Thói Quen Tốt Đẹp Là Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Bàn Về Thói Quen Tốt Đẹp Của Người Việt Nam

Trong cuộc sống, trong sinh họat hằng ngày, mỗi người đều có những thói quen. Được sống gần gũi một người nào, ta có thể nhận ra được một số thói quen của người đó.

Vậy thói quen là gì? – Lối sống, cách sống hay cử chi, họat động lặp đi lặp lại lâu ngày thành nếp, thành quen khó thay đổi thì gọi là thói quen; Có thói quen đẹp. Có thói quen không đẹp. Lại có thói quen xấu. gây phản cảm. Ví dụ: gặp nhau tay bắt mặt mừng, vui vẻ mời nhau chén trà, điếu thuốc, tâm sự đôi ba điều,… là thói quen đẹp. Bác nông dân, giữa buổi cày, tháo ách cho trâu nghỉ, rồi lên bờ ruộng uống bát nước chè vối, ăn củ khoai lang, hút điếu thuốc lào, cho khỏi bay ra đằng tai, bay ra đằng mũi, cặp mắt lơ mơ ngắm bầu ười,… đó là thói quen đẹp. Nhà nho ngồi bên án thì vừa đọc sách vừa ngâm thơ, lâu lâu lại nâng chén rượu quê lên môi nhắp, rung đùi,… cử chỉ ấy thật thanh nhàn, cao nhã. Con gái trước khi ra khỏi nhà biết chải tóc, soi gương, xem lại cách ăn mặc, đó cũng là thói quen đẹp. Lại có kẻ nói bô bô, cười ầm ĩ giữa chợ, giữa nơi đông người, có kẻ hay’ nói xấu người vắng mặt,… đó là thói quen xấu. Thói quen không chỉ thể hiện nếp sống mà còn thể hiện tư cách, tính tình, đạo đức. Thói quen hình thành từ tuổi ấu thơ rồi phát triển dần lên. Khoanh tay, cúi đầu chào, trước khi ăn cơm biết cất tiếng chào mời, cắp sách đi học, đi học về, biết chào ông bà, bô’ mẹ,… những thói quen đẹp ấy do gia giáo mà có, được hình thành từ thời đi học. Thói quen đẹp thì dễ phát triển, thói quen xấu lâu ngày thành tật, rất khó sửa chữa. Nói tục là một thói quen xấu. Nhiều người nhận ra điều ấy nhưng tại sao vẫn cứ tiếp diễn? Vứt rác, vứt giấy, vứt túi ni lông ra nơi công cộng; khạc nhổ, tiêu tiện.. bất kể nơi đâu; chen lấn, xô đẩy… nơi bến tàu. …

