Thói Quen Vệ Sinh Là Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Hình Thành Thói Quen Vệ Sinh Cho Trẻ

Thói quen sạch sẽ là một thói quen cần được hình thành từ nhỏ cho trẻ. Điều này vừa có thể giúp con bảo vệ sức khỏe, con vừa có thể phát triển được toàn diện về tính cách. Các bước tạo nên thói quen

Bắt đầu từ lúc trẻ 8 tháng tuổi, khi làm vệ sinh cho trẻ, cha mẹ có thể dạy trẻ thực hiện các động tác như giơ tay, giơ chân, nghiêng đầu để lau tai…

Từ 1 tuổi trở đi, khuyến khích trẻ tự mình lau rửa tay, trước khi rửa thì xắn tay áo lên, khi rửa thì không được nghịch nước, sau khi rửa thì dùng khăn lau khô.

Từ 2 tuổi trở đi, dạy cho trẻ cách dùng xà phòng rửa tay, người lớn nên vắt khô khăn đồng thời làm mẫu cho trẻ cách rửa mặt, bắt đầu dạy cho trẻ cách súc miệng bằng nước lọc ấm sau khi ăn cơm.

Hình thành cho trẻ những thói quen vệ sinh từ khi còn nhỏ

Thói quen vệ sinh của trẻ không phải ngày một ngày hai là có thể hình thành, do đó cha mẹ nên thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở trẻ thực hiện. Cha mẹ cần phải kiên trì lặp đi lặp lại quá trình đó và không ngừng củng cố một hành động thì mới có thể giúp cho trẻ hình thành nên một thói quen tốt.

Chuyên gia giáo dục Montessori cho rằng, tạo hóa không chỉ ban cho trẻ năng lực mô phỏng mà còn cho trẻ năng lực thay đổi bản thân, từng bước tiếp cận với những tấm gương. Do đó, cha mẹ nên là một tấm gương sáng cho trẻ noi theo.

Trong giáo dục gia đình, tự lấy mình làm gương chính là cách hiệu quả nhất giúp trẻ hình thành nên thói quen vệ sinh tốt. Ý thức trách nhiệm như vậy, cùng với sự chỉ dẫn và việc kiên trì luyện tập không ngừng nghỉ mỗi ngày, không những sẽ giúp trẻ hình thành được thói quen tốt mà qua đó, những thói quen xấu của cha mẹ cũng sẽ được cải thiện.

Phương pháp hình thành nên thói quen

1. Để trẻ học được cách dọn dẹp vệ sinh là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì trong một thời gian dài. Trong cuộc sống, cần không ngừng nói cho trẻ biết cái gì là đúng, cái gì là không vệ sinh, giúp trẻ hình thành nên một tiêu chuẩn vệ sinh khách quan cho bản thân.

Với việc làm theo người lớn, trẻ có thể hình thành những thói quen vệ sinh tốt cho sức khỏe từ sớm

2. Trong gia đình, chúng ta có thể giúp trẻ chuẩn bị một bộ dụng cụ lao động nhỏ như giẻ lau, chổi, xẻng hót rác… Do trẻ học tập thông qua quá trình bắt chước, nên sau một thời gian quan sát và làm thử, có thể căn cứ vào tình hình nắm bắt các động tác của trẻ mà để cho trẻ làm một khâu nào đó độc lập.

3. Căn cứ vào mức độ phát triển của trẻ mà phân công nhiệm vụ cho hợp lí: trẻ 2 tuổi có thể giặt giẻ lau; 3 tuổi có thể tự mình dùng khăn làm sạch tủ của mình; 4 tuổi có thể lau sàn nhà; 5 tuổi có thể gấp chăn, sắp xếp giường cho mình; 6 tuổi có thể tự giặt một số quần áo nhỏ của mình…

4. Giáo dục ý thức giữ vệ sinh môi trường: Khi trẻ tự mình tham gia vào việc dọn dẹp, chúng sẽ có ý thức chủ động duy trì việc bảo vệ môi trường. Trong nhà, cần đặt thùng rác ở vị trí thích hợp, khi đi ra ngoài cũng cần dạy cho trẻ cách nhận biết các loại thùng rác.

Vũ Vũ/ Theo Montessori

Rèn Luyện Thói Quen Vệ Sinh Và Hành Vi Văn Minh Cho Trẻ

Như chúng ta đã biết. “Nếu muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước hết giáo dục học phải hiểu biết con người về mọi mặt”, giáo dục có nhiệm vụ cơ bản là bảo đảm sụ phát triển toàn diện của trẻ, chuẩn bị cho trẻ bước vào cuộc sống. Để làm được nhiệm vụ này giáo dục phải biết những luật chung của sự phát triển, biết ảnh hưởng của những điều kiện, phương tiện và phương pháp giáo dục đối với sự phát triển của trẻ. Nếu không có những hiểu biết này, những ảnh hưởng của giáo dục sẽ kém hiệu quả và phải mất nhiều thời gian mới tìm ra con đường tốt. Sự phát triển ý thức và toàn bộ nhân cách của con người đang trưởng thành không diễn ra một cách ngẫu nhiên. Nhưng nguyên nhân của nó nằm trong nội dung và sự tổ chức cuộc sống cho trẻ là phạm trù của giáo dục.

Giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sự nhận thức qua cách giao tiếp và thông qua các bài thơ, câu chuyện nhằm giáo dục, đạo đức, lối sống, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ.

Cô giáo thường xuyên nhắc nhở trẻ và hướng dẫn cách giữ vệ sinh cá nhân, rèn luyện cho trẻ có thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và dạy trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, tông trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học nơi công cộng.

Trong trường mầm non, hình thành tổ chức rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ được thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày của cô và trẻ như: đón trẻ, thể dục sáng, giờ hoạt động chung, hoạt động vui chơi, đi dạo, ăn trưa, ngủ trưa, hoạt động chiều, nêu gương và chuẩn bị ra về. Những hoạt động trên nối tiếp nhau và được lặp lại hàng ngày. Thông qua hoạt động hàng ngày cô giáo thực hiện nhiều yêu cầu rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ, dạy cho trẻ biết quan tâm, tự tin, tự ý thức và tôn trọng mọi người xung quanh, giáo dục tinh thần tự lực, tự giác, ý thức kỷ luật, trật tự trong sinh hoạt, hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh, giáo dục tình thương, quan hệ đoàn kết thân ái với bạn, biết yêu mến và tôn trọng người lớn, tinh thần chăm sóc và giữ gìn của chung cũng như của riêng mình.

Dạy trẻ biết cách tự chăm sóc bản thân ngay từ khi còn nhỏ là điều rất quan trọng, nếu cha mẹ vì lo con chưa đến tuổi và làm thay cho con tất cả mọi việc thì có nghĩa cha mẹ đang lấy đi quyền được học hỏi và cơ hội phát triển bản thân của trẻ, không vì thế mà cha mẹ làm thay cho trẻ mà khuyến khích trẻ tích cực làm những việc vừa sức của trẻ.

Biết đi tiêu tiểu đúng nơi quy định. Trẻ không ăn quả xanh, uống nước lã. Khi ăn cơm trẻ không làm rơi vãi. Các cháu đã thể hiện được nếp sống văn minh lịch sự. Biết đi thưa về trình. Khi gặp người lớn biết lễ phép để chào hỏi. – Biết nhường nhịn bạn giúp đỡ lẫn nhau, khi ho ngáp hắt hơi, hỉ mũi, phải lấy tay che miệng. Biết tôn trọng và quý mến mọi người. Biết yêu quý bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên, không bứt hoa, bẻ cành

Giáo viên thường xuyên rèn cho trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiểu tiện, chải đầu, đánh răng.

Trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.

Cô giáo luôn tập cho trẻ ngủ dậy biết gấp mền, cất trải nệm, gối.

Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ. Biết giúp cô lau bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.

Khi ra ngoài nắng, mưa biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa.

Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn minh.

Giáo viên cần rèn cho trẻ các kỹ năng như: Biết giúp cô giặt khăn, phơi khăn.

Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng hành vi văn minh vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.

Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô, cô, chú, bác, cháu đau chỗ nào? Đau ra sao?

Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ.

Rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ thông qua tiết học nhằm trau dồi cho trẻ những tri thức cần thiết về cuộc sống xung quanh mà giúp trẻ gắn bó với quê hương, biết yêu quý người lao động, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, có những hành vi văn minh, làm giàu vốn tri thức về cuộc sống của trẻ, thông qua các hình tượng nghệ thuật giáo dục tình cảm về đất nước, con người, thiên nhiên, xây dựng cho trẻ những tri thức và kinh nghiệm về hành vi văn minh và thói quen vệ sinh giúp trẻ nhận biết được điều tốt, điều xấu, thúc đẩy hành vi đạo đức cho trẻ. Thông qua hoạt động học tập cô giáo từng bước giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật, kỹ năng, biết chủ động tự lực vượt qua những khó khăn để hoàn thành công việc được cô giáo giao cho. Cô giáo cần có thái độ đúng đắn, nếu trẻ mắc phải lỗi lầm thì cô giáo phải nhắc nhở ngay, biểu lộ thái độ không hài lòng nhưng với thái độ bình tĩnh. Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ lại như vậy, tuyệt đối không được nóng giận, mắng chửi hay đánh đập trẻ.

Lồng nội dung rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh vào các môn học có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá.

Đối với giờ học phát triển thể chất:

Cô giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trong lúc tập các con không chen lấn, không xô đẩy nhau, không đùa giỡn,…

Rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là tuổi mầm non, vì vậy hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt

Cô Nguyễn Huệ – Hồ Hậu – GV lớp Chồi 4

Hãy Trình Bày Những Thói Quen Tốt Và Những Thói Quen Xấu Của Học Sinh

Hãy trình bày những thói quen tốt và những thói quen xấu của học sinh

Mở bài:

Muốn trở thành người có nhân cách tốt đẹp và thành công trong cuộc sống, con người phải rèn luyện được những thói quen tốt, loại bỏ được những thói quen xấu. Nhất là đối với học sinh ngày nay, việc rèn luyện thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu là hết sức quan trọng, hết sức cần thiết.

Thân bài:

Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.

Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Con người cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn.

Có thể nhìn thấy rất rõ, đã số học sinh ngày nay đều có những thói quen tốt hết sức đáng mừng. Phần lớn học sinh tự biết rèn luyện mình theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, tuân thủ các nguyên tắc ứng xử chung hướng đến hoàn thiện một nhân cách tốt đẹp, trở thành người hữu ích đống góp sức mình xây dựng xã hội văn minh, đất nước cường thịnh.

Thói quen tốt được các bạn thể hiện rất đẹp đẽ và đáng khen ngợi như lễ phép với thầy cô, học hành chăm chỉ,thực hiện điều bác hồ dạy, luôn thương yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô và giúp đỡ bạn bè,… Những thói quen ấy cần được phát huy, gìn giữ nó cho tốt đẹp và càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều học sinh còn có nhiều thói quen xấu, gây tác động tiêu cực đến việc học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách của học sinh ở trường học. Những thói quen xấu âm thầm làm hư hỏng các học sinh như: nói tục chửi thề, vô lễ với thầy cô giáo, gian lận trong thi cử, tác phong thiếu nghiêm túc,….

Thói quen xấu ban đầu rất mỏng manh, dễ thay đổi. Nếu phát hiện và thay đổi từ ban đầu sẽ hết sức dễ dàng. Thế nhưng, nếu để lâu ngày, ăn sâu vào suy nghĩ thì thật kho thay đổi. Những thói quen xấu ấy nếu không được ý thức và thay đổi dần dần sẽ trở thành hành vi ứng xử và bản chất của con người. Người có nhiều thói quen xấu sẽ có hành động gây hại đến người khác. Những người như thế thường rất dẽ vi phạm pháp luật, gánh chịu những hậu quả nặng nề chỉ do thói quen xấu khó bỏ của mình.

Trong cuộc sống này, luôn có những cái tốt và cái xấu. Và những học sinh tốt thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng, tin tưởng. Còn học sinh xấu thì sẽ bị mọi người khinh thường, chán ghét, không tin cậy họ và sớm muộn gì sa ngã vào tệ nạn xã hội.

Kết luận:

Ông bà xưa có câu “gieo nhân nào thì gặp quả nấy”. Học sinh có nhiều thói xấu cần nhanh chóng khắc phục và tạo ra cho mình nhiều thói quen tốt và không ngừng phát huy cái tốt của mình. Thầy cô hãy động viên, giáo dục tốt, cha mẹ hãy nên là tấm gương tốt cho con cái học tập và làm theo. Đó có lẽ là cách giáo dục tốt nhất.

Những thói quen xấu thường có ở học sinh:

Bỏ bữa sáng.

Xả rác bừa bãi.

Chơi game

Uống nhiều rượu, bia.

Hút thuốc lá.

Ngủ dậy muộn.

Nói tục, chửi thề.

Mượn tập bạn chép bài giải dù không hiểu gì.

Ngủ dậy muộn.

Không vệ răng sau khi ăn.

Vô lễ với thầy cô giáo.

Những thói quen tốt nên có ở học sinh:

Học bài, soạn bài đầy đủ.

Xả rác đúng nơi quy định.

Nói năng lễ phép.

Ăn sáng đều đặn.

Uống nhiều nước mỗi ngày.

Ngâm chân trước khi ngủ.

Tập thể dục đều đặn.

Đọc sách mỗi ngày.

Không sử dụng thực phẩm có cồn.

Lập thời gian biểu cho các hoạt động.

Thói Quen Tích Cực Là Gì?

Trong cuộc sống của mỗi người thì không thể thiếu những thói quen hàng ngày. Trong số những thói quen tốt có lợi cho sức khỏe thì cũng có không ít những thói quen xấu làm tổn hại không nhỏ đến chắc lượng cuộc sống của bạn.

Thói quen tích là gì?

Thói quen tích cực là gì? là một câu hỏi không quá khó để có thể trả lời. Vì thói quen tích cực là những thói quen sống tốt và lành mạnh có lợi cho sức khỏe của bản thân. Những thói quen có ích thì được xem là những thói quen tích cực giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.

Thói quen thức dậy sớm vào buổi sáng là thói quen sẽ tạo cho bản thân những thói quen tốt sống tốt hơn trong cuộc sống của mình. Thói quen dậy sớm sẽ cho bạn nhiều lợi ích như: có nhiều thời gian hơn để có thể chăm sóc cho cơ thể bản thân như:

– Mở cửa phòng vào buổi sáng sẽ giúp bạn đón được ánh nắng đầu tiên của ngày mới, hít thở được nguồn không khí trong lành.

– Thói quen tập thể dục vào buổi sáng cũng rất có ích cho sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái hơn, cơ thể năng động hơn, tười trẻ hơn. Việc chọn cho mình một bài thể dục hay một môn thể thao yêu thích sẽ làm tăng hiệu qủa của việc tập thể dục hơn. Bên cạnh đó, việc tập thể dục cùng với các thành viên trong gia đình sẽ làm cho sự gắn kết thêm chặt chẽ hơn.

– Dành thời gian để chuẩn bị cho mình một bữa ăn sáng thịnh soạn có đầy đủ các chất dinh dưỡng bổ sung năng lượng cho ngày mới. Vì bữa ăn sáng được xem là bữa ăn giữ vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu bữa ăn mỗi ngày của con người.

– Thói quen trao gửi lời yêu thương với mọi người thân yêu của mình vào buổi sáng là một thói quen đáng yêu. Nếu duy trì được một thói quen đáng yêu mỗi ngày sẽ làm cho cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn và tràn ngập niềm vui. Chính vì thế, cần duy trì thói quen đáng yêu này mỗi ngày là một đều tốt cần phải làm.

– Vào buổi sáng khi thức dậy thì bạn có thời gian làm những việc mình thích như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo quanh nơi mình sống để tận hưởng nhịp sống vào buổi sáng là điều khá thú vị.

Thói quen dậy sớm cũng giúp cho việc chuẩn bị đi làm thuận lợi hơn khi không phải cần quá vội vàng đi làm khi mà mình vẫn còn nhiều thời gian vào buổi sáng sẽ tạo cho bạn thói quen luôn đúng giờ.

Việc một người có thói quen luôn đúng giờ ngoài việc thể hiện sự tôn trọng với người khác mà còn nhận được sự tôn trọng của mọi người. Thói quen luôn đúng giờ là một trong những thói quen có ích cho công việc và các mối quan hệ cuộc sống.

Chứ không phải vội vàng như việc dậy muộn mà không có thời gian chăm sóc cơ thể cũng không có kịp thời gian để đi làm, sẽ dẫn đến tình trạng đi làm trễ khi thức dậy muộn còn thức dậy sớm thì không gặp phải trường hợp như vậy.

Thói quen sống khoa học

Thói quen sống khoa học là thói quen sẽ rất có lợi cho sức khỏe của bạn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Thói quen sống khoa học là thói quen mà không ít người đang cố gắng xây dựng trong cuộc sống của mình.

Việc sống một cách khoa học với những thói quen lành mạnh là điều ai cũng mong muốn. Việc có những thói quen xem là khoa học không quá khó để có, những thói quen đơn giản và gần gũi với mỗi người như:

– Thói quen xây dựng cho mình một kế hoạch cuộc sống cụ thể, để bản thân sống có mục đích, có ý tưởng, chứ không phải bị mơ hồ về mục tiêu sống của mình.

– Luôn lập cho mình kế hoạch hoạt động cụ thể vào ngày mới để có sự sắp xếp các công việc hợp lý mà không cần phải quá căng thẳng để chọn nên làm việc gì trước.

– Thực hiện quy tắc sống ba tám tức là tám giờ làm việc, tám giờ học tập và tám giờ nghỉ ngơi. Nếu áp dụng được tốt thói quen này trong cuộc sống hàng ngày thì sẽ có thêm một lối sống khoa học và lành mạnh cho bản thân.

– Không sử dụng các loại thực phẩm, nước uống có thể gây hại đến sức khỏe.

– Thói quen biết ơn cũng là thói quen không thể thiếu trong cách cư xử hàng ngày. Thói quen biết ơn đơn giản là thể hiện sự thương yêu kính trọng với những người thân yêu của mình như cha mẹ. Thói quen biết ơn sẽ giúp bạn có được nhân cách tốt hơn. Với thói quen này bạn sẽ thấy cuôc sống thật có ý nghĩa khi việc nhận và cho đi là điều rất dễ dàng mà không có sự toan tính.

Thói quen tích cực là gì và thói quen sống khoa học là hai trong nhiều thói quen có tính bao quát cao trong cuộc sống mà mọi người nên áp dụng vào hoạt động hàng ngày của mình để có một tinh thần và thể lực tốt. Đồng thời, với lối sống khoa học sẽ giúp bạn đạt được nhiều thành công hơn không chỉ trong cuộc sống mà còn cả trong công việc.