Thói Quen Xấu Có Nghĩa Là Gì / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

40 Thói Quen Xấu Có Hại Cho Sức Khỏe

1. Uống rượu bia khi đói sẽ làm bạn ngấu nghiến mọi thứ do đòi hỏi phải tăng lượng gluco cho cơ thể. Những chất kích thích nhiều calorie này sẽ đi thẳng vào máu và được tích lại dưới dạng mỡ. Cồn sẽ làm gián đoạn quá trình sản suất gluco trong cơ thể. Nhưng sự thật là gluco sẽ không tăng cho đến khi tất cả lượng cồn trong cơ thể được thải hết ra ngoài.

Ăn nhiều trước khi ngủ

2 . Ngủ là trạng thái “phục hồi và tích trữ” của cơ thể, nếu trong ngày hoạt động thể lực với việc nạp năng lượng không cân bằng, thức ăn “thừa” sẽ chuyển hóa sang dạng mỡ. Đặc biệt là khi bạn ăn thực phẩm chứa nhiều hydrat-cacbon vào buổi tối. Cảm giác đói về đêm chưa hẳn là bạn đã cần ăn, đôi khi đó chỉ là cách cơ thể bạn “kêu” mệt.

Uống nước ép hoa quả

3. Nước ép hoa quả chứa rất nhiều vitamin, tuy nhiên cũng chứa rất nhiều đường, thường là nhiều hơn lượng đường của chính loại quả đó. Đường khi vào cơ thể nếu không được sử dụng ngay sẽ chuyển hóa thành mỡ.

Ăn vặt

4. Đồ ăn vặt chính là nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến vóc dáng của bạn. Thêm vào đó, hầu hết các loại bánh snack đều mặn, chúng sẽ không tốt cho huyết áp của bạn.

Uống trà sau khi ăn

5. Đây là một quan niệm phản khoa học vì, acid tanna có trong lá chè sẽ kết hợp với chất sắt trong thức ăn gây khó tiêu. Nếu duy trì thói quen này lâu ngày sẽ gây ra thiếu máu do thiếu sắt. Uống trà còn làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của cơ thể.

Ăn một số loại hoa quả khi đói

6 *Vải thiều: ăn nhiều khi đang đói có thể bị say, thậm chí hôn mê.

* Quất: chứa hàm lượng lớn đường và acid hữu cơ nên ăn khi đói sẽ làm cơ thể nôn nao, rối loạn tiêu hóa.

* Chuối tiêu: chứa nhiều magiê, ăn khi đói bụng sẽ phá hủy cân bằng magiê – calci trong máu ảnh hưởng tới tim mạch.

Pha sữa bột bằng nước sôi

7. Ở nhiệt độ trên 600C, một số thành phần của sữa sẽ bị biến chất. Nhiệt độ càng cao khả năng bị phá hủy của các thành phần dinh dưỡng trong sữa càng lớn. Nhiệt độ khoảng 400C là lý tưởng để pha sữa.

Khi ngủ

Đeo nữ trang

8. Nữ trang thường được làm từ kim loại, đeo lâu sẽ làm tổn hại cho da, gây ra phản ứng giống như trúng độc. Một số nữ trang có tác dụng phát sáng sẽ phóng ra tia bức xạ. Mặc dù lượng xạ phát ra không nhiều, nhưng thời gian dài tích lũy sẽ gây ra hậu quả không tốt.

Gối đầu lên tay

9. Cánh tay giơ cao sẽ khiến cơ bắp cánh tay không được thư giãn thoải mái. Cánh tay bị gấp lại lâu còn khiến cho máu không được lưu thông khiến tay dễ bị tê liệt, nhức mỏi. Ngoài ra, cánh tay giơ cao cũng sẽ làm cho áp lực vùng bụng tăng lên, làm cho thức ăn trong dạ dày cùng với dịch tiêu hóa chạy ngược trở lại thực quản, kích thích niêm mạc thực quản, gây ra niêm mạc thực quản chảy máu và bệnh phù thũng, thậm chí còn phát sinh ra viêm thực quản do thức ăn trào ngược.

Mặc áo nịt ngực

10. Ban ngày, áo nịt ngực có tác dụng nâng đỡ và bảo vệ vùng ngực, nhưng bạn vẫn mặc nó đi ngủ vào ban đêm sẽ dẫn đến ung thư tuyến sữa (nếu mặc quá 12 tiếng mỗi ngày tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người mặc ít hơn). Đó là do ngực bị chèn ép trong một thời gian dài, dịch tuyến hạch lưu thông bị tắc nghẽn làm cho các chất có hại lưu lại ở trong ngực.

