Thói Quen Hàng Ngày Là Gì / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | 2atlantic.edu.vn

Tạo Thói Quen Học Tiếng Anh Hàng Ngày

Chỉ với một câu hỏi: “Phương pháp học tiếng Anh của bạn là gì?” sẽ có hàng ngàn câu trả lời khác nhau dựa vào kinh nghiệm học của mỗi người. Có người luyện kỹ năng tiếng Anh bằng cách nghe nhạc và xem các bộ phim nước ngoài, nhưng cũng có người luôn vùi đầu vào sách vở với cả một kho tàng kiến thức vô tận mà không biết đâu là điểm dừng. Tất cả những kinh nghiệm trên đều rất hữu ích nhưng điều quan trọng hơn nữa là xây dựng cho mình được thói quen học tiếng Anh hàng ngày – một công việc đơn giản nhưng lại có sức mạnh lớn trong việc tăng khả năng tiếng Anh của bạn.

Tất cả những người học tiếng Anh đều phải công nhận rằng: Tiếng Anh là một kho tàng vô tận và nếu như không đi đúng hướng, bạn có thể lạc đường trong mê cung kiến thức đó trên con đường để trở thành “người Anh”. Tuy nhiên, bạn đừng cố gắng học quá nhiều thứ cùng một lúc trong thời gian ngắn. Hãy xem việc thực hành như một thói quen nhỏ hàng ngày và hiệu quả học tập của bạn sẽ thay đổi thấy rõ.

1. Luyện nghe – 10 phút

Chỉ với 10 phút thực hành nghe hằng ngày, bạn đã có thể tạo cho mình thói quen phản xạ nghe tiếng Anh. Mỗi người đều lựa chọn cách thực hành nghe như thế nào phù hợp và thuận tiện nhất. Bạn có thể tham khảo những gợi ý sau:

– Kênh tin tức trên Tivi và Internet: hiện nay có rất nhiều kênh thông tin sử dụng tiếng Anh, thực hành nghe bằng các bản tin giúp bạn tiếp cận với tiếng Anh thông dụng được sử dụng hằng ngày hoặc tiếng Anh ở một số lĩnh vực cụ thể như: chính trị, kinh tế, văn hóa, dụ lịch. Kiến thức xã hội đi kèm với khả năng nghe tiếng Anh của bạn sẽ cải thiện đáng kể.

– Nghe nhạc: Nghe nhạc giúp bạn làm quen linh hoạt với các tiêu đề khó trong tiếng anh như: sự luyến âm, nối âm, ngữ điệu lên xuống..bởi đặc trưng của các bài hát là giai điệu rất phong phú. Bạn có thể nghe và hát theo để kết hợp luyện giọng tiếng Anh.

– Sử dụng CDs, VCDs và băng cassette của các giáo trình giảng dạy tiếng Anh

10 phút không ít nhưng cũng không quá nhiều để bạn luyện tập, chính vì vậy, tìm phương pháp phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của chính bạn là điều quan trọng nhất.

4. Luyện ngữ pháp – 10 phút

Đây là khoảng thời gian bạn nhớ lại những gì đã được học trên lớp, hoặc nếu như bạn tự học mà không tham gia một khóa học nào thì 10 phút này là thời điểm mà bạn lấy sách ngữ pháp và ôn lại những tiêu điểm ngữ pháp đã từng học. Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo ở các trang web học tiếng Anh online – mỗi ngày sẽ có những tiêu điểm ngữ pháp được giới thiệu (Tip of the Day). Ôn nhanh những tiêu điểm đó mà sau đó nhớ lại những cấu trúc, từ vựng mà bạn đã gặp trong 10 phút thực hành nghe và 10 phút thực hành đọc? Bạn có gặp lại những cấu trúc đấy không? Chúng được sử dụng như thế nào?

5. Luyện nói – 5 phút

Việc luyện nói hàng ngày đặc biệt quan trọng dù bạn chỉ dành ra 5 phút để thực hành. Hãy cố gắng nói thực sự (không phải nói thầm), tóm tắt lại những gì bạn đã nghe và đọc. Nếu như việc luyện tập này được thực hiện một mình sẽ gặp nhiều khó khăn thì bạn có thể cùng học tập với bạn bè.

( Nguồn: GE )

Comments

5 Thói Quen Hàng Ngày Của Trader Thành Công

Thói quen hàng ngày của trader thành công là gì? Cách tốt nhất để tăng hiệu quả giao dịch của chính bản thân bạn là xây dựng một thói quen hằng ngày thật vững chắc.

Vậy, trong trading, để có thể thành công như những pro trader, chúng ta nên đi theo một routine như thế nào? Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét 5 routine hiệu quả từ các chuyên gia mà bạn có thể thêm vào như một phần thói quen hàng ngày của trader.

1. Tạo ra nhiều kịch bản có thể xảy ra khi bạn phân tích đầu ngày.

Brett Steenbarger là một người rất tin tưởng vào việc tạo ra các quy trình để trở nên giỏi hơn trong việc xử lý các sự kiện ngẫu nhiên mà thị trường có thể quăng vào chúng ta mỗi ngày.

Các trader giỏi nhất sẽ lập kế hoạch giao dịch của họ và sau đó giao dịch theo kế hoạch của mình, nhưng Steenbarger có một số điều thú vị cần lưu ý về các trader có kinh nghiệm…

Rằng họ không chỉ lập kế hoạch giao dịch, mà họ còn lên kế hoạch cho nhiều tình huống có thể xảy ra cho từng vị thế giao dịch tiềm năng, dựa trên tin tức, biến động thị trường hoặc quyết định của ngân hàng trung ương.

Mục tiêu của bạn với tư cách là trader, chính là thực hiện kế hoạch của bạn thêm một bước nữa và tạo ra nhiều trường hợp dự phòng cho những gì có thể có thể xảy ra khi bạn mở bất kỳ vị thế mới nào. Điều này sẽ mang lại cho bạn sự ổn định về mặt cảm xúc khi mọi thứ diễn ra không như mong muốn.

Chúng sẽ là điều bất ngờ đối với những trader bình thường, nhưng bạn thì khác, bạn sẽ vạch ra trước các tình huống, luôn trong tâm thế sẵn sàng, bình tĩnh và kiểm soát chúng.

Đây cũng là thói quen hàng ngày của trader đầu tiên bạn phải chú trọng.

2. Thu thập thông tin trước khi thị trường mở cửa là rất quan trọng

Thói quen hàng ngày của trader thứ hai này rất đơn giản. Bạn cần phải biết tin nào sắp ra và nó có ảnh hưởng thế nào đến vị thế của bạn.

Các Forex trader nên bắt đầu mỗi ngày bằng cách xác nhận những sự kiện có tác động lớn nào sắp xảy ra cho phiên giao dịch tới.

Các sự kiện có tác động lớn có thể các vị thế bị gap và sẽ làm gia tăng sự biến động (volatility). Đến lượt nó, điều này sẽ ảnh hưởng đến quy mô các lệnh dừng lỗ của bạn, hoặc tuỳ thuộc vào các quy tắc của hệ thống của bạn, có thể khiến bạn bị stopout trước những sự kiện như tin Nonfarm.

Hầu hết các trader tổ chức và ngay cả những trader chuyên nghiệp giao dịch tại nhà đều có một bảng trắng liệt kê tất cả các sự kiến chính cần chú ý trong 5 ngày tới, để họ có thể nắm thóp điều gì sắp xảy đến.

Các bạn có thể dành ra khoảng thời gian cuối tuần để soạn các tin tức, chỉ số kinh tế sẽ ra vào tuần kế tiếp.

3. Phân tích thị trường với các ghi chú rõ ràng và ngắn gọn

Thói quen hàng ngày thứ ba của trader được tóm gọn lại: Khi đến lúc phải hành động, bạn phải hành động một cách chắc chắn và vững tin. Việc trì hoãn sẽ khiến bạn phải trả giá đấy!

Trước khi thị trường mở cửa và hoạt động, bạn sẽ muốn biết kế hoạch trò chơi của mình là gì và có niềm tin với mọi giao dịch rằng khi giá chạm đến ngưỡng XYZ nào đó, bạn sẽ hành động.

Đừng bao giờ mảy may nghĩ đến việc phân vân ngay khi thị trường đang di chuyển. Tiêu chí vào lệnh của bạn đã được đáp ứng, vì vậy, bạn phải hành động và vào vị trí để chiến đấu!

Hầu hết các trader chuyên nghiệp đều có một cuốn sổ ghi chú, ghi chép lại các phân tích thị trường và ý tưởng giao dịch của họ.

Nếu bạn có cơ hội nghiên cứu các trader thành công, bạn sẽ thấy phần lớn họ thích viết các ý tưởng của mình ra giấy, thay vì sử dụng phần mềm Evernote, Excel hoặc Notepad trên PC của họ.

Vì thế, hãy lấy giấy bút ra và ghi chép các phân tích của bạn trước khi thị trường hoạt động. Hãy ghi ra một cách chi tiết, nhưng rõ ràng kế hoạch của bạn, sau đó sử dụng chúng như kim chỉ nam hành động cho mỗi phiên sắp tới.

4. Hình dung về ngày giao dịch thành công của bạn – Sự chuẩn bị về tinh thần

SMB Capital, một bàn giao dịch chuyên nghiệp nằm ở Midtown Manhattan được thành lập vào năm 2005 bởi 2 nhà giao dịch tích cực, là cái nôi sinh ra một số trader thành công nhất trên thế giới hiện tại

Và bạn biết gì không? Việc chuẩn bị trước khi giao dịch của họ còn bao gồm luôn cả khâu hình dung trong mỗi ngày giao dịch đấy!

Những thứ bạn có thể hình dung chẳng hạn như:

Tạo ra một kịch bản mà bạn đang bắt sóng trên thị trường, khi hệ thống của bạn được thiết kế.

Giữ bình tĩnh khi thị trường biến động bất lợi.

Hành động khi giá breakout nếu hệ thống của bạn xác định ra nó.

Thực hiện cắt lỗ khi điều kiện thị trường ra lệnh.

Xác định và đạt được mục tiêu lợi nhuận hàng ngày của bạn.

Nhìn thấy các lệnh limit của bạn được khớp và sau đó đưa chúng đến mức lợi nhuận thành công.

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học về tầm quan trọng của việc hình dung đến mức bạn sẽ hối hận nếu không đưa nó vào trong routine giao dịch hàng ngày của mình đó!

5. Tập thể dục – Nên là một thói quen hàng ngày của trader

Cũng giống như việc hình dung, có hàng tá bằng chứng cho thấy tầm quan trọng của việc tập thể dục trong mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta.

Tập thể dục sẽ giúp trader chúng ta:

Giảm căng thẳng.

Tăng mức năng lượng.

Tỉnh táo đầu óc.

Cải thiện tâm trạng.

Giảm nguy cơ mắc vô số các vấn đề về sức khoẻ…

Theo Tom Rath, tác giả cuốn “Are You Fully Charged” thì cái hay của việc tập thể dục buổi sáng là những lợi ích tích cực kéo dài đến 12 giờ đồng hồ chỉ từ 20 phút vận động.

Đây có thể là thói quen hàng ngày của trader tuyệt vời bởi vì nhà giao dịch không những kiếm tiền trên thị trường, họ cũng cần phải giữ cơ thể khỏe mạnh để tận hưởng cuộc sống.

Nhưng một điểm mà Tom muốn nhấn mạnh khác để giúp bạn có một ngày tốt đẹp đó là xây dựng thói quen chuyển động vào từng giờ trong ngày giao dịch của bạn. Giữ tỉnh táo, giữ cho máu và oxy được lưu thông, điều hoà.

Bởi chỉ khi tỉnh táo, bạn mới có thể quan sát thị trường một cách khách quan nhất, không bị lòng tham xúi giục vào lệnh. Các bạn càng tỉnh táo bao nhiêu các bạn càng nhìn thấy các loại bẫy trên thị trường nhiều bấy nhiêu.

Khi giao dịch tại ZFX, các bạn không chỉ được trải nghiệm công nghệ cao khi giao dịch hơn 200 sản phẩm CFD. ZFX Việt Nam cung cấp chương trình đào tạo chuyên nghiệp miễn phí dành cho tất cả các khách hàng của sàn.

Các chiến lược giao dịch và hướng dẫn kỹ năng đầu tư đang triển khai tại ZFX bao gồm, giao dịch theo xu hướng, đa khung thời gian, quản lý vốn và chương trình trading coach dành cho khách hàng.

Thói Quen Trước Mỗi Lệnh Giao Dịch Forex Hàng Ngày Của Bạn Là Gì?

Có những Thói quen trước mỗi lệnh giao dịch Forex là vô cùng quan trọng với mỗi nhà đầu tư.

Thói quen làm chủ là một quá trình rất hiệu quả và tinh tế. Đó là một quá trình đòi hỏi kỷ luật tự giác và tư duy chiến lược. Chỉ có một số ít cố gắng theo đuổi thói quen và thành công, và số ít đó thường được tận hưởng một lối sống bền vững, lâu dài, hiệu quả.

Thói quen là trình điều khiển năng suất nội bộ của bộ não. Do tính chất điều khiển hiệu quả của nó, bộ não liên tục tìm cách biến đổi các nhiệm vụ và hành vi thành thói quen để chúng ta có thể thực hiện chúng một cách tự động, do đó giải phóng thêm bộ nhớ và trí não.

Bộ não có phần nào đó giống với Ổ cứng máy tính có khả năng lưu trữ và ghi nhớ. Khác ở chỗ nó lưu trữ không giới hạn cả những thứ cần thiết và không cần thiết.

Nếu không được sắp xếp thì não bộ sẽ giống như một cái thùng rác chứa vô số thứ vớ vẩn làm nó hoạt động thiếu minh mẫn và sáng suốt. Thói quen giúp loại bỏ những thứ không tốt trong hoạt động và tập trung vào quá trình để hoàn thành công việc.

Đừng bao giờ nghĩ rằng giao dịch Forex chỉ đơn giản là mỗi ngày, bạn chui ra khỏi chăn, mở MetaTrader 4, Ctrader, TradeStation… sau đó đặt một lệnh Mua hoặc Bán sau đó ngồi chờ là tiền sẽ về túi.

Đó là một suy nghĩ của những con điên đang mơ về các vị tiên trên đồng tiền.

Tất nhiên là bạn sẽ phải Đánh răng cho miệng thơm tho, Ăn sáng cho bụng no no, và Đi tè cho cái Bàng quang nó đỡ cức…

Đó là các công việc mà ai ai cũng phải làm nhưng không phải thói quen trước mỗi giao dịch.

Thói quen giao dịch Forex của bạn sẽ giúp bạn hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Xem xét bất kỳ vị trí mở và thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào cần thiết

Xem xét các giao dịch của ngày hôm qua

Giúp bản thân bạn tăng tốc độ trên thị trường

Xác định bất kỳ tin tức cơ bản sắp tới có thể gây ra biến động trên thị trường

Sẵn sàng giao dịch khi phiên giao dịch tiếp theo mở ra

Bây giờ bạn sẽ muốn xem xét các tin tức thị trường tổng thể. Điều này có thể được thực hiện trực tuyến thông qua các trang web như Bloomberg hoặc thông qua truyền hình (CNBC, Bloomberg TV, BBC).

Xác định tâm lý chung của thị trường trong ngày là gì. Xem xét các giao dịch của ngày hôm qua và cách phiên giao dịch trước đó kết thúc. Và có thể xác định các vùng giá tiềm năng mà thị trường đang thăm dò như hỗ trợ, kháng cự.

Thói quen trước mỗi lệnh giao dịch Forex của bạn sẽ rất quan trọng đối với thành công của bạn trên con đường trở thành một Trader.

Thói quen sẽ giúp bạn lập kế hoạch hoạt động cho một ngày.

Bạn có thể liên tưởng tới các dây chuyền sản xuất. Mỗi công nhân đứng một vị trí và họ quen với công việc đó. Họ tự biết phải làm gì hết ngày này qua ngày khác mà không mắc phải lỗi lầm gì.

Thói quen trước mỗi giao dịch Forex sẽ giúp bạn biết phải làm gì nếu thị trường không như bạn mong đợi.

Thói quen như sợi chỉ dần đường và chỉ cho bạn biết bạn đang đi đâu. Nó cũng giúp bạn có được bình tĩnh, thoải mái và luôn tự tin trước mỗi giao dịch.

Một nhà giao dịch không có bất kỳ thói quen nào giống như một kẻ đang lạc lối và sẽ luôn phải đối mặt với một tài khoản đỏ lòm.

Nếu bạn chưa hiểu rõ thói quen là gì, Tô gợi ý hai cuốn sách hay bạn nên tìm đọc:

Sức mạnh của thói quen – Charles Duhigg

Ngay bây giờ hoặc không bao giờ – J. S. Scott

Trong cuốn Sức mạnh của thói quen, có 06 bước để hình thành thói quen như sau:

Bước 01: Xác định thời gian để bạn hình thành một thói quen

Trong một bài báo trên BrainPicking với tiêu đề: How Long It Takes to Form a New Habit thì trung bình mỗi cá nhân mất khoảng 66 ngày để một thói quen được hình thành và duy trì. Trong thí nghiệm, có nhiều khoảng thời gian khác cho mỗi loại thói quen nhưng 66 là con số tương đối phù hợp.

Mặc dù 66 là một con số tốt để sử dụng như một quy tắc, nhưng sau khi thử nghiệm các quy trình xây dựng thói quen khác nhau, Tô nghĩ rằng 30 ngày tập trung hoàn toàn vào thói quen mà bạn muốn tạo dựng và duy trì là đủ.

VÍ DỤ:

Để duy trì một thói quen không tự ý đóng lệnh vô cớ hay lo sợ mà đóng lệnh, Tô đặt ra kỷ luật và con số đầu tiên để hình thành thói quen tốt: ĐỂ THỊ TRƯỜNG QUYẾT ĐỊNH GIAO DỊCH ĐÚNG HAY SAI.

Tô sẽ để Mr Market tự động đóng lệnh (Stop Loss hoặc Take Profit) trong vòng 30 lệnh.

Bước 02: Tạo dựng thói quen và duy trì mỗi ngày

Ý tưởng làm một cái gì đó mỗi ngày nghe có vẻ… buồn cười vãi. Tuy nhiên, thực tế là nếu bạn cần càng ít thời gian để hoàn thành một công việc, bạn càng cần ít phải nỗ lực hơn và có thêm thời gian cho các công việc khác.

Tô từng chia sẻ, nếu có thể giảm 10 giây cho một công đoạn mà mỗi ngày Tô đều phải làm khoảng 5 lần thì Tô sẽ tiết kiệm được (5x10x365)/60 = 300 phút mỗi năm. Nhiều phết đấy nhỉ.

Ví dụ:

Trong giao dịch Forex, một thói quen tưởng nhỏ nhưng lại Vô cùng lớn đó là Tính toán điểm Stop Loss. Tô luôn tính Stop Loss trước tiên rồi muốn làm gì thì làm và quyết định duy trì thói quen này trước khi quyết định đặt bất kỳ một giao dịch nào.

Bước 03: Thay thế dần những nhu cầu và thói quen xấu

Đây là một bước cực kỳ quan trọng với bất kỳ ai muốn tạo lập và thay đổi thói quen.

Ở đây, Tô lấy ví dụ trực tiếp với các cá nhân giao dịch với TẦN SUẤT dày đặc và thua lỗ nghiêm trọng. Có hai vấn đề với các cá nhân này:

Họ giao dịch một ngày rất nhiều lệnh – Tần suất cao.

Họ giao dịch với khối lượng lớn

Họ gần như đã quen tay và đó chính là nhu cầu và thói quen xấu. Họ không tự nhận ra được. Dù muốn bằng giá nào đi chăng nữa thì cũng khó để thay đổi. Sẽ phải thay đổi từ từ.

Việc đầu tiên phải làm đó là điều chỉnh lại hai thông số kia. Việc giao dịch thường xuyên sẽ phải làm sau nhưng khối lượng có thể thay đổi ngay lập tức.

Chỉ cần thay đổi loại tài khoản từ Standard sang Mini, họ ngay lập tức giải quyết được vấn đề về khối lượng.

Ở tài khoản Mini, vẫn oánh được 1 Lot nhưng giá trị hoàn toàn khác nhau.

Bước tiếp theo đó là họ sẽ phải giảm bớt tần suất giao dịch xuống.

Những việc này khó khăn vô cùng nhưng chỉ 30 lần thôi, bạn sẽ thay đổi được.

Bước 04: Sử dụng quy tắc 2 phút

Một bài viết rất thú vị của Jame Clear: How to Stop Procrastinating by Using the ‘2-Minute Rule. Có thể nói đây là một ý tưởng tuyệt vời.

Khi nói đến nhiệm vụ xây dựng thói quen, phần khó khăn nhất là bắt đầu. Khung thời gian nhỏ 2 phút khi bắt đầu nhiệm vụ cho đến khi bạn đắm chìm trong thói quen và bước vào trạng thái thực hành thói quen trong vô thức.

Thực ra 2 phút là quá trình mà tâm thức của bạn chuyển trạng thái từ Thụ động sang Chủ động. Just Do it!

Ví dụ: Làm sao để Tô giữ thói quen viết bài chia sẻ với các bạn?

Bước 05: Theo dõi tiến trình

Những gì đo lường được thì sẽ quản lý được

Peter Drucker

Nếu bạn muốn cải thiện điều gì đó, bạn cần theo dõi tiến trình của mình và các hành vi gây ra tiến bộ. Các nhà nghiên cứu gọi đây là tự giám sát của người dùng – một quá trình theo dõi và phân tích suy nghĩ và hành động của bạn để nhận thức rõ hơn về cách chúng tác động đến mục tiêu của bạn.

Để hiểu được tầm quan trọng của việc theo dõi tiến độ, bạn cần hiểu tầm quan trọng của những chiến thắng nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và ảnh hưởng của chúng trong động lực của bản thân.

Trong bài viết của HBR ” Sức mạnh của những khoản tiền nhỏ ” cho rằng:

Trong một phân tích về nhật ký của người lao động tri thức, các tác giả nhận thấy rằng không có gì đóng góp nhiều hơn cho cuộc sống công việc tích cực (sự pha trộn giữa cảm xúc, động lực và nhận thức quan trọng đối với hiệu suất) hơn là tiến bộ trong công việc có ý nghĩa. Nếu một người có động lực và hạnh phúc vào cuối ngày làm việc, thì thật tuyệt khi người đó đạt được điều gì đó, dù nhỏ.

Trong việc xây dựng thói quen, hiểu được mối liên hệ giữa giám sát tiến độ và những thay đổi tích cực nhỏ là điều tối quan trọng. Ngay cả những điều nhỏ nhất như có một lịch mà bạn đánh dấu mỗi ngày bạn tiến bộ cũng có thể có tác động ngay lập tức đến động lực của bản thân.

Bước 06: Thay đổi ký ức. Thay đổi thói quen

Vấn đề chính với mọi người là những ký ức mà bộ não của chúng ta mang lại luôn đẩy chúng ta vào trạng thái đối phó với một nhiệm vụ mới. Đặc biệt là khi nói đến những thói quen đòi hỏi một chút sáng tạo từ phía chúng ta, những ký ức sai lầm có thể cản trở sự sáng tạo của chúng ta là những trở ngại lớn. Có 3 cách hữu ích để thay đổi:

Chuyển đổi vấn đề sáng tạo.

Khi gặp vấn đề sáng tạo, chúng ta thường lấy mọi thứ từ bộ nhớ để xử lý nó. Khi bạn nhận thức được các điều kiện của thử thách sáng tạo đang ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn, hãy thử và chuyển sự chú ý của bạn sang các phần khác của thử thách. Sử dụng các từ khác để điều chỉnh lại nó và cũng cố gắng hạn chế động não của bạn bằng cách tập trung vào các chi tiết nhỏ hơn ảnh hưởng đến toàn bộ vấn đề.

Mở rộng thông tin bạn có trong não bộ.

Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là thoát ra khỏi vùng thoải mái của bạn. Bị giam cầm trong một lối suy nghĩ cụ thể không cho phép bạn tiến bộ, có thể là một hạn chế lớn.

Đọc một cuốn sách Self-help hoặc tâm lý.

Tham gia một lớp học nghệ thuật hoặc triết học.

Xem một bộ phim không thuộc khuôn khổ theo phong cách Hollywood thông thường….

Tất cả các hoạt động này có thể giúp bạn mở rộng tầm nhìn và do đó, lượng thông tin mà bộ nhớ của bạn đang cố truy cập mỗi khi bạn đối mặt với thử thách sáng tạo.

Thay đổi môi trường của bạn.

Những người xung quanh bạn có tác động rất lớn trong cách bạn nhìn thế giới và đối mặt với những thách thức. Tuy nhiên, hầu hết thời gian, những người này có thể đã hết giá trị để cung cấp.

Mở rộng tâm trí của bạn và bắt đầu tương tác với những người bên ngoài khuôn khổ hành vi và thông tin của bạn. Những người có thể thách thức bạn và có thể giúp bạn khám phá những lĩnh vực mới của bản thân.

Luôn luôn nhớ rằng kiến ​​thức không bao giờ kết thúc và bạn thực sự không biết những gì người ngồi bên cạnh bạn trong một cuộc tụ họp xã hội có khả năng cung cấp cho thế giới của bạn. Bạn không biết trừ khi bạn cố gắng.

Tô mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trên con đường trở thành một Trader. Nương theo thị trường và Chinh phục bản thân.

[speaker-mute]

Lưu ý quan trọng khi học Forex miễn phí:

Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.

Và trước khi chơi tài khoản Real bạn nên tham gia một sàn giao dịch như IQ Option chẳng hạn để chơi tài khoản demo trước. Bạn sẽ được tặng 10.000$, tha hồ mà rải lệnh trước khi thành thạo và chơi Real.

Hiện tại, Tô đang giao dịch tại hai hệ thống sau:

Giao dịch Forex tại XM, ICMARKETS, EXNESS.

Đăng ký tài khoản XM: https://xm.com

Đăng ký tài khoản ICMARKETS: https://www.icmarkets.com/

Đăng ký tài khoản EXNESS: https://www.exness.com/

[/speaker-mute]

Bài trước: Chu kỳ giao dịch thua lỗ: Top 5 nguy cơ và giải pháp để vượt qua hiệu quả

Bài sau: Bám sát theo kế hoạch giao dịch của bạn

Ngày 9: Lý Thuyết Hình Thành Thói Quen

LÝ THUYẾT HÌNH THÀNH THÓI QUEN

Chào bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thói quen trên phương diện khoa học. Mới nghe qua tựa đề có lẽ bạn sẽ nghĩ sao mà khô khan quá, đúng không nào? Thế nhưng, phần lý thuyết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình thói quen hình thành cũng như hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc gỡ bỏ những thói quen cũ và xây dựng những thói quen mới có ích.

I. Lý thuyết hình thành thói quen:

THÓI QUEN là khái niệm nghe có vẻ đơn giản nhưng ít ai hiểu rõ và biết cách tối ưu hoá lợi ích của chúng. Thói quen là khi bạn làm một điều gì đó mà không cần suy nghĩ và nó được hình thành thông qua quá trình bạn lặp đi lặp lại một số hành động nhất định với cảm xúc và hình ảnh. Cho dù đó là một suy nghĩ hay một niềm tin, thì mọi thói quen đều có 3 yếu tố:

Cue – tín hiệu bắt đầu

Routine – qúa trình hình thành

Reward – kết quả đạt được

Bất cứ khi nào bạn hình thành suy nghĩ/ thói quen/ niềm tin, bạn đều dựa trên những tín hiệu nhất định à Khi bạn tìm hiểu và nghĩ ngợi về những vấn đề đó thì đây chính là quá trình hình thành của chúng. Tiếp đến, từ chính những suy nghĩ bạn tạo ra, bạn sẽ nhận được kết quả tương ứng trong thái độ và cách ứng xử.

Tôi có ví dụ nhỏ như sau để giúp bạn hiểu rõ hơn 3 yếu tố này:

Một sáng khi vội đi học, đi làm, bạn vô tình đá chân vào góc bàn và ngay lập tức bạn cho rằng “chắc chắn hôm nay là một ngày xui xẻo”, sau đó bạn lao ra ngoài và đóng sầm cửa lại, vừa đi vừa lầm bầm trong vô thức “Trời ơi, vì cớ gì mà tôi lại vụng về như vậy? Tôi ghét đi muộn vậy mà mẹ tôi lại quên gọi tôi dậy/ đập chân vào cái bàn quái quỷ! Bực quá đi mất!”

Trong ví dụ trên, ta có thể thấy 3 yếu tố trong việc hình thành một thói quen suy nghĩ như sau:

Cue – Tín hiệu bắt đầu: là khi bạn vấp chân vào góc bàn, hoặc khi Mẹ quên gọi bạn dậy.

Routine – Quá trình hình thành suy nghĩ: bạn cho rằng cả ngày hôm nay là một ngày tồi tệ – đây chính là ngòi nổ kích hoạ quả bom tiêu cực trong suy nghĩ của bạn.

Reward – Kết quả đạt được: cảm giác thoả mãn khi bạn đóng sập cửa, vừa đi vừa chửi rủa. Bằng cách thể hiện cơn giận dữ, bạn trả đũa sự vật/ sự việc khiến bạn ra nông nỗi này.

Thật thú vị đúng không nào? Đây chính là cách bộ não sản sinh ra những suy nghĩ/ thói quen/ niềm tin xấu, bất kể khi nào bạn bắt đầu có những suy nghĩ tệ hại, nó sẽ là tín hiệu mở màn cho một chuỗi những thái độ tiêu cực sau này của bạn. Lạ thay khi chúng ta lại cảm thấy hả dạ với những suy nghĩ, hành động tiêu cực như khi bạn đóng sầm cửa hay trách móc mẹ của mình,…Tự biến mình thành nạn nhân và hả hê với việc đổ trách nhiệm lên những nhân tố bên ngoài đồng nghĩa với việc, không ai khác, chính bạn là người đã nuôi sống và cung cấp thức ăn cho bè lũ những thói quen/ suy nghĩ/ niềm tin sai lệch đó.

Quá trình thực hiện: 3 lần mỗi ngày, chúng ta đều luyện tập thói quen xây dựng hệ thống niềm với hình ảnh và cảm xúc.

Tín hiệu bắt đầu: tạo thói quen mới dựa trên những thói quen có sẵn: trước khi ăn sáng, trước khi đi làm,…

Sản phẩm đạt được ở đây chính là cảm giác tốt đẹp mà thói quen mới mang lại.

II. Thói quen tích cực:

Chúng ta cảm thấy hài lòng khi biết rằng mình đang làm một điều gì đó có ích cho tương lai. Bạn sẽ cam kết thực hiện nhiều hơn khi bạn tìm thấy niềm vui trong những thói quen bạn đang theo đuổi. Thói quen tốt sẽ đem lại cho bạn những lợi ích tức thời. Hãy đảm bảo rằng mỗi khi bạn nghĩ về niềm tin của mình với cảm xúc và hình ảnh, bạn thực sự cảm thấy thoải mái và hài lòng với chính mình. Đừng quên biến nó thành mục tiêu: Bạn cảm thấy hạnh phúc và hào hứng ngay lúc này, ngay bây giờ!

Nếu gặp khó khăn trong quá trình thiết lập cảm xúc tích cực, đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang lo lắng quá nhiều và phí hoài nguồn năng lượng bên trong, như tôi đã từng nói, mỗi lần rơi vào trạng thái này bạn hãy dừng tất cả mọi công việc lại và viết một cách chân thật về tất cả những gì bạn đang nghĩ. Dần dần bạn sẽ làm chủ được suy nghĩ của mình.

Các nhà nghiên cứu tại MIT với công nghệ vi mô đã nghiên cứu về thói quen bằng cách quan sát hoạt động não bộ của chú chuột trong thí nghiệm tìm kiếm miếng phô mai đặt trong một mê cung được ngăn cách bằng những vách ngăn. Theo sự dẫn dụ của mùi phô mai, chú chuột đi lên đi xuống, ngửi và cào cấu các vách tường. Thí nghiệm cho thấy não bộ chú chuột hoạt động tích cực để xử lý thông tin: mùi, âm thanh, hình ảnh… trên con đường tìm đến miếng phô mai. Thí nghiệm này được lặp đi lặp lại nhiều lần và chú chuột đã bắt đầu quen thuộc với hướng đi tìm miếng phô mai cho đến khi chúng không cần phải dùng đến não bộ để suy nghĩ đường đi. Lúc đó, những hành động: đi thẳng, rẽ trái… đã được lưu trữ trong hạch nền bộ não và được thực hiện một cách tự động.

Ghi chú Ngày 9:I. Lý thuyết hình thành thói quen:

Thói quen có 3 yếu tố:

Cue – tín hiệu bắt đầu

Routine – qúa trình hình thành

Reward – kết quả đạt được

II. Thói quen tích cực:

Quá trình thực hiện: 3 lần mỗi ngày luyện tập thói quen xây dựng hệ thống niềm với hình ảnh và cảm xúc.

Tín hiệu bắt đầu: tạo thói quen mới dựa trên những thói quen có sẵn: trước khi ăn sáng, trước khi đi làm,…

Sản phẩm đạt được cảm giác tốt đẹp mà thói quen mới mang lại.

Quỳnh Như (tổng hợp)

Thói Quen Mua Hàng Của Người Việt

DenLEDNhat.Com – Sau nhiều năm cung cấp các sản phẩm Đèn LED Nhật cho các khách hàng và đặc biệt là sau khi mở kênh online phân phối Đèn LED Humitsu đến với tất cả các khách hàng trên mọi miền tổ quốc, thông qua hệ thống website TMĐT http://japanlighting.com và https://denlednhat.com. chúng tôi đã tổng hợp lại thành một bài viết và xin chia sẻ với mọi người.

Thói quen mua hàng của người Việt Nam

Một cuộc khảo sát cho thấy người tiêu dùng Việt Nam có thói quen mua sắm tạp hóa tại một nơi quen thuộc. 85% người được hỏi nói rằng họ trung thành với một cửa hàng. 60% cho biết đó là cửa hàng gần nhà hoặc gần chỗ làm.

1./ Mua hàng ở mỗi vùng miền khác nhau

Nước Việt Nam với sự trải dài địa lý và sự đa dạng, phong phú về văn hóa, lịch sử đã hình thành nên một Việt Nam có nhiều vùng miền khác nhau với những thói quen tiêu dùng rất đặc trưng. Sự khác biệt giữa các địa phương không chỉ thể hiện ở các vấn đề thường ngày như giọng nói, cách suy nghĩ, giao tiếp, ứng xử…mà còn cả ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định mua sắm.

a./ Người Sài Gòn thích từ ấn tượng đầu tiên, Hà Nội cẩn trọng và khắt khe

Nghiên cứu của FTA trong tháng 5.2009 cho thấy, người Hà Nội là những người cẩn trọng và khắt khe nhất trong việc lựa chọn sản phẩm. Trong khi đa phần người tiêu dùng ở các thành phố khác thường dựa vào sự tin tưởng và trải nghiệm đầu tiên với sản phẩm (đứng đầu là chúng tôi với 83%) thì người tiêu dùng Hà Nội có thể thay đổi suy nghĩ vài lần trước khi ra quyết định.

Họ cũng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định (99% bị ảnh hưởng bởi lời giới thiệu của gia đình, 91% bởi bạn bè, 94% bởi hàng xóm, 83% bởi đồng nghiệp, đối tác) và sẽ không bao giờ mua những gì mà người khác không mua. Do đó, để giành được niềm tin của người mua hàng Hà Nội, không chỉ đơn giản là giành được niềm tin của một người mà là niềm tin của cả tập thể. Nó giống với “hiệu ứng cánh bướm” hay “hiệu ứng đám đông” khi người này mua bảo người kia mua theo.

Có thể nói: người tiêu dùng chúng tôi gồm nhiều phân khúc khác nhau, còn người tiêu dùng Hà Nội là một phân khúc riêng biệt. Hà nội khi đã thích một sản phẩm hay thương hiệu nào rồi thì mức độ trung thành của họ là rất cao, khác hẳn với người tiêu dùng chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận cái mới. Suy ra từ sản phẩm đèn LED chiếu sáng Humitsu thì các khách hàng ở miền nam khi nhìn thấy các sản phẩm LED Humitsu Nhật bản thì đều có cảm nhận thích thú và có ấn tượng mạnh về sản phẩm khi mẫu mã của Humitsu khá khác với các mẫu LED khác trên thị trường. Trong khi đó người miền bắc cầm trên tay sản phẩm LED Nhật cảm giác rất thích thú nhưng vẫn đắn đo xem có nên mua không? và có mua thì bao giờ mua?

b./ Miền Bắc coi trọng vẻ bề ngoài, miền Nam ưu tiên giá trị đích thực

Hà nội có thói quen tiết kiệm nhưng người tiêu dùng Hà Nội lại rất chuộng hàng hiệu, đặc biệt là những mặt hàng giúp họ thể hiện đẳng cấp của mình, không chỉ là để thỏa mãn tâm lý coi trọng vẻ bề ngoài, thích nổi bật trước đám đông mà còn do suy nghĩ về lâu dài thì mua một sản phẩm có chất lượng sẽ tiết kiệm hơn. Họ cũng quan tâm đến chất lượng, xuất xứ của hàng hóa nhiều hơn những nơi khác và tỉ lệ này là tuyệt đối với trên 94%.

Hà thành cũng là nơi đòi hỏi phải được đối xử như một khách VIP cao nhất. Tiềm năng hình thành phân khúc cao cấp đối với những ngành hàng giúp người tiêu dùng trông tự tin và gây ấn tượng đối với người khác là rất lớn. Trong khi đó miền Nam thường chọn sản phẩm dựa trên những trải nghiệm chính thức từ sản phẩm hay dịch vụ đem lại, bao gồm những giá trị hữu hình và vô hình như tính năng của sản phẩm, dịch vụ đặc biệt là “thích” giá trị sản phẩm mang lại xứng đáng với đồng tiền bỏ ra.

Người miền Nam có xu hướng mua sắm nhanh và tùy hứng. Không bị áp lực bởi tâm lý khẳng định bản thân, thể hiện đẳng cấp và cũng không có thói quen tiết kiệm để có thể chi trả cho các sản phẩm đắt tiền nên họ có khuynh hướng mua các sản phẩm rẻ tiền hơn và mua sắm cũng thoải mái hơn. Chi tiêu nhiều hơn, nhưng chỉ 62% lên kế hoạch chi tiêu trong tháng, không nhiều và chặt chẽ như người tiêu dùng miền Trung và miền Bắc.

2./ Khuyến mãi đa dạng ở chúng tôi hậu mãi ở Hà Nội

3./ Thói quen mua hàng qua mạng của người Việt

“Với hơn 127 triệu thuê bao di động, Việt Nam đang dần tiếp cận với các hình thức kinh doanh thông qua các thiết bị di động”, bà Hà nói.

Bà Lê Thị Hà (Cục TMĐT và Công nghệ thông tin) cho hay 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ được người dân mua trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm (64%). Theo bà Hà, có đến 85% người dân truy cập internet bằng thiết bị di động và 74% người dân sử dụng thiết bị này để tìm kiếm thông tin trước khi mua hàng.

“Từ nay đến năm 2023, TMĐT trên nền tảng di động và mạng xã hội sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh. Với dân số hơn 90 triệu người, 127 triệu thuê bao di động, 21,9 triệu số thuê bao 3G, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển ứng dụng TMĐT”, bà Hà khẳng định.

4./ Thói quen mua sắm của người Việt đang thay đổi?

Với quan niệm kiêng mua sắm đồ dùng trong tháng 7 âm – tháng 8 dương đặc biệt là với đồ dùng có giá trị thì thường xuyên bị coi là thời điểm rơi doanh số trong năm. Tuy nhiên, theo thống kê gần đây hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi. Điển hình là sức bán của chúng tôi không giảm mà lại còn tăng hơn những tháng đầu năm.

5./ Thói quen mua sắm trên Facebook của người Việt

Hơn một nửa số người tham gia khảo sát đã từng mua thứ gì đó trên Facebook và trên các website TMĐT

Tổng hợp và chia sẻ trải nghiệm bởi: chúng tôi Bài viết có sử dụng nguồn tư liệu trên mạng internet