Thói Quen Khó Bỏ Là Gì Tiếng Anh / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Người Lớn Khó Học Tiếng Anh Vì Thói Quen Cũ Khó Bỏ

SSDH – “You can’t teach an old dog new tricks”, thành ngữ tiếng Anh ám chỉ rằng rất khó để thay đổi thói quen có từ lâu của ai đó. Học tiếng Anh với người lớn cũng vậy.

Thầy giáo Tây Jesse Peterson.

Vấn đề này trong tiếng Anh gọi là “sự hóa đá”. Khi những cái sai bị “hóa đá” lại bên trong như một thói quen, rất khó để sửa chữa. Các thói quen xấu thường gặp bao gồm không phát âm âm cuối của từ, phát âm sai, nói sai ngữ pháp.

Việc sửa thói quen cũ rất phức tạp, không chỉ phụ thuộc vào giáo viên mà đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân học viên.

Tôi từng có cơ hội quan sát các giáo viên một trường tiểu học ở TP HCM. Một nhóm 38 người tham dự khóa học để chuẩn bị cho kỳ thi FCE. Những người này đều đã có thời gian dài dạy và học tiếng Anh nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề khi nói.

Khi học ở chỗ tôi, các giáo viên được dạy tất cả mọi thứ cần thiết để nói tiếng Anh tốt như cách phát âm tốt, cách ngăn chặn những thói quen xấu, làm thế nào để học tập hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, họ không quan tâm. Họ chỉ muốn vượt qua kỳ thi FCE. Họ không làm bài tập, không cố gắng hết sức. Một số người xin về nhà sớm vì quá mệt. Nếu có vấn đề nhầm lẫn hay vướng mắc, họ chỉ ngồi đó cho đến khi kết thúc bài giảng mà không ý kiến gì. Họ cũng đến lớp trễ và sử dụng điện thoại di động trong giờ. Họ lập luận và từ chối hợp tác nếu họ không đồng ý với người dạy, trong khi họ cũng là giáo viên, là những người dạy dỗ cả thế hệ tương lai của Việt Nam.

Sự khó tính của người lớn tuổi cũng là rào cản. Với kiến thức nào đó về tiếng Anh mà họ từng biết, học viên mặc định chắc chắn rằng kiến thức đó luôn luôn đúng, họ sẽ tranh luận nếu như giáo viên dạy khác đi. Tôi không thể đếm hết số lần học viên đã tranh luận với tôi về những kiến thức mà họ cho là đúng, khẳng định thứ tôi dạy là sai, trong khi tôi là người bản xứ. Đây cũng là một thử thách đối với tôi, làm sao để giúp được họ trong khi họ rất bướng bỉnh và tự cho rằng mình biết tất cả.

Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn cả là sự tập trung. Các học viên thường mắc các lỗi giống nhau, tôi đã sửa lỗi và nhắc nhở nhưng dường như sự cố gắng của họ vẫn chưa đủ để cải thiện bản thân mình.

Tôi nghĩ mình có thể khắc phục thói quen xấu khi nói tiếng Anh của học viên nhưng việc đó không hề đơn giản. Vì vậy, tôi chỉ tập trung vào những gì mà tôi có thể giúp được. Tôi thiết kế một hệ thống bài giảng giúp học viên tự nhìn ra lỗi và tự sửa những lỗi đó.

Phương pháp đầu tiên là “sự tập trung- đàn hồi”. Mỗi học viên phải đeo trên tay một sợi thun, khi phát âm sai từ nào thì phải tự kéo dãn sợi thun sau đó thả sợi thun ra. Họ sẽ cảm thấy hơi đau, giống như là một hình phạt. Đây là thử nghiệm cho thấy tác động nhỏ của sợi thun có thể gây sốc não và làm học viên nhớ cách phát âm chính xác của từ. Tôi đã áp dụng phương pháp này cho một số học viên, nhưng hầu hết họ đều sợ đau và không còn dùng phương pháp này nữa.

Nói về phương pháp động lực, tôi có một vài học viên chọn lựa chọn phương pháp này. Họ có động lực để học tốt tiếng Anh vì nó giúp ích trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên phương pháp này cũng không hẳn hiệu quả vì họ quên mất nhiệm vụ, động lực của mình chỉ sau vài ngày.

