Thói Quen Tích Cực Là Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Thói Quen Tích Cực Là Gì?

Trong cuộc sống của mỗi người thì không thể thiếu những thói quen hàng ngày. Trong số những thói quen tốt có lợi cho sức khỏe thì cũng có không ít những thói quen xấu làm tổn hại không nhỏ đến chắc lượng cuộc sống của bạn.

Thói quen tích là gì?

Thói quen tích cực là gì? là một câu hỏi không quá khó để có thể trả lời. Vì thói quen tích cực là những thói quen sống tốt và lành mạnh có lợi cho sức khỏe của bản thân. Những thói quen có ích thì được xem là những thói quen tích cực giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.

Thói quen thức dậy sớm vào buổi sáng là thói quen sẽ tạo cho bản thân những thói quen tốt sống tốt hơn trong cuộc sống của mình. Thói quen dậy sớm sẽ cho bạn nhiều lợi ích như: có nhiều thời gian hơn để có thể chăm sóc cho cơ thể bản thân như:

– Mở cửa phòng vào buổi sáng sẽ giúp bạn đón được ánh nắng đầu tiên của ngày mới, hít thở được nguồn không khí trong lành.

– Thói quen tập thể dục vào buổi sáng cũng rất có ích cho sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái hơn, cơ thể năng động hơn, tười trẻ hơn. Việc chọn cho mình một bài thể dục hay một môn thể thao yêu thích sẽ làm tăng hiệu qủa của việc tập thể dục hơn. Bên cạnh đó, việc tập thể dục cùng với các thành viên trong gia đình sẽ làm cho sự gắn kết thêm chặt chẽ hơn.

– Dành thời gian để chuẩn bị cho mình một bữa ăn sáng thịnh soạn có đầy đủ các chất dinh dưỡng bổ sung năng lượng cho ngày mới. Vì bữa ăn sáng được xem là bữa ăn giữ vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu bữa ăn mỗi ngày của con người.

– Thói quen trao gửi lời yêu thương với mọi người thân yêu của mình vào buổi sáng là một thói quen đáng yêu. Nếu duy trì được một thói quen đáng yêu mỗi ngày sẽ làm cho cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn và tràn ngập niềm vui. Chính vì thế, cần duy trì thói quen đáng yêu này mỗi ngày là một đều tốt cần phải làm.

– Vào buổi sáng khi thức dậy thì bạn có thời gian làm những việc mình thích như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo quanh nơi mình sống để tận hưởng nhịp sống vào buổi sáng là điều khá thú vị.

Thói quen dậy sớm cũng giúp cho việc chuẩn bị đi làm thuận lợi hơn khi không phải cần quá vội vàng đi làm khi mà mình vẫn còn nhiều thời gian vào buổi sáng sẽ tạo cho bạn thói quen luôn đúng giờ.

Việc một người có thói quen luôn đúng giờ ngoài việc thể hiện sự tôn trọng với người khác mà còn nhận được sự tôn trọng của mọi người. Thói quen luôn đúng giờ là một trong những thói quen có ích cho công việc và các mối quan hệ cuộc sống.

Chứ không phải vội vàng như việc dậy muộn mà không có thời gian chăm sóc cơ thể cũng không có kịp thời gian để đi làm, sẽ dẫn đến tình trạng đi làm trễ khi thức dậy muộn còn thức dậy sớm thì không gặp phải trường hợp như vậy.

Thói quen sống khoa học

Thói quen sống khoa học là thói quen sẽ rất có lợi cho sức khỏe của bạn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Thói quen sống khoa học là thói quen mà không ít người đang cố gắng xây dựng trong cuộc sống của mình.

Việc sống một cách khoa học với những thói quen lành mạnh là điều ai cũng mong muốn. Việc có những thói quen xem là khoa học không quá khó để có, những thói quen đơn giản và gần gũi với mỗi người như:

– Thói quen xây dựng cho mình một kế hoạch cuộc sống cụ thể, để bản thân sống có mục đích, có ý tưởng, chứ không phải bị mơ hồ về mục tiêu sống của mình.

– Luôn lập cho mình kế hoạch hoạt động cụ thể vào ngày mới để có sự sắp xếp các công việc hợp lý mà không cần phải quá căng thẳng để chọn nên làm việc gì trước.

– Thực hiện quy tắc sống ba tám tức là tám giờ làm việc, tám giờ học tập và tám giờ nghỉ ngơi. Nếu áp dụng được tốt thói quen này trong cuộc sống hàng ngày thì sẽ có thêm một lối sống khoa học và lành mạnh cho bản thân.

– Không sử dụng các loại thực phẩm, nước uống có thể gây hại đến sức khỏe.

– Thói quen biết ơn cũng là thói quen không thể thiếu trong cách cư xử hàng ngày. Thói quen biết ơn đơn giản là thể hiện sự thương yêu kính trọng với những người thân yêu của mình như cha mẹ. Thói quen biết ơn sẽ giúp bạn có được nhân cách tốt hơn. Với thói quen này bạn sẽ thấy cuôc sống thật có ý nghĩa khi việc nhận và cho đi là điều rất dễ dàng mà không có sự toan tính.

Thói quen tích cực là gì và thói quen sống khoa học là hai trong nhiều thói quen có tính bao quát cao trong cuộc sống mà mọi người nên áp dụng vào hoạt động hàng ngày của mình để có một tinh thần và thể lực tốt. Đồng thời, với lối sống khoa học sẽ giúp bạn đạt được nhiều thành công hơn không chỉ trong cuộc sống mà còn cả trong công việc.

Xây Dựng Thói Quen Học Tập Tích Cực

Hai người thợ xây đang xây một bức tường. Một người nọ tình cờ đi ngang và hỏi, “Các anh làm gì đó?” Thợ xây thứ nhất quắc mắt và trả lời, “Anh không thấy nó là gì sao? Tôi đang xếp gạch.” Thợ xây thứ hai mỉm cười và trả lời, “Tôi là thành viên của nhóm xây dựng trường, ngôi trường này sẽ phục vụ cộng đồng trong nhiều thế hệ, kết nối mọi người với nhau qua học tập và tình bạn.”

Xây dựng tầm nhìn. Tầm nhìn là thứ học sinh cần chú trọng xây dựng, bên cạnh bài vở, điểm số ở trường. Khi chúng ta có tầm nhìn xuất phát từ đam mê, việc học không còn là nghĩa vụ mà trở thành cơ hội. Khi đó, các em học vì một mục đích cụ thể. Nhờ vậy, các em sẽ cố gắng hết mình để đạt mục tiêu, để giúp đỡ người khác và để rèn luyện những kỹ năng quan trọng. Xác định “tầm nhìn tổng thể” sẽ thúc đẩy các em học tập và có nuôi dưỡng những mơ ước to lớn.

Tạo môi trường lành mạnh. Luôn giữ cảm hứng tại môi trường học tập rất có ích cho việc học. Nếu phần lớn thời gian học trong ngày đều tập trung vào màn hình máy tính hay máy chiếu thì các em hãy học mà không cần các thiết bị hỗ trợ bất cứ khi nào có thể. Hãy giảm sự phân tán bằng cách chọn ra hai hay ba địa điểm học tập dễ chịu. Ở đó cần có đủ ánh sáng, một chỗ ngồi thoải mái và đầy đủ tài liệu cần thiết. Ngoài ra, hãy ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc để tạo nền tảng cho sự thành công. 

11 Thói Quen Thông Minh Để Sống Tích Cực

11 Thói quen thông minh để sống tích cực

Rèn luyện những thói quen tốt và hiệu quả sẽ giúp bạn có cuộc sống tích cực và tươi sáng hơn.

1. Tìm một thái độ tích cực trong một tình huống khó khăn

Một trong những điều đơn giản nhất nhưng có hiệu quả nhất để xây dựng một cái nhìn tích cực hơn mà chúng ta nên thực hiện đó là hãy hỏi thật nhiều những câu hỏi hữu ích thường xuyên nhất có thể.

Khi chúng ta trong một tình huống dường như là khó khan – có thể là chúng ta phạm lỗi, chúng ta thất bại hoặc vấp ngã theo một cách nào đó – thì chúng ta sẽ tự hỏi bản thân những câu hỏi như:

Một điều tích cực hoặc tốt về vấn đề này là gì?

Cơ hội trong tình huống này của chúng ta có thể là gì?

Làm như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều những gì mà chúng ta đã làm trước đây trong những tình huống tương tự. Bởi khi nghĩ lại, chúng ta luôn tự vấn bản thân mình rằng chúng ta đã cuốn vào câu chuyện đó nhiều đến mức nào và câu chuyện còn trở nên tồi tệ đến mức nào cho đến tận hôm nay.

Chúng ta dùng những câu hỏi này nhưng không phải lúc nào cũng hỏi ngay lập tức. Thường thì chúng ta cần một chút thời gian để nghĩ về những cảm xúc phát sinh trước khi chúng ta hành động. Cố để ép những suy nghĩ lạc quan khi bạn vẫn còn đang trong trạng thái hỗn loạn hoặc hơi sốc thường không mang lại kết quả.

2. Học hỏi và sống trong một môi trường tích cực

Những người mà bạn dành thời gian cùng họ và những thứ bạn tiếp cận từ xa như Tivi, internet hay tạp chí sẽ có một ảnh hưởng lớn đến cách nhìn nhận của bạn.

Để có thể sống tích cực thì điều cần thiết nhất là cái đó phải có một ảnh hưởng lớn vào cuộc sống của bạn mà tiếp sức và nâng đỡ bạn thay vì kéo bạn xuống.

Vậy hãy cẩn thận lựa chọn điều gì là đúng.

Bạn có thể hỏi bản thân, ví dụ như:

3 người xấu nhất mà chúng ta đã từng chơi là ai?

3 nguồn thông tin nào tiêu cực nhất mà chúng ta đã từng xem hay đọc là gì?

Hãy tự trả lời rồi nghĩ xem làm thế nào mà bạn có thể dành ít thời gian hơn cho một trong những thứ tiêu khiển đó trong tuần này.

Và làm thế nào bạn có thể thoải mái dành nhiều thời gian hơn cho những điều tích cực và những người tốt trong cuộc sống của bạn.

3. Hãy bước chậm

Chúng ta nhận thấy rằng khi chúng ta đi quá nhanh, khi chúng ta cố để nghĩ, nói, ăn hoặc đi vòng vòng cái cuộc sống của chúng ta quá vội vã thì mọi thứ lại không tốt lắm.

Gia tăng sự căng thẳng. Suy nghĩ về một thứ gì đó tiêu cực đến khi nó bắt đầu nhiều lên và chúng ta cảm giác như là năng lượng của chúng ta bị giảm đi.

Nhưng nếu chúng ta chậm lại chỉ một phút- kể cả khi chúng ta phải ép mình bằng cách chạy bộ, tán gẫu hay ăn chậm hơn- thì tâm lý và cơ thể chúng ta cũng sẽ bình tĩnh hơn. Và khi đó, rất dễ dàng để nghĩ về mọi thứ một cách thấu đáo và dễ dàng để trở lại với thái độ mang tính chất lạc quan và xây dựng hơn.

4. Đừng cố dồn nén một núi những trở ngại tầm thường

Thực ra rất dễ để bi quan, đặc biệt là khi bạn bị stress hay là khi bạn bước quá nhanh

Và những trở ngại có thể trở thành một cái núi to đùng và đáng sợ trong tâm trí bạn

Một cách với 3 bước đơn giản có thể giải quyết được những tình huống như này nên chúng không thể thoát khỏi tay bạn được:

Nói không: Trong đầu bạn, hãy hô lên “DỪNG LẠI!” hoặc “KHÔNG”, chúng ta sẽ không đi xuống con đường đó một lần nữa!” cho tới khi những suy nghĩ này bắt đầu ghim chặt vào đầu bạn.

Thở: Sau khi bạn phá tung cái suy nghĩ bằng việc hét lên trong đầu, hãy ngồi xuống và giữ tư thế. Thở bằng bụng và tập trung vào hơi thở bên trong và bên ngoài trong 1 hoặc 2 phút để ổn định đầu óc và cơ thể bạn.

Tập trung lại: Hãy tự vấn cái núi suy nghĩ của bạn bằng việc nói chuyện với ai đó gần gũi với bạn và dựa vào tình huống mà lựa chọn lời khuyên. Hoặc đơn giản nhất là hỏi chính mình về điều đó để mở rộng quan điểm hoặc để giải tỏa: vấn đề này trong 5 năm? Hay 5 tuần?

5. Đừng để những nỗi sợ hãi mơ hồ lấn át bạn khỏi những điều mà bạn muốn thực hiện

Đôi lúc bạn muốn có một cơ hội trong cuộc sống. Bắt đầu một thói quen mới mà bạn cảm thấy khác biệt, một công việc mới hay là mời ai đó cho lần hẹn hò đầu tiên.

Một cái bẫy thường thấy khi bạn muốn làm một thứ trong những điều đó là mất đi nỗi sợ hãi mơ hồ về điều có thể xảy ra nếu bạn thực sự hành động.

Và vì tâm trí bị ảnh hưởng lớn dần của những nỗi sợ đó và nó tạo ra những cơn ác mộng.

Chúng ta biết. Chúng ta đã gặp phải tình huống đó nhiều lần.

Vậy nên chúng ta đã học cách để hỏi bản thân điều này: thật sự, điều gì là xấu nhất có thể xảy ra?

Khi chúng ta tự giải đáp điều này, chúng ta cũng đã mất một khoảng thời gian để cố tìm ra cái gì chúng ta có thể làm nếu nó khác với điều xảy ra.

Chúng ta dành vài năm để khám phá ra rằng cái điều xấu nhất có thể thực tế xảy ra là thường không đáng sợ như cơn ác mộng mà đầu óc chúng ta có thể nghĩ ra.

Giải đáp một cách rõ ràng theo cách này không tốn nhiều thời gian hay là nỗ lực và nó có thể giúp bạn tránh được nhiều điều làm khổ tâm trí. Và giúp bạn tiếp tục, bước ra ngoài cuộc sống tự do và nắm lấy cơ hội.

6. Hãy thêm những giá trị và những điều tốt đẹp vào cuộc sống của một ai đó

Nếu bạn cho đi thứ gì đó thì sẽ nhận lại được từ thế giới và những người xung quanh.

Không hẳn là từ tất cả mọi người. Và cũng không phải lúc nào cũng vậy.

Nhưng những gì bạn gửi đi sẽ có một sự ảnh hưởng lớn.

Cách mà bạn gửi đi cho họ và bạn đối xử với họ như thế nào sẽ là những gì mà bạn nhận lại. Và cách mà bạn đối xử với người khác hay là bạn nghĩ về họ như nào cũng sẽ có một ảnh hưởng lớn đến việc bạn tự đối xử và nghĩ về mình như nào.

Vì vậy hãy cho đi những giá trị và ban tặng những điều tích cực, ví dụ:

Giúp đỡ. Đỡ người khác một tay khi họ đang vận chuyển. Cho một người bạn quá giang qua đường. Hoặc là nếu họ cần thông tin thì nên giúp bằng cách tìm kiếm thông tin trên Google hoặc hỏi những người bạn của bạn

Lắng nghe. Đôi khi có người họ không muốn một sự giúp đỡ trực tiếp. Họ chỉ muốn ai đó ở đó để chú tâm lắng nghe những gì họ tâm sự để nhẹ lòng hơn một chút.

Thúc đẩy tinh thần. Hãy cười. Hãy ôm ai đó khi họ thực sự cần. Chơi một bài nhạc hay khi đi chơi cùng bạn bè hoặc đề nghị một bộ phim thú vị cho buổi tối của bạn. Hoặc là động viên khi ai đó có một ngày khá tồi tệ hay đang trải qua thời kì khủng hoảng.

7. Tập thể dục đều đặn, ăn và ngủ tốt

Điều này tất nhiên là cần thiết.

Nhưng chúng ta biết một ảnh hưởng rất, rất lớn từ một giấc ngủ sâu buổi tối hoặc một ngày lao động mang lại khi suy nghĩ bi quan hoặc có rất nhiều những bận tâm trong lòng.

Và chúng ta cũng biết, rất đơn giản, chúng ta sẽ không thể tập trung suy nghĩ được khi mà cái bụng của mình trống rỗng.

Vậy nên chúng ta cực kỳ đề nghị hãy cẩn thận với những thói quen đơn giản này bởi mặc dù có thể nó nghe khá nhàm chán. Nhưng chúng có một ảnh hưởng lớn như nào cũng tùy vào cách bạn quản lý chúng ra sao.

8. Học cách phê bình người khác theo hướng lành mạnh

Một trong những điều đáng sợ phổ biến là cảm giác sợ sự phê phán. Nó có thể kéo người ta trở lại trạng thái ban đầu từ vị trí họ đang làm để có được thứ mình muốn. Bởi vì một tâm trạng không tốt ảnh hưởng từ lời nói của ai đó hoặc email mà có thể làm bạn tổn thương hay phiền lòng. Và bị từ chối cũng là một nguyên nhân.

Nhưng nếu bạn muốn có một hành động từ những suy nghĩ thực sự nghiêm túc bên trong thì nỗi sợ cũng chẳng còn là vấn đề. Vậy thì bí mật là học cách quản lý theo một tâm trạng tích cực. Bằng việc làm những điều này thì nỗi sợ hãi sẽ thành ít đáng sợ hơn và sẽ ảnh hưởng ít hơn nếu bạn lắng nghe và chấp nhận những phê phán đó.

Chúng ta thường dùng bốn bước sau để nhận những lời phê bình. Có thể chúng sẽ giúp bạn thì sao:

Bước 1:Đừng trả lời lại ngay. Khi bạn tức giận, buồn hoặc nổi giận thì hãy chờ thời gian để bình tĩnh một chút trước khi bạn trả lời. Hãy làm ít nhất là một nhịp thở hoặc thời gian để soạn tin nhắn trước khi bạn trả lời.

Bước 2: Nghiêm túc lắng nghe những lời phê phán. Hãy cố gắng mở lòng và suy nghĩ xem cái tin nhắn đó có thể giúp bạn như thế nào. Hỏi lòng mình: Điều gì trong này mà chúng ta có thể học được? Có điều gì ở đây mà chúng ta không muốn nghe nhưng lại giúp chúng ta không?

Bước 3: Hãy nhớ rằng lời phê phán không chỉ là về bạn. Đôi lúc phê phán lại rất hữu ích. Có lúc chúng chỉ đơn giản là chút tổn thương hoặc ai đó cáu gắt vì họ đang có một ngày, một năm buồn hoặc công việc cũng có sự không thuận. Để giảm bớt ác ý của những lời như vậy- thường thì nổi giận hoặc quá chú ý đến nó sẽ là một việc không thông suốt- hãy cố để hiểu. Chúng ta tự nhủ rằng người này chắc là đang không thoải mái lúc này.

Bước 4: Trả lời lại hoặc mặc kệ. Không quan trọng bạn có bao nhiêu nội dung, ví dụ trong email, chúng ta cố để giữ ở mức độ mở lòng và quan tâm. Chúng ta có thể hỏi thêm một vài câu hỏi để nhận được những điều tốt hơn, cụ thể hơn. Và nếu họ không trả lời nữa hoặc chúng ta đơn giản là vô tình động chạm lại họ thì nên dừng lại câu chuyện và để thời gian trôi.

9. Nếu ai đó vẫn muốn chọc ngoáy bạn thì bạn biết phải làm gì rồi đấy

Nhiều khi ai đó vẫn muốn chọc gậy bánh xe và làm bạn tổn thương. Mặc dù bạn đã sử dụng những công cụ bên trên rồi.

2 điều đã giúp chúng ta vượt qua nó:

Kệ nó đi. Hãy tâm sự câu chuyện với ai đó thật gần gũi với bạn để câu chuyện được sáng tỏ rằng thực sự là nó đang như thế nào, điều này sẽ giúp ích cho bạn đấy. Và để tìm một quan điểm lành mạnh hơn trong tình huống như này.

Tăng cường lập trường của bạn. Chúng ta đã tìm ra sau vài năm rằng với một lập trường vững mạnh thì mọi thứ chỉ ảnh hưởng nhẹ thôi và chúng cũng chẳng đủ làm một ngày của chúng ta chùn lại nữa. Điều tiêu cực từ những người khác lại làm chúng ta nhảy xa hơn nữa.

10. Hãy bắt đầu một ngày mới thật tích cực

Bạn khởi động ngày mới như nào thường sẽ ảnh hưởng cực lớn đến phần còn lại trong ngày.

Vậy nên hãy cẩn thận về việc bạn sử dụng buổi sáng của mình như nào. Nếu bạn khởi động hết tốc độ, sẽ mất nhiều vào cuối ngày và khi đó căng thẳng, việc nhận thức cũng sẽ mất dần trong đời sống của bạn, và như vậy thì những suy nghĩ tiêu cực cũng tìm đến rất nhanh.

Nếu bạn trong hoàn cảnh bắt đầu ngày mới khá chậm, bằng việc có một câu chuyện vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè hoặc bạn dành thời gian để đọc sách hoặc lắng nghe những thứ đầy cảm hứng trong bữa sáng, ở xe buýt trên đường đi làm thì sẽ có một sự khác biệt rất lớn cả ngày của bạn sẽ trôi đi như nào.

11. Đừng quan niệm sống cho qua ngày

Khi bạn dùng thời gian trong thời điểm hiện tại thì nó sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều trong việc tiếp cận với những cảm xúc tích cực và thực tại về việc bạn có thể làm gì cho cuộc sống của bạn.

Khi bạn bị mất phương hướng về quá khứ hoặc tương lai giống như rất nhiều người trong chúng ta dành quá nhiêu thời gian cho việc lo lắng cho những thứ đơn giản trở nên phức tạp. Và những thất bại cũng như lỗi lầm trong quá khứ sẽ lại trở lại để dìm bạn xuống cùng sự bi quan.

Bằng việc khởi động một buổi sáng thật từ từ và hi vọng là có thể duy trì nhiều nhất có thể với phần còn lại trong ngày, điều này sẽ giúp bạn trở nên rất vững trí trong thời điểm hiện tại của bạn.

Một cách đơn giản khác để quay lại rất nhanh với thời điểm bạn đang có và quay trở lại tập trung đó là chỉ tập trung vào những gì đang diễn ra xung quanh bạn ngay bây giờ trong một vài phút với tất cả tinh thần. Hãy nhìn nó. Nghe nó. Cảm nhận vị của nó. Cảm nhận ánh ban mai, mưa chiều hoặc những cơn gió mát trên làn da bạn.

Điều này có thể thoạt nghe giống như là một điều rất nhỏ hoặc chẳng có gì quan trọng cả. Nhưng đơn giản là quay lại kết nối với cuộc sống, với giây phút hiện tại thực sự mang đến một ảnh hưởng rất tích cực với khoảng thời gian còn lại trong ngày.

10 Thói Quen Tạo Tư Duy Tích Cực Của Người Thành Công

Khi Martin Seligman trở thành Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Mỹ và quyết định tập trung nghiên cứu cách tạo ra hạnh phúc và trầm cảm, ông nhận ra khoa học chứng minh được sự tích cực mang đến hạnh phúc và thành công hơn.

Những lợi ích của tư duy tích cực đã được khoa học chứng minh. Tích cực giúp khỏe mạnh, hạnh phúc và quyến rũ hơn. Nó còn giúp gia tăng năng lượng, động lực và hiệu suất. Suy nghĩ tích cực từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

Một số người được di truyền cách nhìn thế giới theo hướng bi quan. Theo công thức của hạnh phúc thì 50% phụ thuộc vào khuynh hướng sinh học, 10% do điều kiện và hoàn cảnh sống và 40% cho các hành động tự nguyện hay các lựa chọn hàng ngày. Vì vậy, di truyền là có thật nhưng nghĩ tích cực vẫn là một lựa chọn.

Luôn nói cảm ơn

Cảm ơn luôn là điều đầu tiên trong danh sách các việc làm nhằm phát triển tư duy tích cực. Nghiên cứu ” Science of Gratitude” của Đại học Pennsylvania cho biết số lượng lời cảm ơn mà chúng ta nói là một trong những yếu tố tạo ra sự hạnh phúc của chúng ta. Nói “cảm ơn” ba lần mỗi ngày đủ để phát triển thái độ tích cực.

