Thói Quen Khó Bỏ Gọi Là Gì Trong Tiếng Anh / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Người Lớn Khó Học Tiếng Anh Vì Thói Quen Cũ Khó Bỏ

SSDH – “You can’t teach an old dog new tricks”, thành ngữ tiếng Anh ám chỉ rằng rất khó để thay đổi thói quen có từ lâu của ai đó. Học tiếng Anh với người lớn cũng vậy.

Thầy giáo Tây Jesse Peterson.

Vấn đề này trong tiếng Anh gọi là “sự hóa đá”. Khi những cái sai bị “hóa đá” lại bên trong như một thói quen, rất khó để sửa chữa. Các thói quen xấu thường gặp bao gồm không phát âm âm cuối của từ, phát âm sai, nói sai ngữ pháp.

Việc sửa thói quen cũ rất phức tạp, không chỉ phụ thuộc vào giáo viên mà đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân học viên.

Tôi từng có cơ hội quan sát các giáo viên một trường tiểu học ở TP HCM. Một nhóm 38 người tham dự khóa học để chuẩn bị cho kỳ thi FCE. Những người này đều đã có thời gian dài dạy và học tiếng Anh nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề khi nói.

Khi học ở chỗ tôi, các giáo viên được dạy tất cả mọi thứ cần thiết để nói tiếng Anh tốt như cách phát âm tốt, cách ngăn chặn những thói quen xấu, làm thế nào để học tập hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, họ không quan tâm. Họ chỉ muốn vượt qua kỳ thi FCE. Họ không làm bài tập, không cố gắng hết sức. Một số người xin về nhà sớm vì quá mệt. Nếu có vấn đề nhầm lẫn hay vướng mắc, họ chỉ ngồi đó cho đến khi kết thúc bài giảng mà không ý kiến gì. Họ cũng đến lớp trễ và sử dụng điện thoại di động trong giờ. Họ lập luận và từ chối hợp tác nếu họ không đồng ý với người dạy, trong khi họ cũng là giáo viên, là những người dạy dỗ cả thế hệ tương lai của Việt Nam.

Sự khó tính của người lớn tuổi cũng là rào cản. Với kiến thức nào đó về tiếng Anh mà họ từng biết, học viên mặc định chắc chắn rằng kiến thức đó luôn luôn đúng, họ sẽ tranh luận nếu như giáo viên dạy khác đi. Tôi không thể đếm hết số lần học viên đã tranh luận với tôi về những kiến thức mà họ cho là đúng, khẳng định thứ tôi dạy là sai, trong khi tôi là người bản xứ. Đây cũng là một thử thách đối với tôi, làm sao để giúp được họ trong khi họ rất bướng bỉnh và tự cho rằng mình biết tất cả.

Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn cả là sự tập trung. Các học viên thường mắc các lỗi giống nhau, tôi đã sửa lỗi và nhắc nhở nhưng dường như sự cố gắng của họ vẫn chưa đủ để cải thiện bản thân mình.

Tôi nghĩ mình có thể khắc phục thói quen xấu khi nói tiếng Anh của học viên nhưng việc đó không hề đơn giản. Vì vậy, tôi chỉ tập trung vào những gì mà tôi có thể giúp được. Tôi thiết kế một hệ thống bài giảng giúp học viên tự nhìn ra lỗi và tự sửa những lỗi đó.

Phương pháp đầu tiên là “sự tập trung- đàn hồi”. Mỗi học viên phải đeo trên tay một sợi thun, khi phát âm sai từ nào thì phải tự kéo dãn sợi thun sau đó thả sợi thun ra. Họ sẽ cảm thấy hơi đau, giống như là một hình phạt. Đây là thử nghiệm cho thấy tác động nhỏ của sợi thun có thể gây sốc não và làm học viên nhớ cách phát âm chính xác của từ. Tôi đã áp dụng phương pháp này cho một số học viên, nhưng hầu hết họ đều sợ đau và không còn dùng phương pháp này nữa.

Nói về phương pháp động lực, tôi có một vài học viên chọn lựa chọn phương pháp này. Họ có động lực để học tốt tiếng Anh vì nó giúp ích trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên phương pháp này cũng không hẳn hiệu quả vì họ quên mất nhiệm vụ, động lực của mình chỉ sau vài ngày.

Phương pháp thứ ba là “phạt tiền”. Nếu học viên tiếp tục mắc phải các lỗi tương tự sẽ bị phạt 1.000 đồng. Nhưng cuối cùng cách này không hiệu quả lắm vì số tiền phạt quá nhỏ, phạt lớn hơn thì có vẻ không hợp lý lắm và có lẽ học viên cũng không đồng ý.

Phương pháp thứ tư là “nhắc nhở về ngữ pháp”. Những lỗi mà học viên mắc phải khi nói tiếng Anh sẽ được ghi lại và tôi đọc lại cho họ vào cuối giờ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ giúp ích được một phần, học viên vẫn tiếp tục mắc những lỗi đó khi họ nói, lý do là vì họ chỉ tập trung vào nội dung mà quên mất cách phát âm chính xác, ngữ pháp….

Phương pháp thứ năm là “hình phạt lặp lại nhiều lần các câu từ chính xác của các lỗi mà học viên mắc phải khi nói”. Khi học viên đọc sai câu hoặc từ tiếng Anh hai lần liên tiếp trong buổi học, họ bị phạt lặp lại 10 lần. Nhưng phương pháp này lại một lần nữa không đem lại hiệu quả như mong đợi, sau vài buổi học học viên vẫn tiếp tục mắc phải những lỗi tương tự. Sau đó tôi tăng số lần phạt từ mười lần lên hai mươi, ba mươi lần. Phương pháp này giúp họ dễ dàng tập trung hơn vào việc nói tiếng Anh cho chính xác, nhưng vì sự mệt mỏi khi phải lặp đi lặp lại quá nhiều lần làm họ tiếp tục mắc phải lỗi như cũ.

Ngay cả khi chúng ta già đi, trình độ tiếng Anh của chúng ta sẽ khó được nâng cao và rất khó khăn để tiếp tục học và cải thiện vốn tiếng Anh của mình. Do đó học viên cần phải liên tục thay đổi cách học. Nếu bạn tiếp tục dùng những phương pháp giống nhau thì bộ não của bạn sẽ quen với lối mòn đó và tiếng anh của bạn không cải thiện là bao. Giống như khi đi đến phòng tập thể dục, bạn tập những bài tập với cánh tay mỗi ngày với hy vọng toàn bộ cơ thể của mình được mạnh mẽ. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra, kết quả là bạn chỉ có cánh tay lớn và một cơ thể nhỏ bé.

Nguồn: Vnexpress

10 Thói Quen Xấu Khó Bỏ Của Con Người

1. Ngồi lê đôi mách

Con người thường đánh giá và bàn luận về người khác, bất chấp việc đó có gây tổn thương cho đối tượng được nói đến hay không. Theo Robin Dunbar, nhà nghiên cứu ở Đại học Oxford (Anh), mục tiêu của việc “buôn dưa lê” không phải là để đưa ra sự thật, thông tin chính xác, mà là để một nhóm người xích lại gần nhau, dù rằng điều đó có thể ảnh hưởng không tốt đến đối tượng được bàn tán.

2. Ức hiếp người khác

Các nghiên cứu chỉ ra rằng hơn một nửa học sinh trung học từng bắt nạt hay bị bắt nạt. Theo một nghiên cứu thực hiện năm 2009 ở châu Âu, trẻ em ức hiếp bạn bè ở trường thì cũng thường bắt nạt anh chị em ruột ở nhà. Nhưng bắt nạt người khác không chỉ là hành động của trẻ con. Một nghiên cứu cho thấy 30% nhân viên văn phòng ở Mỹ bị sếp hay đồng nghiệp ức hiếp, thể hiện qua việc giấu thông tin quan trọng khiến nhiệm vụ khó hoàn thành, tung tin đồn nhảm, cố tình sỉ nhục người khác…

Máu “đỏ đen” dường như đã bám rễ sâu trong đầu óc nhiều người khắp nơi trên thế giới. Theo kết quả của một công trình nghiên cứu về thần kinh đăng trên tạp chí Neuron, khi thắng bạc, não của con người bị kích thích để tiếp tục bài bạc. Con bạc thường cho rằng việc suýt thắng là sự kiện đặc biệt, khuyến khích họ tiếp tục đánh bạc. Não người bị kích thích bởi việc suýt thắng giống như khi thắng bạc, dù rằng hai thứ đó khác nhau hoàn toàn. Khi thua, người ta trở nên say sưa hơn và quên hết những tính toán hợp lý, kỹ lưỡng trước khi bước vào canh bạc.

4. Xâu, xiên, xăm, xẻ

Tính đến năm 2015, khoảng 17% dân Mỹ đã trải qua một quá trình làm đẹp nào đó. Một số người thích xâu, xiên, khuyên, xẻ, xăm… để thay đổi hình dáng dáng đầu, kéo dài cổ, trang trí tai, miệng, ngực, bụng… Những hành động này có từ thời xa xưa, khi con người vô cùng sùng bái tôn giáo hay muốn thể hiện sức mạnh, địa vị. Có lẽ nhiều người ngày nay làm thế để khiến mình đẹp hơn hay đơn giản chỉ để thông báo rằng mình thuộc một nhóm người nào đó.

Tuy nhiên, việc “đục đẽo” cơ thể như vậy thường gây bất tiện trong sinh hoạt, dễ gây sưng tấy, viêm nhiễm, lây bệnh nguy hiểm… Ngoài ra, những hình xăm kì dị trên bắp tay, trang sức gắn trên lưỡi, móc xâu trên ngực, bi nằm dưới da… khiến người ngoài nhìn vào không mấy thiện cảm.

Người Việt hay để ý nhau nên mới biết nhà kia có gì hay, có gì hơn của nhà mình. Nếu thấy người ta mua được con xe máy đắt tiền thì mình cũng cố để mua được con xe… đắt tiền hơn. Thấy người ta xây căn nhà mới, nếu sau đó nhà mình cũng xây thì luôn cố gắng làm to hơn một tí, cao hơn một tí… Ngược lại, nếu mình không được như nhà hàng xóm thì sinh ra ganh ghét, so bì.

6. Làm việc quá nhiều

Căng thẳng thần kinh có thể khiến con người suy nhược, chán nản, thậm chí dẫn đến tự tử. Môi trường làm việc hiện đại gây căng thẳng cho rất nhiều người. Theo Tổ chức Lao động quốc tế, trên 600 triệu người khắp thế giới làm việc hơn 48 tiếng một tuần, nhiều người phải làm thêm giờ mà không được trả thêm tiền. Khoảng một nửa số người đi làm ở Mỹ về nhà vẫn làm việc.

Những công nghệ tiên tiến như điện thoại thông minh và Internet băng thông rộng khiến ranh giới giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi mờ dần đi. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, tập thể dục thường xuyên và ngủ đầy đủ là biện pháp tốt nhất để loại bỏ căng thẳng thần kinh.

Dù hầu hết mọi người cho rằng thật thà là đức tính tốt, nhưng cứ 5 người Mỹ thì có 1 người cho rằng gian lận trong việc đóng thuế là có thể chấp nhận được và đó không phải vấn đề đạo đức. Khoảng 10% số người được nghiên cứu nói rằng đôi lúc có thể ngoại tình mà không cảm thấy có lỗi với bạn đời. Theo một vài nghiên cứu, những người đề cao các quy tắc đạo đức thường bị lừa dối nhiều nhất. Những kẻ dối trá nhất lại thường tỏ ra có đạo đức nhất, và biện minh rằng dối trá là hành động có thể chấp nhận được trong một số tình huống nhất định.

Khi bạn khoe khoang sự giàu có hay thành tựu của mình, bạn đã đặt người đối diện vào một tình huống mà bạn không lường trước được. Họ sẽ phán xét và lập tức khinh miệt, chỉ trích khi bạn thất thế. Bạn tài năng hay giàu có, hãy để người khác tự đánh giá. Như vậy còn tốt gấp ngàn lần chính bạn tự nói ra.

Bạo lực là vấn đề xuyên suốt lịch sử loài người. Theo các nhà khoa học, tổ tiên loài người trong quá khứ thậm chí còn yêu hòa bình hơn con người ngày nay, dù có bằng chứng cho thấy loài người ăn thịt đồng loại trong thời kỳ tiền sử. Con người dường như thèm muốn bạo lực giống như khao khát t ình d ục, thức ăn và ma túy.

10. Giữ mãi thói quen xấu

Có lẽ tất cả các điều trên vẫn dễ giải quyết hơn việc từ bỏ thói quen xấu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều người đã nhận thức được mối nguy hại của những thói quen xấu nhưng vẫn không bỏ được. Họ thường viện lý lẽ cho mình, ví dụ như “Ăn cơm vỉa hè mãi mà thấy vẫn khỏe re”, “Ông tôi hút thuốc cả đời mà vẫn sống đến 90 tuổi đấy thôi”…

Theo Vitamintamhon.com

7 Cách Giúp Bạn Bỏ Thói Quen Dịch Khi Nói Tiếng Anh

Muốn nói tiếng Anh trôi chảy và lưu loát, bạn phải suy nghĩ bằng tiếng Anh thì âm thanh phát ra mới tự nhiên và hay được. Thế nhưng điều này lại khiến không ít người học tiếng Anh gặp khó khăn. Với thói quen từ trước đến nay của người Việt là dịch trước, sau đó mới nói lại bằng tiếng Ạnh thực sự cản trở việc học của bạn rất nhiều. Vậy làm cách nào để bỏ thói quen dịch khi nói tiếng Anh?

Vì sao nên bỏ thói quen dịch khi nói tiếng Anh?

1. Tốn thời gian

Tốn thời gian là một trong những lí do bạn nên bỏ thói quen dịch khi nói tiếng Anh. Hãy tưởng tượng bạn và người đối diện đang nói chuyện về một vấn đề. Đối phương rất hào hứng nhưng bạn lại mất công dịch trong đầu sau đó chuyển ngữ để nói lại bằng tiếng Anh cho họ nghe. Một quá trình lãng phí thời gian như vậy khiến đối phương mất hết hứng thú và có thể bạn sẽ bị mất thiện cảm nếu tiếp tục duy trì thói quen này.

2. Đối phương có thể hiểu nhầm ý của bạn

Mặt khác, quá trình chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh có thể làm biến đổi những gì bạn muốn diễn đạt sang hướng khác. Dùng từ chuẩn văn cảnh là một trải nghiệm đòi hỏi người học phải thành thạo và mất nhiều thời gian mới tích lũy được. Đừng vội vàng sử dụng lung tung những từ/ cụm từ mà bạn cho rằng nó mang ý nghĩa trong trường hợp này thì có thể đúng với trường hợp khác.

3. Dễ dàng bị sai ngữ pháp khi bạn cố dịch tiếng Việt sang tiếng Anh

Việc dịch qua lại liên tục giữa tiếng Việt và tiếng Anh khiến bạn dễ dàng bị sai ngữ pháp trong quá trình nói do bạn chỉ chăm chăm tìm những từ đúng nghĩa để ghép vào câu.

Bạn có biết rằng dịch thuật chính xác là sự truyền tải một cảm nhận hoặc một khái niệm từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Tuy nhiên ở giai đoạn mới học tiếng Anh, việc phiên dịch qua lại giữa hai ngôn ngữ này chỉ là cố gắng tìm những từ tiếng Việt tương ứng với những từ tiếng Anh bạn gặp phải. Quá trình dịch thuật ở đây không hề chuyên nghiệp mà chỉ là tạo ra sự thay thế trong ngôn từ.

Điều này góp phần khiến bạn có thể làm sai lệch ý nghĩa câu nói hoặc làm đối phương hiểu nhầm ý nghĩa trong câu nói của bạn.

Cách bỏ thói quen dịch khi nói tiếng Anh

Để loại bỏ thói quen dịch khi nói tiếng Anh, bạn nên trang bị cho mình những kĩ năng sau đây:

1. Luyện nghe thật nhiều

2. Để tai bạn “tắm” trong tiếng Anh

Thật thú vị nếu bạn tạo ra được môi trường xung quanh toàn tiếng Anh cho đôi tai và bộ não của mình. Việc này bạn có thể tạo ra bằng cách luyện nghe tiếng Anh lúc bạn làm việc khác. Học thuộc các mẫu câu có sẵn và tư duy bằng tiếng Anh là cách để bạn làm quen với tiếng Anh nhiều hơn.

3. Tạo áp lực tốc độ khi nói tiếng Anh

Nói nhiều và nói nhanh hay nói cách khác, tạo áp lực tốc độ khi nói tiếng Anh. Sẽ khiến bạn phải chủ động tư duy và không còn thời gian dịch tiếng Việt nữa. Điều này bạn hoàn toàn làm được nếu thường xuyên xem phim bằng tiếng Anh. Trong quá trình xem phim, hãy đóng vai các nhân vật và nói theo các nhân vật đó. Cố gắng sử dụng tốc độ và ngữ điệu câu nói giống như nhân vật đó.

Nếu bạn chưa thể nói nhanh giống như họ, hãy phát âm thật to, rõ sao cho chuẩn, đúng. Sau khi thuộc lòng thoại, hãy nói nhanh dần và đạt tốc độ nói sau khi đã tập nhuần nhuyễn.

6 Gợi ý luyện phát âm cho người lớn tuổi

Làm chủ kĩ năng nghe trong toeic

Mách bạn cách chọn khóa tiếng Anh phù hợp

Người lớn tuổi mất gốc tiếng Anh học lại thế nào

4. Kết hợp liên tưởng

Để tư duy bằng tiếng Anh và thoái khỏi lối mòn dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, bạn hãy dừng thói quen nghĩ “banana” là quả chuối nữa. Hãy liên tưởng “banana” là một loại quả màu vàng khi chín, mùi thơm, khỉ rất thích chúng. Sử dụng hình ảnh thay thế cho từ “quả chuối” sẽ chặn đứng thói quen dịch đang nhen nhóm trong đầu bạn.

Chỉ cần một sự thay đổi đơn giản này thôi cũng sẽ mang đến hiệu quả không ngờ khi bạn ứng dụng trong thực tế đấy.

5. Sử dụng giấy nhớ

6. Tự nói liên tục trước gương hoặc diễn thuyết trước lớp học

Mỗi ngày dành 5 – 7 phút để tự nói lại những hoạt động trong ngày của bạn trước gương. Là một cách khá tốt để bạn có thói quen sử dụng tiếng Anh. Bạn có thể lên mạng xem cách người khác sử dụng những từ/cụm từ nào trong những bài nói như thế này.

Trường hợp bạn vẫn chưa tự tin vào khả năng của mình. Bạn hãy đăng kí các khóa Phát âm – Giao tiếp để được sự tư vấn, hỗ trợ từ những chuyên gia ngôn ngữ. Tại các lớp học Anh ngữ, việc luyện tập nói thường xuyên sẽ giúp bạn nhanh chóng biết cách sử dụng tiếng Anh hơn. Và có môi trường đủ lớn để phản xạ tiếng Anh mỗi ngày.

7. Kiên trì suốt hành trình học tiếng Anh

Kiên trì là điều bạn cần trong suốt hành trình học tiếng Anh của mình. Bạn không thể nào giỏi tiếng Anh sau 1 – 2 ngày được. Thời gian có thể lên đến vài năm. Bạn hãy nghĩ mà xem, bạn không thể nói lưu loát tiếng Việt khi bạn mới 4 – 5 tuổi.

Có những từ bạn chưa bao giờ được nghe đến nếu bạn không đọc sách, không học văn, không đọc báo chí hàng ngày. Thậm chí, có những người mơ ước sẽ trở thành phiên dịch sau 1 – 2 năm học trên ghế nhà trường là điều không thể.

Sự tích lũy về vốn từ, ngữ pháp, cách sử dụng ngôn từ tiếng Anh đòi hỏi một thời gian dài và kiên trì là thứ bạn cần nhất.

Đăng kí các khóa tiếng Anh GIAO TIẾP – PHÁT ÂM/ TOEIC/IELTS để trải nghiệm lớp học cô Sương độc đáo:

Số lượng ít chỉ 5 học viên/ lớp

Thời gian học linh hoạt, chủ động sắp xếp các khung giờ phù hợp

Giáo viên dễ dàng hỗ trợ học viên trên lớp cũng như về nhà

Học viên hoàn toàn giao tiếp cơ bản chỉ 03 tháng

Đảm bảo yêu cầu đầu ra cho học viên khi học các khóa TOEIC/IELTS

Phương pháp độc đáo và sáng tạo

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

30 Thói Quen Chinh Phục Tiếng Anh

Nếu như bạn không thể hình thành thói quen cho mình, bạn sẽ không thể chinh phục Tiếng Anh! Chinh phục tiếng Anh cần toàn tâm toàn ý dốc hết sức.

Thói quen tốt trong việc Học Tiếng Anh quyết định kết quả cuối cùng của việc Học Tiếng Anh! Tôi đã dành cả tuần, để tổng kết cho mọi người 30 thói quen cực tốt để việc học tiếng Anh thành công. Hãy ngay lập tức đọc, trải nghiệm và chia sẻ với bạn bè một cách cuồng nhiệt!

Nhóm thói quen tốt thứ nhất

Thói quen thứ nhất: Đưa tiếng Anh thực sự đi vào cuộc sống thường ngày của bạn! Không cần phải học tiếng Anh mà phải sống cùng tiếng Anh! Hãy coi tiếng Anh quan trọng như thể việc ăn cơm, đi ngủ!

Thói quen thứ hai: Viết những từ khó, câu khó thành poster, dán ở những nơi bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhất, có thời gian thì xem, có thời gian thì đọc, tự nhiên sẽ nắm được!

Thói quen thứ ba: Hãy làm sao để: Không đọc tiếng Anh sẽ rất khó chịu! Không đọc tiếng Anh sẽ “ăn ngủ không yên”! làm cho tiếng Anh trở thành “sở thích lớn nhất”!

Thói quen thứ tư: Việc đầu tiên sau khi mở mắt chính là “hét to tiếng Anh”! Hét lên sức sống và niềm tin cho một ngày! Hét lên sức lực và thành công cho một ngày! Mong muốn của tôi chính là mỗi ngày làm cho hàng chục triệu gia đình Việt Nam vang lên những giọng đọc tiếng Anh trong trẻo!

Thói quen thứ năm: Khi ngủ nhất định phải hét to tiếng Anh 10 phút! Làm cho tiếng Anh ăn vào tiềm thức, làm sao để trong mơ cũng có thể học tiếng Anh!

Thói quen thứ sáu: “Trước và sau ba bữa cơm mỗi ngày” dành ra 5 phút cuồng nhiệt đọc tiếng Anh, nếu không thì không được phép ăn cơm, cái này gọi là “phương pháp 1 ngày 3 bữa cơm”! Trước bữa cơm đọc tiếng Anh có lợi cho suy nghĩ, sau bữa cơm có lợi cho tiêu hóa! Đây là một thói quen hay! Tôi cần phải phổ biến thói quen thú vị này khắp cả nước!

Thói quen thứ bảy: Hét tiếng Anh trong khi chạy bộ! Vừa tập luyện cơ bắp cơ thể vừa tập luyện cơ bắp của khoang miệng! Hai loại cơ bắp này đều tạo ra “sức cạnh tranh phi thường”! Cụ thể như sau: trước khi bạn chạy, hãy bỏ một đoạn văn tiếng Anh vào trong túi. Phương pháp đơn giản nhất chính là tài liệu: 365 Crazy English thầy Lý Dương

Thói quen thứ tám: Ngay khi đến công viên, liền hét to tiếng Anh. Cảm nhận một cách đầy đủ cảnh sắc, hít thở một cách đầy đủ không khí tươi mới trong lành!

Thói quen thứ chín: Nguyên tắc “4 trong 1”: mỗi khi tôi đọc hoặc nói tiếng Anh, tôi đều vừa ngẩng đầu, vừa ưỡn ngực, vừa ép bụng dưới, vừa dùng sức! Như vậy, tiếng Anh của tôi nhanh chóng trở nên chính thống, dễ nghe!

Thói quen thứ mười: Khi nói bình thường hay khi luyện tập tiếng Anh đối với những nguyên âm dài, nguyên âm đôi nhất định phải căng đầy! Như vậy có thể luyện tập khí chất phi phàm và phát âm giống như phát ngôn viên người Mỹ. Một khi âm đầy sẽ tự tin, một khi âm đầy sẽ rất dễ nghe, một khi âm đầy sẽ có thể chấn động thế giới! Mời bạn ngay lập tức đọc to ba từ tựng sau: great, outstanding, fantastic!

Nhóm thói quen tốt thứ hai

Thói quen thứ mười một: Khi có thời gian cuồng nhiệt luyện tập phụ âm. Nếu muốn nói tiếng Anh trôi trảy, sẽ chắc chắn phải: nguyên âm căng đầy sao cho thật êm tai, phụ âm chuẩn xác rất rõ ràng. Ví dụ, bạn thường xuyên đặt tờ giấy trước miệng khổ luyện thật to các từ có âm bật hơi như: newspaper, popular, possible. Tôi thường cắn môi dưới, khổ luyện âm /v/ bằng cách đọc to các từ vựng như: drive, vegetable, five …

Thói quen thứ mười hai: Cố gắng nghe thật nhiều băng ghi âm! Đây là phương pháp học tập có hiệu quả nhất, rẻ nhất! Bạn nghe càng nhiều, ngữ cảm của bạn càng tốt! Hơn nữa, phát âm của bạn sẽ càng dễ nghe.

Thói quen thứ mười ba: Chuyển từ đọc, nghe, sang thử dịch tiếng Anh, bất cứ lúc nào cũng tự mình luyện tập “khả năng dịch nói”!

Thói quen thứ mười bốn: Mỗi ngày có kế hoạch luyện tập “khả năng dịch” cho bản thân, phương pháp tốt nhất chính là mỗi ngày dịch một đoạn văn ngắn. Mục tiêu cao nhất của việc học tiếng Anh chính là: tự do chuyển dịch song ngữ Việt – Anh! Đây cũng là khả năng mà xã hội cần nhất, đương nhiên đây sẽ là cách tạo ra giá trị lớn nhất cho bản thân! Khả năng này rất khó làm được, nhất định phải kiên trì luyện tập mỗi ngày! Trước tiên hãy dịch chuẩn từ vựng, sau đó là câu, thứ nữa là đoạn văn.

Thói quen thứ mười lăm: Luôn luôn mang theo “cuốn sách quý Crazy English”, cuồng nhiệt thu thập từ vựng hay, câu hay, bài văn hay! Đặc biệt là danh ngôn châm ngôn hay!

Thói quen thứ mười sáu: Cuồng nhiệt thu nạp văn chương hay, đem tất cả những bài văn dễ lay động lòng người đọc to nhiều lần, tốt nhất là buột miệng nói ra! Bởi vì chỉ có học thuộc lòng bài khóa mới là con đường quyết định việc chinh phục tiếng Anh cho bạn!

Thói quen thứ mười bảy: Trước khi ra cửa, nhanh chóng viết tiếng Anh lên những tấm danh thiếp hoặc mẩu giấy, mang theo mình, cuồng nhiệt học thuộc lòng! Đây là phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất!

Thói quen thứ mười tám: Phải hình thành một thói quen lớn: tận dụng tối đa thời gian của một ngày, một phút, hai phút cũng không được lãng phí! Một khi bạn có được một thói quen lớn, một ngày của bạn sẽ là hai ngày, ba ngày của người khác!

Thói quen thứ mười chín: Phải hình thành thói quen luôn mang theo sách tiếng Anh bên người! Tôi đặt sách ở mọi nơi trong nhà: sách tiếng Anh của tôi có ở bên cửa sổ, phòng ngủ, phòng khách, thậm chí trong phòng vệ sinh, đọc nhanh một hai phút là đủ rồi! Cái gì ngày ngày sợ làm, càng phải kiên trì làm!

Thói quen thứ hai mươi: Phải hình thành thói quen “thích mất mặt” khi nói tiếng Anh! Mặc ai nói gì, chỉ cần cuồng nhiệt nói! Chỉ có làm như vậy tiếng Anh của bạn mới có thể càng nói càng hay!

Nhóm thói quen tốt thứ ba

Thói quen thứ hai mốt: Hãy quên đi sự khiêm tốn, khoe khoang nhiệt tình! Khoe khoang càng nhiều, khả năng ghi nhớ càng tốt!

Thói quen thứ hai hai: Cuồng nhiệt yêu “từ vựng khó”! Ghi nhớ: Trên thế giới này không có từ vựng khó, chỉ có từ vựng chưa được bạn lặp lại đủ nhiều! Không tin bạn có thể thử: qualified, a qualified accountant, compliment, thank for your compliment…

Thói quen thứ hai ba: Cuồng nhiệt thu nạp và nắm vững thành ngữ. Một điểm khó trong tiếng Anh là thói quen dùng thuật ngữ, cũng có thể gọi là thành ngữ. Bây giờ tôi có thể đưa cho bạn 1 vài ví dụ: get on one’s nerves. Bạn có thể buột miệng nói ra câu này như sau: That noise gets on one’s nerves.

Thói que thứ hai tư: Câu đầu tiên không thể buột miệng nói ra, chắc chắn không thể học câu thứ hai! Đây cũng là một thói quen lớn! Khi vừa mới bắt đầu, tiến độ có thể tương đối chậm, nhưng nhất định phải kiên trì, bởi vì làm như vậy có thể tạo nền tảng vững chắc cho bản thân!

Thói quen thứ hai lăm: Đem việc mỗi ngày kiên trì đọc to tiếng Anh thành một phương pháp luyện tập ý chí. Cách luyện tập này thật “nhất cử lưỡng tiện”(một mũi tên trúng hai đích): vừa làm cho bản thân càng có ý chí, hơn nữa lại giúp bạn dễ dàng nói tiếng Anh lưu loát!

Thói quen thứ hai sáu: Mỗi ngày tranh thủ giúp đỡ một người có hứng thú với tiếng Anh, hoặc cổ vũ người đó bắt đầu cuồng nhiệt luyện tập tiếng Anh! Muốn làm được điều này, bạn sẽ chắc chắn phải tự mình làm gương! Bởi lẽ, bản thân phải đạt được thành tích nhất định mới có thể thuyết phục người khác! Bằng cách này, bạn rõ ràng là vừa đốc thúc bản thân, vừa giúp đỡ người khác! Mỗi ngày tôi đều cổ vũ rất nhiều người hãy yêu lấy tiếng Anh!

Thói quen thứ hai bảy: Mỗi ngày hãy tự tán dương trí nhớ của mình, khả năng mô phỏng ngôn ngữ của mình, tài năng thiên bẩm của mình! Không nên lúc nào cũng lưu lại trong suy nghĩ của mình những suy nghĩ tiêu cực! Từ nay mỗi ngày bắt đầu hình thành thói quen này!

Thói quen thứ hai chín: Luôn luôn ghi nhớ: sự lặp lại là sức mạnh! Nguyên nhân chúng ta không học giỏi tiếng Anh, không làm tốt công việc chính là do sự lặp lại còn quá ít! Vì rèn luyện sức lực và sự nhẫn nại của bạn thân trong việc chinh phục tiếng Anh, mong bạn mỗi tháng đều làm một việc: đem 1 bài văn mỗi ngày đọc 3 lần, mỗi lần 3 lượt, liên tiếp trong một tháng! Kỳ tích nhất định sẽ xuất hiện! Phát âm, ngữ cảm của bạn, khả năng ghi nhớ, năng lực hiểu biết của bạn có thể tăng lên trông thấy!

Thói quen thứ ba mươi: Nếu như bạn là một học sinh THPT, mong muốn đỗ đại học với điểm số cao, vậy bạn chắc chắn phải hình thành thói quen này: mỗi ngày đọc kỹ một bài đọc hiểu, mỗi tuần học thuộc lòng 1 bài hoàn thành câu hoặc một bài văn, mỗi tuần nghe và buột miệng nói ra một đề thi nghe. Hoan nghênh các bạn sử dụng cuốn “Tôi muốn đạt điểm cao trong kỳ thi đại học” (bản sơ và trung cấp) và cuốn “Tôi muốn đạt điểm cao trong kỳ thi đại học” (bản trung và cao cấp)

Các bạn chỉ cần hình thành 1 trong 30 thói quen này, bạn đã có thể trở thành người Học Tiếng Anh thành công! Mong bạn đọc những thói quen này nhiều lần, nhiều lần mường tượng trong đầu, từ đó sẽ tăng cường ấn tượng!