Phương pháp thứ ba là “phạt tiền”. Nếu học viên tiếp tục mắc phải các lỗi tương tự sẽ bị phạt 1.000 đồng. Nhưng cuối cùng cách này không hiệu quả lắm vì số tiền phạt quá nhỏ, phạt lớn hơn thì có vẻ không hợp lý lắm và có lẽ học viên cũng không đồng ý.

Phương pháp thứ tư là “nhắc nhở về ngữ pháp”. Những lỗi mà học viên mắc phải khi nói tiếng Anh sẽ được ghi lại và tôi đọc lại cho họ vào cuối giờ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ giúp ích được một phần, học viên vẫn tiếp tục mắc những lỗi đó khi họ nói, lý do là vì họ chỉ tập trung vào nội dung mà quên mất cách phát âm chính xác, ngữ pháp….

Phương pháp thứ năm là “hình phạt lặp lại nhiều lần các câu từ chính xác của các lỗi mà học viên mắc phải khi nói”. Khi học viên đọc sai câu hoặc từ tiếng Anh hai lần liên tiếp trong buổi học, họ bị phạt lặp lại 10 lần. Nhưng phương pháp này lại một lần nữa không đem lại hiệu quả như mong đợi, sau vài buổi học học viên vẫn tiếp tục mắc phải những lỗi tương tự. Sau đó tôi tăng số lần phạt từ mười lần lên hai mươi, ba mươi lần. Phương pháp này giúp họ dễ dàng tập trung hơn vào việc nói tiếng Anh cho chính xác, nhưng vì sự mệt mỏi khi phải lặp đi lặp lại quá nhiều lần làm họ tiếp tục mắc phải lỗi như cũ.

Ngay cả khi chúng ta già đi, trình độ tiếng Anh của chúng ta sẽ khó được nâng cao và rất khó khăn để tiếp tục học và cải thiện vốn tiếng Anh của mình. Do đó học viên cần phải liên tục thay đổi cách học. Nếu bạn tiếp tục dùng những phương pháp giống nhau thì bộ não của bạn sẽ quen với lối mòn đó và tiếng anh của bạn không cải thiện là bao. Giống như khi đi đến phòng tập thể dục, bạn tập những bài tập với cánh tay mỗi ngày với hy vọng toàn bộ cơ thể của mình được mạnh mẽ. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra, kết quả là bạn chỉ có cánh tay lớn và một cơ thể nhỏ bé.

Nguồn: Vnexpress

Khi Tình Yêu Trở Thành Thói Quen Khó Bỏ

Tác giả:

blog chúng tôi – Con người đôi khi gặp được nhau là duyên, đến được với nhau là phận, ở bên nhau trở thành thói quen, nhưng lựa chọn buông tay lại đau đớn khôn nguôi.

“Anh đi dự tiệc với đồng nghiệp, tối nay sẽ không về ăn cơm nhà.”

Dòng tin nhắn đó đến với cô ngay ngày thứ hai cô và anh chính thức đường ai nấy đi. Nghe tiếng điện thoại rung lên, màn hình hiện lên dãy số quen thuộc, trước mắt cô bỗng trở nên mờ mịt. Do dự một lúc, cô xóa đi lời nhắn lại đầy hờn dỗi “chẳng phải chúng ta đã chia tay rồi sao…”, thay thế bằng dòng quen thuộc: “Đi sớm về sớm”.

Anh trở về nhà lúc hai giờ sáng. Căn nhà tối om và lạnh lẽo – nó là minh chứng rõ nhất cho việc anh lại quay trở về cuộc sống độc thân. Không kịp bật đèn, anh thả người xuống sofa ở phòng khách, buông một tiếng thở dài.

Điện thoại từ trong túi trượt ra ngoài, màn hình sáng nhấp nháy.

“Đi sớm về sớm”.

