Thói Quen Học Tập Là Gì / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Tạo Thói Quen Học Tập

Tạo thói quen học tập

Chi tiết Tư vấn

21 Tháng 10 2014

Thói quen tập trung: điều quan trọng nhất cho việc có được kết quả tốt trong học tập.

– Học cách ghi chép hợp lí: Bạn cần phải ghi lại những vấn đề cốt lõi, để chắc rằng những thông tin bạn ghi lại có giá trị, hãy thử tìm câu trả lời cho bài kiểm tra trong vở ghi của mình. Nếu có, bạn đã học được cách ghi chép thông minh còn nếu không, hãy xem lại và học tập cách thức từ vở ghi của những người bạn cùng lớp hoặc nhờ giáo viên giúp đỡ trong việc nâng cao khả năng nắm bắt những ý chính.

– Sắp xếp một khoảng thời gian nhất định trong ngày để học, ngay cả khi bạn không có bài tập về nhà hay tiết kiểm tra vào ngày mai.

– Luôn xem lại những gì đã học mỗi ngày: Hãy xem lại bài học hằng ngày, ôn ngay những gì bạn đã học khi mà bài giảng của thầy, cô vẫn còn trong đầu sẽ giúp bạn ghi nhớ rất sâu những kiến thức. (Viết lại một lần nữa tất cả những gì mà bạn đã học cũng là một chiêu thức ghi nhớ hiệu quả).

– Luôn đặt những dụng cụ học tập của bạn (sách, vở ghi, laptop…) ở một vị trí thuận tiện nhất để không phải tìm kiếm nó khi bạn cần.

– Quản lí thời gian: Bạn phải nghiêm túc thực hiện những gì đã đề ra. Chỉ có như thế bạn mới có thể có đủ thời gian để làm tất cả những gì phải làm. Nếu bạn chưa từng làm được điều này thì hãy bắt đầu bằng việc lên kế hoạch hằng ngày ngay từ bây giờ. Học cách quản lí tốt quỹ thời gian của mình sẽ khiến bạn thấy mỗi ngày dường như dài hơn đấy!   

– Học cách tập trung: Tập trung là một kỹ năng rất quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất cho việc có được kết quả tốt trong học tập. Cho dù cách học, phương pháp học và thời gian dành cho việc học của bạn như thế nào, thì thói quen tập trung tốt vẫn là kỹ năng cơ bản. Sự tập trung không chỉ cần thiết cho học tập mà cả trong cuộc sống hàng ngày. Tập trung tốt sẽ cho phép bạn tận dụng hiệu quả hơn thời gian và chuẩn bị tinh thần để bước vào những trải nghiệm mới.

Kiểm Tra Phương Pháp&Amp;Thói Quen Học Tập

Thực hiện kiểm tra PHƯƠNG PHÁP & THÓI QUEN HỌC TẬP LÀ GÌ?

LÀ GÌ?

Là quá trình kiểm tra tận gốc thói quen và cách thức học tập của người học, từ đó học sinh sinh viên hoặc người đi làm có thể hiểu cơ bản mình là ai và có thói quen học tập như thế nào. Đồng thời, có thể tự vạch ra cho chính mình một lịch học tập hoặc lịch làm việc phù hợp và tìm kiếm các nguồn lực phù hợp để đáp ứng được mục tiêu học tập của bản thân

TẠI SAO

Học sinh sinh viên khi tham gia học tập tiếng anh luôn tìm cho mình những phương pháp học tập mới, những phương pháp học tập nhằm tăng cường khác năng ghi nhớ và cải thiện được phản xạ nghe nói và giao tiếp. Tuy nhiên, người học lại chưa bao giờ đặt ngược câu hỏi gốc về việc

MÌNH LÀ AI?

MÌNH CÓ THÓI QUEN HỌC NHƯ THẾ NÀO?

GIÁO VIÊN NÀO MỚI THỰC SỰ PHÙ HỢP VỚI MÌNH? TRUNG TÂM NÀO ĐÁP ỨNG ĐƯỢC MỤC TIÊU HỌC TIẾNG ANH VÀ THÓI QUEN HỌC TẬP CỦA MÌNH?

MÌNH CẦN PHẢI CẢI THIỆN ĐIỂM YẾU VÀ ĐIỂM MẠNH CỦA MÌNH RA SAO?

Một điều thú vị là chúng ta cũng thường đặt ra các câu hỏi này nhưng lại được giải đáp bằng những câu trả lời mập mờ , hoặc những lời chào gọi mang tính chất “học đi”, hoặc “sắp hết hạn đăng ký rồi”, hoặc “chỉ có 1 – 2 chỗ cho khóa học này thôi”, hoặc ” học phí được giảm ½” mà quên đi một việc rằng trước khi lựa chọn 1 giáo viên, 1 thày giáo, 1 mục tiêu học tập và 1 môi trường cho bản thân, chúng ta ít ra cần phải hiểu CHÚNG TA LÀ AI trong quá trình học tập.

Rất nhiều các chỉ số tính cách như MBTI, DISC hoặc Sinh trắc vân tay được đưa ra để hỗ trợ người học và người dùng thông thường nhưng không đi vào lý giải chi tiết việc các bạn sẽ học như thế nào để đảm bảo được PHÙ HỢP VỚI BẠN?

Bạn thuộc nhóm học viên nào? Đã bao giờ bạn trở lời được câu hỏi đó?

Bạn mạnh bán cầu não trái hay phải? Đã bao giờ bạn trả lời được câu hỏi đó?

…..

Hãy thử đăng ký tìm hiểu thói quen học tập và hiểu bạn là ai để có được CÂU HỎI GỐC trước khi đặt mục tiêu cho chính bản thân mình trong quá trình học tiếng anh

Học Sinh Được Gì Khi Rèn Luyện Thói Quen Chủ Động Học Tập?

Vậy trước tiên, học tập chủ động khác với cách học truyền thống như thế nào? Phần chia sẻ của Thầy Nguyễn Thành Công (THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) tóm tắt lại những điểm mà sinh viên Việt Nam thiếu trong kỹ năng học tập:

“…. ngay từ thời phổ thông, phần lớn học sinh đều có thói quen học thụ động nên khi lên đại học đã thành cái nếp, rất khó thay đổi.”

Theo lời Tiến sĩ Lê Bá Trần Phương (Đại học Công nghiệp Hà Nội), ngay từ thời phổ thông, phần lớn học sinh đều có thói quen học thụ động nên khi lên đại học đã thành cái nếp, rất khó thay đổi. Hậu quả của việc này là học sinh thường bị “sốc” và tuột dốc ngay khi vào đại học. Việc này thường kéo dài từ 2 đến 3 năm học, sau đó các bạn mới có thể dần quen với cách học tự nghiên cứu ở đây, tuy nhiên lúc này thì đã quá muộn để có thể vớt vát điểm số.

Có thể thấy rằng, sự thiếu chủ động trong học tập từ lớp phổ thông sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tới việc học của học sinh khi tham gia vào các môi trường cần nhiều đến khả năng tự học và suy nghĩ độc lập, như ở trường đại học, hay trong môi trường làm việc.

Chúng ta thường sử dụng cụm từ “học tập chủ động” để miêu tả phương pháp học trong đó người học chủ động tích lũy kiến thức và hiểu biết theo định hướng của người giáo viên. Điều này khác biệt với phương pháp học tập truyền thống, trong đó những lời giảng dạy, hướng dẫn chi tiết được truyền tải từ giáo viên tới học sinh.

Theo Đại học Cambridge, học tập chủ động có nghĩa là học sinh phải chịu trách nhiệm với việc học của bản thân, trong khi người giáo viên đóng vai trò “truyền cảm hứng”, “tạo cơ hội” và thúc đẩy quá trình học tập, thay vì trực tiếp truyền đạt kiến thức.

Cũng theo Giáo sư Edgar Dale (Đại học Bang Ohio, Mỹ), học tập chủ động là chủ đích tiếp nhận thông tin và diễn giải thông tin đó theo cách chúng ta hiểu đồng thời áp dụng nó vào thực tế.

Với việc học tập chủ động, học sinh sẽ không tiếp thu kiến thức một chiều “thầy đọc trò chép”, thay vào đó cần tự mình tìm kiếm, tổng hợp, phân loại kiến thức & thông tin thông qua sách vở, tài liệu, internet…

Không chỉ là đa dạng hóa các kênh học tập, khi lựa chọn cho mình con đường học chủ động, học sinh còn có thể tự mình sắp xếp kế hoạch học tập của bản thân, không phải phụ thuộc vào tiến độ của chương trình học trên lớp. Điều này có thể giúp các bạn rút ngắn thời gian học lí thuyết, đồng thời tăng cường thời gian rèn luyện bài tập, qua đó tăng cường khả năng nắm bắt những kiến thức cần thiết từ bài học. Bên cạnh đó, việc học chủ động cho học sinh quyền kiểm soát và tự quyết với những gì được học, và rèn luyện các kỹ năng học tập cần thiết trong tương lai. Nói theo cách khác, khi ta học chủ động tức là chúng ta đang “học cách để học”.

” … việc học chủ động cho học sinh quyền kiểm soát và tự quyết với những gì được học, và rèn luyện các kỹ năng học tập cần thiết trong tương lai.”

Người học nên tận dụng việc chủ động học tập như thế nào?

Theo Cambridge Assessment – International Education

Cách Thức Xây Dựng Thói Quen Học Tập Tiếng Anh (1)

TỪ ĐÓ HÌNH THÀNH LỊCH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN THƯỜNG XUYÊN

Mục đích học của bạn là gì?

Bạn là ai?

Bạn sẽ làm gì để đạt được mục đích?

Bạn sẽ phải gạt bỏ những thói quen chưa tốt nào?

Bạn sẽ vượt qua những thách thức như thế nào?

Ai sẽ là người giúp bạn vượt qua từng lộ trình học tập?

Bạn dự định học trong bao lâu?

Lộ trình học tập bao gồm những giai đoạn nào?

Bạn sẽ bắt đầu bằng cuốn sách gì đầu tiên? Ai là người tư vấn cuốn sách đó cho bạn? Họ đã học cuốn sách đó như thế nào? Nhận định của họ về cuốn sách đó ra sao? Họ có các bước học cuốn sách nào đó riêng biệt không?

Các bước trên là các bước cơ bản để xây dựng thói quen học tập tiếng Anh nên bạn cần tự trả lời trung thực và xác định mọi vấn đề – thậm chí là xin sự giúp đỡ từ mọi người. Theo mình, đây là các bước cơ bản giúp bạn xem liệu chính bạn ( với tính cách, động lực và tinh thần ở mức độ phù hợp với mỗi người) thì bạn sẽ học nhanh hay chậm, cần sự giúp đỡ hay không cần sự giúp đỡ, học trong không gian yên tĩnh hay trong một môi trường ồn ào, hoặc thậm chí là nghe nhạc khi học.

Toàn bộ bài viết này sau này sẽ không nhằm ý định phủ nhận các tổ chức tiếng anh, hay chê bai các giáo viên đang giảng dạy tiếng anh, mà đơn giản chỉ để định hình được thói quen của người học thông qua việc hiểu biết tính cách cá nhân, mục đích học tập của người học, tác động của môi trường xunh quanh người học. Do vậy, nếu có phật lòng ai thì mong các bạn cứ chiếu “vô thường mà sống”.

Đồng thời, mình cũng mong có được sự đóng góp của các anh chị có nhiều năm kinh nghiệm (1) trong cuộc sống và xã hội; (2) chuyên sâu về tiếng anh và giảng dạy tiếng anh (3) trong việc luyện thi và tự hình thành thói quen học tập chi tiết chia sẻ ý kiến với các bạn trẻ và những người còn mong muốn học tập trong điều kiện và hoàn cảnh của chính người học.

Thông thường, bất cứ người học tiếng anh nào đều có một mục đích tưởng chừng rất rõ ràng. Đó có thể là:

Nghe nói giao tiếp giỏi và thành thạo (thường là xuất hiện ở người đã đi làm, có nhiều năm kinh nghiệm)

Có thể đạt được 600 điểm TOEIC hay 6.5 IELTS (thường xuất hiện ở học sinh/sinh viên hoặc thậm chí là người đi làm khi được yêu cầu điểm tiếng anh được xác định bởi bên thứ 3 do chính tổ chức đó yêu cầu)

Có thể nói tiếng anh “như cô” hay “như thày”? Hay, có thể giỏi “như cô”, “như thày”.

Mình thấy, bạn nào cũng có mục đích dài hạn rất rất tốt, thậm chí còn tốt hơn cả người viết như mình, nhưng điều khó là các bạn lại chưa thiết lập được mục đích ngắn hạn.

Vậy thì mục đích dài hạn và mục đích ngắn hạn là gì? Nghe có vẻ dễ hiểu lắm! Thực ra ai cũng hiểu được vấn đề này, chỉ có điều khi bắt tay vào viết ra và thực hiện thì thực sự có vấn đề.

Mục đích dài hạn : có thể viết tiếng anh thành thạo trong vòng 05 tháng.

Mục đích ngắn hạn: Mục đích của “mục đích ngắn hạn” là phân nhỏ các mục đích dài hạn ra theo một lộ trình cụ thể chi tiết nhất định để từ đó điều chỉnh mục đích dài hạn. Thông thường, mọi người sẽ nói với bạn cái lớn quyết định cái nhỏ, còn cái nhỏ chỉ là một phần của cái lớn. Nhưng không ai thừa nhận rằng nhiều cái nhỏ sẽ là yếu tố chi phối cái lớn hay chính xác là đình hình được kết quả công việc hay học tập hàng ngày của chúng ta.

Như vậy, để đạt được mục đích là viết tiếng anh thành thạo trong 05 tháng bạn sẽ phân nhỏ các mục đích dài hạn có thể như sau:

Tháng số 1: luyện viết tiếng anh cơ bản + viết 30 bài luận + học 100 từ mới

Tháng số 2: học kỹ năng viết cơ bản + viết 30 bài luận + học 100 từ mới

Tháng số 3: học kỹ năng viết trung cấp + viết 30 bài luận + học 200 từ mới

Tháng số 4: học kỹ năng viết trung cấp + viết 30 bài luận + học 200 từ mới

Tháng số 5: viết 60 bài luận + học 200 từ mới + ôn tập kiến thức ngữ pháp hổng.

Như vậy khi thiết lập được chi tiết được các mục đích nhỏ, kết hợp các mục đích đó vào , bạn sẽ ra được mục đích lớn.

(còn nữa)