Không tẩy trang

11. Mỹ phẩm lưu lại ở trên da sẽ gây tắc nghẽn cho lỗ chân lông, gây ra chướng ngại cho tuyến mồ hôi bài tiết. Thói quen này dễ hình thành nên mụn, thời gian lâu dài còn làm tổn thương cho da, đẩy nhanh tốc độ lão hóa.

Trùm chăn kín

12. Trùm chăn kín đầu khiến cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng khí. Bạn có thể bị hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, mệt mỏi, tinh thần chán nản ngay khi thức giấc. Hoặc bạn còn có thể bị mê sảng khi ngủ, thậm chí còn mơ những giấc mơ kinh dị, sợ sệt…, từ đó dễ làm cho bạn tỉnh giấc.

Mặc quá nhiều quần áo

13. Cơ thể người khi ngủ tứ chi, cơ bắp đều thư giãn. Nếu ngủ càng say thì cơ bắp càng lỏng lẻo. Mặc quá nhiều quần áo khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự thư giãn của cơ bắp toàn thân, không có lợi cho tuần hoàn máu và chức năng hô hấp. Quần áo, chăn đệm quá nhiều sẽ làm thân nhiệt tăng cao gây tiết mồ hôi ướt quần áo, sau khi ngủ dậy nếu không thay kịp sẽ dễ gây cảm lạnh.

Ngủ không tắt đệm điện

14. Nếu bật đệm điện để ngủ suốt đêm, khi ngủ dậy bạn không chỉ bị rát cổ họng và khô miệng mà còn dễ bị cảm lạnh. Nếu thời gian dùng đệm điện quá dài, nhiệt độ ở trong chăn liên tục duy trì ở nhiệt độ cao, huyết quản da sẽ phình to, đẩy nhanh tuần hoàn máu, hô hấp cũng trở nên nhanh và sâu, khả năng chống vi khuẩn gây bệnh thấp.

Trong sinh hoạt

Làm việc với máy tính quá lâu mà không thư giãn

15. Duy trì thói quen này sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, giảm sức đề kháng và dễ mắc nhiều bệnh. Để nhìn thấy một cách rõ ràng những gì hiển thị trên màn hình, mắt phải điều chỉnh liên tục do đó sẽ bị khô, mỏi mắt và nặng mi. Nếu nặng hơn, sẽ có cảm giác mắt bị mờ, có màng che ở mắt và đôi khi nhìn thấy những vết đen trên hình ảnh. Ngoài ra, bạn có thể bị rối loạn thần kinh nhẹ như lo lắng, dễ nổi nóng, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi, mắc các bệnh về xương khớp.

Sưởi ấm chân tay bị lạnh bên đống lửa

16 . Mùa đông, chân tay thường xuyên để lộ ra bên ngoài khiến các mạch máu co lại, lượng máu giảm đi. Nếu ngay lập tức sưởi ấm tay chân trên lửa sẽ làm cho huyết quản tê liệt, mất đi lực co hồi, gây ra hiện tượng tụ máu, các mạch máu nở to, độ thẩm thấu tăng mạnh, ứ đọng máu từng vùng, nhẹ thì gây ra lở loét, nặng thì gây ra hoại tử các tế bào.

Vừa sử dụng điện thoại vừa đi lại

17. Thói quen di chuyển khi sử dụng điện thoại sẽ khiến cho tín hiệu nhận được mạnh yếu khác nhau, vì tín hiệu vô tuyến phụ thuộc vào vị trí của máy thu. Do vậy, sẽ dẫn tới việc có thể trong một khoảng thời gian nào đó công suất tia phát xạ sẽ tăng mạnh, rất không lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, người sử dụng điện thoại khi đang đi trên các phương tiện giao thông cũng rất nguy hiểm cho tính mạng.

Khi luyện tập

Nghỉ ngơi ngay sau khi luyện tập

18. Sau khi tập thể thao, nếu ngừng nghỉ đột ngột, tuần hoàn máu chưa kịp thích nghi, máu dồn về các cơ bắp trong khi cơ thì co lại khiến máu không được lưu thông, huyết áp giảm, xuất hiện hiện tượng thiếu máu tạm thời ở não dẫn tới biểu hiện: lo lắng hoang mang, thở dốc, đầu đau hoa mắt, mặt mũi trắng bệch hoặc choáng, sốc và đột nhiên ngất xỉu.

