Thói Quen Là Một Thứ Gì Đó Rất Đáng Sợ / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Thói Quen Là Một Thứ Gì Đó Rất Đáng Sợ

Cô độc lâu quá khiến con người ta tự thiết lập cho mình một hàng rào bảo vệ chính mình, cô đơn lâu quá dần dà trở thành một thứ hiển nhiên chẳng có gì đáng ngại. Rồi riết ráo trở thành những thói quen.

Ny nghĩ rằng chắc hẳn rất rất nhiều người cũng giống Ny, điển hình như cô bạn “sinh đôi” của Ny ấy. Bọn Ny cứ ngồi với nhau lại chất vấn nhau những câu hỏi đại loại như:

“Ý nghĩa của cuộc sống này là gì?” “Làm sao để thoát khỏi cái vỏ bọc cô độc đây?” “Cái gì sẽ khiến ta vui vẻ?”

Rồi! Hai đứa nhìn nhau cười trừ. Con người ta giống nhau quá, có những khúc mắc tương tự quá, thì chỉ biết đồng cảm cho nhau chứ chẳng thể đưa nổi nhau lời khuyên nào.

Hôm nay, ngồi nghe mấy chị trong văn phòng nói chuyện, có câu chuyện về một người phát hiện ra chồng mình ngoại tình, chị ấy căm ghét chồng, cảm giác ghê rợn với chồng, nhưng chị lại không dứt khoát ly dị với anh ấy đi. Cuộc sống hôn nhân đã rơi vào ngõ cụt, mọi thứ chẳng còn gì để cứu vớt, ai cũng chán nản, mệt mỏi và ghê sợ nhau. Vậy mà chị vẫn cứ tìm cách để đeo đuổi níu kéo anh ấy khi còn có thể.

Chị N. bảo rằng đâu thể dễ dàng mà từ bỏ, tự nhiên cuộc sống đang có một người đàn ông trong nhà, khi từ bỏ thì có chút gì đó hụt hẫng, có chút xót xa, cái gì cũng cần có thời gian của nó. Đó giống như một thói quen, và khi đã trở thành thói quen thì rất khó từ bỏ. Cái thói quen xấu khi khó từ bỏ thì thật đáng sợ. Chẳng phải con người không muốn từ bỏ nó, chỉ là làm không được. Nhưng rồi thời gian sẽ là thuốc chữa cho tất cả, kể cả những thói quen đáng sợ ấy. Vậy nên hãy từ từ thôi. Đừng ép buộc mình.

Ny nhớ lại thói quen của Ny cách đây một năm trước. Hàng ngày, Ny vẫn cầm điện thoại nói chuyện với Anh vu vơ. Anh trả lời cộc lốc, lạnh lùng và vô tình. Vậy mà Ny vẫn cảm thấy ấm áp khi nhận những tin nhắn vô tình ấy. Có hôm Anh hỏi Ny “Nhắn tin cho Anh trở thành thói quen rồi hả?” Ny trả lời ậm ừ. Anh bảo “Từ từ Ny sẽ từ bỏ được thôi, chỉ cần cố gắng thôi mà.”

Vậy đấy, Anh nói đúng rồi đấy. Ny đã không còn thói quen đó nữa. Chợt! Hôm qua, Ny nhớ lại thói quen. Ny nhắn tin cho Anh. Cũng chỉ là một câu “Anh ơi!”

Khoảng gần 2 tiếng đồng hồ sau Anh nhắn lại, ” j day em (gì đấy em)”

Tối qua, Ny bất giác thấy cô độc trong cái gian phòng rộng thênh thang ấy, căn phòng trên tầng 3, 2 cánh cửa sổ, gió lồng lộng lùa vào. Một mình, Ny nằm đó, đối ngược lại ánh đèn sáng chang chang, tay Ny vẫn cầm điện thoại, Ny đợi tin nhắn của Anh, Ny thiếp đi. Nhưng tin nhắn tới, Ny lặng im, Ny chẳng biết reply lại như thế nào cả. Chẳng lẽ hỏi anh “Anh khỏe chứ?” hay ” Khi nào Anh giới thiệu cô ấy với Ny?” hay “Anh có bao giờ nhớ tới Ny không?” bla bla. Thật tệ. Ny thật khùng. Ny có những thói quen thật khùng.

-Trang Nguyễn-

*Featured image: Kate Kinley

12 Thói Quen Xấu Trong Giao Tiếp Ứng Xử Rất Nhiều Người Mắc Phải

1. Thay vì nói “chúng ta” thì liên tục sử dụng “tôi”

Nghe có vẻ khó hiểu nhưng nếu để ý, bạn sẽ nhận ra rằng, rất nhiều người thường có thói quen “Theo tôi…”, “Tôi nghĩ….”, “Tôi muốn…”, “Tôi cần…”, “Anh/chị sai hoàn toàn….”, “Tốt hơn nên”... khi làm việc nhóm. Thực tế, chẳng ai thích suốt ngày phải làm theo ý kiến của người khác, do vậy mà “cái tôi” luôn trỗi dậy khiến bạn nhầm tưởng rằng việc khẳng định vị trí của bản thân mình trong mọi tình huống là luôn đúng. Tuy nhiên, đừng quên là bạn đang làm việc nhóm và bạn là một thành viên trong đó. Làm việc để giải quyết vấn đề chứ không phải để trở thành người anh hùng hay nỗ lực để đánh bại ai cả.

2. Nhìn sang một hướng khác khi nói chuyện

Bao nhiêu lần bạn đang nói chuyện với bạn bè, người thân, đồng nghiệp… mà mắt chỉ tập trung vào điện thoại hay máy tính? Dù vô tình hay cố ý thì chắc chắn, rất nhiều người đã từng mắc phải điều này và cũng đã từng bị ai đó “đối xử” ngược lại: cố gắng kể một câu chuyện nhưng chẳng ai để ý. Hãy nghĩ đến cảm xúc của bạn vào lúc này: bực tức, khó chịu và chỉ muốn nói thẳng ra cho họ biết điều đó. Họ cũng như vậy.

Việc xem đồng hồ trong khi nói chuyện với người khác là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng, mất kiên nhẫn và cái tôi quá lớn. Cử chỉ thiếu thân thiện này cũng gửi đến một thông điệp đối với người đối diện rằng bạn đang muốn làm những việc khác thay vì nói chuyện với họ.

Quay lưng lại với người đối diện trong các cuộc trò chuyện cũng là một trong những điều cấm kỵ nhất mà rất nhiều người thành công khuyên các bạn trẻ đừng bao giờ mắc phải. Bởi lẽ hành vi này ám chỉ rằng bạn không hề thoải mái khi nói chuyện với họ và thật sự phản ứng này còn khắc nghiệt hơn cả lời nói thẳng ” Tôi không muốn tiếp tục câu chuyện nữa”.

“Hãy nhìn thẳng vào mắt đối phương khi nói lời xin lỗi. Tất cả những cảm xúc của con người đều được thể hiện qua ánh mắt. Nếu muốn xin lỗi một cách thật lòng, hãy nhìn thẳng vào mắt đối phương, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự cảm thông xứng đáng”.

3. Ngắt lời người khác

Ngắt lời người khác dường như là thói quen của rất nhiều người. Có thể, do đối phương chưa biết cách trò chuyện một cách cuốn hút hay đơn giản là bạn nóng lòng muốn đưa ra quan điểm của mình. Phụ nữ có xu hướng ngắt lời người khác vì họ sợ quên điều tiếp theo cần nói và họ muốn nói khi đang có hứng. Trong khi đó, nam giới thường ngắt lời người khác vì muốn khẳng định uy quyền của mình. Cho dù là lý do gì thì hình như bạn vẫn chỉ muốn chứng tỏ “Tôi quan trọng hơn bạn”. Đây là một thói quen vô cùng xấu cần thay đổi ngay lập tức.

4. Sử dụng quá nhiều ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể phản ánh đến 90% điều mà chúng ta muốn nói. Bạn khua chân múa tay quá nhiều, bạn lắc đầu, bắt chéo chân, bịt tai, nhắm mắt hay đảo mắt liên tục… Tất cả đều là những dấu hiệu khó chịu khiến người cảm khác cảm thấy rằng bạn đang không thực sự chú ý vào câu chuyện họ đang nói, chẳng hạn như:

Khoanh tay hoặc khoanh chân ở một mức độ nào đó cho thấy bạn không muốn đón nhận những gì người khác đang nói. Trong trường hợp này, cho dù bạn mỉm cười hay cố gắng đáp lại thì người đối diện cũng sẽ có một suy nghĩ rằng có lẽ họ nên dừng nói chuyện với bạn.

Nhăn mặt là một cử chỉ mà bất cứ ai cũng nên tránh. Bởi vì, khi khuôn mặt không được tươi tắn hay có vẻ không vui vì một điều gì đó thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới mọi thứ xung quanh bạn.

Gật đầu lia lịa mặc dù không quá quan trọng, tuy nhiên nếu trong cuộc đàm phán hoặc giao tiếp với khách hàng, việc gật điều quá nhiều sẽ tạo ra những nghi ngờ không đáng có.

Vò đầu bứt tóc trong các cuộc đối thoại có nghĩa bạn đang lo lắng điều gì đó? Liệu rằng bạn đang có những cuộc hẹn khác hoặc một công việc nào đó đang dở dang? Cho dù là gì thì một khi đang nói chuyện với người khác, bạn cũng không nên thể hiện điều đó ra ngoài, trừ khi đó là những người rất gần gũi với bạn.

Thõng vai là một dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng. Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có đủ tự tin để nói với ông chủ rằng “Tôi không hiểu tại sao tôi phải lắng nghe ông” nhưng nếu bạn thõng vai thì thực sự là bạn đã phản ứng một cách mãnh liệt hơn cả những gì bạn muốn nói.

Việc bắt tay quá nhanh, mạnh hoặc quá yếu cũng khiến người khác có cảm giác rằng, bạn thiếu thân thiện. Đặc biệt, có trường hợp một cái bắt tay e dè còn khiến đối phương nghĩ rằng họ có vấn đề gì đó không vừa lòng bạn.

Khi nói chuyện với người khác, hãy cố gắng đừng đứng quá gần họ. Bởi lẽ, nếu bạn làm ngược lại sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái khi tâm sự và còn nghi ngờ bạn đang có ý đồ gì chăng?

5. Trả lời một cách bâng quơ

Bạn đã từng nói điều gì với ai đó và cảm thấy khó chịu vì họ thực sự chẳng chú ý nghe gì cả? Điều mà họ phản ứng với bạn chỉ đơn thuần là “Mmmmm hmmmm…” hoặc “vâng…” và bạn cũng đã từng mắc phải như vậy. Trong trường hợp này, hãy cố gắng nói thêm một vài câu khác như “Vâng, điều mà tôi nghe được là khi tôi đến muộn, bạn sẽ lo lắng phải không? Tôi có nghe chính xác không?”. Hãy lựa chọn cách nói dài ra phù hợp, điều này sẽ khiến họ hiểu rằng bạn không chỉ nghe họ nói mà còn cố gắng diễn đạt lại để nói với họ rằng bạn đã nghe chúng.

6. Tỏ ra là người “biết tuốt”

Bạn trợn tròn mắt với người khác và nói rằng “Cho dù tôi chưa nghe hết câu chuyện nhưng tôi thừa hiểu chuyện bạn sắp nói tiếp”. Có thể bạn hiểu, có thể không nhưng đừng bao giờ làm điều đó. Khi người khác đang muốn chia sẻ, hãy lắng nghe, đừng ngắt lời và đừng tỏ ra mình “trên thông thiên, dưới tường địa lý”.

7. Để cảm xúc chi phối những gì bạn nói

Một sự việc nhỏ nhưng vì không biết kiềm chế cảm xúc nên bạn đã để nó “bùng cháy” và rồi công việc, cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng. Một cuộc tranh luận nhẹ nhàng nhưng chỉ vì cái tôi quá lớn khiến bạn sử dụng những từ ngữ thô kệch và ngôn ngữ cơ thể quá đà, gây phản cảm trước đối phương. Tất cả đều là những thói quen cần thay đổi.

8. Không thể hiện ý muốn lắng nghe

9. Liên tục kể về câu chuyện của mình

Bạn chỉ liên tục nói về cuộc sống, chuyện gia đình và công việc của mình mà không quan tâm tới việc người khác có đang nghe hay họ có thực sự hiểu hết những gì bạn đã nói? Đừng bao giờ coi mình là trung tâm của câu chuyện.

10. Tập trung “soi” tính cách của người khác mà không lắng nghe điều họ nói

Khi ai đó đang chia sẻ hay trò chuyện với bạn, hãy thực sự lắng nghe thay vì cố gắng “đọc vị” tính cách của họ. Hiểu tính cách của người khác để biết cách chèo lái câu chuyện theo hướng tích cực là điều tốt nhưng đừng quá lạm dụng.

11. Quá nhiều từ “nhưng”

Nghe có vẻ khó hiểu nhưng sẽ đơn giản hơn nếu bạn chú ý vào ví dụ này ” Tôi xin lỗi nhưng liệu tôi có làm phiền bạn không”; “Đây thực sự là một ý tồi nhưng……”; “Vâng, đúng vậy, bạn đang làm phiền tôi đó”… Liệu bạn đã hiểu vấn đề?

Hãy hạn chế từ “nhưng”, thay vào đó là sự kiên định và chắc chắn.

12. Không giao tiếp bằng mắt

Một điều thêm nữa là việc nhìn xuống, trừng mắt, hoặc trợn tròn mắt trong khi có ai đó đang nói chuyện với bạn về công việc của họ thì cũng sẽ khiến bạn có những hình ảnh xấu trong mắt người khác.

Mất Bao Lâu Để Từ Bỏ Một Thói Quen?

Đó là nhận định của tác giả Michal Stawicki trên trang hỏi đáp Quora, dành cho câu hỏi “Mất bao lâu để từ bỏ một thói quen cũ?”. Michal Stawicki là chủ website ExpandBeyondYourself, tác giả các cuốn sách Master Your Time in 10 Minutes a Day (tạm dịch: Quản trị thời gian trong 10 phút mỗi ngày), Learn to Read with Great Speed (tạm dịch: Học cách đọc với tốc độ cực nhanh)…

Theo Michal , về cơ bản, một thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện đã được in cứng trong não bộ. Cách duy nhất để phá bỏ nó là… phá bỏ luôn bộ não.

Nói cách khác, thói quen là thứ không thể phá bỏ. Chúng chỉ có thể được thay đổi. Chúng ta không thể vứt bỏ một thói quen, nhưng chúng ta có thể điều hướng chúng. Khi một thói quen đã trở thành một phản xạ được lưu vào não, chúng ta chỉ có thể “ghi đè” lên nó bằng một thói quen mới.

Thói quen được lưu trữ trong não thế nào?

Trên thực tế, một thói quen được lưu lại trong các nơ-ron như một vòng lặp gồm 3 yếu tố: một gợi ý/tác nhân giúp kích hoạt một thói quen, một thói quen đến sau sự kích hoạt, và một điểm cuối cùng trong vòng lặp này (thường được gọi là một phần thưởng).

Tất cả mọi thứ đều có thể là một sự gợi ý/tác nhân: một nơi chốn, một thời điểm trong ngày, một tình trạng cảm xúc, thậm chí là một từ ngữ hoặc một sự kiện nào đó. Vì trí nhớ con người có tính liên kết nên sự gợi ý thường là một chuỗi những sự kiện nhất định. Chẳng hạn, sự chán nản ở nơi làm việc sẽ kích hoạt những hành vi rất khác so với sự chán nản khi đang ở nhà.

Dùng ý thức để thay đổi thói quen

Chúng ta không thể thay đổi được sự kích hoạt. Một chuỗi những điều kiện nhất định sẽ luôn tạo ra một thói quen nào đó. Nhưng nếu dùng ý thức để can thiệp, chúng ta có thể thay đổi được thói quen này bằng cách… tạo ra một thói quen khác. Chẳng hạn, một số người chọn thay thế thói quen hút thuốc lá thành thói quen nhai kẹo cao su bạc hà.

Có một số cách giúp bạn thay đổi thói quen một cách triệt để, đến mức trông có vẻ như bạn đã từ bỏ được thói quen đó. Sự thay đổi đôi khi diễn ra ngay lập tức, đôi khi trong vòng vài ngày, có khi lên đến khoảng 21 ngày. Thông thường, quá trình thay đổi một thói quen dài tương đương với khoảng thời gian chúng ta định hình và thực hiện nó ở lần đầu tiên.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, thói quen không thể bị phá vỡ, nó chỉ “trông có vẻ” như vậy mà thôi.

Cách nào để từ bỏ thói quen một cách nhanh chóng?

Việc từ bỏ thói quen một cách nhanh chóng chỉ xảy ra ở một trong 2 trường hợp: hoặc là sự kích hoạt thói quen đó đã bị loại ra khỏi cuộc sống của bạn, hoặc là bạn đã trải qua quá trình nhận thức mạnh mẽ đến mức từ chối nó và làm mới lại toàn bộ con người mình.

Nếu bạn chỉ đơn thuần là loại bỏ các tác nhân kích hoạt một thói quen cũ, bạn nên biết được điều đó, nhằm chuẩn bị tâm thế rằng, khi các tác nhân kích hoạt quay trở lại, thói quen cũ của bạn sẽ lại được… giải phóng.

Nếu muốn từ bỏ một thói quen, bạn cần phải xác định những tác nhân của nó và thay thế thói quen cũ bằng thói quen mới. Nếu muốn thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh chóng, chẳng hạn như trong vòng 21 ngày, bạn cần phải tập trung cao độ và lặp đi lặp lại sự thay thế đó. Đối với 99% chúng ta, đây là một nhiệm vụ bất khả thi.

Nói tóm lại, cách tốt nhất để từ bỏ một thói quen là hiểu về chính mình, biết được các tác nhân kích hoạt thói quen, và cần mẫn dần loại bỏ các tác nhân ấy ra khỏi cuộc sống. Việc cần làm sau đó là tạo ra những thói quen hoàn toàn mới để lấp đầy khoảng trống mà những thói quen cũ để lại.

Thói Quen Của Học Sinh Là Gì?

Học sinh là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ tiếp nối truyền thống ông cha xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Chính vì vậy, việc giáo dục và đào tạo học sinh là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Và bước đầu tiên trong suốt một quá trình đào tạo đó chính là tạo cho học sinh những thói quen tốt ngay từ ban đầu. Vậy thói quen của học sinh là gì? Cần giáo dục cho học sinh những thói quen gì? Luôn là câu hỏi làm cho nhiều người băn khoăn suy nghĩ.

Thói quen của học sinh là gì?

Thói quen ngăn nắp va biết sắp xếp: Việc sắp xếp ngăn nắp sách vở hay những dụng cụ học tập của mình là thói quen đầu tiên mà mỗi học sinh đều cần phải học. Khi được rèn luyện thói quen này, các em sẽ có thể tự sắp xếp tập sách mà mình học theo thời khóa biểu mỗi ngày mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Điều này giúp trẻ sớm hình thành ý thức về sự tự lập hơn là phải phụ thuộc vào người khác.

Rèn luyện tính kiên trì: Kiên trì là một thói quen không chỉ cần có ở riêng học sinh. Khi được rèn luyện thói quen kiên trì, học sinh sẽ rất thành công trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống kể cả học tập.

Thói quen trình bày sự việc: đây không chỉ là một kĩ năng mà nó còn là một thói quen giúp phát triển tư duy của học sinh. Khi được hỏi về một câu chuyện hay sự việc nào đó, việc của học sinh là kể hay thuật lại sao cho người hỏi có thể hiểu được vấn đề mà mình muốn nói. Và thói quen trình bày sẽ thúc đẩy tư duy suy nghĩ và tóm tắt lại vấn đề sao cho logic và hợp lí nhất.

Thói quen lễ phép và biết tôn trọng kỉ luật: Trong một môi trường giáo dục, học sinh phải tuân thủ với các nội quy, nề nếp được đặt ra. Việc phải làm quen với môi trường, hoàn cảnh nghiêm khắc này cần có một khoảng thời gian thì mới có thể định hình được. Ngoài ra, việc biết lễ phép và tôn trọng người khác cũng là một thói quen không thể thiếu được ở mỗi học sinh.

Thói quen tập trung trong mọi công việc: Ở lứa tuổi học sinh, việc ham chơi là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, thói quen này giúp học sinh chú ý và tập trung hơn trong việc mình đang làm. Nó giáo dục cho học sinh ý thức được việc gì mình đang cần tập trung để hoàn thành còn việc gì mình cần phải để sau. Ví dụ trong học tập, sự tập trung sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn.

Học sinh có những điểm chung nào

Đa số học sinh trên toàn thế giới đều luôn có những điểm chung mà ai cũng có thể nhận ra được. Và đó cũng chính là những tật xấu khó bỏ của học sinh làm cho thầy cô luôn cảm thấy khó chịu trong giờ dạy của mình. Những điểm chung đó là:

Nói chuyện riêng trong giờ học: Đây là thói quen khó bỏ của học sinh mà học sinh nào cũng có dù ở đâu hay ở độ tuổi nào. Chỉ với một mẩu chuyện nhỏ, các bạn có thể “tám” với nhau hàng giờ. Và thói quen này nếu diễn ra trong giờ học sẽ làm giáo viên cảm thấy khó chịu và đồng thời các bạn cũng bỏ qua và không tiếp thu được bài giảng của giáo viên.

Ăn vụng trong lớp: Ăn vụng trong lớp là cách ăn khổ sở nhất nhưng bất cứ học sinh nào cũng muốn thử. Thói quen khó bỏ này bắt nguồn từ suy nghĩ và cảm giác của việc ăn lén lút trong giờ học. Khi ăn lén lút, dường như các bạn lại cảm thấy ngon hơn cả lúc ăn bình thường. Thế nên, những thức ăn cứ như “một căn bệnh” được truyền từ bàn này sang bàn khác mặc dù biết rõ hậu quả là giáo viên sẽ trách phạt nếu bắt gặp.

Ngủ gật trong lớp: ngủ gật trong lớp dường như là một hình ảnh không còn quá xa lạ với bất kì ai. Chỉ với một tay chống cằm hay một cái gục đầu trên bàn là các bạn đã có thể đánh một giấc ngon lành. Đây là một thói quen khó bỏ của học sinh. Nguyên nhân dẫn đến việc ngủ gật có thể từ viêc thức khuya hay bài giảng quá chán. Tuy nhiên, thói quen này cần được thay đổi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp thu bài giảng của học sinh trên lớp.