ tuổi. Có quá nhiều thứ hấp dẫn như phim, game, mạng xã hội, các cuộc tụ tập vui chơi đã khiến họ, trong đó có học sinh, sinh viên xa dần việc đọc sách. Ngoài ra, tư duy hòi hợt, ỷ lại, lười biếng, thụ động cũng là thói quen điển hình của giới trẻ Việt. Họ lấy công nghệ google thay cho quá trình tự tìm tòi, khám phá; lười tích luỹ.tri thức, lười hỏi, lười trả lời, lười trao đổi, lười quan tâm,…

– Những thói quen xấu đó đã tàn phá sức khoẻ, gây ra nhiều bệnh tật cho con người như: cận thị, loạn thị, rối loạn giấc ngủ, thể lực yếu,.. Nghiêm trọng hơn, những thói quen xấu đó đã hình thành nên những lớp người thiếu kiến thức, yếu kĩ năng, thiếu tự tin, không có khả năng hợp tác và cạnh tranh. Đất nước trì trệ phát triển bởi những lớp chủ nhân tương lai trống rỗng, vô hồn như vậy.

– Thói quen rất dễ lây lan, bắt chước. “Trong gia đình, thói quen lan nhanh hơn là bệnh sởi” (M. Mc Laughin). cần phải thay đổi, loại bỏ những thói quen xậu càng sớm càng tốt. Bởi vì, “Nếu không chống lại, thói quen sớm trở thành sự cần thiết” (St. Augustine). Để loại bỏ thói quen xấu, trước hết cần phải có ý chí, nghị lực và sự quyết tâm mạnh mẽ của bản thân mỗi người. Sau đó, cần dành thời gian để luyện tập thay đổi hành vi, thay thế thói quen xấu bằng việc hình thành các thói quen tốt. Nếu cần, chúng ta có thể kêu gọi sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè. Chung ta cũng có thể tự khích lệ mình khi đã lấy lại được quyền “kiểm soát” hành động chứ không thụ động, chiều lòng tật xấu. Nếu chẳng may nhiễm lại thói quen cũ, không nên tự dày vò, tặc lưỡi buông xuôi mà phải bình tâm suy nghĩ tìm lí do “ngựa quen đường cũ” để có cách khắc phục.

– Thói quen là rất cần thiết để con người có thể tiết kiệm được thời gian, tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình trưởng thành và phát triển. Nhưng đó phải là những thói quen tốt. Gia đình, nhà trường phải là những môi trường đầu tiên và quan trọng nhất để hình thành nên những thói quen tốt cho các thế hệ trẻ. Và quan trọng nhất vẫn là sự tự ý thức của mỗi người. Các bạn trẻ hãy luôn rèn luyện, thực hành thành thạo những thói quen tốt như: sống có trách nhiệm với chính mình và những người xung quanh; có thói quen xác định mục tiêu, vạch kế hoạch cụ thể trước khi hành động; kiên trì theo đuổi và thực hiện mục tiêu; không trì hoãn công việc vì những lí do chủ quan; luyện tập tự duy chủ động, tích cực và sáng tạo; tranh thủ thời gian để đọc sách và tích luỹ tri thức; tôn trọng và hợp tác hiệu quả với người khác để cùng hướng tới mục tiêu chung,… Làm được điều đó, thì dù “lớn lên” với những thói quen xấu chúng ta vẫn có thể “già đi” với những thói quen tốt (ý của V. Hugo).

Từ Vựng Tiếng Trung Chủ Đề Thói Quen Xấu

Từ vựng tiếng Trung về các thói quen xấu thường gặp

Các câu khẩu ngữ tiếng Trung kể về thói quen Những thói quen có lợi và có hại cho sức khỏe

1. 乱丢垃圾 luàn diū lājī: Vứt rác bừa bãi 2. 乱丢烟头 luàn diū yāntóu: Vứt đầu thuốc lá bừa bãi 3. 随处小便 Suíchù xiǎobiàn: Đi tiểu bừa bãi 4. 浪费食物 làngfèi shíwù: Lãng phí thức ăn 5. 咬指甲 yǎo zhǐjiǎ: Cắn móng tay 6. 随地吐痰 suídì tǔ tán: Khạc nhổ tùy tiện 7. 到处扔垃圾 dàochù rēng lājī: Vứt rác khắp nơi 8. 挖鼻孔 wā bíkǒng: Ngoáy mũi 9. 睡懒觉 shuìlǎnjiào: Ngủ nướng 10. 撒谎 sāhuǎng: Nói dối 11. 在电梯里放屁 zài diàntī lǐ fàngpì: Đánh hơi trong thang máy 12. 浪费水 làngfèi shuǐ: Lãng phí nước 13. 开车总分心 kāichē zǒng fēn xīn: Lái xe không tập trung 14. 抱怨 bàoyuàn: Oán trách, than phiền 15. 懒惰 lǎnduò: lười biếng 16. 拖延 tuōyán: trì hoãn, lần lữa 17. 迟到 Chídào: đến trễ, giờ cao su 18. 熬夜 áoyè: Thức đêm 19. 不自律 bù zìlǜ: không có kỉ luật bản thân 20. 强迫症 qiǎngpò zhèng: tính gia trưởng 21. 酒驾 jiǔjià: Lái xe khi uống rượu 22. 闯红灯 chuǎnghóngdēng: Vượt đèn đỏ 23. 依赖 yīlài: Dựa dẫm, ỷ lại 24. 好吃懒做 hàochīlǎnzuò: Tham ăn lười làm 25. 自私自利 zìsī zì lì: tự tư tự lợi, ích kỷ 26. 做事不专心 zuòshì bù zhuānxīn: Làm việc không chuyên tâm 27. 别人交谈时爱插嘴 biérén jiāotán shí ài chāzuǐ: chõ miệng vào chuyện của người khác 28. 临急抱佛脚 lín jí bàofójiǎo: nước đến chân mới nhảy 29. 出口骂人 chūkǒu màrén: Hay mắng chửi 30. 说脏话 shuō zānghuà: Nói tục chửi bậy 31. 爱投诉 ài tóusù: Thích mánh lẻo 32. 吹牛 chuīniú: Chém gió 33. 偷东西 tōu dōngxī: Ăn cắp, ăn trộm 34. 爱反驳 ài fǎnbó: Thích phản bác 35. 胡乱花钱 húluàn huā qián: Tiêu tiền bừa bãi 36. 粗心大意 cūxīn dàyì: Bất cẩn, không cẩn thận 37. 跟父母作对,顶嘴 gēn fùmǔ zuòduì,Dǐngzuǐ: Đối đầu , cãi lại với bố mẹ 38. 不爱护动物 bù àihù dòngwù: Không yêu quý bảo vệ động vật 39. 故意破坏东西 gùyì pòhuài dōngxī: Cố tình phá hại của cải 40. 经常眨眼 jīngcháng zhǎyǎn: Thường xuyên chớp mắt 41. 衣服随处乱放 yīfú suíchù luàn fàng: Ném quần áo khắp nơi 42. 不肯洗澡 bù kěn xǐzǎo: Lười tắm 43. 不收拾床铺 bù shōushí chuángpù: Không dọn dẹp giường 44. 经常用舌头舔嘴唇 jīngcháng yòng shétou tiǎn zuǐchún: Thường xuyên liếm môi 45. 不尊重老人 bù zūnzhòng lǎorén: Không tôn trọng người già 46. 爱吃醋 ài chīcù: Hay ghen 47. 乱发脾气 luàn fā píqì: Hay nổi cáu, nổi cáu bừa bãi 48. 不肯帮忙做家务 bù kěn bāngmáng zuò jiāwù: Không muốn giúp việc nhà 49. 一边看电视一边吃饭 yībiān kàn diànshì yībiān chīfàn: Vừa xem ti vi vừa ăn cơm 50. 饭前不洗手 fàn qián bù xǐshǒu: Không rửa tay trước khi ăn 51. 偷吃饭 tōu chīfàn: Ăn vụng 52. 吸烟 xīyān: Hút thuốc 53. 酗酒 xùjiǔ: Nát rượu 54. 抑郁 yìyù: Hậm hực 55. 偏食 piānshí: Kén ăn 56. 饱食 bǎo shí: ăn quá no 57. 常吃快餐 cháng chī kuàicān: Thường ăn đồ ăn nhanh 58. 懒于运动 lǎn yú yùndòng: Lười vận động , thể thao 59. 看电影成瘾 kàn diànyǐng chéng yǐn: Nghiện xem phim 60. 网瘾 wǎng yǐn: Nghiện mạng 61. 憋尿 biē niào: nhịn đi tiểu 62. 经常化浓妆 jīngcháng huà nóng zhuāng: Thường xuyên trang điểm đậm 63. 懒于体检 lǎn yú tǐjiǎn: Lười Kiểm tra sức khỏe 64. 穿着不当 chuānzhuó bùdāng: Ăn mặc không phù hợp 65. 不认错 bù rèncuò: Không nhận sai 66. 乱丢东西 luàn diū dōngxī: Vứt đồ bừa bãi 67. 爱比较 ài bǐjiào: Hay so sánh 68. 无秩序 wú zhìxù: Không có trật tự 69. 言行不一致 yánxíng bùyīzhì: Nói không đi đôi với làm 70. 爱争执 ài zhēngzhí: Hay tranh chấp, tranh giành 71. 回避 huíbì: lẩn tránh, né tránh 72. 嫉妒 jídù: Đố kị, ghen ghét 73. 喝水少 hē shuǐ shǎo: Ít uống nước 74. 机不离手 jī bùlí shǒu: Thường xuyên mang điện thoại bên người 75. 开车不戴安全帽 Kāichē bù dài ānquán mào: Lái xe không đội mũ bảo hiểm 76. 开车不系安全带 kāichē bù xì ānquán dài: Lái xe không thắt dây an toàn 77. 开车接打电话。 kāichē jiē dǎ diànhuà.: Gọi và nghe điện thoại khi lái xe 78. 不吃早饭 Bù chī zǎofàn: Không ăn sáng 79. 晚睡 wǎn shuì: Ngủ muộn 80. 找借口 zhǎo jièkǒu: Viện cớ, mượn lý do 81. 啰啰嗦嗦 luō luōsuo suo: lôi thôi 82. 慢吞吞 màn tūn tūn: chậm chạp 83. 着急 zhāojí: vội vã, lo lắng, cuống cuồng 84. 固执 gùzhí: cố chấp,ngoan cố 85. 唠叨 Láo dāo: Cằn nhằn, lải nhải

Địa chỉ: Số 12, Ngõ 39, Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội