Thói Quen Khó Bỏ Gọi Là Gì Danh Từ / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Là Tình Yêu Hay Thói Quen Khó Từ Bỏ?

Có người gọi đó là thích, là đam mê nhất thời, có người khẳng định đó chính là tình yêu thực sự. Cũng có những người có thể yêu mãi một người từ năm này sang năm khác, tình yêu bền bỉ và đáng khâm phục trong mắt mọi người biết bao… nhưng rồi bỗng dưng, ta lại thấy người mà họ nắm tay trên lễ đường nói lời đính ước là một ai đó xa lạ. Nhiều người đổ cho hoàn cảnh, địa vị, không hợp nhau, nhưng cũng có người thẳng thắn thừa nhận là do họ đã tìm được một người phù hợp hơn.

Vậy tại sao yêu nhau một khoảng thời gian dài đằng đẵng như vậy lại có lúc nhận ra rằng vốn dĩ hai người chẳng thuộc về nhau? Tình cảm có đôi khi rất khó nắm bắt, nó khiến bạn đau đầu không biết cảm xúc của bạn dành cho ai đó là vô tình nhầm lẫn giữa một tình yêu theo thói quen hay là tình yêu thực sự?

Có thể nói, tình yêu theo thói quen cũng giống sự lặp lại những điều cũ kỹ nhưng luôn khiến người ta thấy bình tâm và an toàn, nếu không có, sẽ cho người ta cảm giác “thiếu thiếu điều gì đó”.

Đôi khi, chỉ đơn giản như hai người hàng xóm lâu năm, đến ngày nào đó một trong hai sẽ chuyển đi nơi khác. Cũng chỉ là đôi khi, niềm thương mến đối với người thân thiết, với một người lấp đầy những trống rỗng, lướt qua miền sâu thẳm nhất để chữa lành vết thương lòng, khiến ta vô tình trở nên ngộ nhận.

Chúng ta cứ tạo cho nhau những thói quen, để rồi lại khiến bản thân nhầm tưởng đó là hạnh phúc, lao đầu theo những yêu thương mỏng manh mà cứ ngỡ đó là thứ tình cảm sâu sắc từ tận đáy lòng mình. Tình yêu theo thói quen cho người ta cảm giác việc yêu một người cũng giống như chơi xổ số, xác suất tìm đúng người là rất nhỏ.

Ngược lại, tình yêu thực sự khiến người ta có cảm giác đã tìm đúng mảnh ghép của đời, luôn làm người trong cuộc sốc nổi, ngẫu hứng một cách nồng nhiệt và chân thành. Hai con người xa lạ nhưng có ý hướng nhất định phải về chung một nhà, không tồn tại sự cân nhắc, chỉ cần trái tim rung động.

Tình yêu thực sự luôn đem lại cảm giác mới mẻ từ những điều cũ kỹ, là không cần biết người bên ngoài nói gì, nghĩ gì. Chỉ cần người trong cuộc luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Nó đủ mạnh để đạp đổ cả dư luận mà bên nhau. Cũng có khi nó làm cho người ta cảm giác đáp số cuộc đời mình chỉ duy nhất ở một người, đơn giản là sự chấp nhận hoàn toàn con người nhau, để được thuộc về nhau mãi mãi.

Tình yêu có thể là một vùng đất thoải mái, một nơi trú ngụ mà bạn có thể dựa vào để cảm thấy an toàn. Nhưng lại trong một cách gọi khác, nó cũng là một nơi nguy hiểm, nơi bạn có thể có được những gì mình mong muốn hoặc đang làm tổn thương chính mình.

Đừng vì thói quen mà lầm tưởng đó là số phận của đời mình, nắm hay buông đều do mình quyết. Định mệnh vốn dĩ không phụ thuộc vào trời đất, mối nhân duyên được định ở lại bên cạnh ta đều đã được sắp đặt sẵn, đó chính là sự lựa chọn của chính bản thân mình.

