Thói Quen Mua Hàng Là Gì / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Thói Quen Mua Hàng Của Người Việt

DenLEDNhat.Com – Sau nhiều năm cung cấp các sản phẩm Đèn LED Nhật cho các khách hàng và đặc biệt là sau khi mở kênh online phân phối Đèn LED Humitsu đến với tất cả các khách hàng trên mọi miền tổ quốc, thông qua hệ thống website TMĐT http://japanlighting.com và https://denlednhat.com. chúng tôi đã tổng hợp lại thành một bài viết và xin chia sẻ với mọi người.

Thói quen mua hàng của người Việt Nam

Một cuộc khảo sát cho thấy người tiêu dùng Việt Nam có thói quen mua sắm tạp hóa tại một nơi quen thuộc. 85% người được hỏi nói rằng họ trung thành với một cửa hàng. 60% cho biết đó là cửa hàng gần nhà hoặc gần chỗ làm.

1./ Mua hàng ở mỗi vùng miền khác nhau

Nước Việt Nam với sự trải dài địa lý và sự đa dạng, phong phú về văn hóa, lịch sử đã hình thành nên một Việt Nam có nhiều vùng miền khác nhau với những thói quen tiêu dùng rất đặc trưng. Sự khác biệt giữa các địa phương không chỉ thể hiện ở các vấn đề thường ngày như giọng nói, cách suy nghĩ, giao tiếp, ứng xử…mà còn cả ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định mua sắm.

a./ Người Sài Gòn thích từ ấn tượng đầu tiên, Hà Nội cẩn trọng và khắt khe

Nghiên cứu của FTA trong tháng 5.2009 cho thấy, người Hà Nội là những người cẩn trọng và khắt khe nhất trong việc lựa chọn sản phẩm. Trong khi đa phần người tiêu dùng ở các thành phố khác thường dựa vào sự tin tưởng và trải nghiệm đầu tiên với sản phẩm (đứng đầu là chúng tôi với 83%) thì người tiêu dùng Hà Nội có thể thay đổi suy nghĩ vài lần trước khi ra quyết định.

Họ cũng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định (99% bị ảnh hưởng bởi lời giới thiệu của gia đình, 91% bởi bạn bè, 94% bởi hàng xóm, 83% bởi đồng nghiệp, đối tác) và sẽ không bao giờ mua những gì mà người khác không mua. Do đó, để giành được niềm tin của người mua hàng Hà Nội, không chỉ đơn giản là giành được niềm tin của một người mà là niềm tin của cả tập thể. Nó giống với “hiệu ứng cánh bướm” hay “hiệu ứng đám đông” khi người này mua bảo người kia mua theo.

Có thể nói: người tiêu dùng chúng tôi gồm nhiều phân khúc khác nhau, còn người tiêu dùng Hà Nội là một phân khúc riêng biệt. Hà nội khi đã thích một sản phẩm hay thương hiệu nào rồi thì mức độ trung thành của họ là rất cao, khác hẳn với người tiêu dùng chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận cái mới. Suy ra từ sản phẩm đèn LED chiếu sáng Humitsu thì các khách hàng ở miền nam khi nhìn thấy các sản phẩm LED Humitsu Nhật bản thì đều có cảm nhận thích thú và có ấn tượng mạnh về sản phẩm khi mẫu mã của Humitsu khá khác với các mẫu LED khác trên thị trường. Trong khi đó người miền bắc cầm trên tay sản phẩm LED Nhật cảm giác rất thích thú nhưng vẫn đắn đo xem có nên mua không? và có mua thì bao giờ mua?

b./ Miền Bắc coi trọng vẻ bề ngoài, miền Nam ưu tiên giá trị đích thực

Hà nội có thói quen tiết kiệm nhưng người tiêu dùng Hà Nội lại rất chuộng hàng hiệu, đặc biệt là những mặt hàng giúp họ thể hiện đẳng cấp của mình, không chỉ là để thỏa mãn tâm lý coi trọng vẻ bề ngoài, thích nổi bật trước đám đông mà còn do suy nghĩ về lâu dài thì mua một sản phẩm có chất lượng sẽ tiết kiệm hơn. Họ cũng quan tâm đến chất lượng, xuất xứ của hàng hóa nhiều hơn những nơi khác và tỉ lệ này là tuyệt đối với trên 94%.

Hà thành cũng là nơi đòi hỏi phải được đối xử như một khách VIP cao nhất. Tiềm năng hình thành phân khúc cao cấp đối với những ngành hàng giúp người tiêu dùng trông tự tin và gây ấn tượng đối với người khác là rất lớn. Trong khi đó miền Nam thường chọn sản phẩm dựa trên những trải nghiệm chính thức từ sản phẩm hay dịch vụ đem lại, bao gồm những giá trị hữu hình và vô hình như tính năng của sản phẩm, dịch vụ đặc biệt là “thích” giá trị sản phẩm mang lại xứng đáng với đồng tiền bỏ ra.

Người miền Nam có xu hướng mua sắm nhanh và tùy hứng. Không bị áp lực bởi tâm lý khẳng định bản thân, thể hiện đẳng cấp và cũng không có thói quen tiết kiệm để có thể chi trả cho các sản phẩm đắt tiền nên họ có khuynh hướng mua các sản phẩm rẻ tiền hơn và mua sắm cũng thoải mái hơn. Chi tiêu nhiều hơn, nhưng chỉ 62% lên kế hoạch chi tiêu trong tháng, không nhiều và chặt chẽ như người tiêu dùng miền Trung và miền Bắc.

2./ Khuyến mãi đa dạng ở chúng tôi hậu mãi ở Hà Nội

3./ Thói quen mua hàng qua mạng của người Việt

“Với hơn 127 triệu thuê bao di động, Việt Nam đang dần tiếp cận với các hình thức kinh doanh thông qua các thiết bị di động”, bà Hà nói.

Bà Lê Thị Hà (Cục TMĐT và Công nghệ thông tin) cho hay 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ được người dân mua trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm (64%). Theo bà Hà, có đến 85% người dân truy cập internet bằng thiết bị di động và 74% người dân sử dụng thiết bị này để tìm kiếm thông tin trước khi mua hàng.

“Từ nay đến năm 2020, TMĐT trên nền tảng di động và mạng xã hội sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh. Với dân số hơn 90 triệu người, 127 triệu thuê bao di động, 21,9 triệu số thuê bao 3G, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển ứng dụng TMĐT”, bà Hà khẳng định.

4./ Thói quen mua sắm của người Việt đang thay đổi?

Với quan niệm kiêng mua sắm đồ dùng trong tháng 7 âm – tháng 8 dương đặc biệt là với đồ dùng có giá trị thì thường xuyên bị coi là thời điểm rơi doanh số trong năm. Tuy nhiên, theo thống kê gần đây hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi. Điển hình là sức bán của chúng tôi không giảm mà lại còn tăng hơn những tháng đầu năm.

5./ Thói quen mua sắm trên Facebook của người Việt

Hơn một nửa số người tham gia khảo sát đã từng mua thứ gì đó trên Facebook và trên các website TMĐT

Tổng hợp và chia sẻ trải nghiệm bởi: chúng tôi Bài viết có sử dụng nguồn tư liệu trên mạng internet

Tạo Thói Quen Học Tiếng Anh Hàng Ngày

Chỉ với một câu hỏi: “Phương pháp học tiếng Anh của bạn là gì?” sẽ có hàng ngàn câu trả lời khác nhau dựa vào kinh nghiệm học của mỗi người. Có người luyện kỹ năng tiếng Anh bằng cách nghe nhạc và xem các bộ phim nước ngoài, nhưng cũng có người luôn vùi đầu vào sách vở với cả một kho tàng kiến thức vô tận mà không biết đâu là điểm dừng. Tất cả những kinh nghiệm trên đều rất hữu ích nhưng điều quan trọng hơn nữa là xây dựng cho mình được thói quen học tiếng Anh hàng ngày – một công việc đơn giản nhưng lại có sức mạnh lớn trong việc tăng khả năng tiếng Anh của bạn.

Tất cả những người học tiếng Anh đều phải công nhận rằng: Tiếng Anh là một kho tàng vô tận và nếu như không đi đúng hướng, bạn có thể lạc đường trong mê cung kiến thức đó trên con đường để trở thành “người Anh”. Tuy nhiên, bạn đừng cố gắng học quá nhiều thứ cùng một lúc trong thời gian ngắn. Hãy xem việc thực hành như một thói quen nhỏ hàng ngày và hiệu quả học tập của bạn sẽ thay đổi thấy rõ.

1. Luyện nghe – 10 phút

Chỉ với 10 phút thực hành nghe hằng ngày, bạn đã có thể tạo cho mình thói quen phản xạ nghe tiếng Anh. Mỗi người đều lựa chọn cách thực hành nghe như thế nào phù hợp và thuận tiện nhất. Bạn có thể tham khảo những gợi ý sau:

– Kênh tin tức trên Tivi và Internet: hiện nay có rất nhiều kênh thông tin sử dụng tiếng Anh, thực hành nghe bằng các bản tin giúp bạn tiếp cận với tiếng Anh thông dụng được sử dụng hằng ngày hoặc tiếng Anh ở một số lĩnh vực cụ thể như: chính trị, kinh tế, văn hóa, dụ lịch. Kiến thức xã hội đi kèm với khả năng nghe tiếng Anh của bạn sẽ cải thiện đáng kể.

– Nghe nhạc: Nghe nhạc giúp bạn làm quen linh hoạt với các tiêu đề khó trong tiếng anh như: sự luyến âm, nối âm, ngữ điệu lên xuống..bởi đặc trưng của các bài hát là giai điệu rất phong phú. Bạn có thể nghe và hát theo để kết hợp luyện giọng tiếng Anh.

– Sử dụng CDs, VCDs và băng cassette của các giáo trình giảng dạy tiếng Anh

10 phút không ít nhưng cũng không quá nhiều để bạn luyện tập, chính vì vậy, tìm phương pháp phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của chính bạn là điều quan trọng nhất.

4. Luyện ngữ pháp – 10 phút

Đây là khoảng thời gian bạn nhớ lại những gì đã được học trên lớp, hoặc nếu như bạn tự học mà không tham gia một khóa học nào thì 10 phút này là thời điểm mà bạn lấy sách ngữ pháp và ôn lại những tiêu điểm ngữ pháp đã từng học. Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo ở các trang web học tiếng Anh online – mỗi ngày sẽ có những tiêu điểm ngữ pháp được giới thiệu (Tip of the Day). Ôn nhanh những tiêu điểm đó mà sau đó nhớ lại những cấu trúc, từ vựng mà bạn đã gặp trong 10 phút thực hành nghe và 10 phút thực hành đọc? Bạn có gặp lại những cấu trúc đấy không? Chúng được sử dụng như thế nào?

5. Luyện nói – 5 phút

Việc luyện nói hàng ngày đặc biệt quan trọng dù bạn chỉ dành ra 5 phút để thực hành. Hãy cố gắng nói thực sự (không phải nói thầm), tóm tắt lại những gì bạn đã nghe và đọc. Nếu như việc luyện tập này được thực hiện một mình sẽ gặp nhiều khó khăn thì bạn có thể cùng học tập với bạn bè.

( Nguồn: GE )

Comments

Thị Trường, Giá Cả, Thói Quen Mua Sắm Của Khách Hàng, Đâu Mới Là Chìa Khóa Thành Công?

Kinh doanh thời trang hiện nay là con đường khởi nghiệp của rất nhiều bạn trẻ. Nhưng để tới thành công thì không dễ dàng. Trong bối cảnh, cửa hàng thời trang xuất hiện như “nấm mọc sau mưa”, nhưng để trụ vững trên thương trường phải ít nhất 1 năm hoạt động và không có lỗ. Thị trường, giá cả, thói quen mua sắm của khách hàng, đâu mới là chìa khóa của thành công?

1. Thị trường

Bạn có ý tưởng kinh doanh quần áo nữ và quyết định bỏ vốn kinh doanh bởi sản phẩm này đang “hot” và có “tiềm năng” trên thị trường. Nhưng bạn đã thực sự tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng và dự đoán xu thế trong thời gian gần nhất chưa? Bạn có biết đối thủ cạnh tranh đang làm gì không? Trả lời được những câu hỏi cơ bản đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về thị trường kinh doanh thời trang mà mình đang tham gia “chiến đấu”.

2. Yếu tố giá cả

Bên cạnh mẫu mã, chất lượng, giá cả là một trong những yếu tố thúc đẩy quyết định mua sắm của khách hàng, chìa khóa thành công. Giá là thứ mà cửa hàng bạn đem ra chào hàng, giới thiệu về chất lượng sản phẩm thu hút khách hàng. Giá thấp vừa không đảm bảo lợi nhuận, vừa tạo cho khách hàng cảm giác không yên tâm về chất lượng sản phẩm, “tiền nào của nấy”. Trong khi giá quá cao thì không đủ sức cạnh tranh với đối thủ, doanh thu không bù lại được chi phí, dễ thua lỗ.