Tắm ngay sau khi luyện tập

19. Sau khi vận động lập tức đi tắm nước lạnh thì huyết quản sẽ co lại do bị kích thích đột ngột, ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, đồng thời làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn tới dễ bị ốm, nhiễm bệnh. Ngược lại, nếu tắm nước nóng sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu dưới da trong khi cơ bắp vẫn đang đòi hỏi khiến không đủ máu cho tim và não. Kết quả, nhẹ thì bị đầu đau hoa mắt, nặng thì choáng sốc. Lâu dài dễ mắc các bệnh mạn tính.

Ăn nhiều đồ ngọt sau khi luyện tập

20. Cảm giác “sảng khoái” khi uống đồ ngọt sau luyện tập chỉ là tạm thời. Đường khi vào cơ thể sẽ làm tiêu hao phần lớn vitamin và bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, ăn uống không ngon, ảnh hưởng đến sự phục hồi của cơ thể sau tập luyện.

Đi bách bộ sau khi ăn

21. Sau khi ăn, dạ dày là cơ quan cần hoạt động nhiều nhất. Vì thế, việc hoạt động hay luyện tập bằng cách đi bộ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày. Nên chọn thực đơn là các món nhẹ tránh việc khó tiêu sau khi ăn. Việc vận động cũng chỉ nên nhẹ nhàng, hạn chế gây thêm sức ép cho cơ thể sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Trong làm đẹp

Dùng lưỡi liếm môi

22. Dùng lưỡi liếm môi khi môi bị khô sẽ khiến môi càng khô hơn. Vì trong nước bọt có chứa men tinh bột, tương đối dính. Nước bọt dính lên môi thì giống như thoa lớp hồ mỏng lên môi. Khi nước bọt bốc hơi hết, môi sẽ càng khô và càng dễ bị nẻ hơn. Thêm nữa, môi chìa ra bên ngoài, trên môi có dính bụi và mầm bệnh, dùng lưỡi liếm sẽ mất vệ sinh và dễ sinh bệnh.

Dùng một loại kem đánh răng quá lâu

23. Nếu dùng lâu dài một loại kem đánh răng vi khuẩn gây bệnh trong miệng sẽ dần dần sinh kháng thuốc. Đồng thời, nó có thể còn làm cho một số vi khuẩn có ích bị giết, dẫn đến lây bệnh. Ngoài ra, một số kem đánh răng còn có sắc tố, có thể làm răng mất trắng bóng nếu “trung thành” với chúng.

Thoa quá nhiều kem dưỡng ẩm lên da

24. Da muốn đẹp thì phải có đủ độ ẩm. Vì vậy, để giữ cho da được dưỡng ẩm mọi lúc, nhiều chị em đã phết lên da mặt một lượng kem rất dày dẫn đến việc các lỗ chân lông bị bít kín, da không thể điều tiết và trở nên nhờn bóng, sần sùi mụn.

Phơi nắng

25. Đây là thói quen làm hỏng da tồi tệ nhất. Nếu bạn muốn phơi mình dưới nắng thì hãy chỉ chọn khoảng thời gian nắng sớm hoặc chiều muộn. Còn nếu bạn muốn có làn da cháy nắng thì có thể đến các trung tâm làm đẹp chuyên nghiệp để đổi màu da cho mình.

Tẩy da mặt quá nhiều

26. Tẩy sạch tế bào chết, loại bỏ bụi bẩn, chất cặn bã của da là điều kiện cần để tạo nên làn da khỏe mạnh nhưng điều này không có nghĩa là khi càng được tẩy sạch thì da càng đẹp. Tẩy rửa quá nhiều sẽ làm da mất lớp ẩm tự nhiên và làm cho da trở nên khô ráp.

Không thoa kem chống nắng

27. Khoảng 80% thời gian phơi mình dưới nắng hàng năm của bạn xảy ra vào những bối cảnh vô tình như từ nhà ra bến xe buýt, đi ăn trưa hay chạy qua bên đường mua vài thứ vặt vãnh. Kem chống nắng là hàng rào bảo vệ da bạn hữu hiệu cho tính hay quên của bạn.

Dùng mỹ phẩm cũ

28. Theo thời gian, những chất bảo quản của mỹ phẩm hết tác dụng, các thành phần tích cực của mỹ phẩm trở nên phân hủy gây nên các vấn đề cho da. Khi dùng mascara cũ, bạn có thể truyền vi khuẩn vào mắt.