Tình yêu là khi bạn muốn những gì bạn cần và cần những gì bạn muốn. Đừng sợ hãi khi phải bước ra khỏi vùng đất an toàn của mình. Hãy dành chút thời gian mà suy nghĩ về tình yêu để biết rằng mình đang yêu một người theo thói quen hay theo tình cảm chân thật.

Thục Nguyên

Người Lớn Khó Học Tiếng Anh Vì Thói Quen Cũ Khó Bỏ

SSDH – “You can’t teach an old dog new tricks”, thành ngữ tiếng Anh ám chỉ rằng rất khó để thay đổi thói quen có từ lâu của ai đó. Học tiếng Anh với người lớn cũng vậy.

Thầy giáo Tây Jesse Peterson.

Vấn đề này trong tiếng Anh gọi là “sự hóa đá”. Khi những cái sai bị “hóa đá” lại bên trong như một thói quen, rất khó để sửa chữa. Các thói quen xấu thường gặp bao gồm không phát âm âm cuối của từ, phát âm sai, nói sai ngữ pháp.

Việc sửa thói quen cũ rất phức tạp, không chỉ phụ thuộc vào giáo viên mà đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân học viên.

Tôi từng có cơ hội quan sát các giáo viên một trường tiểu học ở TP HCM. Một nhóm 38 người tham dự khóa học để chuẩn bị cho kỳ thi FCE. Những người này đều đã có thời gian dài dạy và học tiếng Anh nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề khi nói.

Khi học ở chỗ tôi, các giáo viên được dạy tất cả mọi thứ cần thiết để nói tiếng Anh tốt như cách phát âm tốt, cách ngăn chặn những thói quen xấu, làm thế nào để học tập hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, họ không quan tâm. Họ chỉ muốn vượt qua kỳ thi FCE. Họ không làm bài tập, không cố gắng hết sức. Một số người xin về nhà sớm vì quá mệt. Nếu có vấn đề nhầm lẫn hay vướng mắc, họ chỉ ngồi đó cho đến khi kết thúc bài giảng mà không ý kiến gì. Họ cũng đến lớp trễ và sử dụng điện thoại di động trong giờ. Họ lập luận và từ chối hợp tác nếu họ không đồng ý với người dạy, trong khi họ cũng là giáo viên, là những người dạy dỗ cả thế hệ tương lai của Việt Nam.

Sự khó tính của người lớn tuổi cũng là rào cản. Với kiến thức nào đó về tiếng Anh mà họ từng biết, học viên mặc định chắc chắn rằng kiến thức đó luôn luôn đúng, họ sẽ tranh luận nếu như giáo viên dạy khác đi. Tôi không thể đếm hết số lần học viên đã tranh luận với tôi về những kiến thức mà họ cho là đúng, khẳng định thứ tôi dạy là sai, trong khi tôi là người bản xứ. Đây cũng là một thử thách đối với tôi, làm sao để giúp được họ trong khi họ rất bướng bỉnh và tự cho rằng mình biết tất cả.

Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn cả là sự tập trung. Các học viên thường mắc các lỗi giống nhau, tôi đã sửa lỗi và nhắc nhở nhưng dường như sự cố gắng của họ vẫn chưa đủ để cải thiện bản thân mình.

Tôi nghĩ mình có thể khắc phục thói quen xấu khi nói tiếng Anh của học viên nhưng việc đó không hề đơn giản. Vì vậy, tôi chỉ tập trung vào những gì mà tôi có thể giúp được. Tôi thiết kế một hệ thống bài giảng giúp học viên tự nhìn ra lỗi và tự sửa những lỗi đó.

Phương pháp đầu tiên là “sự tập trung- đàn hồi”. Mỗi học viên phải đeo trên tay một sợi thun, khi phát âm sai từ nào thì phải tự kéo dãn sợi thun sau đó thả sợi thun ra. Họ sẽ cảm thấy hơi đau, giống như là một hình phạt. Đây là thử nghiệm cho thấy tác động nhỏ của sợi thun có thể gây sốc não và làm học viên nhớ cách phát âm chính xác của từ. Tôi đã áp dụng phương pháp này cho một số học viên, nhưng hầu hết họ đều sợ đau và không còn dùng phương pháp này nữa.

Nói về phương pháp động lực, tôi có một vài học viên chọn lựa chọn phương pháp này. Họ có động lực để học tốt tiếng Anh vì nó giúp ích trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên phương pháp này cũng không hẳn hiệu quả vì họ quên mất nhiệm vụ, động lực của mình chỉ sau vài ngày.

Phương pháp thứ ba là “phạt tiền”. Nếu học viên tiếp tục mắc phải các lỗi tương tự sẽ bị phạt 1.000 đồng. Nhưng cuối cùng cách này không hiệu quả lắm vì số tiền phạt quá nhỏ, phạt lớn hơn thì có vẻ không hợp lý lắm và có lẽ học viên cũng không đồng ý.

Phương pháp thứ tư là “nhắc nhở về ngữ pháp”. Những lỗi mà học viên mắc phải khi nói tiếng Anh sẽ được ghi lại và tôi đọc lại cho họ vào cuối giờ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ giúp ích được một phần, học viên vẫn tiếp tục mắc những lỗi đó khi họ nói, lý do là vì họ chỉ tập trung vào nội dung mà quên mất cách phát âm chính xác, ngữ pháp….

Phương pháp thứ năm là “hình phạt lặp lại nhiều lần các câu từ chính xác của các lỗi mà học viên mắc phải khi nói”. Khi học viên đọc sai câu hoặc từ tiếng Anh hai lần liên tiếp trong buổi học, họ bị phạt lặp lại 10 lần. Nhưng phương pháp này lại một lần nữa không đem lại hiệu quả như mong đợi, sau vài buổi học học viên vẫn tiếp tục mắc phải những lỗi tương tự. Sau đó tôi tăng số lần phạt từ mười lần lên hai mươi, ba mươi lần. Phương pháp này giúp họ dễ dàng tập trung hơn vào việc nói tiếng Anh cho chính xác, nhưng vì sự mệt mỏi khi phải lặp đi lặp lại quá nhiều lần làm họ tiếp tục mắc phải lỗi như cũ.

Ngay cả khi chúng ta già đi, trình độ tiếng Anh của chúng ta sẽ khó được nâng cao và rất khó khăn để tiếp tục học và cải thiện vốn tiếng Anh của mình. Do đó học viên cần phải liên tục thay đổi cách học. Nếu bạn tiếp tục dùng những phương pháp giống nhau thì bộ não của bạn sẽ quen với lối mòn đó và tiếng anh của bạn không cải thiện là bao. Giống như khi đi đến phòng tập thể dục, bạn tập những bài tập với cánh tay mỗi ngày với hy vọng toàn bộ cơ thể của mình được mạnh mẽ. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra, kết quả là bạn chỉ có cánh tay lớn và một cơ thể nhỏ bé.

Nguồn: Vnexpress

Tại Sao Thói Xấu Khó Bỏ?

Ai cũng biết thuốc lá, ánh mặt trời, ăn uống vô độ nguy hiểm thế nào nhưng ít người từ bỏ được. Theo các nhà khoa học, thói quen xấu khó bỏ là do người ta thích sống vội, không cần biết đến tương lai.

Người ta lưu luyến mãi với thói quen xấu có thể vì nhu cầu muốn thích nghi với xã hội, không hiểu được bản chất của mối nguy hiểm, tầm nhìn cá nhân về thế giới kém, không có khả năng kiềm chế những thói quen thiếu lành mạnh hoặc nghiện do di truyền. Tất cả những nguyên nhân trên đã đẩy con người, đặc biệt là giới trẻ vào con đường tự hủy hoại mình thay vì kéo dài tuổi thọ.

“Chúng tôi phát hiện ra con người không thể thay đổi được thói quen và hành vi của mình không phải vì thiếu thông tin về các nguy cơ cho sức khỏe mà vì họ có tầm nhìn ngắn hạn, thích sống vội và không cần biết đến tương lai”, Cindy Jardine, giáo sư đại hoc Alberta nhận xét. Trong một nghiên cứu mới công bố, nhóm nhà khoa học do Jardine đứng đầu đã khảo sát 1.200 người ở Alber, Canada từ năm 1994 đến năm 2005 về nhận thức của họ đối với những tật xấu. Nhiều người đã xếp những thói quen thuộc nhóm lối sống như hút thuốc, uống rượu, tắm nắng nguy hiểm hơn hủy hoại tầng ozone và ô nhiễm hóa chất.

Trong một nghiên cứu khác thực hiện năm 2006, các nhà khoa học đã hỏi một nhóm người bản xứ Canada về cách họ đánh giá hành vi nào là nguy hiểm thì đa số họ cho rằng, lái xe khi chuếnh choáng hơi men có thể gây tác hại nghiêm trọng cho mình và người khác, tuy nhiên, chính họ vẫn thường xuyên làm thế.

Jardine lý giải cho sự mâu thuẫn này như sau: Khi một thói quen xấu được xã hội chấp nhận hay “mọi người đều đang làm thế” thì nó rất khó bỏ. Người ra thường lập luận: “Tôi biết nó không tốt cho sức khỏe của mình nhưng nếu muốn hòa nhập vào một cộng đồng mà số đông đều thế thì tôi phải làm giống họ. Điều này lý giải tại sao, học sinh chơi trong nhóm hút thuốc cũng bị lây thói này, hay nếu các em chơi với nhóm bạn thích phiêu bạt chơi đêm thì cũng ảnh hưởng theo. “Thay vì bắt cả nhóm thay đổi theo mình, giới trẻ có xu hướng làm theo những gì số đông đã làm hơn”, Jordine nhận xét.

Ngoài ra, những trải nghiệm cá nhân cũng là cái cớ giúp người ta giữ mãi một thói xấu. Người hút thuốc thì thấy: “Hút lâu rồi mà có sao đâu” hay “cố thủ tướng Anh Churchill hút thuốc mà vẫn sống đến 90 tuổi cơ mà”. Người ăn nhiều đến béo phì thì nói: “Tôi vẫn ăn vậy lâu nay mà có thấy bị gì đâu”. Khái niệm về tác hại trong tương lai rất xa lạ với họ.

Từ năm 2004, Jardine phát hiện ra rằng stress còn nguy hại với con người hơn cả khói thuốc lá. “Đa số chúng ta để cho cuộc sống căng như dây đàn và hãnh diện mình bận bịu như thế. Họ quên rằng stress vừa có hại cho sức khỏe, vừa không tốt cho các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Nhưng tiếc thay, có người xem công việc ngập đầu là thước đo thành công”, ông nói.

Không có thuốc ngừa hay biện pháp đơn độc để bỏ tật xấu

Bệnh tật hoặc chết vì chất có hại hay do thói quen xấu là điều ai cũng biết. Nhưng những người đọc và hiểu được các con số thống kê cụ thể lại dễ từ bỏ thói quen xấu hơn người không đọc được mà chỉ nghe một lời khuyên mơ hồ.

Một biện pháp vận động bỏ thói quen xấu khá hiệu quả nữa là cho phổ biến những hình ảnh ấn tượng về tác hại không thể đảo ngược của chúng. Một nghiên cứu của hội di sản Mỹ cho thấy, mức giảm 22% số người hút thuốc trong giới trẻ từ năm 2000 đến 2002 là nhờ những cuộc vận động như vậy.

Không có loại thuốc chủng ngừa nào cho các thói quen xấu ngoài cách tránh tiếp cận với chúng. Theo các nhà khoa học, muốn lôi con người, nhất là lớp trẻ khỏi những thói quen và hành vi xấu cần phối hợp nhiều biện pháp với nhau.

Thói quen xấu và hành vi xấu không chỉ có ở người bình thường. Thậm chí, càng giầu, càng nổi tiếng, người ta càng dễ bị nhiễm thói xấu do bản chất của công việc và cơ hội đàn đúm bạn bè nhiều hơn.

Từ Bỏ Những Thói Quen Xấu: Bạn Đã Sẵn Sàng Chưa?

Xác định thói quen

Thói quen là hành vi hoặc suy nghĩ lặp đi lặp lại nhiều lần. Đân dần bạn làm nó trong vô thức. Như bạn đã biết, thói quen có thể hữu ích và có hại.

Thói quen có lợi là các thói quen giúp chúng ta giải phóng bộ não để tập trung vào những thứ khác. Khi chúng ta có những thói quen tốt, như đến làm việc đúng giờ hoặc chủ động trong công việc, chúng ta tạo ra một chuyển động tích cực. Chúng ăn sâu vào suy nghĩ của cá nhân. Từ đó, chúng ta có thể sử dụng năng lượng tập trung vào những việc cần sự chú ý đặc biệt.

Tuy nhiên đối với những thói quen xấu thì ngược lại. Chúng ta thực hiện những hành vi này mà không suy nghĩ nhiều và chúng có thể làm hỏng cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của chúng ta một cách vô thức.

Đi làm hoặc đi họp muộn

Tư duy tiêu cực

Mách lẻo

Chống lại sự thay đổi

Hay là những thói quen xấu trong sinh hoạt các nhân

Tại sao thói quen xấu thường khó bỏ

“Kịch bản nhân thức” có thể xem là cách lý giải cho việc tại sao chũng ta khó từ bỏ thói quen xấu. Đó là những suy nghĩ vô thức mà chúng ta có khi gặp phải một ngữ cảnh, tình huống nhất định.

Những ý nghĩ vô thức này dựa trên trải nghiệm trước đó. Vì vậy, nếu tình huống này là một trong những tình huống mà chúng ta gặp nhiều lần trước đây, chúng đã ăn sâu trong tiềm thức mà chúng ta không suy nghĩ tới những điều mình đang làm. Hành động của chúng ta đã trở thành thói quen.

Phần lớn, thói quen xấu rất khó loại bỏ, bởi chúng bắt đầu như là những hoạt động thú vị, là cái mà chúng ta muốn lặp lại. (Ví dụ: chúng ta có thể thích lướt Facebook thay vì ngồi học bài hoặc nhắn tin trong suốt cuộc họp).

Khi làm những điều thú vị này, não chúng ta giải phóng dopamine, một chất kích hoạt sự thoải mái cho não. Điều này khuyến khích chúng ta làm những điều đó một lần nữa và hoạt động trở thành một thói quen.

Các chiến lược để vượt qua thói quen xấu

Bắt tay vào lên kế hoạch

Các nghiên cứu cho thấy rằng một kế hoạch có ý thức có thể giúp bạn bắt đầu vượt qua những thói quen xấu. Bạn không thể chỉ nói “Tôi sẽ không trì hoãn deadline nữa” và mong muốn thành công. Bạn phải đưa ra một kế hoạch cụ thể để nó xảy ra.

Cách tốt nhất để làm việc này là kết hợp việc phá vỡ thói quen vào các mục tiêu cá nhân. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng bạn xem lại tiến trình của mình một cách thường xuyên và làm việc với những thói quen xấu nhất của bạn đầu tiên.

Một khi bạn đã đưa ra một kế hoạch, hãy thêm lời nhắc và cột mốc quan trọng vào danh sách công việc cần làm để nhắc nhở điều bạn muốn đạt được.

Hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành động của mình

Bạn là người thực hiện hành động đó và không ai chịu trách nhiệm dùm bạn. Bạn trì hoãn Deadline dù biết nó ảnh hưởng đến công việc chung thì đó là quyết định của bạn. Dù muốn hay không thì bạn cũng phải nhận trách nhiệm cho hành động này vào một lúc nào đó.

Khi nhận ra mình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho các hành động, ban đầu bạn cảm thấy sợ hãi. Bạn bắt đầu nhận ra từng hành động của mình đều gây ra hậu quả, và chúng khác rất nhiều so với những hậu quả từng nghĩ tới trước đó khi thực hiện hành động. Suy nghĩ đó thật đáng sợ.

Nhưng cuối cùng thì việc tự chịu trách nhiệm lại mang tới sức mạnh cho bạn. Bạn là người quyết định số phận của mình, về nguyên tắc không ai có thể buộc bạn phải làm gì. Ngoài ra việc tự chịu trách nhiệm cho hành động cũng mang đến tự do. Bạn bắt đầu hiểu vì sao thói quen xấu có thể trở thành sợi xích vô hình và việc cắt đứt nó mang lại tự do cho bạn.

Chọn phương pháp tiếp cận đúng

Một số người cho rằng sẽ có hiệu quả hơn khi thoát khỏi hành vi xấu trong một lần. Trong khi một số người khác lại thành công hơn khi hạn chế dần dần theo thời gian. Như vậy, điều quan trọng là tìm được một cách tiếp cận phù hợp với bạn. (Điều này có thể phụ thuộc vào loại thói quen mà bạn đang cố phá vỡ.)

Ví dụ bạn có thói quen lướt Facebook ngay cả khi học tập và làm việc. Thay vì từ bỏ hoàn toàn, bạn có thể giới hạn thời gian lướt web của mình 5 phút mỗi giờ. Sau đó, theo khoảng thời gian hàng tuần, bạn có thể cắt giảm xuống còn 5 phút/ 2 tiếng, 5 phút/3 tiếng….v..v

Tự đặt ra những chướng ngại cho thói quen xấu

Trong cuốn sách “The Happiness Advantage”, nhà tâm lý học Shawn Achor nói rằng bạn có thể phá vỡ thói quen xấu bằng cách đặt ra những trở ngại tại chỗ, cái mà ngăn cản bạn thực hiện hành vi.

Ví dụ: nếu một trong những thói quen xấu của bạn là kiểm tra Facebook khi làm việc, bạn có thể ngắt kết nối Internet bằng cách sử dụng các ứng dụng phần mềm như Freedom và Anti-Social chặn truy cập vào nó. Hoặc di chuyển bàn làm việc, để mọi người đi ngang qua có thể thấy màn hình máy tính của bạn.

Bạn cũng cần tránh những người, địa điểm hoặc tình huống gây ra thói quen xấu, nếu điều này thích hợp.

Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng bạn đang cố gắng ngừng nói chuyện tại nơi làm việc. Bạn biết rằng mình thường tham gia vào hành vi này trong giờ ăn trưa với một nhóm đồng nghiệp cụ thể. Vì vậy bạn giải quyết bằng cách tránh phòng nghỉ và thay vào đó đi ăn trưa bên ngoài hoặc tại bàn làm việc của mình.

Thực hiện hành vi tích cực nhiều hơn

Thông thường, bạn có thể phá vỡ thói quen xấu bằng cách thay thế chúng bởi hành vi tích cực. Ví dụ: giả sử bạn muốn ngừng tật hay chỉ trích các thành viên trong nhóm. Một cách để tránh điều này là nỗ lực có ý thức ca ngợi mọi người, để thay thế.

Nhờ đến sự trợ giúp của những người xung quanh

Cuối cùng, hãy xem xét hỏi mọi người như đồng nghiệp, thành viên trong gia đình và bạn bè – những người giúp bạn phá vỡ thói quen xấu. Chia sẻ mục tiêu của bạn với họ và yêu cầu họ cho bạn biết nếu bạn quay lại thói quen xấu ấy. Điều này sẽ tạo thêm trách nhiệm và thúc đẩy động lực cho bạn.

Kết

Một số thói quen tích cực có thể giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Tuy nhiên, thói quen xấu có thể hạn chế nghiêm trọng những điều bạn có thể đạt được.

Để phá vỡ thói quen xấu, trước tiên hãy cam kết ngăn chặn hành vi bằng cách tạo một kế hoạch và phát triển tự kỷ luật và tự nhận thức. Ngoài ra, hãy chọn cách tiếp cận đúng đắn để đối phó với nó, tự thưởng cho mình khi bạn làm tốt và chấp nhận sự can thiệp của người khác sẽ thúc đẩy bạn tiến bộ hơn.