bến xc, nơi chợ búa; bò cày, hái hoa, xéo lên bãi cỏ nơi công viên, v.v. . đó là những hành động thiếu văn hóa, nhưng lại sao có người vẫn hành động một cách tự nhiên vô tư? Biết làm thế là dở, là xấu, nhưng tại sao có người vẫn làm? Lại có bà cán bộ “cop” vừa nói vừa lấy tay ngoáy mũi trước cử tọa, có vị chức trọng quyền cao hề dăng dàn là thao thao bất tuyệt, lúc thì múa tay, lúc thì lấy tay chém lia lịa. những thói quen ấy không đẹp, thậm chí khiếm nhã, bất lịch sự. Muốn sửa chữa, thay đổi những thói quen xấu thì cần phải chịu khó rèn luyện và tiếp thu ý kiến từ những người xung quanh. Làm điều gì thất thô, tự cảm thấy xấu hổ, chân thành xin lỗi. nhận khuyết điểm mới là người có lòng tự trọng. Được ai giúp đỡ thì vui vẻ cảm ơn. Biết cất lời “xin lỗi”, “cám ơn”, đúng lúc, đúng người, đúng việc, là cử chỉ đẹp, là thói quen đẹp, mỗi người trong chúng ta cần nhớ và làm, tạo thành nếp sống văn hóa. Tục ngữ có câu: “Chết mà nết không chừa”, “Ngủ ngày quen mất, ăn vặt quen mồm” là chê trách, chê cười những thói quen xấu của những kẻ bất hảo trong xã hội. Cẩn thận, trật tự, ý tứ là những đức tính tốt mà tuổi trẻ cần rèn luyện, tu dưỡng. Thói quen cẩu thả, bừa bãi của trẻ em lúc chơi, lúc học phải quyết tâm sửa chữa một cách kiên trì mới mong thay đổi được. Vứt đồ chơi ra khắp nền nhà, sách vở, đồ dùng học tập để lộn xộn trên bàn, áo quần thay ra không giặt, đi học thì ăn mặc lôi thôi. Đó là những thói quen xấu. cực xấu, nếu không biết sửa chữa, lâu ngày thành cố tật, lớn lên bước vào đời sẽ bị mọi người chê cười. Đi học trễ giờ, nói chuyện, làm mất trật tự lúc thầy, cô giáo đang giảng bài, đó là thói quen xấu. thậm chí có thể xem đó là hành động vô kỉ luật, cần phải chấn chỉnh kịp thời. Ông bà, … cha mẹ thường nói: “Tre non dễ uốn”. Qua đó, ta càng thấy rõ, ngay từ tuổi thơ phải được dạy bảo, được nhắc nhở rèn luyện những hành vi tốt, những thói quen đẹp. để trở thành con ngoan, trò giỏi. Con người mới là con người có thói quen đẹp, có phong cách đẹp. có lối sống đẹp. Con người mới như vậy sẽ được cộng đồng yêu quý, kính trọng.

Nghị Luận Xã Hội Về Thói Quen Xấu Và Thói Quen Tốt

2 Bài văn mẫu nghị luận xã hội lớp 12

Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt

1. Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 1

Muốn trở thành người có nhân cách tốt đẹp và thành công trong cuộc sống, con người phải rèn luyện được những thói quen tốt, loại bỏ được những thói quen xấu. Nhất là đối với học sinh ngày nay, việc rèn luyện thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu là hết sức quan trọng, hết sức cần thiết.

Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.

Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Con người cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn.

Có thể nhìn thấy rất rõ, đã số học sinh ngày nay đều có những thói quen tốt hết sức đáng mừng. Phần lớn học sinh tự biết rèn luyện mình theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, tuân thủ các nguyên tắc ứng xử chung hướng đến hoàn thiện một nhân cách tốt đẹp, trở thành người hữu ích đống góp sức mình xây dựng xã hội văn minh, đất nước cường thịnh.

Thói quen tốt được các bạn thể hiện rất đẹp đẽ và đáng khen ngợi như lễ phép với thầy cô, học hành chăm chỉ,thực hiện điều bác hồ dạy, luôn thương yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô và giúp đỡ bạn bè,… Những thói quen ấy cần được phát huy, gìn giữ nó cho tốt đẹp và càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều học sinh còn có nhiều thói quen xấu, gây tác động tiêu cực đến việc học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách của học sinh ở trường học. Những thói quen xấu âm thầm làm hư hỏng các học sinh như: nói tục chửi thề, vô lễ với thầy cô giáo, gian lận trong thi cử, tác phong thiếu nghiêm túc,….

Thói quen xấu ban đầu rất mỏng manh, dễ thay đổi. Nếu phát hiện và thay đổi từ ban đầu sẽ hết sức dễ dàng. Thế nhưng, nếu để lâu ngày, ăn sâu vào suy nghĩ thì thật kho thay đổi. Những thói quen xấu ấy nếu không được ý thức và thay đổi dần dần sẽ trở thành hành vi ứng xử và bản chất của con người. Người có nhiều thói quen xấu sẽ có hành động gây hại đến người khác. Những người như thế thường rất dẽ vi phạm pháp luật, gánh chịu những hậu quả nặng nề chỉ do thói quen xấu khó bỏ của mình.

Trong cuộc sống này, luôn có những cái tốt và cái xấu. Và những học sinh tốt thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng, tin tưởng. Còn học sinh xấu thì sẽ bị mọi người khinh thường, chán ghét, không tin cậy họ và sớm muộn gì sa ngã vào tệ nạn xã hội.