Dùng chung đồ trang điểm

29. Với các bác sĩ da liễu, đây là một nguy cơ lan truyền bệnh cảm cúm hay chốc lở nhanh hơn bao giờ hết.

Lạm dụng xông hơi

30. Mọi người xông hơi với niềm tin rằng họ đang làm cho các lỗ chân lông được mở rộng và những cặn bã, bụi bẩn theo đó sẽ bong ra ngoài. Nhưng thực tế là bạn có thể lại gặp phải triệu chứng không mong đợi như một làn da đỏ ửng do những mao dẫn bị giãn nở. Hơn nữa nếu bạn bỏ qua hoặc chỉ làm cho xong khâu chăm sóc da sau khi xông hơi (như làm se lỗ chân lông, massage dưỡng ẩm…) thì bạn cũng khiến cho lần xông hơi đó vô tác dụng.

Sử dụng quá nhiều sản phẩm cho tóc

31. Khi sử dụng quá nhiều sản phẩm hóa học để dưỡng tóc tác dụng sẽ ngược lại. Dầu gội, gel, kem giữ ẩm và kem ủ khiến cho tóc mềm nhũn và không còn sinh động tự nhiên được nữa. Việc phủ lên đầu bạn quá nhiều hóa chất cũng có thể khiến da đầu bạn nổi mụn, đặc biệt là ở trán, nơi các hóa chất cho tóc có thể rớt xuống.

Chải tóc bằng lược bẩn

32. Một trong những nguyên nhân khiến tóc bạn nhanh bẩn dù bạn đã dùng các loại dầu gội đắt tiền đó là bạn dùng chiếc lược bẩn. Bạn đã mất công đầu tư nhiều tiền cho các loại dầu dưỡng tóc thì cũng nên vệ sinh chiếc lược thường xuyên để mái tóc được chăm sóc toàn diện.

Nặn mụn đầu đen

33. Thói quen này sẽ khiến da mặt bị tổn thương, mụn có khi lan rộng hoặc để lại sẹo nhỏ trên mặt. Mụn sẽ không hết mà các loại vi khuẩn sẽ ăn sâu hơn vào trong da và gây nên viêm nhiễm hoặc sưng tấy. Thay vì dùng tay nặn mụn, bạn có thể mua mặt nạ đất sét, bùn hoặc mặt nạ trái cây có tác dụng lột nhẹ. Với cách làm này, mụn sẽ không bị lây lan và da sẽ không bị tổn thương.

Không dùng sữa rửa mặt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy

34. Nhiều người nghĩ rằng khi đi ngủ da mặt cũng ngủ, trong nhà lại sạch sẽ không có khói bụi như ban ngày nên họ thường chỉ rửa mặt bằng nước lã mà không dùng sữa rửa mặt khi ngủ dậy. Thực tế là sau một đêm ngủ dậy, da sẽ rất nhờn và có nhiều tế bào da bị lão hóa xuất hiện. Hơn nữa, chăn và gối cũng là môi trường để vi khuẩn và chất bụi bẩn xâm nhập da mặt.

Vừa đắp mặt nạ vừa làm việc nhà

35 . Nhiều bạn nữ muốn tiết kiệm thời gian nên tranh thủ vừa đắp mặt nạ vừa lau dọn nhà cửa. Nhưng làm như thế không khoa học. Vì khi hoạt động, cơ thịt không được thả lỏng nên ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng đối với da. Ngoài ra, khi làm việc nhà, bụi bẩn dễ bám vào thành mặt nạ đắp mặt.

Khi chăm sóc bé

Cho bé ngậm đầu vú cao su

36. Ngậm vú cao su thường xuyên có thể làm cho răng bé bị biến dạng, tạo thành hàm răng mọc không đều. Mặt khác, khi bé ngậm vú, miệng và dạ dày thông qua phản xạ thần kinh, không ngừng tiết dịch tiêu hóa, đến khi được ăn sữa thật sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị, sự hấp thu và tiêu hóa thức ăn. Đó là chưa kể, vú cao su sẽ làm cho một lượng không khí lớn vào trong dạ dày và tá tràng, dễ làm cho trướng bụng, bị trớ và đau bụng. Thời gian kéo dài sẽ làm cho bé bị suy dinh dưỡng.

Cho bé sơ sinh mặc áo len

37. Áo len, áo khoác và áo bẻ cổ đều không hợp với bé sơ sinh. Đây là giai đoạn phát triển nhanh, cơ năng của các khí quản, các hệ thống còn chưa hoàn thiện, non nớt, phản ứng đối với kích thích bên ngoài rất mẫn cảm, năng lực đề kháng vi khuẩn và ô nhiễm kém.

Hơn nữa, áo len có nhiều sợi bông, khi bị sữa dính vào sẽ bị cứng, có thể kích thích da cổ làm cho cảm nhiễm.

Để bé ngủ trong phòng có điều hòa

38. Phòng điều hòa, không có không khí tươi mới nên lượng oxy rất ít, vi sinh vật gây bệnh dễ sinh sôi nảy nở trong khi sức đề kháng của trẻ còn non nớt. Trẻ sẽ dễ bị ốm do nóng lạnh thất thường trong khi đường hô hấp chưa phát triển toàn diện.

Tắm quá nhiều

39. Da bé rất nhạy cảm với chất sừng mềm và mỏng. Tắm quá nhiều hoặc sử dụng xà phòng có tính kiềm mạnh thì sẽ làm trôi mất lớp mỡ trên bề mặt da và giảm chức năng kháng khuẩn tự nhiên của da.

Cho bé nằm gối cao

40 . Gối đầu quá cao hay quá thấp đều không tốt cho trẻ sơ sinh. Đầu của bé sơ sinh tương đối to, nếu gối quá thấp dễ làm cho bé bị trớ, nhưng nếu gối quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến việc hô hấp của bé. Gối thích hợp với bé cao khoảng 3-4cm. Cần thay đổi độ cao cho gối khi bé lớn dần.

Thói Quen Xấu Là Gì Và Tại Sao Biết Xấu Vẫn Đâm Đầu Vào?

Để khám phá thói quen xấu là gì, chúng ta hãy bắt đầu bằng những câu nói hay về thói quen xấu. Thông qua đó bạn sẽ nắm được phần nào khái niệm về thói quen xấu, và điều quan trọng hơn cả là nguyên nhân tại sao thói quen xấu là xấu mà hầu hết mọi người vẫn cắm đầu vào thực hiện nó.

Thói quen xấu là cái giường êm ái, quá dễ để ngả lưng, quá khó để bật dậy.

Thói quen xấu là nút thắt dây thừng. Một khi đã thắt chặt, rất khó để gỡ ra.

Thói quen xấu giống như những cái cây, càng lớn thì rễ nó càng bám sâu xuống đất và khó nhổ đi

Thói quen xấu là mật ngọt, mà mật ngọt thì chết ruồi.

Thói quen xấu là quả bom hẹn giờ, với tiếng tíc tắc là âm thanh êm ái, nhưng chỉ cho tới khi nó nổ tung với những hậu quả khôn lường.

Thói quen xấu là một cái hang rất sâu, mà đi xuống thì bao giờ cũng dễ hơn là trèo lên.

Thói quen xấu giống như cỏ dại, cản trở sự tăng trưởng của khu vườn thói quen tốt trong tâm trí bạn.

Thói quen xấu giống một bãi biển đẹp với những con sóng thơ mộng, nhưng càng bước ra xa, thì càng nguy hiểm, và bạn có thể sẽ không quay trở lại.

Theo Wikipedia thì thói quen xấu là gì? Họ mô tả thói quen xấu là mô hình hành vi tiêu cực. Theo định nghĩa này, thì các thói quen xấu phổ biến bao gồm trì hoãn, chi tiêu vô độ, cắn móng tay, thậm chí tệ nạn bắt nạt ở học đường.

Theo sách vở, thì thói quen xấu là gì? Trong cuốn Sức mạnh của thói quen (Power of Habits), Charles Duhigg đã mô tả thói quen đầu bằng một mô hình tâm lý được gọi là “vòng lặp thói quen”, bao gồm kích hoạt, lề thói, và phần thưởng. Theo định nghĩa này thì khi bước vào một vòng lặp thói quen xấu, bạn sẽ bị cuốn vào dẫn tới các kết quả xấu không như ý muốn.

Theo các nhà tâm lý, thì thói quen xấu là gì? Thói quen là một hành vi lặp đi lặp lại một cách vô thức. Thói quen xấu và tốt khác nhau ở mặt hệ quả tác động lên sức khỏe (hút thuốc, ăn uống quá độ…) hoặc tinh thần (trì hoãn, bồn chồn…).

Ngoài ra, một số thói quen cũng có thể coi là xấu, tùy theo quan niệm văn hóa, xã hội. Chẳng hạn, việc ăn bốc (ăn bằng tay) có thể xấu với nhiều quốc gia, nhưng ở Ấn Độ lại là chuyện thường. Hoặc việc tạo ra tiếng xì xụp chóp chép khi ăn có thể xấu Việt Nam, nhưng ở Nhật đó lại là hành vi tích cực, thể hiện rằng món ăn đó rất ngon.

Bên cạnh đó, thói quen xấu khác với nghiện ngập, và các bệnh về tâm thần. Với thói quen, bạn có thể kiểm soát được bằng lý trí của mình, tức là bạn có thể dừng nó lại khi nhận ra. Còn nghiện ngập, và các bệnh lý tinh thần thì rất khó kiểm soát, người bệnh và người nghiện có thể mất hết lý trí khi thực hiện các hành vi đó.

Theo James Clear, tác giả của cuốn Atomic Habits, thì hầu hết các thói quen xấu đều xuất phát từ:

1 – Áp lực 2 – Buồn chán

Tất nhiên, đôi khi còn có những lý do sâu thẳm hơn như là nỗi sợ hãi, một ký ức xấu, một ấn tượng khó phai nào đó trong bộ tiềm thức. Song trong hầu hết mọi trường hợp, các thói quen xấu từ lướt Facebook quá nhiều, cày phim liên tục, cắn móng tay vô thức, v.v… đều là do bộ não của bạn cảm thấy áp lực hoặc buồn chán.

Thêm vào đó, hầu hết các thói quen xấu thường là các hành vi rất dễ làm, và đem lại sự giải tỏa ngay lập tức, nên bộ não sẽ có xu hướng bị hút về chúng như một phản ứng tự nhiên. Giống như dẫu biết ăn mì gói không tốt, song những lúc đói rồi, thì làm một gói mì vẫn sướng hơn là đi nấu cơm.

Cuộc sống ngày càng áp lực căng thẳng, thì nhu cầu giải tỏa của bộ não càng lớn. Và với những phương tiện giải trí càng hiện đại, thì càng đem lại cảm giác giải tỏa nhanh chóng, thì sẽ càng khiến cho bộ não ngày càng lười biếng, dễ chán nản. Vì nó sẽ ngày càng đòi hỏi những thứ mới hơn, mới hơn nữa, sướng hơn, sướng hơn nữa, nhanh hơn, nhanh hơn nữa.

Nếu bạn Google cách bỏ thói quen xấu, bạn sẽ tìm thấy vô vàn lời giải thích về thói quen xấu là gì, và ti tỉ lời khuyên nên làm gì để bỏ thói quen xấu. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều khá chung chung, khó áp dụng.

Bên cạnh một phương pháp cụ thể với vòng tay cao su được ở đây, vì đã đọc tới đây, Fususu sẽ tặng bạn thêm các phương pháp rất cụ thể khác, để “thủ tiêu” thói quen cũ đeo bám dai dẳng. Đây là những nội dung rất giá trị, được trích trong cuốn sách Thay Thói Quen Đổi Cuộc Đời, song vì một thế hệ người Việt với những thói quen tốt, Fususu sẵn lòng tặng bạn.

Tất cả những gì bạn cần làm là thực hiện theo hướng dẫn ở bên dưới để nhận qua Email và thực hành ngay!

Hành trình 8 tuần khám phá bí quyết trừ bỏ thói quen xấu

Thông tin của bạn được bảo mật, và bạn có thể dừng nhận mail bất cứ lúc nào bạn muốn.

10 Thói Quen Xấu Khó Bỏ Của Con Người

1. Ngồi lê đôi mách

Con người thường đánh giá và bàn luận về người khác, bất chấp việc đó có gây tổn thương cho đối tượng được nói đến hay không. Theo Robin Dunbar, nhà nghiên cứu ở Đại học Oxford (Anh), mục tiêu của việc “buôn dưa lê” không phải là để đưa ra sự thật, thông tin chính xác, mà là để một nhóm người xích lại gần nhau, dù rằng điều đó có thể ảnh hưởng không tốt đến đối tượng được bàn tán.

2. Ức hiếp người khác

Các nghiên cứu chỉ ra rằng hơn một nửa học sinh trung học từng bắt nạt hay bị bắt nạt. Theo một nghiên cứu thực hiện năm 2009 ở châu Âu, trẻ em ức hiếp bạn bè ở trường thì cũng thường bắt nạt anh chị em ruột ở nhà. Nhưng bắt nạt người khác không chỉ là hành động của trẻ con. Một nghiên cứu cho thấy 30% nhân viên văn phòng ở Mỹ bị sếp hay đồng nghiệp ức hiếp, thể hiện qua việc giấu thông tin quan trọng khiến nhiệm vụ khó hoàn thành, tung tin đồn nhảm, cố tình sỉ nhục người khác…

Máu “đỏ đen” dường như đã bám rễ sâu trong đầu óc nhiều người khắp nơi trên thế giới. Theo kết quả của một công trình nghiên cứu về thần kinh đăng trên tạp chí Neuron, khi thắng bạc, não của con người bị kích thích để tiếp tục bài bạc. Con bạc thường cho rằng việc suýt thắng là sự kiện đặc biệt, khuyến khích họ tiếp tục đánh bạc. Não người bị kích thích bởi việc suýt thắng giống như khi thắng bạc, dù rằng hai thứ đó khác nhau hoàn toàn. Khi thua, người ta trở nên say sưa hơn và quên hết những tính toán hợp lý, kỹ lưỡng trước khi bước vào canh bạc.

