Thói Quen Khó Bỏ Là Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Là Tình Yêu Hay Thói Quen Khó Từ Bỏ?

Có người gọi đó là thích, là đam mê nhất thời, có người khẳng định đó chính là tình yêu thực sự. Cũng có những người có thể yêu mãi một người từ năm này sang năm khác, tình yêu bền bỉ và đáng khâm phục trong mắt mọi người biết bao… nhưng rồi bỗng dưng, ta lại thấy người mà họ nắm tay trên lễ đường nói lời đính ước là một ai đó xa lạ. Nhiều người đổ cho hoàn cảnh, địa vị, không hợp nhau, nhưng cũng có người thẳng thắn thừa nhận là do họ đã tìm được một người phù hợp hơn.

Vậy tại sao yêu nhau một khoảng thời gian dài đằng đẵng như vậy lại có lúc nhận ra rằng vốn dĩ hai người chẳng thuộc về nhau? Tình cảm có đôi khi rất khó nắm bắt, nó khiến bạn đau đầu không biết cảm xúc của bạn dành cho ai đó là vô tình nhầm lẫn giữa một tình yêu theo thói quen hay là tình yêu thực sự?

Có thể nói, tình yêu theo thói quen cũng giống sự lặp lại những điều cũ kỹ nhưng luôn khiến người ta thấy bình tâm và an toàn, nếu không có, sẽ cho người ta cảm giác “thiếu thiếu điều gì đó”.

Đôi khi, chỉ đơn giản như hai người hàng xóm lâu năm, đến ngày nào đó một trong hai sẽ chuyển đi nơi khác. Cũng chỉ là đôi khi, niềm thương mến đối với người thân thiết, với một người lấp đầy những trống rỗng, lướt qua miền sâu thẳm nhất để chữa lành vết thương lòng, khiến ta vô tình trở nên ngộ nhận.

Chúng ta cứ tạo cho nhau những thói quen, để rồi lại khiến bản thân nhầm tưởng đó là hạnh phúc, lao đầu theo những yêu thương mỏng manh mà cứ ngỡ đó là thứ tình cảm sâu sắc từ tận đáy lòng mình. Tình yêu theo thói quen cho người ta cảm giác việc yêu một người cũng giống như chơi xổ số, xác suất tìm đúng người là rất nhỏ.

Ngược lại, tình yêu thực sự khiến người ta có cảm giác đã tìm đúng mảnh ghép của đời, luôn làm người trong cuộc sốc nổi, ngẫu hứng một cách nồng nhiệt và chân thành. Hai con người xa lạ nhưng có ý hướng nhất định phải về chung một nhà, không tồn tại sự cân nhắc, chỉ cần trái tim rung động.

Tình yêu thực sự luôn đem lại cảm giác mới mẻ từ những điều cũ kỹ, là không cần biết người bên ngoài nói gì, nghĩ gì. Chỉ cần người trong cuộc luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Nó đủ mạnh để đạp đổ cả dư luận mà bên nhau. Cũng có khi nó làm cho người ta cảm giác đáp số cuộc đời mình chỉ duy nhất ở một người, đơn giản là sự chấp nhận hoàn toàn con người nhau, để được thuộc về nhau mãi mãi.

Tình yêu có thể là một vùng đất thoải mái, một nơi trú ngụ mà bạn có thể dựa vào để cảm thấy an toàn. Nhưng lại trong một cách gọi khác, nó cũng là một nơi nguy hiểm, nơi bạn có thể có được những gì mình mong muốn hoặc đang làm tổn thương chính mình.

Đừng vì thói quen mà lầm tưởng đó là số phận của đời mình, nắm hay buông đều do mình quyết. Định mệnh vốn dĩ không phụ thuộc vào trời đất, mối nhân duyên được định ở lại bên cạnh ta đều đã được sắp đặt sẵn, đó chính là sự lựa chọn của chính bản thân mình.

Tình yêu là khi bạn muốn những gì bạn cần và cần những gì bạn muốn. Đừng sợ hãi khi phải bước ra khỏi vùng đất an toàn của mình. Hãy dành chút thời gian mà suy nghĩ về tình yêu để biết rằng mình đang yêu một người theo thói quen hay theo tình cảm chân thật.

Thục Nguyên

Người Lớn Khó Học Tiếng Anh Vì Thói Quen Cũ Khó Bỏ

SSDH – “You can’t teach an old dog new tricks”, thành ngữ tiếng Anh ám chỉ rằng rất khó để thay đổi thói quen có từ lâu của ai đó. Học tiếng Anh với người lớn cũng vậy.

Thầy giáo Tây Jesse Peterson.

Vấn đề này trong tiếng Anh gọi là “sự hóa đá”. Khi những cái sai bị “hóa đá” lại bên trong như một thói quen, rất khó để sửa chữa. Các thói quen xấu thường gặp bao gồm không phát âm âm cuối của từ, phát âm sai, nói sai ngữ pháp.

Việc sửa thói quen cũ rất phức tạp, không chỉ phụ thuộc vào giáo viên mà đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân học viên.

Tôi từng có cơ hội quan sát các giáo viên một trường tiểu học ở TP HCM. Một nhóm 38 người tham dự khóa học để chuẩn bị cho kỳ thi FCE. Những người này đều đã có thời gian dài dạy và học tiếng Anh nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề khi nói.

Khi học ở chỗ tôi, các giáo viên được dạy tất cả mọi thứ cần thiết để nói tiếng Anh tốt như cách phát âm tốt, cách ngăn chặn những thói quen xấu, làm thế nào để học tập hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, họ không quan tâm. Họ chỉ muốn vượt qua kỳ thi FCE. Họ không làm bài tập, không cố gắng hết sức. Một số người xin về nhà sớm vì quá mệt. Nếu có vấn đề nhầm lẫn hay vướng mắc, họ chỉ ngồi đó cho đến khi kết thúc bài giảng mà không ý kiến gì. Họ cũng đến lớp trễ và sử dụng điện thoại di động trong giờ. Họ lập luận và từ chối hợp tác nếu họ không đồng ý với người dạy, trong khi họ cũng là giáo viên, là những người dạy dỗ cả thế hệ tương lai của Việt Nam.

Sự khó tính của người lớn tuổi cũng là rào cản. Với kiến thức nào đó về tiếng Anh mà họ từng biết, học viên mặc định chắc chắn rằng kiến thức đó luôn luôn đúng, họ sẽ tranh luận nếu như giáo viên dạy khác đi. Tôi không thể đếm hết số lần học viên đã tranh luận với tôi về những kiến thức mà họ cho là đúng, khẳng định thứ tôi dạy là sai, trong khi tôi là người bản xứ. Đây cũng là một thử thách đối với tôi, làm sao để giúp được họ trong khi họ rất bướng bỉnh và tự cho rằng mình biết tất cả.

Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn cả là sự tập trung. Các học viên thường mắc các lỗi giống nhau, tôi đã sửa lỗi và nhắc nhở nhưng dường như sự cố gắng của họ vẫn chưa đủ để cải thiện bản thân mình.

Tôi nghĩ mình có thể khắc phục thói quen xấu khi nói tiếng Anh của học viên nhưng việc đó không hề đơn giản. Vì vậy, tôi chỉ tập trung vào những gì mà tôi có thể giúp được. Tôi thiết kế một hệ thống bài giảng giúp học viên tự nhìn ra lỗi và tự sửa những lỗi đó.

Phương pháp đầu tiên là “sự tập trung- đàn hồi”. Mỗi học viên phải đeo trên tay một sợi thun, khi phát âm sai từ nào thì phải tự kéo dãn sợi thun sau đó thả sợi thun ra. Họ sẽ cảm thấy hơi đau, giống như là một hình phạt. Đây là thử nghiệm cho thấy tác động nhỏ của sợi thun có thể gây sốc não và làm học viên nhớ cách phát âm chính xác của từ. Tôi đã áp dụng phương pháp này cho một số học viên, nhưng hầu hết họ đều sợ đau và không còn dùng phương pháp này nữa.

Nói về phương pháp động lực, tôi có một vài học viên chọn lựa chọn phương pháp này. Họ có động lực để học tốt tiếng Anh vì nó giúp ích trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên phương pháp này cũng không hẳn hiệu quả vì họ quên mất nhiệm vụ, động lực của mình chỉ sau vài ngày.

Phương pháp thứ ba là “phạt tiền”. Nếu học viên tiếp tục mắc phải các lỗi tương tự sẽ bị phạt 1.000 đồng. Nhưng cuối cùng cách này không hiệu quả lắm vì số tiền phạt quá nhỏ, phạt lớn hơn thì có vẻ không hợp lý lắm và có lẽ học viên cũng không đồng ý.

Phương pháp thứ tư là “nhắc nhở về ngữ pháp”. Những lỗi mà học viên mắc phải khi nói tiếng Anh sẽ được ghi lại và tôi đọc lại cho họ vào cuối giờ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ giúp ích được một phần, học viên vẫn tiếp tục mắc những lỗi đó khi họ nói, lý do là vì họ chỉ tập trung vào nội dung mà quên mất cách phát âm chính xác, ngữ pháp….

Phương pháp thứ năm là “hình phạt lặp lại nhiều lần các câu từ chính xác của các lỗi mà học viên mắc phải khi nói”. Khi học viên đọc sai câu hoặc từ tiếng Anh hai lần liên tiếp trong buổi học, họ bị phạt lặp lại 10 lần. Nhưng phương pháp này lại một lần nữa không đem lại hiệu quả như mong đợi, sau vài buổi học học viên vẫn tiếp tục mắc phải những lỗi tương tự. Sau đó tôi tăng số lần phạt từ mười lần lên hai mươi, ba mươi lần. Phương pháp này giúp họ dễ dàng tập trung hơn vào việc nói tiếng Anh cho chính xác, nhưng vì sự mệt mỏi khi phải lặp đi lặp lại quá nhiều lần làm họ tiếp tục mắc phải lỗi như cũ.

Ngay cả khi chúng ta già đi, trình độ tiếng Anh của chúng ta sẽ khó được nâng cao và rất khó khăn để tiếp tục học và cải thiện vốn tiếng Anh của mình. Do đó học viên cần phải liên tục thay đổi cách học. Nếu bạn tiếp tục dùng những phương pháp giống nhau thì bộ não của bạn sẽ quen với lối mòn đó và tiếng anh của bạn không cải thiện là bao. Giống như khi đi đến phòng tập thể dục, bạn tập những bài tập với cánh tay mỗi ngày với hy vọng toàn bộ cơ thể của mình được mạnh mẽ. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra, kết quả là bạn chỉ có cánh tay lớn và một cơ thể nhỏ bé.

Nguồn: Vnexpress

Vạch Mặt 7 Thói Quen Xấu Khó Bỏ Của Sinh Viên Khi Ôn Thi

Nhiều bạn thường có thói quen học tập chủ quan, đợi “nước đến chân mới nhảy”, điều này là làm các bạn học quá nhiều nội dung trong một khoảng thời gian ngắn.

Người xưa có câu “dục tốc bất đạt”, bạn sẽ không thể học kĩ nội dung kiến thức và khi vào phòng thi, với áp lực cộng với sự hồi hộp sẽ khiến bạn không thể nhớ được những gì bạn đã học.

2. Làm nhiều việc cùng một lúc

Bạn biết không, chúng ta không phải như một cỗ máy, có thể làm nhiều việc cùng một lúc được. Nhiều bạn có tình trạng trong lúc ôn thi thì vừa học vừa chơi, đôi lúc thì xem tivi hoặc lướt web. Nếu bạn học như vậy thì sẽ làm cho việc học của bạn bị đứt quãng, vừa không đạt được sự tập trung cần thiết lại không mang lại kết quả gì. Hãy cố gắng tập trung hoàn thành cho xong một việc mà thôi.

Hoạt động học tập đòi hỏi các bạn nên có sự tập trung tuyệt đối để đạt hiệu quả

3. Nghịch điện thoại

Ngày nay, nhiều bạn bị lệ thuộc vào điện thoại, nhắn tin, gọi điện, chơi game, facebook… mọi lúc mọi nơi. Điều này là không nên nếu bạn đang học bài vì như thế gây phân tâm, mất tập trung công việc. Điện thoại tác động và kích thích não rất mạnh, đặc biệt là bạn vừa học vừa nghe nhạc, chơi game hay một trò gì đó trên điện thoại.

Bạn hãy tập trung hoàn toàn vào việc học của mình, rồi sau đó dành riêng một khoảng thời gian chỉ để sử dụng điện thoại. Làm như vậy, tính tập trung của bạn sẽ không bị gián đoạn mà vẫn đảm bảo thói quen check điện thoại.

4. Nghỉ ngơi nhiều hơn học

Thời gian giữa việc học và nghỉ ngơi của bạn không hợp lý. Bạn chỉ học một thời gian ngắn rồi sẽ tự thưởng cho mình thời gian nghỉ ngơi hằng giờ sau đó. Như vậy thì ngoài việc học tập không hiệu quả thì các bạn càng ngày càng lười nhác, chán học và hậu quả là thời gian dài sẽ mất đi hứng thú học tập.

5. Ngồi học liền mạch trong nhiều giờ

Hãy dành thời gian đứng dậy đi lại thay vì ngồi một chỗ quá lâu

6. Vừa nằm vừa học

Nhiều bạn thường có thói quen vừa nằm vừa học bài, đọc sách, coi tivi… thói quen này rất xấu và gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của bạn. Các bạn luôn nghĩ rằng nằm sẽ thỏa mái hơn nên học bài dễ vào. Thực tế thì khi bạn nằm, cơ thể có cảm giác nghỉ ngơi, vì vậy nếu bạn học bài lâu sẽ gây mất tập trung và dễ đi vào trạng thái ngủ, hơn nữa bạn nằm sẽ không có tư thế của người học bài khiến mất tập trung vào việc học.

Hãy ngồi vào bàn học ở một tư thế thỏa mái nhất, vừa học lại có thể chống buồn ngủ, bạn nha!

7. Thức khuya học bài

Đêm là khoảng thời gian khá yên tĩnh nên được nhiều bạn chọn học bài để có thể tập trung hơn. Tuy nhiên hẳn là bạn đã biết có vô số những tác hại của việc thức đêm rồi đấy. Thức đêm cũng làm bạn giảm trí nhớ nữa, vì vậy dù bạn có tập trung thì cũng không nhớ lâu được.

Hãy học vào buổi sáng, đó là thời điểm não bộ bạn tiếp thu nhanh và lưu trữ lâu. Nhớ ngủ sớm để có sức khỏe tốt cho kỳ thi dài nữa nha.

Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.Quí Minh tổng hợpEdu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam

Mất Bao Lâu Để Từ Bỏ Một Thói Quen?

Đó là nhận định của tác giả Michal Stawicki trên trang hỏi đáp Quora, dành cho câu hỏi “Mất bao lâu để từ bỏ một thói quen cũ?”. Michal Stawicki là chủ website ExpandBeyondYourself, tác giả các cuốn sách Master Your Time in 10 Minutes a Day (tạm dịch: Quản trị thời gian trong 10 phút mỗi ngày), Learn to Read with Great Speed (tạm dịch: Học cách đọc với tốc độ cực nhanh)…

Theo Michal , về cơ bản, một thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện đã được in cứng trong não bộ. Cách duy nhất để phá bỏ nó là… phá bỏ luôn bộ não.

Nói cách khác, thói quen là thứ không thể phá bỏ. Chúng chỉ có thể được thay đổi. Chúng ta không thể vứt bỏ một thói quen, nhưng chúng ta có thể điều hướng chúng. Khi một thói quen đã trở thành một phản xạ được lưu vào não, chúng ta chỉ có thể “ghi đè” lên nó bằng một thói quen mới.

Thói quen được lưu trữ trong não thế nào?

Trên thực tế, một thói quen được lưu lại trong các nơ-ron như một vòng lặp gồm 3 yếu tố: một gợi ý/tác nhân giúp kích hoạt một thói quen, một thói quen đến sau sự kích hoạt, và một điểm cuối cùng trong vòng lặp này (thường được gọi là một phần thưởng).

Tất cả mọi thứ đều có thể là một sự gợi ý/tác nhân: một nơi chốn, một thời điểm trong ngày, một tình trạng cảm xúc, thậm chí là một từ ngữ hoặc một sự kiện nào đó. Vì trí nhớ con người có tính liên kết nên sự gợi ý thường là một chuỗi những sự kiện nhất định. Chẳng hạn, sự chán nản ở nơi làm việc sẽ kích hoạt những hành vi rất khác so với sự chán nản khi đang ở nhà.

Dùng ý thức để thay đổi thói quen

Chúng ta không thể thay đổi được sự kích hoạt. Một chuỗi những điều kiện nhất định sẽ luôn tạo ra một thói quen nào đó. Nhưng nếu dùng ý thức để can thiệp, chúng ta có thể thay đổi được thói quen này bằng cách… tạo ra một thói quen khác. Chẳng hạn, một số người chọn thay thế thói quen hút thuốc lá thành thói quen nhai kẹo cao su bạc hà.

Có một số cách giúp bạn thay đổi thói quen một cách triệt để, đến mức trông có vẻ như bạn đã từ bỏ được thói quen đó. Sự thay đổi đôi khi diễn ra ngay lập tức, đôi khi trong vòng vài ngày, có khi lên đến khoảng 21 ngày. Thông thường, quá trình thay đổi một thói quen dài tương đương với khoảng thời gian chúng ta định hình và thực hiện nó ở lần đầu tiên.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, thói quen không thể bị phá vỡ, nó chỉ “trông có vẻ” như vậy mà thôi.

Cách nào để từ bỏ thói quen một cách nhanh chóng?

Việc từ bỏ thói quen một cách nhanh chóng chỉ xảy ra ở một trong 2 trường hợp: hoặc là sự kích hoạt thói quen đó đã bị loại ra khỏi cuộc sống của bạn, hoặc là bạn đã trải qua quá trình nhận thức mạnh mẽ đến mức từ chối nó và làm mới lại toàn bộ con người mình.

Nếu bạn chỉ đơn thuần là loại bỏ các tác nhân kích hoạt một thói quen cũ, bạn nên biết được điều đó, nhằm chuẩn bị tâm thế rằng, khi các tác nhân kích hoạt quay trở lại, thói quen cũ của bạn sẽ lại được… giải phóng.

Nếu muốn từ bỏ một thói quen, bạn cần phải xác định những tác nhân của nó và thay thế thói quen cũ bằng thói quen mới. Nếu muốn thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh chóng, chẳng hạn như trong vòng 21 ngày, bạn cần phải tập trung cao độ và lặp đi lặp lại sự thay thế đó. Đối với 99% chúng ta, đây là một nhiệm vụ bất khả thi.

Nói tóm lại, cách tốt nhất để từ bỏ một thói quen là hiểu về chính mình, biết được các tác nhân kích hoạt thói quen, và cần mẫn dần loại bỏ các tác nhân ấy ra khỏi cuộc sống. Việc cần làm sau đó là tạo ra những thói quen hoàn toàn mới để lấp đầy khoảng trống mà những thói quen cũ để lại.