Ông bà xưa có câu “gieo nhân nào thì gặp quả nấy”. Học sinh có nhiều thói xấu cần nhanh chóng khắc phục và tạo ra cho mình nhiều thói quen tốt và không ngừng phát huy cái tốt của mình. Thầy cô hãy động viên, giáo dục tốt, cha mẹ hãy nên là tấm gương tốt cho con cái học tập và làm theo. Đó có lẽ là cách giáo dục tốt nhất.

2. Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 2

Thói quen tốt dẫn ta đến thành công. Thói quen xấu đưa ta đến thất bại. Không có gì tồi tệ và đáng buồn hơn những thói quen xấu có ở con người. Không những nó làm cho ta ngày càng xấu đi, ngăn cản ta đi đến thành công mà còn dẫn ta đến những sai lầm không đáng có. Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp.

Thói quen xấu là những thói quen không tốt, những hành vi thiếu văn hóa, thiếu lịch sự. Chúng là những yếu tố hình thành tính cách con người ta sau này. Chính vì thế ta phải từ bỏ chúng từ bây giờ. Tuy nhiên, ngoài những thói quen xấu ấy, ta còn có những thói quen tốt, giúp ta cải thiện bản thân.

Một vài thói hư tật xấu có ở con người mà chúng ta vẫn thường thấy như lòng đố kị, thói ích kỉ, tật lười biếng, sống dựa dẫm, nói xấu sau lưng người khác, ăn cắp vặt, phá hoại tài sản của người khác, sự vô cảm,….Trong đó, căn bệnh vô cảm của con người là thói hư tật xấu đáng sợ nhất. Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói xấu tồi tệ nhất, sự vô cảm của con người.

Thói quen xấu là ngọn nguồn của mọi sai lầm. Nó ban đầu chỉ là sợi chỉ mỏng manh nhưng sau đó là sợi dây xích chắn chắn trói buộc cuộc đời ta. Thói quen xấu thường được biểu hiện rõ ràng, từ những việc làm xấu nhỏ nhất như xưng hô thiếu lịch sự, thiếu ý thức học tập,…. cho đến những việc lớn như trộm cắp hay hút chích. Những thói quen ấy rất khó bỏ, ảnh hưởng xấu đến tương lai và nhân cách ta sau này.

Những thói xấu ấy nên được thay thế bằng những thói quen tốt. Hãy bắt đầu bằng việc tự giác học tập, làm việc nhà, tập thể dục vào mỗi sáng…. Chúng không những cải thiện tính cách của ta mà còn cho ta nhiều lợi ích khác.

Thói quen tốt là chìa khóa đưa ta đến thành công. Trước khi có thể trở nên tài giỏi ở một lĩnh vực thì ta phải có nhân cách tốt. Một người vô văn hóa, thiếu đạo đức không thể trở thành người tài giỏi. Và ta phải rèn luyện nhân cách của mình từ những thói quen hằng ngày. Thất bại chỉ là thành công tạm thời bị trì hoãn, chừng nào lòng can đảm còn tôi luyện cho khát vọng. Thói quen kiên định chính là thói quen chiến thắng.

Nguyên nhân mà ta có nhiều thói quen xấu hơn thói quen tốt là vì điều xấu có sức cám dỗ mãnh liệt, khó kìm hãm. Chúng thường nghe rất thú vị và hấp dẫn, nhưng lại mang đến hậu quả nặng nề, thậm chí là đánh đổi lấy mạng sống của chính ta. Tất cả hành động của con người bắt nguồn từ một hoặc nhiều lý do trong những lý do sau: tình cờ, bản tính, bắt ép, thói quen, lý trí, đam mê, và dục vọng.

Hiện nay, mỗi khi ra đường, ta có thể nghe được những lời chửi rủa văng tục ở mọi nơi, ngay cả những nơi mà chúng không nên xuất hiện, điển hình là trường học. Chính những điều nãy đã khiến ta đánh mất nét đẹp văn hóa, thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử hằng ngày.