4. Xâu, xiên, xăm, xẻ

Tính đến năm 2015, khoảng 17% dân Mỹ đã trải qua một quá trình làm đẹp nào đó. Một số người thích xâu, xiên, khuyên, xẻ, xăm… để thay đổi hình dáng dáng đầu, kéo dài cổ, trang trí tai, miệng, ngực, bụng… Những hành động này có từ thời xa xưa, khi con người vô cùng sùng bái tôn giáo hay muốn thể hiện sức mạnh, địa vị. Có lẽ nhiều người ngày nay làm thế để khiến mình đẹp hơn hay đơn giản chỉ để thông báo rằng mình thuộc một nhóm người nào đó.

Tuy nhiên, việc “đục đẽo” cơ thể như vậy thường gây bất tiện trong sinh hoạt, dễ gây sưng tấy, viêm nhiễm, lây bệnh nguy hiểm… Ngoài ra, những hình xăm kì dị trên bắp tay, trang sức gắn trên lưỡi, móc xâu trên ngực, bi nằm dưới da… khiến người ngoài nhìn vào không mấy thiện cảm.

Người Việt hay để ý nhau nên mới biết nhà kia có gì hay, có gì hơn của nhà mình. Nếu thấy người ta mua được con xe máy đắt tiền thì mình cũng cố để mua được con xe… đắt tiền hơn. Thấy người ta xây căn nhà mới, nếu sau đó nhà mình cũng xây thì luôn cố gắng làm to hơn một tí, cao hơn một tí… Ngược lại, nếu mình không được như nhà hàng xóm thì sinh ra ganh ghét, so bì.

6. Làm việc quá nhiều

Căng thẳng thần kinh có thể khiến con người suy nhược, chán nản, thậm chí dẫn đến tự tử. Môi trường làm việc hiện đại gây căng thẳng cho rất nhiều người. Theo Tổ chức Lao động quốc tế, trên 600 triệu người khắp thế giới làm việc hơn 48 tiếng một tuần, nhiều người phải làm thêm giờ mà không được trả thêm tiền. Khoảng một nửa số người đi làm ở Mỹ về nhà vẫn làm việc.

Những công nghệ tiên tiến như điện thoại thông minh và Internet băng thông rộng khiến ranh giới giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi mờ dần đi. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, tập thể dục thường xuyên và ngủ đầy đủ là biện pháp tốt nhất để loại bỏ căng thẳng thần kinh.

Dù hầu hết mọi người cho rằng thật thà là đức tính tốt, nhưng cứ 5 người Mỹ thì có 1 người cho rằng gian lận trong việc đóng thuế là có thể chấp nhận được và đó không phải vấn đề đạo đức. Khoảng 10% số người được nghiên cứu nói rằng đôi lúc có thể ngoại tình mà không cảm thấy có lỗi với bạn đời. Theo một vài nghiên cứu, những người đề cao các quy tắc đạo đức thường bị lừa dối nhiều nhất. Những kẻ dối trá nhất lại thường tỏ ra có đạo đức nhất, và biện minh rằng dối trá là hành động có thể chấp nhận được trong một số tình huống nhất định.

Khi bạn khoe khoang sự giàu có hay thành tựu của mình, bạn đã đặt người đối diện vào một tình huống mà bạn không lường trước được. Họ sẽ phán xét và lập tức khinh miệt, chỉ trích khi bạn thất thế. Bạn tài năng hay giàu có, hãy để người khác tự đánh giá. Như vậy còn tốt gấp ngàn lần chính bạn tự nói ra.

Bạo lực là vấn đề xuyên suốt lịch sử loài người. Theo các nhà khoa học, tổ tiên loài người trong quá khứ thậm chí còn yêu hòa bình hơn con người ngày nay, dù có bằng chứng cho thấy loài người ăn thịt đồng loại trong thời kỳ tiền sử. Con người dường như thèm muốn bạo lực giống như khao khát t ình d ục, thức ăn và ma túy.