Lời dặn dò của cô vẫn thế, chỉ là hoàn cảnh đã khác xưa quá nhiều. Anh nở một nụ cười chua chát, cố đưa mắt nhìn vào trong bóng tối. Gian bếp lạnh lẽo cách đó vài ba bước chân; từ ngày cô đi, nơi đó chưa từng nổi lửa. Nếu như họ vẫn còn bên nhau, thì bây giờ, sẽ có người chờ anh ngoài phòng khách, vì mệt mỏi mà ngủ gục trên sofa. Nếu như ngày ly thân không phải là hôm qua, thì có lẽ giờ này gian bếp kia sẽ sáng đèn, có một cô gái nhỏ tất bật, khẩn trương đến cuống quýt chỉ để nấu cho anh một bát canh giải rượu. Thì ra, sự thiếu vắng một người lại khiến cuộc sống của chúng ta thay đổi nhiều đến thế. Chỉ là, thay đổi nhanh đến mức chúng ta chẳng thể thích nghi.

Anh cũng vậy! Anh chưa thể quen với cuộc sống không có cô bên cạnh. Dòng tin nhắn hồi chiều như một thói quen mỗi lần anh vắng nhà trong bữa cơm tối. Hai năm qua, có đến cả trăm lần anh vắng nhà như thế thì cũng có cả trăm tin nhắn của anh gửi cho cô. Lần nào cô cũng đáp lại anh bằng bốn chữ “Đi sớm về sớm”, nhưng anh hiểu rằng, đằng sau bốn chữ cái tưởng như vô tri đó sẽ là cả một sự đợi chờ và lo lắng. Cô không nói ra rằng “em sẽ đợi anh”, nhưng lần nào cũng thế, cho dù anh đóng vai một ông chồng vô tâm chỉ về nhà lúc trời đã gần sáng, cô vẫn ở đó kiên nhẫn và thầm lặng đợi chờ, không than trách một lời. Còn bây giờ đã khác rồi! “Đi sớm về sớm” chỉ còn mang nghĩa của chính nó. Đã chẳng còn ai đợi anh về sau những chầu say.

Những lon bia nằm ngổn ngang trên bàn, lăn cả xuống nền đá hoa lạnh lẽo. Anh lại uống – tưởng chừng như bữa tiệc rượu hồi tối là chưa đủ. Căn phòng vẫn tối om, chỉ nghe thấy tiếng vỏ kim loại rơi lách cách. Uống để khỏa lấp đi sự trống trải, uống để quên đi nơi đây từng có em…

Đôi lúc người ta bên nhau chỉ là những chuỗi ngày lặp đi lặp lại đến nhàm chán, đến bực bội và thậm chí đến cả ghét bỏ. Nhưng những lúc đã xa nhau rồi, ta mới nhận thấy khoảng trống mà người kia để lại lớn như thế nào. Thì ra, người ta ở bên nhau cũng trở thành một loại thói quen khó lòng từ bỏ. Chỉ biết một ngày mai không có thói quen đó, trong lòng tự nhiên thấy bực bội, trống trải, cô đơn…

Màn đêm tối trước mắt anh đã sâu vô tận lại trở nên mờ nhòa. Di động trên tay anh lại sáng, dòng tin nhắn theo ngón tay di chuyển mà hiện ra trước mắt anh: “Đi sớm về sớm”. Anh không do dự thực hiện thêm một vài động tác. Một cuộc gọi trong đêm của một kẻ say với cõi lòng đơn côi đến hoang vắng.

“Sao ở nhà mình lại không có em?” – Tiếng anh thì thào qua điện thoại. Đã ba giờ sáng rồi, anh chợt gọi cho cô với lời chất vấn khó hiểu – “Anh không ổn một chút nào cả!”

Cô nhíu mày, hỏi:

“Anh đang ở đâu?”

Bên kia không còn lời đáp lại nữa. Chỉ còn nghe thấy tiếng kim loại, thủy tinh rơi vỡ loảng xoảng. Rồi sau đó, tất cả trở nên im bặt.

Cô hốt hoảng lao ra khỏi nhà trong đêm tối như một phản xạ không điều kiện. Cơn gió đêm lạnh buốt khiến tất cả các giác quan trên cơ thể trở nên tinh nhạy, cả giác quan thứ sáu cũng vậy. Vốn đã chẳng còn vấn vương ở nhau thứ gì, sao cô vẫn luôn có cảm giác bồn chồn lo lắng như thế. Hay tất cả chỉ là thói quen của những năm tháng làm vợ của anh?

Nghe tiếng khóa cổng lách cách, tiếng của xếp bị giật mạnh một tiếng “xoạch”, anh giật mình mở trừng mắt. Trong bóng tối mập mờ, thân ảnh cô gái bé nhỏ vội vã tháo giày chạy tới, cho dù không thấy khuôn mặt hay biểu cảm, nhưng anh cũng đã nhìn ra sự lo lắng, bất an. Anh mỉm cười, khẽ lẩm bẩm: “Em tới rồi…”

Người đàn ông say khướt ấy đã ngủ đến khi mặt trời lên tới giữa đỉnh đầu. Gian nhà đã không còn một mảng u tối và lạnh lẽo, ánh nắng, ánh đèn sáng chiếu rọi khắp nơi, đến tận những góc khuất tận cùng nhất của ngôi nhà, đến cả ngách sâu nhất trong lòng anh cũng như được sưởi ấm. Anh cảm nhận trong bếp có hơi ấm của lửa, có chút mặn ngọt của đồ ăn, và có cả sự thân quen không thể nào diễn tả. Cô gái ấy tất bật giữa các dụng cụ làm bếp, mái tóc cột đuôi ngựa màu hạt dẻ cứ đung đưa như có nhịp. Anh khẽ bật cười thành tiếng.

Cô ngoái đầu nhìn ra phòng khách, thấy anh đã tỉnh tự lúc nào, khuôn mặt phờ phạc sau một đêm say; trong lòng cô chợt nổi lên chút lo lắng như gợn sóng lăn tăn. Hình như đối với cô, việc lo lắng cho anh cũng như một thói quen. Nó vu vơ trong lòng, lúc ẩn lúc hiện mà cô chẳng thể nào kiểm soát nổi. Chỉ mới đêm qua đó thôi, cô đã bất chấp mà lao ra khỏi nhà tìm tới chỗ anh chỉ vì chút bất an vô cớ nổi lên trong lòng.

Cô khẽ cau mày, đôi tay lại càng nhanh chóng thu dọn vài vật dụng cuối cùng.

“Canh giải rượu và bữa sáng em để trên bếp. Anh ăn nhanh rồi còn thay đồ để đi làm. Em về đây! Lần sau đừng gọi cho em như thế nữa!”

Cô quay người bước đi, nhưng chưa được ba bước chân, cánh tay đã bị anh chộp lấy kéo mạnh lại. Anh là người say mới tỉnh, cả người mệt nhoài vô lực, vòng tay không thể khóa chặt được cô, nhưng toàn bộ tâm can anh như đang tận lực níu kéo.

“Đừng đi nữa được không? Anh thực sự rất sợ, rất sợ cái cảm giác đó. Không có em, căn nhà tối tăm lạnh lẽo.” – Anh ôm cô từ phía sau thì thào. Cô đang ở rất gần anh, thậm chí cô còn có thể nghe thấy tiếng nấc nghẹn ngào anh đang cố đè nén trong cổ họng – “Chúng ta quay lại đi, cho dù chỉ vì bên nhau như một thói quen cũng được. Anh không muốn nghĩ tới cuộc sống trống trải chỉ vì thiếu em bên cạnh. Tất cả những khúc mắc rồi từ từ chúng ta cùng giải quyết. Đừng đi nữa!”

Anh sợ cảm giác cô đơn, lạnh lẽo khi thiếu vắng cô. Còn cô, cô cũng sợ cái nỗi bất an trong lòng mỗi khi nghĩ anh gặp điều gì bất trắc. Tất cả đơn giản chỉ là những thói quen mà hai người đã vô tình tạo dựng cho nhau, hay sâu xa hơn đó còn là những tâm tình gì mà cả anh và cô đều chưa thể hiểu hết được. Nếu như không cho nhau thêm một cơ hội, nếu như cả hai vẫn cố chấp từ bỏ những thói quen về người kia, bất chấp sự sợ hãi, bất an hay cảm giác đau đớn khiến trái tim như bị bóp nghẹt,… – có rất nhiều giả thuyết đưa ra cho quyết định của cô lúc này. Nhưng kết quả của những cái “nếu như” đó chỉ có một: anh và cô sẽ mãi mãi lạc mất nhau trong cuộc đời.

Con người đôi khi gặp được nhau là duyên, đến được với nhau là phận, ở bên nhau trở thành thói quen, nhưng lựa chọn buông tay lại đau đớn khôn nguôi.

Cô rủ mắt, khẽ nắm lấy tay của anh đang ôm chặt.

7 Cách Giúp Bạn Bỏ Thói Quen Dịch Khi Nói Tiếng Anh

Muốn nói tiếng Anh trôi chảy và lưu loát, bạn phải suy nghĩ bằng tiếng Anh thì âm thanh phát ra mới tự nhiên và hay được. Thế nhưng điều này lại khiến không ít người học tiếng Anh gặp khó khăn. Với thói quen từ trước đến nay của người Việt là dịch trước, sau đó mới nói lại bằng tiếng Ạnh thực sự cản trở việc học của bạn rất nhiều. Vậy làm cách nào để bỏ thói quen dịch khi nói tiếng Anh?

Vì sao nên bỏ thói quen dịch khi nói tiếng Anh?

1. Tốn thời gian

Tốn thời gian là một trong những lí do bạn nên bỏ thói quen dịch khi nói tiếng Anh. Hãy tưởng tượng bạn và người đối diện đang nói chuyện về một vấn đề. Đối phương rất hào hứng nhưng bạn lại mất công dịch trong đầu sau đó chuyển ngữ để nói lại bằng tiếng Anh cho họ nghe. Một quá trình lãng phí thời gian như vậy khiến đối phương mất hết hứng thú và có thể bạn sẽ bị mất thiện cảm nếu tiếp tục duy trì thói quen này.

2. Đối phương có thể hiểu nhầm ý của bạn

Mặt khác, quá trình chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh có thể làm biến đổi những gì bạn muốn diễn đạt sang hướng khác. Dùng từ chuẩn văn cảnh là một trải nghiệm đòi hỏi người học phải thành thạo và mất nhiều thời gian mới tích lũy được. Đừng vội vàng sử dụng lung tung những từ/ cụm từ mà bạn cho rằng nó mang ý nghĩa trong trường hợp này thì có thể đúng với trường hợp khác.

3. Dễ dàng bị sai ngữ pháp khi bạn cố dịch tiếng Việt sang tiếng Anh

Việc dịch qua lại liên tục giữa tiếng Việt và tiếng Anh khiến bạn dễ dàng bị sai ngữ pháp trong quá trình nói do bạn chỉ chăm chăm tìm những từ đúng nghĩa để ghép vào câu.

Bạn có biết rằng dịch thuật chính xác là sự truyền tải một cảm nhận hoặc một khái niệm từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Tuy nhiên ở giai đoạn mới học tiếng Anh, việc phiên dịch qua lại giữa hai ngôn ngữ này chỉ là cố gắng tìm những từ tiếng Việt tương ứng với những từ tiếng Anh bạn gặp phải. Quá trình dịch thuật ở đây không hề chuyên nghiệp mà chỉ là tạo ra sự thay thế trong ngôn từ.

Điều này góp phần khiến bạn có thể làm sai lệch ý nghĩa câu nói hoặc làm đối phương hiểu nhầm ý nghĩa trong câu nói của bạn.

Cách bỏ thói quen dịch khi nói tiếng Anh

Để loại bỏ thói quen dịch khi nói tiếng Anh, bạn nên trang bị cho mình những kĩ năng sau đây:

1. Luyện nghe thật nhiều

2. Để tai bạn “tắm” trong tiếng Anh

Thật thú vị nếu bạn tạo ra được môi trường xung quanh toàn tiếng Anh cho đôi tai và bộ não của mình. Việc này bạn có thể tạo ra bằng cách luyện nghe tiếng Anh lúc bạn làm việc khác. Học thuộc các mẫu câu có sẵn và tư duy bằng tiếng Anh là cách để bạn làm quen với tiếng Anh nhiều hơn.

3. Tạo áp lực tốc độ khi nói tiếng Anh

Nói nhiều và nói nhanh hay nói cách khác, tạo áp lực tốc độ khi nói tiếng Anh. Sẽ khiến bạn phải chủ động tư duy và không còn thời gian dịch tiếng Việt nữa. Điều này bạn hoàn toàn làm được nếu thường xuyên xem phim bằng tiếng Anh. Trong quá trình xem phim, hãy đóng vai các nhân vật và nói theo các nhân vật đó. Cố gắng sử dụng tốc độ và ngữ điệu câu nói giống như nhân vật đó.

Nếu bạn chưa thể nói nhanh giống như họ, hãy phát âm thật to, rõ sao cho chuẩn, đúng. Sau khi thuộc lòng thoại, hãy nói nhanh dần và đạt tốc độ nói sau khi đã tập nhuần nhuyễn.

6 Gợi ý luyện phát âm cho người lớn tuổi

Làm chủ kĩ năng nghe trong toeic

Mách bạn cách chọn khóa tiếng Anh phù hợp

Người lớn tuổi mất gốc tiếng Anh học lại thế nào

4. Kết hợp liên tưởng

Để tư duy bằng tiếng Anh và thoái khỏi lối mòn dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, bạn hãy dừng thói quen nghĩ “banana” là quả chuối nữa. Hãy liên tưởng “banana” là một loại quả màu vàng khi chín, mùi thơm, khỉ rất thích chúng. Sử dụng hình ảnh thay thế cho từ “quả chuối” sẽ chặn đứng thói quen dịch đang nhen nhóm trong đầu bạn.

Chỉ cần một sự thay đổi đơn giản này thôi cũng sẽ mang đến hiệu quả không ngờ khi bạn ứng dụng trong thực tế đấy.

5. Sử dụng giấy nhớ

6. Tự nói liên tục trước gương hoặc diễn thuyết trước lớp học

Mỗi ngày dành 5 – 7 phút để tự nói lại những hoạt động trong ngày của bạn trước gương. Là một cách khá tốt để bạn có thói quen sử dụng tiếng Anh. Bạn có thể lên mạng xem cách người khác sử dụng những từ/cụm từ nào trong những bài nói như thế này.

Trường hợp bạn vẫn chưa tự tin vào khả năng của mình. Bạn hãy đăng kí các khóa Phát âm – Giao tiếp để được sự tư vấn, hỗ trợ từ những chuyên gia ngôn ngữ. Tại các lớp học Anh ngữ, việc luyện tập nói thường xuyên sẽ giúp bạn nhanh chóng biết cách sử dụng tiếng Anh hơn. Và có môi trường đủ lớn để phản xạ tiếng Anh mỗi ngày.

7. Kiên trì suốt hành trình học tiếng Anh

Kiên trì là điều bạn cần trong suốt hành trình học tiếng Anh của mình. Bạn không thể nào giỏi tiếng Anh sau 1 – 2 ngày được. Thời gian có thể lên đến vài năm. Bạn hãy nghĩ mà xem, bạn không thể nói lưu loát tiếng Việt khi bạn mới 4 – 5 tuổi.

Có những từ bạn chưa bao giờ được nghe đến nếu bạn không đọc sách, không học văn, không đọc báo chí hàng ngày. Thậm chí, có những người mơ ước sẽ trở thành phiên dịch sau 1 – 2 năm học trên ghế nhà trường là điều không thể.

Sự tích lũy về vốn từ, ngữ pháp, cách sử dụng ngôn từ tiếng Anh đòi hỏi một thời gian dài và kiên trì là thứ bạn cần nhất.

Đăng kí các khóa tiếng Anh GIAO TIẾP – PHÁT ÂM/ TOEIC/IELTS để trải nghiệm lớp học cô Sương độc đáo:

Số lượng ít chỉ 5 học viên/ lớp

Thời gian học linh hoạt, chủ động sắp xếp các khung giờ phù hợp

Giáo viên dễ dàng hỗ trợ học viên trên lớp cũng như về nhà

Học viên hoàn toàn giao tiếp cơ bản chỉ 03 tháng

Đảm bảo yêu cầu đầu ra cho học viên khi học các khóa TOEIC/IELTS

Phương pháp độc đáo và sáng tạo

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

Vạch Mặt 7 Thói Quen Xấu Khó Bỏ Của Sinh Viên Khi Ôn Thi

Nhiều bạn thường có thói quen học tập chủ quan, đợi “nước đến chân mới nhảy”, điều này là làm các bạn học quá nhiều nội dung trong một khoảng thời gian ngắn.