Ngoài những thói quen xấu trong giao tiếp, ta cũng thấy những bài viết về nạn trộm cắp đầy rẫy trên những trang báo, mạng xã hội,… Những vụ trộm cắp ấy xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng nổi bật lại là ở những học sinh cấp 2, cấp 3. Thông thường, nguyên nhân là để thỏa mãn như cầu cá nhân. Họ không được giáo dục, rèn luyện đến nơi đến chốn, thiếu ý thức, để rồi tự hủy hoại nhân cách của mình bằng những hành vi ấy. Tương lai của ta lại bị hủy hoại bởi chính bàn tay của mình trong chớp mắt. Thật đáng buồn.

Những thói quen ta hình thành trong thời thơ ấu không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt. Thói quen tốt sẽ đưa ta đến thành công. Thói quen xấu lại lôi kéo ta vào tương lai mịt mù, đầy tăm tối. Hãy giữ lấy sự tỉnh táo, bình tĩnh và kiên nhẫn chống lại cái xấu, đưa xã hội loài người bước về phía trước, hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn. Để thay đổi thói quen, không còn cách nào tốt hơn là hãy lập một quyết định lý trí, rồi thực hiện hành vi mới một cách quyết liệt.

Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: Gieo thói quen, gặt tính cách. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt. Đó là lí do của bài học hôm nay: Rèn luyện thói quen tốt.

Thói Quen Không Tốt Cho Sức Khỏe

Một số thói quen nhỏ mà chúng ta vô tình mắc phải có thể gây tổn hại cho sức khỏe Ngồi bắt chéo chân. Một số tư thế ngồi được xem là thể hiện sự thanh lịch, tự tin lại không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn ngồi theo kiểu bắt chéo chân. Việc ngồi bắt chéo khiến máu ở chân đình trệ, làm mắt cá chân và chân bị phù nề cũng như làm dây thần kinh tọa căng ra, gây tê chân. Ngoài ra, tư thế ngồi này còn dễ gây ra hiện tượng chuột rút ở chân khi ngồi quá lâu. Tư thế ngồi tốt nhất là đặt 2 chân lên sàn nhà để cân bằng trọng lượng cơ thể. Khi muốn thay đổi tư thế, thay vì bắt chéo chân, chỉ cần dịch cả hai chân sang một bên hoặc nhẹ nhàng bắt chéo chân ở mắt cá.

Ngoáy tai có thể gây tổn thương màng nhĩ – Ảnh: Shutterstock

Lười thay bàn chải. Nhiều người có thói quen chỉ thay bàn chải đánh răng khi chúng đã cùn hoặc lông bàn chải bắt đầu tưa ra. Chính những sợi lông đã hỏng đó là tác nhân gây hại cho men răng và làm tổn thương đến nướu răng. Hãy sử dụng các loại bàn chải mềm và thay mới đều đặn để hạn chế các vấn đề về răng miệng. Đọc sách báo trên xe. Không ít người có sở thích đọc sách báo trên xe hay tàu lửa. Hệ lụy của sở thích này sẽ khiến thị lực giảm đi rất nhiều. Nguyên do, khi xe di chuyển sẽ lắc lư bên này bên kia khiến khoảng cách giữa mắt và chữ không ngừng thay đổi, hơn nữa ánh sáng trên xe thường không đủ, nếu đọc sách quá lâu, chắc chắn mắt sẽ chịu áp lực rất lớn, từ đó gây tổn hại tới sức khỏe của mắt. Màng nhĩ là ranh giới ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Tai ngoài là nơi đón nhận bụi bặm và chất thải hằng ngày. Khi có cảm giác ngứa, chúng ta thường tìm cách thỏa mãn bằng việc ngoáy, móc. Hành động này vô tình đẩy các chất bẩn vào tai sâu hơn, thậm chí có khi còn làm thủng màng nhĩ. Theo cấu trúc tự nhiên, tai có lớp lông bảo vệ, tự cuốn bụi bặm và chất thải rồi đưa ra ngoài. Khi ngoáy tai, lớp lông bảo vệ bị rụng làm mất khả năng tống bụi ra ngoài cũng như tạo cơ hội cho vi trùng phát triển. Ngủ với một cái gối dày và cao sẽ gây trở ngại cho quá trình hô hấp, dễ dẫn đến ngáy to. Hơn nữa khi kê gối quá cao sẽ giống như tình trạng cúi đầu liên tục, khiến cơ xương cổ không được nghỉ ngơi, kết quả là gây ra bệnh xương cổ hay đau xương cổ. Nếu nhận thấy cái gối mấp mô do bông vải lâu ngày dồn cục thì cũng đã đến lúc nên thay gối mới. Một số người có thói quen dùng đầu ngón tay để lấy gỉ mũi. Hành động này vô tình làm tổn thương đến niêm mạc mũi bởi vì các mạch máu trong niêm mạc mũi rất nhiều, khi ngoáy mạnh rất dễ khiến niêm mạc bị tổn thương, làm vỡ các mạch máu và gây chảy máu mũi. Thêm vào đó, vi trùng theo ngón tay vào mũi có thể gây nhiễm trùng. Hơn nữa, lông mũi có tác dụng như rào cản không cho bụi và vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp. Việc ngoáy mũi quá nhiều sẽ khiến lông mũi rụng, khi mất đi hàng rào bảo vệ đó, mũi có thể dễ dàng bị lũ vi khuẩn và bụi bẩn tấn công.

Thói Quen Sinh Hoạt Tốt Giúp Gì Cho Bạn

Thói quen trong sinh hoạt là những thói quen có ảnh hưởng đến trực tiếp đến sức khỏe thể chất tinh thần lẫn thể chất của cơ thể.

Để có một sức khỏe tốt, một đầu óc minh mẫn cùng năng lượng dồi dào cho các hoạt động hằng ngày đòi hỏi cần phải có một quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe một ácch khoa học. Việc này cần phải xây dựng sinh hoạt tốt từ những thói quen được rèn luyện trong một thời gian dài.

Uống nước đủ

Nước là thành phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Nước rât cần thiết cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể và việc hình thành của quá trình tạo nên các tế bào của cơ thể, thanh lọc cơ thể, bài tiết chất độc hại ra khỏi cơ thể, làm cho đôi mắt long lanh và đẹp hơn,…

Vì vậy, uống nước là thói quen quan trọng nhất mà môi người cần phải có trong cuộc sống hàng ngày. Với công dụng làm cho cơ thể khỏe đẹp từ bên trong lẫn bên ngoài nên thói quen uống nước rất cần thiết.

Do đó, nên tập cho mình thói quen uống nước nhiều mỗi ngày để có được một thói quen trong sinh hoạt tốt mỗi ngày, tối thiểu là hai lít nước mỗi ngày và lượng nước tủy thuộc vào các hoạt động thể chất của cơ thể mà có thể giảm hay tăng lượng nước cung cấp cho cơ thể.

Thói quen uống một cốc nước sau khi thức dậy sau một đêm ngủ dài sẽ tăng cường cho khả năng giải độc và thanh lọc cơ thể tốt hơn và đây cũng là cách uống nước hiệu quả.

Hay thói quen uống nước trước khi đi vệ sinh sẽ giúp cơ thể thải ra chất độc hại ra bên ngoài đồng thời cũng cung cấp lượng nước đã mất cho bàng quang để không có hiện tượng mất nước đột ngột và gây nên tình trạng choáng là cách giúp cho sinh hoạt tốt hơn.

Ăn sáng mỗi ngày

Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất nhất trong ngày cung cấp cho cơ thể một lượng chất dinh dưỡng và năng lượng bị mất đi sau một đêm ngủ dài và cung cấp năng lượng cho hoạt động ngày mới.

Ăn sáng mỗi ngày cần được duy trì trong hoạt động sống. Việc tạo cho bản thân cách sinh hoạt tốt với một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày sẽ cung cấp cho thể dinh dưỡng cần thiết, tránh khỏi trường hợp bị thiếu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Thói quen này giúp cho cơ thể hạn chế được các căn bệnh về đường tiêu hóa như dạ dày, đường ruột,…giúp cho đầu óc minh mẫn nhạy bén hơn, kiểm soát được cân nặng tốt hơn.

Tập thể dục vào buổi sáng

Sau một đêm ngủ dài thì các bộ phận cơ thể cần được đánh thức và việc tập thể dục là một cách tốt nhất để làm được nhiệm vụ này.

Thói quen tập thể dục mỗi sáng là thói quen tốt cho cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, bài tiết các chất độc hại ra ngoài, giải phóng lượng năng lượng thừa ra ngoài cơ thể,…tăng cường độ dẻo dai và sức bền cho cơ thể. Từ đó, giúp cho cơ thể năng động, tự tin, trẻ đẹp hơn khi vận động thường xuyên, duy trì thói sinh hoạt tốt này sẽ không lãng phí mất thời gian và thanh xuấn.

Thói quen này sẽ có hiệu quả cao hơn khi bạn lựa chọn được không gian luyện tập phù hợp cùng với bài tập thể dục phù hợp với tình trạng thể lực của bạn và duy trì thói quen này thường xuyên và đều đặn. Ngoài ra, thì thời gian làm việc nhà cũng có ích cho sức khỏe của bạn khi vừa có thể vận động làm tiêu hao năng lượng dư thừa đồng thời cũng giúp cho không gian sống sạch sẽ và ngăn nắp hơn.

Vệ sinh bàn tay đúng cách

Nên tạo cho mình thói quen tốt đó là rửa tay bằng các loại dung dịch vệ sinh có tính năng diệt khuẩn cao để cho bàn tay luôn sạch sẽ để sinh hoạt tốt mõi ngày. Việc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hay sau khi tiếp xúc với một số vật dụng có nguy cơ tồn tại nhiều vi khuẩn là cách phòng tránh vi khuẩn xâm nhập cơ thể của bạn.

Trong cuộc sống hàng ngày, thì việc bàn tay có thể tiếp xúc với nhiều vi khuẩn là một điều không tránh khỏi. Vì vậy, để xem là sinh hoạt tốt cần rửa tay thường xuyên cùng các loại nước rửa tay thông dụng để mang lại hiệu quả cao hơn và tránh cho cơ thể bị nhiễm các căn bệnh về đường tiêu hóa khi bị nhiễm khuẩn.

Lợi ích của thói quen sinh hoạt tốt

Khi thiết lập cho bản thân nền nếp sinh hoạt tốt thì sẽ mang đến lợi ích thói quen sinh hoạt tốt cho sức khỏe bản thân. Lợi ích của thói quen sinh hoạt tốt thì có rất nhiều và hầu hết mang lại lợi ích rất lớn cho cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Một số lợi ích của thói quen sinh hoạt tốt mà chúng ta có thể thấy được trong sinh hoạt tốt như:

Mang đến một cuộc sống đơn giản

Đó là cuộc sống mà mỗi sáng khi thức dậy bạn sẽ không cần suy nghĩ nên làm việc gì trước làm việc gì sau. Mà đơn giản là những việc đó đã trở thành thói quen và nó đã được sắp xếp một cách khoa học và từ đó có thể thực hiện dễ dàng nhanh chóng mà chẳng cần suy nghĩ đồng thời cũng giúp tiết kiệm thời gian và giúp giảm bớt tình trạng căng thẳng của cuộc sống khi có quá nhiều việc cần phải làm và không biết làm việc gì trước.

Giúp giảm đi tình trạng stress của cơ thể

Những thói quen thực hiện mỗi ngày sẽ mang lại cho chúng ta một cảm gíc an toàn mà không có bất cứ sự ngờ vực hay bất an nào. Việc lặp đi lặp lại những việc làm quen thuộc sẽ làm giảm đi sự căng thẳng mà thay vào đó là sự thoải mái, giúp bạn kiểm soát được cuộc sống của bản thân tốt hơn. Ngoài ra, còn mang lại nét riêng biệt cho cuộc sống của mình mà không bị trùng với bất cứ ai. Mỗi người thì có một thói quen, hành động, sở thích riêng từ đó tạo nên sự độc đáo riêng cho cuộc sống.

Thói quen sinh hoạt tốt và lợi ích của thói quen sinh hoạt tốt là nguồn kiến thức có ích mọi người cần tham khảo để xác lập cho mình một cuộc sống khoa học và phù hợp với tính cách, sở thích của mỗi người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.