Liệt kê 3 điều tích cực trước khi ngủ

Suy nghĩ tích cực trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, tạo sức khỏe tinh thần lâu dài, tâm trí và cơ thể được nghỉ ngơi nhiều hơn và cuộc sống ít căng thẳng hơn. Ngoài ra, viết ra ít nhất ba điều tốt đẹp bạn gặp trong ngày là một trong những cách tốt nhất nhằm tạo ra tư duy tích cực cho sáng hôm sau và cả tuần bận rộn.

Khẳng định bản thân bằng các điểm mạnh

Tập trung vào những gì bạn thực sự giỏi sẽ giúp bạn có cuộc sống tươi sáng. Tất cả chúng ta đều có sai sót, điểm yếu và phạm sai lầm. Tập trung vào những gì không tốt sẽ chỉ đốt cháy năng lượng của bạn. Thay vào đó, hãy luôn tập trung vào những thế mạnh có thể làm cho bạn tốt hơn, Hãy nghĩ về những thành công bạn đã đạt được để minh chứng cho khả năng mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp.

Học tập những tấm gương

Con người thường không muốn rời bỏ vùng thoải mái của bản thân, đặc biệt là sau khi vấp ngã. Nếu không có động lực phấn đấu, hãy tập trung học hỏi từ những tấm gương mà bạn ngưỡng mộ để suy nghĩ tích cực. Thông qua họ, chúng ta sẽ có động lực tự cải thiện bản thân. Những người tích cực tìm thấy hình mẫu lý tưởng từ những người họ yêu thích.

Ứng phó với những suy nghĩ tiêu cực

Trong cuốn sách “The Happiness Trap”, tác giả Russ Harris cho biết 80% suy nghĩ của mọi người có chứa một số loại nội dung tiêu cực. Có những suy nghĩ tiêu cực là điều bình thường nhưng sẽ là vấn đề khi bạn minh định nó là đúng.

Những người tích cực hiểu những suy nghĩ tiêu cực luôn là một phần trong họ nhưng không để cho những cảm xúc này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Họ xem những suy nghĩ này là điều gì đó độc lập với thực tế. Họ giải tỏa chúng bằng cách hát hay nói chuyện hài hước để chúng tan biến đi.

Không phàn nàn về thời tiết

Có khá nhiều tài liệu chứng minh các tác động khác nhau của thời tiết đến tâm trạng và phàn nàn về nó thường được xem là hành vi phổ biến ở con người. Tuy nhiên, những người thành công xem đây là cơ hội để rèn luyện tư duy tích cực. Với họ, chỉ cần một đôi ủng tốt là có thể tận hưởng cơn mưa. Trong khi đó, ánh nắng mặt trời để có thêm vitamin D.

Tập trung tìm kiếm giải pháp

Những người tiêu cực có xu hướng tập trung vào việc họ cảm thấy những gì đang xảy ra tệ đến thế nào. Duy trì sự bi quan là điều vô ích, tốn nhiều năng lượng và làm chúng ta mất tập trung. Trong khi đó, người tích cực sử dụng năng lượng để tìm giải pháp.

Chấp nhận các lựa chọn khác nhau

Những người tích cực hiểu rằng tùy chọn B và C có giá trị như tùy chọn A. Mọi thứ diễn ra khác với dự kiến không có nghĩa là mọi thứ đang diễn ra sai.

Mong chờ điều tốt đẹp

Yếu tố quyết định lớn nhất cho những điều tốt đẹp xảy ra là dự đoán và quyết tâm làm cho chúng xảy ra. Những người tích cực hy vọng đạt được tích cực và thể hiện chúng ra bên ngoài.

Luôn cười với mọi người trước tiên

Những người hay nở nụ cười thường là kết quả của việc rèn luyện tư duy tích cực. Người tích cực chủ động đóng góp vào việc lan truyền làn sóng hạnh phúc bằng cách nở nụ cười trước. Sự tử tế dẫn đến sự ân cần trong khi không tử tế mang đến sự tàn nhẫn.