2.1. Chìa khóa thành công làm thế nào để có giá bán hợp lý?

Chiến lược về giá như thế nào để có thành công? Cân đối chi phí hoạt động bao gồm chi phí thuê mặt bằng, đầu tư cơ sở vật chất, thuê nhân viên… Giữa giá cả và thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nên đầu tư để nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng để có thể đưa ra mức ra hợp lý dựa trên chi phí đầu tư, chị phí bán hàng. Do vậy, giá sản phẩm có thể được điều chỉnh thường xuyên nhằm phản ánh đúng sự thay đổi chi phí, yêu cầu thị trường, mức độ cạnh tranh và lợi nhuận.

2.2. Một số bí quyết thiết lập giá cả cho các shop thời trang

– Bán ở mức giá cao hơn nếu shop bạn có những sản phẩm độc – lạ, chất lượng tốt hơn hoặc các dịch vụ như chăm sóc khách hàng, bảo hành, đổi trả linh hoạt, ship nhanh…

– Bán cùng giá với đối thủ là sự lựa chọn an toàn, vừa tối đa hóa lợi nhuận vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

– Bán ở mức giá thấp hơn để thu hút khách hàng, lấy số lượng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến rủi ro khách hàng sẽ đánh giá thấp chất lượng và uy tín của shop.

3. Thói quen mua sắm của khách hàng

Shop thời trang muốn phát triển và thành công thì phải thích nghi được với sự thay đổi trong thói quen và cách thức mua sắm của khách hàng. Thời đại mua sắm trực tuyến lên ngôi, chỉ cần ngồi ở nhà, khách hàng có thể xem giá, thông tin, so sánh sản phẩm thông qua điện thoại thông minh, máy tính. Với vài thao tác, họ có thể sở hữu món hàng yêu thích, tiết kiệm thời gian và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, họ vẫn có thể đến cửa hàng để tìm kiếm trải nghiệm mua sắm tốt hơn.

Khách hàng đến shop để kiểm tra lần cuối xem sản phẩm họ mua có thật như họ nghĩ không? Đây cũng chính là “thời điểm vàng” để các chủ shop có cơ hội tác động, kích thích nhu cầu mua sắm của họ.

3.1. Làm thế nào để hiểu đúng thói quen của khách hàng

Như vậy, nếu shop bạn chỉ bán hàng tại cửa hàng thì tự đánh mất phần lớn khách hàng. 8 trong 10 người được hỏi thì họ ít nhất một lần từng mua quần áo, phụ kiện thời trang online. Cơ hội khai thác khách hàng tiềm năng trên các kênh bán hàng online là rất lớn. Ngược lại, nếu bạn chỉ bán hàng online thì không chinh phục được những khách hàng khó tính, khi họ muốn kiểm chứng lại uy tín và thương hiệu của bạn.

Do vậy ứng dụng công nghệ, bán hàng đa kênh sẽ phát huy tối đa mọi ưu điểm của các kênh bán hàng online – offline. Kích thích khách đến cửa hàng mua sắm, vừa dễ kết nối và tìm hiểu nhu cầu của họ để điều chỉnh sản phẩm, giá cả và chất lượng dịch vụ.

4. Xác định yếu tố mấu chốt

Qua phân tích trên có thể thấy, thị trường, giá cả và thói quen của khách hàng đều là những yếu tố quan trọng của chìa khóa thành công. Thị trường quyết định giá cả sản phẩm, thói quen của khách hàng khiến thị trường thay đổi. Những mối quan hệ tương trợ nhau để hoạt động kinh doanh thành công.

Bên cạnh đó, shop thời trang cần có chiến lược kinh doanh cụ thể để chủ động về nguồn vốn. Rất nhiều shop thời trang mở ra được 2-3 tháng đã treo biển thanh lý cửa hàng do không đủ vốn hoặc chi phí ngốn vào tiền vỗn, lãi không thấy mà chỉ thấy lỗ.

Thói Quen Của Học Sinh Là Gì?

Học sinh là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ tiếp nối truyền thống ông cha xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Chính vì vậy, việc giáo dục và đào tạo học sinh là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Và bước đầu tiên trong suốt một quá trình đào tạo đó chính là tạo cho học sinh những thói quen tốt ngay từ ban đầu. Vậy thói quen của học sinh là gì? Cần giáo dục cho học sinh những thói quen gì? Luôn là câu hỏi làm cho nhiều người băn khoăn suy nghĩ.

Thói quen của học sinh là gì?

Thói quen ngăn nắp va biết sắp xếp: Việc sắp xếp ngăn nắp sách vở hay những dụng cụ học tập của mình là thói quen đầu tiên mà mỗi học sinh đều cần phải học. Khi được rèn luyện thói quen này, các em sẽ có thể tự sắp xếp tập sách mà mình học theo thời khóa biểu mỗi ngày mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Điều này giúp trẻ sớm hình thành ý thức về sự tự lập hơn là phải phụ thuộc vào người khác.

Rèn luyện tính kiên trì: Kiên trì là một thói quen không chỉ cần có ở riêng học sinh. Khi được rèn luyện thói quen kiên trì, học sinh sẽ rất thành công trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống kể cả học tập.

Thói quen trình bày sự việc: đây không chỉ là một kĩ năng mà nó còn là một thói quen giúp phát triển tư duy của học sinh. Khi được hỏi về một câu chuyện hay sự việc nào đó, việc của học sinh là kể hay thuật lại sao cho người hỏi có thể hiểu được vấn đề mà mình muốn nói. Và thói quen trình bày sẽ thúc đẩy tư duy suy nghĩ và tóm tắt lại vấn đề sao cho logic và hợp lí nhất.

Thói quen lễ phép và biết tôn trọng kỉ luật: Trong một môi trường giáo dục, học sinh phải tuân thủ với các nội quy, nề nếp được đặt ra. Việc phải làm quen với môi trường, hoàn cảnh nghiêm khắc này cần có một khoảng thời gian thì mới có thể định hình được. Ngoài ra, việc biết lễ phép và tôn trọng người khác cũng là một thói quen không thể thiếu được ở mỗi học sinh.

Thói quen tập trung trong mọi công việc: Ở lứa tuổi học sinh, việc ham chơi là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, thói quen này giúp học sinh chú ý và tập trung hơn trong việc mình đang làm. Nó giáo dục cho học sinh ý thức được việc gì mình đang cần tập trung để hoàn thành còn việc gì mình cần phải để sau. Ví dụ trong học tập, sự tập trung sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn.

Học sinh có những điểm chung nào

Đa số học sinh trên toàn thế giới đều luôn có những điểm chung mà ai cũng có thể nhận ra được. Và đó cũng chính là những tật xấu khó bỏ của học sinh làm cho thầy cô luôn cảm thấy khó chịu trong giờ dạy của mình. Những điểm chung đó là:

Nói chuyện riêng trong giờ học: Đây là thói quen khó bỏ của học sinh mà học sinh nào cũng có dù ở đâu hay ở độ tuổi nào. Chỉ với một mẩu chuyện nhỏ, các bạn có thể “tám” với nhau hàng giờ. Và thói quen này nếu diễn ra trong giờ học sẽ làm giáo viên cảm thấy khó chịu và đồng thời các bạn cũng bỏ qua và không tiếp thu được bài giảng của giáo viên.

Ăn vụng trong lớp: Ăn vụng trong lớp là cách ăn khổ sở nhất nhưng bất cứ học sinh nào cũng muốn thử. Thói quen khó bỏ này bắt nguồn từ suy nghĩ và cảm giác của việc ăn lén lút trong giờ học. Khi ăn lén lút, dường như các bạn lại cảm thấy ngon hơn cả lúc ăn bình thường. Thế nên, những thức ăn cứ như “một căn bệnh” được truyền từ bàn này sang bàn khác mặc dù biết rõ hậu quả là giáo viên sẽ trách phạt nếu bắt gặp.

Ngủ gật trong lớp: ngủ gật trong lớp dường như là một hình ảnh không còn quá xa lạ với bất kì ai. Chỉ với một tay chống cằm hay một cái gục đầu trên bàn là các bạn đã có thể đánh một giấc ngon lành. Đây là một thói quen khó bỏ của học sinh. Nguyên nhân dẫn đến việc ngủ gật có thể từ viêc thức khuya hay bài giảng quá chán. Tuy nhiên, thói quen này cần được thay đổi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp thu bài giảng của học sinh trên lớp.