Người xưa có câu “dục tốc bất đạt”, bạn sẽ không thể học kĩ nội dung kiến thức và khi vào phòng thi, với áp lực cộng với sự hồi hộp sẽ khiến bạn không thể nhớ được những gì bạn đã học.

2. Làm nhiều việc cùng một lúc

Bạn biết không, chúng ta không phải như một cỗ máy, có thể làm nhiều việc cùng một lúc được. Nhiều bạn có tình trạng trong lúc ôn thi thì vừa học vừa chơi, đôi lúc thì xem tivi hoặc lướt web. Nếu bạn học như vậy thì sẽ làm cho việc học của bạn bị đứt quãng, vừa không đạt được sự tập trung cần thiết lại không mang lại kết quả gì. Hãy cố gắng tập trung hoàn thành cho xong một việc mà thôi.

Hoạt động học tập đòi hỏi các bạn nên có sự tập trung tuyệt đối để đạt hiệu quả

3. Nghịch điện thoại

Ngày nay, nhiều bạn bị lệ thuộc vào điện thoại, nhắn tin, gọi điện, chơi game, facebook… mọi lúc mọi nơi. Điều này là không nên nếu bạn đang học bài vì như thế gây phân tâm, mất tập trung công việc. Điện thoại tác động và kích thích não rất mạnh, đặc biệt là bạn vừa học vừa nghe nhạc, chơi game hay một trò gì đó trên điện thoại.

Bạn hãy tập trung hoàn toàn vào việc học của mình, rồi sau đó dành riêng một khoảng thời gian chỉ để sử dụng điện thoại. Làm như vậy, tính tập trung của bạn sẽ không bị gián đoạn mà vẫn đảm bảo thói quen check điện thoại.

4. Nghỉ ngơi nhiều hơn học

Thời gian giữa việc học và nghỉ ngơi của bạn không hợp lý. Bạn chỉ học một thời gian ngắn rồi sẽ tự thưởng cho mình thời gian nghỉ ngơi hằng giờ sau đó. Như vậy thì ngoài việc học tập không hiệu quả thì các bạn càng ngày càng lười nhác, chán học và hậu quả là thời gian dài sẽ mất đi hứng thú học tập.

5. Ngồi học liền mạch trong nhiều giờ

Hãy dành thời gian đứng dậy đi lại thay vì ngồi một chỗ quá lâu

6. Vừa nằm vừa học

Nhiều bạn thường có thói quen vừa nằm vừa học bài, đọc sách, coi tivi… thói quen này rất xấu và gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của bạn. Các bạn luôn nghĩ rằng nằm sẽ thỏa mái hơn nên học bài dễ vào. Thực tế thì khi bạn nằm, cơ thể có cảm giác nghỉ ngơi, vì vậy nếu bạn học bài lâu sẽ gây mất tập trung và dễ đi vào trạng thái ngủ, hơn nữa bạn nằm sẽ không có tư thế của người học bài khiến mất tập trung vào việc học.

Hãy ngồi vào bàn học ở một tư thế thỏa mái nhất, vừa học lại có thể chống buồn ngủ, bạn nha!

7. Thức khuya học bài

Đêm là khoảng thời gian khá yên tĩnh nên được nhiều bạn chọn học bài để có thể tập trung hơn. Tuy nhiên hẳn là bạn đã biết có vô số những tác hại của việc thức đêm rồi đấy. Thức đêm cũng làm bạn giảm trí nhớ nữa, vì vậy dù bạn có tập trung thì cũng không nhớ lâu được.

Hãy học vào buổi sáng, đó là thời điểm não bộ bạn tiếp thu nhanh và lưu trữ lâu. Nhớ ngủ sớm để có sức khỏe tốt cho kỳ thi dài nữa nha.

Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.Quí Minh tổng hợpEdu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam