Thói Quen Tiêu Dùng Là Gì / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | 2atlantic.edu.vn

Thói Quen Tiêu Dùng Thay Đổi

Các hãng hàng không cho biết đã chuẩn bị rất nhiều chuyến bay đêm để phục vụ hành khách những ngày cao điểm Tết Nguyên đán nhưng thực tế, nhu cầu rất thấp.

Giá vàng sáng 22.1 giảm nhẹ nhưng trong nước vẫn đứng ở mức cao.

Hàng hóa Tết trong các hệ thống siêu thị chiếm hơn 90% là hàng Việt, chưa kể khuynh hướng mua sắm đồ “nhà làm” góp phần giúp hàng Việt lên ngôi trong thị trường tết.

Đứng tốp đầu trong danh sách các điểm đến “hot” nhất dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán 2023, Phú Quốc ngày càng khẳng định vị thế “thủ phủ du lịch ” của mình.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc vừa có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị bổ sung cảng hàng không tại tỉnh Ninh Bình vào Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay 2023 – 2030, định hướng đến 2050.

Tại lễ tuyên dương “Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng” vừa qua, ông Lê Văn Kiểm – Ủy viên Ban thường vụ Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Cựu chiến binh Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn KN và bà Trần Cẩm Nhung – Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn KN, Ủy viên Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Như mọi năm, các loại bánh mứt, lạp xưởng, nem chua, khô bò, khô gà… được các gia đình tự làm hay còn gọi là “homemade” đã được rao bán nhiều từ các cửa hàng đến mạng xã hội.

USD giảm giá nhẹ trong sáng 22.1 và khả năng sẽ còn tiếp tục giảm khi chính quyền mới của Mỹ do ông Joe Biden làm Tổng thống hành động.

Trung Quốc lại tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19 lây lan qua hàng đông lạnh nhập khẩu đường biên giới.

Tận dụng tiềm năng của các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, Wyndham Coast được dự báo sẽ đón đúng cơn sóng tăng giá của bất động sản Bình Thuận trong năm 2023.

Giải “Bài Toán” Thói Quen Người Tiêu Dùng

Vậy làm cách nào để chiếm/tạo được thói quen sử dùng sản phẩm/dịch vụ của người tiêu dùng?

Nguyên lý hình thành thói quen

Theo các chuyên gia tâm lý, thói quen là những hành vi đã được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần. Một hành vi khi đã trở thành thói quen, người ta sẽ thực hiện nó mà không mất thời gian suy tính xem có nên làm không.

Các nhà khoa học của Đại học Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát hiện ra rằng, thói quen hình thành nhờ 3 yếu tố: kích thích, phần thưởng, hành động.

Trong cuốn Power of habit, tác giả Charles Duhigg cho rằng, để hình thành thói quen, hành động phải được lặp đi lặp lại nhờ vào một động lực có sẵn trong người, một sự thèm muốn “phần thưởng”.

Đây cũng là nguyên lý cơ bản mà Facebook, Instagram hay bất cứ mạng xã hội nào dựa vào để hoạt động. Mọi người đều muốn chia sẻ. Khi gặp kích thích, như “được điểm TOEIC cao” hay “có được bức hình chụp chung với Messi”, mỗi người thường mong muốn chia sẻ cho mọi người để nhận được sự “tán thưởng”.

Với hai, ba thao tác đơn giản, Facebook dễ dàng giúp người dùng đạt được mục đích của mình. Quá trình “phấn khích, lo lắng, sợ hãi – Facebook – tán thưởng, yên tâm, tự tin” cứ lặp đi lặp lại khiến Facebook trở thành thói quen và người ta nghiện nó lúc nào không biết.

Ở một góc độ khác, tác giả Nir Eyal trong cuốn “Hook: How to build Habit Forming Product” cho rằng, hành động lặp đi lặp lại còn do người đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc vào việc hình thành thói quen.

Chẳng hạn, ai đó dùng iPhone 3, 4 rồi sẽ tiếp tục dùng iPhone 5, 6 vì nếu chuyển sang thiết bị Android, họ sẽ bỏ đi nhiều thói quen chỉ có với iPhone. Hình thành một thói quen mới cần thời gian, công sức và người dùng sẽ không làm nếu thói quen mới không mang lại thêm giá trị nào.

Ứng dụng trong kinh doanh

Để cho ra đời một sản phẩm mới thay đổi thói quen người tiêu dùng, các công ty cũng phải vận dụng nguyên lý cơ bản trên. Họ lựa chọn các kích thích có sẵn ở mọi nơi, mô tả phần thưởng người dùng có thể nhận được một cách dễ hiểu nhất, và đơn giản hóa quá trình hành động.

Những câu chuyện tạo thói quen tiêu dùng:

Kem đánh răng Pepsodent

Thế kỷ trước, kem đánh răng không phải là một vật dụng phổ biến và đánh răng cũng chưa là một thói quen. Thời đó cũng đã có một số công ty sản xuất kem đánh răng mở những chiến dịch tuyên truyền rầm rộ về tác dụng của kem, khuyến khích khách hàng đánh răng mỗi sáng. Tuy nhiên họ đều thất bại.

Trong chiến dịch quảng bá sản phẩm, Claude C. Hopkins sử dụng mô hình “kích thích – hành động – phần thưởng”. Hopkins chọn kích thích là lớp màng mỏng bám trên răng, một kích thích tuyệt vời vì ai cũng thấy nếu đặt lưỡi chạm vào răng. Ông nói phần thưởng khi dùng Pesodent là loại bỏ lớp màng đó, khiến răng trắng sạch. Nếu chỉ dừng ở đây, chiến dịch sẽ không khác gì các chiến dịch khác và sẽ thất bại vì phần thưởng không ấn tượng và thiếu rõ ràng.

Chất tẩy Febreze của P&G

Họ chọn tín hiệu kích thích là mùi hôi chó mèo. Đây có vẻ là kích thích hay, vì có tới hơn nửa hộ gia đình có nuôi thú cưng trong nhà. Họ mô tả phần thưởng là “không còn mùi hôi”. Nhưng, chiến dịch thất bại thảm hại. Lý do?

Thứ nhất là hầu như chủ thú cưng không để ý đến mùi của chúng, do đó mà kích thích rất mờ nhạt. Thứ hai, “không còn mùi hôi” không xứng là phần thưởng, nó đơn giản là điều bình thường như bao điều bình thường khác. P&G buộc phải thay đổi lại cách thức tiếp cận thị trường.

Sau khi quan sát thấy các bà vợ rất vui và thoải mái sau khi dọn xong nhà với đồ đạc tươm tất, gọn ghẽ, các nhà marketer nảy ra ý tưởng biến Febreze trở thành một phần gắn liền với niềm vui đó.

Họ chọn lại kích thích là khi “đồ đạc được dọn dẹp ngăn nắp”. Họ cho thêm ít mùi hương vào sản phẩm và định nghĩa phần thưởng là “căn nhà thơm sạch tuyệt đối”. Doanh thu của Febreze tăng mạnh mẽ sau chiến dịch này.

Flappy Brird

Năm 2013, Nguyễn Hà Đông cùng với Flappy Bird đã trở thành một hiện tượng toàn cầu. Các báo lớn trên thế giới cập nhật tin tức về trò chơi này với mật độ dày đặc. Hà Đông từ một lập trình viên vô danh được cả thế giới chú ý.

Như nhiều bài báo đã nêu, Flappy Bird khiến người chơi bị nghiện dựa trên công thức hình thành thói quen. Kích thích là “giận dữ với điểm thấp”, phần thưởng là “điểm số cao hơn”. Người chơi thì luôn nghĩ trò này chơi đơn giản, điều này thôi thúc họ chơi lần này đến lần khác mỗi khi bị kích thích, nghiện lúc nào không hay.

Tuy nhiên khi đạt được số điểm tương đối lớn, không bị ám ảnh về điểm thấp, hoặc đơn giản là không nhận thấy trò chơi đơn giản nữa, người ta không chơi nhiều nữa. Đấy là lý do trò chơi tương tự Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông không gây thêm chú ý như “tiền bối”.

Thực tế chứng minh có nhiều sản phẩm khác được thương mại hóa thành công cũng nhờ quy tắc về thói quen này. Một máy tập chạy sẽ khó lòng bán được nếu nó không có bảng hiển thị lượng calo tiêu hao, thời gian chạy, quãng đường đi… Những con số đó cho người dùng thấy họ đã thu được gì qua việc chạy – một dạng phần thưởng.

Facebook không thể thu được thành công như hiện nay nếu họ không có nút like. Đối với mỗi status mà người dùng chia sẻ, lượng like giống như một phần thưởng. Và vì phần thưởng này thay đổi, có thể nhiều, có thể ít nên rất gây chú ý với người dùng. Giống như đánh bạc, người chơi đăng status để chờ đợi nhiều lượt like.

Một người sẽ có thói quen mua hàng online nếu anh ta nhận được hàng thật nhanh sau khi đặt. Bởi vì ngoài các thao tác mua hàng đơn giản, phần thưởng đến nhanh chóng. Vì thế các trang thương mại điện tử cần đơn giản hóa thao mua hàng hơn nữa, giao hàng nhanh hơn nữa.

Một tờ báo cập nhật tin tức liên tục sẽ hút khách hơn. Khi có 10 bài báo để đăng, nếu họ đăng liền một lúc cả 10 bài vào đầu sáng thì độc giả sẽ chỉ vào một, hai lần vì các lần sau họ không tìm thấy cái gì mới. Nếu họ đăng rải rác trong mười tiếng, mỗi tiếng 1 bài, độc giả có thể vào trang bốn năm lần, vì mỗi lần họ thấy một bài mới – một phần thưởng.

Dạy Trẻ Thói Quen Tiêu Dùng Thông Minh

Dạy trẻ thói quen tiêu dùng thông minh là vấn đề không đơn giản đối với nhiều bậc phụ huynh. Nhiều người lớn còn gặp khó khăn trong vấn đề này, huống chi là trẻ nhỏ.

Tuy nhiên khó không có nghĩa là chúng ta không thể thực hiện, vì cho trẻ tiêu tiền thì cần phải dạy trẻ tiêu dùng thông minh. Nếu như không muốn con trở thành một người sử dụng tiền không hiệu quả, gây lãng phí, nhất quyết bố mẹ phải dạy cho con thói quen tốt này.

Thói quen tiêu dùng thông minh là thói quen chi tiêu, mua sắm dựa trên một có kế hoạch khoa học, mua đúng lúc, đúng thời điểm, đúng món đồ cần thiết và đúng giá trị. Thói quen tiêu dùng thông minh đòi hỏi chủ thể tiêu tiền phải biết so sánh, chọn lọc và đánh giá ưu tiên những món đồ nên mua và những thứ nên cắt giảm khi chi tiêu. Muốn có được thói quen này, bạn phải xây dựng được một kế hoạch tài chính rõ ràng, có mục đích và biết cân nhắc, làm chủ túi tiền trước khi đưa ra quyết định mua sắm món đồ nào đó.

Với người lớn thì việc học tập thói quen tiêu dùng thông minh là điều cực kì cần thiết trong cuộc sống, nhưng với con trẻ để dạy con thói quen tiêu dùng thông minh thì sẽ như thế nào, làm sao để dạy con được thói quen đó, giúp con trở thành một người tiêu dùng thông thái?

Thói quen tiêu dùng thông minh là như thế nào?

Thói quen tiêu dùng thông minh là thói quen chi tiêu, mua sắm khoa học, mua đúng lúc, đúng món đồ cần mua. Biết so sánh, chọn lọc và đánh giá ưu tiên những món đồ nên mua và những thứ không ưu tiên. Có kế hoạch tài chính rõ ràng, có mục đích và biết cân nhắc làm chủ túi tiền trước khi đưa ra quyết định mua sắm món đồ nào đó. Tóm lại thói quen tiêu dùng thông minh là chi tiêu hợp lý, đúng mục đích, đúng món đồ cần mua và đúng thời điểm.

Dạy trẻ lập kế hoạch chi tiêu

Một kế hoạch chi tiêu cụ thể, được thống kê, tính toán rõ ràng sẽ là tiền đề cho việc trẻ có thể học được thói quen tiêu dùng thông minh hay không. Nếu như coi thói quen này như một cái nhà, thì việc dạy trẻ trẻ lập ngân sách chi tiêu thông minh, lên kế hoạch tiêu tiền là phần móng của cái nhà đó. Nói như vậy để biết rằng việc lập kế hoạch chi tiêu trước khi tiêu tiền là cực kì quan trọng, ngay cả với người lớn cũng nên làm điều này nếu như muốn kiểm soát tốt quỹ tiền của mình.

Việc dạy trẻ lập kế hoạch chi tiêu để có thói quen tiêu dùng thông minh, đòi hỏi bố mẹ sẽ là người hướng dẫn, cùng con lên danh sách các đầu mục nhu cầu con cần tiêu tiền. Sau khi liệt kê tất cả những thứ con cần và muốn, bố mẹ nên cùng con tìm hiểu về mức tiền cụ thể cho từng mục tiêu, tính toán cụ thể chi tiết việc chuẩn bị tiền cho những mục tiêu này.

Phân tích cho con đâu là những thứ con nên bỏ tiền mua

Để con nhận thức được những thứ có giá trị thực sự và đáng để con bỏ tiền ra mua là một điều cần thiết trong việc dạy trẻ thói quen tiêu dùng thông minh. Việc này nhằm giúp con nhận ra đâu là những thứ thực sự cần thiết và đâu là những thứ không nên mua để cắt giảm khoản chi.

Để không bị mua đắt quá nhiều so với giá trị thực của những món đồ, tốt nhất bố mẹ nên dạy con tham khảo, so sánh mức giá cho cùng một loại mặt hàng ở nhiều cửa hàng khác nhau. Nên xem xét lựa chọn mua ở những nơi có mức giá hợp lý và đúng với giá trị của sản phẩm.

Mua sắm đúng thời điểm

Mua sắm đúng thời điểm có nghĩa là chọn đúng thời điểm nên mua để có mức giá tốt hoặc đúng thời điểm trẻ cần thứ đồ đó. Tất nhiên đôi khi chúng ta cũng không thể cân đối được cả về giá và mức độ nhu cầu cần thiết lúc đó, có nghĩa là nếu trẻ cần món đồ đó ngay bây giờ nhưng mức giá chưa tốt thì tốt hơn hết chúng ta nên dạy trẻ ưu tiên cho nhu cầu của con trước, thay vì chờ thời điểm tốt có giá tốt.

Tập trung tiền cho một mục tiêu lớn

Thay vì để trẻ tiêu tiền một cách không có ích, hãy dạy cho con biết cách tập trung tiền cho một mục tiêu lớn, có giá trị thực sự. Điều này sẽ rất tốt cho con trong tương lai, con sẽ học được tư duy của một nhà đầu tư tài chính thông qua việc làm này.

Không nên ham hàng rẻ

Một người có thói quen tiêu dùng thông minh không đồng nghĩa với việc họ chỉ mua hàng rẻ. Người xưa vẫn có câu “hàng rẻ là hàng ôi”, không hoàn toàn đúng nhưng hãy biết lựa chọn cân nhắc khi mua hàng với mức giá rẻ. Bố mẹ cần dạy con tiêu dùng theo mục đích và nhu cầu thay vì ham hàng rẻ. Hàng rẻ thường đi liền với chất lượng không tốt. Vì thế bố mẹ phải dạy con biết chi tiêu cái gì nên, cái gì không nên, tránh tư tưởng sính đồ đắt, quá xa xỉ, nên dạy trẻ thói quen tiết kiệm tiền và mục tiêu tiết kiệm. Tất nhiên bố mẹ cũng nên thưởng cho con nếu con làm tốt những điều đó.

Bố mẹ là người có thói quen tiêu dùng thông minh

Nếu muốn dạy con thói quen tiêu dùng thông minh, chính bố mẹ cũng phải là những người có thói quen tài chính tốt. Bởi bố mẹ là tấm gương học tập gần gũi nhất, con sẽ phản chiếu tất cả những điều ở bố mẹ.

Để dạy con thói quen tiêu dùng thông minh, đó là cả một quá trình dài, không phải một sớm một chiều bạn đòi con bạn phải trở thành một “nhà tiêu dùng thông thái”. Trong khi bạn chẳng có động thái gì dạy cho con những thứ nền tảng và cơ hội tiếp xúc, thực hành những kiến thức tiêu dùng đó. Hãy ghi nhớ đó là một quá trình, đòi hỏi bố mẹ phải nỗ lực rất nhiều để dạy con.

Tại sao chọn MoneyTree?

Cam kết đầu ra rõ ràng với mục tiêu rèn luyện thói quen tiết kiệm và chi tiêu hợp lý, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và tư duy kinh doanh

Phương pháp giảng dạy độc đáo, vui vẻ, dễ hiểu và HOÀN TOÀN KHÔNG có áp lực.

Đối tác của chương trình MoneyTree – hệ thống giáo dục tài chính cho trẻ em hàng đầu Châu Á, được chứng nhận bởi Viện Giáo dục Quốc gia Singapore (NIE), Đại học Delaware (Hoa Kỳ) và Đại học Mở Malaysia. MoneyTree được giảng dạy tại 8 quốc gia, với hơn 63.000 học sinh theo học thường xuyên.

Thói Quen Tiêu Dùng Của Người Việt Thay Đổi Mạnh

Thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi mạnh

Gia nhập WTO và phát triển kinh tế mạnh mẽ, mức sống được cải thiện đã làm thay đổi xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam: Thói quen mua sắm hiện đại tăng từ 9% (2005) lên 14% vào năm 2007 và dự kiến là 24% vào năm 2010.

Cộng đồng doanh nghiệp (DN) bán lẻ Việt Nam không thụ động mà đang từng bước thích ứng với tình hình mới: cạnh tranh ngày một gay gắt” – Bà Đinh Thị Mỹ Loan- Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đánh giá như vậy tại một diễn đàn quốc tế về vấn đề bán lẻ Việt Nam diễn ra hôm qua (28/3), tại TP Hồ Chí Minh. Khác với mọi khi, tại diễn đàn này, nhiều DN trong nước bày tỏ sự lạc quan về tương lai của ngành bán lẻ Việt Nam sau giờ G (1/1/2009) – thời điểm mở cửa toàn bộ thị trường bán lẻ theo cam kết WTO. “Gia nhập WTO và phát triển kinh tế mạnh mẽ, mức sống được cải thiện đã làm thay đổi xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam”-Bà Loan nói, đồng thời dẫn chứng: Thói quen mua sắm hiện đại ( mua sắm tại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên dụng…) của người Việt Nam tăng từ 9% (2005) lên 14% vào năm 2007 và dự kiến sẽ tăng lên 24% vào năm 2010. Riêng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tỷ lệ tương ứng là 15%, 24% và 37%. Các hành vi tiêu dùng thay đổi như từ mua sắm hàng ngày ở các chợ truyền thống, kể cả “chợ cóc” chuyển sang mua sắm khối lượng lớn cho cả tuần tại các siêu thị, trung tâm mua sắm và qua mạng Internet; đồng thời gia tăng giá trị mua sắm, sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kể cả chăm sóc sắc đẹp cho cả phụ nữ và nam giới; dịch vụ du lịch, bảo hiểm, giáo dục… Tầng lớp “người tiêu dùng trẻ” cũng như người tiêu dùng có thu nhập cao tăng lên, thúc đẩy hoạt động bán lẻ cao cấp. Điều đó cho thấy sự phát triển khá lạc quan của các DN bán lẻ Việt Nam. Cũng theo bà Loan, đi đôi với sự thay đổi của thói quen tiêu dùng là sự thay đổi trong xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam. Xu hướng và là động thái tích cực trong thời gian gần đây của các DN bán lẻ trong nước là cùng nhau liên kết và xây dựng chiến lược dài hạn, tăng cường tính chuyên nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực và quản lý hiện đại, đồng thời khắc phục những điểm yếu cố hữu trong công tác tài chính và logistic. Điển hình là hàng loạt chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích của Coop Mart, Hapro Mart, Phú Thái Group, Vinatex Mart, Fivimart, HTX Thuận Thành – Thừa Thiên-Huế… Ngoài ra còn hình thành mối liên kết, hợp tác giữa các nhà bán lẻ Việt Nam với các nhà bán lẻ nước ngoài, và với các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa. Cùng với sự gia tăng của các nhà bán lẻ nước ngoài là sự gia tăng về các loại hình kinh doanh mới, hiện đại và nhiều tiện ích. Xu hướng mua bán, sáp nhập DN trên thị trường bán lẻ cũng rất sôi động.“Việt Nam trở thành trung tâm mua sắm của châu Á, tại sao không?” – Bà Trần Mỹ Hòa-Phó TGĐ CT Group đặt vấn đề, rồi tự trả lời: Với những ưu thế về vị trí địa lý, ẩm thực và giá nhân công…, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển (bán lẻ) bằng các nước bạn và trở thành trung tâm mua sắm mới của châu Á và thế giới. “Nếu Việt Nam có một trăm trung tâm mua sắm như Singapore thì việc trở thành thiên đường mua sắm là hoàn toàn hiện thực”- Bà Hòa lạc quan nói, đồng thời cho biết, nhằm hướng tới mục tiêu đó, CT Group đã chuẩn bị một kế hoạch lớn, đó là mở 16 trung tâm mua sắm cao cấp trên cả nước, và trong năm 2008 sẽ phát triển thêm 80 cửa hàng hạng sang, nâng tổng số cửa hàng loại này lên 150.

doanhnghiep24g.com

Làm Sao Để Tạo Thành Thói Quen Người Tiêu Dùng?

làm cách nào để tạo thành thói quen người tiêu dùng? Nguồn: Internet

Quy trình chạm tới nhu cầu phải thực sự đơn giản

Để tạo thành thói quen cho người tiêu dùng, doanh nghiệp cần đưa ra một quy trình thực sự tối giản, nghĩa là những nhu cầu từ khi khách hàng mới chớm phát sinh cho đến khi họ đạt được những gì mà họ mong muốn cần phải đơn giản nhất có thể. Đây được coi là chìa khóa mở ra cánh cửa tạo ra những sản phẩm hiệu quả.

Một sản phẩm hiệu quả cần tuân theo một quy trình với các bước có trật tự như sau. Trước tiên doanh nghiệp cần nắm rõ những lí do và mục đích dẫn tới quyết định mua hàng và sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó từ phía khách hàng. Sau đó mới bắt đầu thiết lập những bước cần thực hiện trước khi chúng thực sự là của họ.

Bước cuối cùng trong quy trình chính là làm cho mọi thứ trở nên đơn giản hay còn có thể hiểu là cắt bỏ những bước thừa thải không cần thiết, tránh sự phức tạp trong quy trình từ khi phát sinh nhu cầu cho đến lúc đạt được những gì khách hàng mong muốn.

Mang tới sự hài lòng từ một trải nghiệm tốt

Sự hài lòng về một sản phẩm, dịch vụ được hình thành từ một trải nghiệm tốt, tất nhiên một trải nghiệm đủ tốt có sức ảnh hưởng không hề nhỏ chút nào đến mức độ thu hút cũng như khả năng giữ chân người tiêu dùng cho những lần giao dịch kế tiếp, thậm chí có thể tạo thành thói quen tiêu dùng cho người sử dụng. Như một điều tất yếu, một trải nghiệm tốt thực sự cần đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng chứ không phải vì một cá nhân hay nhóm người nào khác.

Tần suất xuất hiện phải đủ nhiều

Thương hiệu hoạt động trên bất kì một lĩnh vực nào cũng đều rất cần tới một trang web với mục đích quảng bá sản phẩm, đưa thương hiệu của doanh nghiệp tới gần hơn với khách hàng.

Trải nghiệm sử dụng dễ dàng

Tại sao phải là một trải nghiệm sử dụng dễ dàng cho khách hàng? Đơn giản bởi vì họ là đối tượng sử dụng mà doanh nghiệp đang hướng tới chứ không phải là chuyên gia trong những khâu chế tạo phức tạp của một sản phẩm hay bất kì dịch vụ nào cả.

Đối với các sản phẩm công nghệ, hãy tạo ra những tính năng đơn giản nhất có thể, nhưng không bao giờ được bỏ quên chất lượng cũng như khả năng thiết thực phải thực sự cao. Một ví dụ điển hình như bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office đang bị Google tấn công bởi những chức năng tương tự, nhưng thay vào đó không kém phần dễ dàng trong mỗi thao tác thực hiện.

Điều này đem lại sự hài lòng cho khách hàng sử dụng, và tiềm năng tạo thành thói quen sử dụng cho khách hàng là rất lớn, và một mối lo ngại bộ ứng dụng được sử dụng phổ biến bấy lâu nay dần sẽ bị rớt lại phía sau.