10. Giữ mãi thói quen xấu

Có lẽ tất cả các điều trên vẫn dễ giải quyết hơn việc từ bỏ thói quen xấu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều người đã nhận thức được mối nguy hại của những thói quen xấu nhưng vẫn không bỏ được. Họ thường viện lý lẽ cho mình, ví dụ như “Ăn cơm vỉa hè mãi mà thấy vẫn khỏe re”, “Ông tôi hút thuốc cả đời mà vẫn sống đến 90 tuổi đấy thôi”…

Theo Vitamintamhon.com

5 Thói Quen Xấu Của Sinh Viên Trong Học Tập

Một trong những thói quen xấu dễ nhận thấy nhất ở đa số sinh viên là luôn nói “Hôm nay tôi sẽ học lúc …”. Thực ra, “học” không phải đơn thuần bằng lời nói chung chung, nó cần một kế hoạch rõ ràng.

1. Học không có kế hoạch

Ví dụ, bạn đừng nghĩ đến việc vào thư viện để “học”, chỉ phí thời gian thôi. Thay vào đó, hãy đặt ra mục tiêu cho mình:

– Tôi sẽ đọc cuốn sách…từ trang…đến trang …

– Tôi sẽ giải xong bài tập này trong ngày…

– Tôi sẽ viết xong bài luận này trong…giờ

Vì thế, hãy dẹp bỏ thói quen nói chữ “học”. Học là một quá trình, một tập hợp những hành động có kết quả. Từ bỏ thói quen này không dễ, nhưng nếu làm được rồi thì bạn sẽ thấy bản thân giải quyết bài tập được giao không những nhanh chóng mà còn có kết quả tiến bộ hơn bạn nghĩ đấy.

Nhiều sinh viên nghĩ rằng học càng nhanh càng tiết kiệm thời gian, nếu trùng lịch học thì mượn bài vở của bạn bè cũng được. Nhưng đây thực sự là một sai lầm lớn. Hãy nghĩ xem, đầu óc bạn không thể tiếp thu một lúc một khối lượng lớn kiến thức được. Bạn nhớ được phần này thì quên phần kia, hoặc tệ hơn – bạn bỏ qua cả những phần không hiểu và mục tiêu đặt ra là hoàn tất tín chỉ/môn học mà thôi.

Chắc hẳn ai cũng từng có lúc học vẹt bằng cách thầm thì những bài học trong đầu đến khi nhớ thì thôi. Nhưng một vài lần thì có thể được, còn khi nó đã trở thành thói quen học tập thì rất nguy hiểm đấy bạn ạ.

Hãy tự tưởng tượng lại bài học, những ý chính và nói ra thành tiếng những gì bạn nhớ được. Sau đó kiểm tra lại trong tài liệu xem mình sai chỗ nào, thiếu chỗ nào và lặp lại bước trên.

Không cần thiết phải xem đi xem lại bài học hàng chục lần, nếu bạn không nắm bắt được cơ bản bài đó nói gì thì việc ghi nhớ sẽ rất khó khăn và dễ lẫn lộn. Điều này rất hữu ích khi bạn cần chuẩn bị cho một bài thi viết mà thời gian đã rất gấp rút.

4. Học sau nửa đêm

Rất nhiều người nghĩ rằng học trong khoảng 10 -11 giờ đêm là hiệu quả nhất, sau đó họ học đến 3 – 4 giờ sáng. Hậu quả là gì ? Sáng hôm sau bạn thức dậy với hai mắt nặng trĩu, chữ nghĩa bay biến đâu mất, bài nọ lẫn sang bài kia, lớp học trở thành nỗi ám ảnh và bạn chỉ cầu mong được chợp mắt thêm một lát. Lời khuyên là: học sớm, chia thành những khoảng thời gian nhỏ, cố gắng tận dụng thời gian triệt để nhưng cũng phải để bản thân nghỉ ngơi 5-10 phút sau 1 tiếng học. Cố gắng xong trước nửa đêm để có một giấc ngủ trọn vẹn và chuẩn bị cho ngày học sau.

Học quá khuya không phải là thói quen tốt.

5. Không chịu ghi chú

Bạn thường đọc nhiều nhưng rất hiếm khi bạn ghi chú thêm gì sau khi đọc? Thói quen này thực sự rất đáng lo đấy. Vì ghi chú lại những gì mình rút ra được sau khi đọc một dòng/trang/chương sách nào đó sẽ cho bạn thấy bạn hiểu vấn đề đến đâu. Nếu bạn chẳng rút ra được điều gì, nghĩa là khi vào bài thi khả năng bạn trả lời hết các câu hỏi cũng sẽ kém đi nhiều.