Thói Quen Đúng Giờ Là Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Giúp Con Hình Thành Thói Quen Đúng Giờ

1. Cha mẹ làm gương

Hướng dẫn bằng ví dụ thực tế là cách tốt nhất để hình thành thói quen cho trẻ. Mọi đứa trẻ đều quan sát và học theo hành động của cha mẹ bao gồm cả tốt lẫn xấu. Khi bạn làm việc tốt, con bạn sẽ nhớ lấy và tái hành động nếu gặp tình huống tương tự. Nếu bạn thường xuyên trễ hẹn thì con bạn sẽ không thể hình thành thói quen đúng giờ.

Vì vậy, bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, đó là làm gương cho trẻ. Trong mọi hoạt động dù có mặt trẻ hay không, bạn hãy luôn đúng giờ, không bao giờ trễ hẹn hay đi muộn. Khi bạn ra ngoài đúng giờ, hãy giải thích cho con hiểu lợi ích từ hành động này.

2. Thói quen ngủ lành mạnh

Đi ngủ sớm và dậy sớm không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn hình thành thói quen đúng giờ. Khi tuân thủ thói quen ngủ lành mạnh, trẻ sẽ có năng lượng cả ngày, không cảm thấy uể oải, dẫn đến làm việc chậm trễ. Hãy yêu cầu trẻ tuân thủ thói quen ngủ ngay cả vào cuối tuần để không làm xáo trộn đồng hồ sinh học cá nhân.

3. Tặng trẻ đồng hồ

Nếu muốn hình thành thói quen đúng giờ, hãy tặng trẻ một chiếc đồng hồ. Đó có thể là đồng hồ để bàn hoặc đeo tay. Đồng hồ sẽ giúp trẻ theo dõi thời gian, quản lý hoạt động cá nhân tốt hơn. Các em sẽ biết các hoạt động thường nhật tốn bao nhiêu thời gian, từ đó lên kế hoạch sắp xếp thời gian biểu hợp lý, khoa học.

4. Thiết kế kệ đựng đồ

Mỗi khi rời khỏi nhà, có phải con bạn thường loay hoay tìm áo khoác, giày hay túi xách bởi chúng vứt mỗi thứ một nơi? Một kệ đựng đồ chuyên dụng để đặt tất cả vật dụng thường xuyên mang ra đường sẽ giúp tiết kiệm kha khá thời gian trong việc tìm đồ. Phụ huynh có thể tận dụng khoảng trống gần cửa ra vào để thiết kế kệ đựng đồ. Kệ sẽ dùng để treo áo khoác, treo chìa khóa, túi xách, kính râm, sạc điện thoại và cất giày dép. Hãy hướng dẫn trẻ đặt những món đồ thường xuyên mang theo lên kệ để có thể nhanh chóng chuẩn bị trước khi ra ngoài.

5. Chuẩn bị quần áo

Vào cuối tuần, nếu chuẩn bị sẵn quần áo cho tuần sau đó, phụ huynh và các con có thể tiết kiệm thời gian mỗi sáng đau đầu nghĩ xem nên mặc gì. Với những đứa trẻ dưới 4 tuổi, phụ huynh có thể chọn thay con ít nhất 9 bộ quần áo để có thể mặc thay phiên trong tuần. Với những em trên 4 tuổi, các chuyên gia khuyến khích cha mẹ để con tự do chọn quần áo nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo và cá tính riêng. Bạn cũng có thể cùng con chọn quần áo vào tối hôm trước.

6. Quy tắc 8 phút

Trước khi ra khỏi nhà, hãy yêu cầu con đi giày và mặc áo khoác trước 8 phút so với lịch di chuyển dự tính. Giả sử xe đưa đón của trường đến lúc 8h40, nếu chuẩn bị trong 2 phút, các em sẽ có 6 phút ung dung bước ra xe. Tuy nhiên, nếu mất thời gian chuẩn bị lên 5-6 phút, các em vẫn có 2-3 phút để lên xe đúng giờ.

7. Phạt nếu đến muộn

Tạo ra hệ quả sẽ thúc đẩy trẻ sửa đổi thói quen xấu, rèn luyện thói quen tốt. Trong môi trường học đường, bạn có thể xác minh thời gian đi muộn của con với giáo viên. Tại nhà, bạn hãy tính đến thời gian phải chờ đợi con khi cần ra ngoài.

Phụ huynh có thể phạt tiền trong trường hợp cho con tiền sinh hoạt. Nếu không, bạn hãy cắt giảm thời gian chơi điện tử, chơi thể thao, xem TV hoặc yêu cầu con làm công việc nhà.

8. Giải quyết hậu quả

Là phụ huynh, ai cũng muốn con duy trì kỷ luật tốt trước mặt thầy cô. Vì vậy, cha mẹ thường nhắc nhở con khi dậy muộn hoặc đưa con đến trường nếu trễ xe bus hoặc muộn giờ. Nhưng nếu vậy, các em sẽ không học được thao tác đúng giờ và có xu hướng ỷ lại vào sự giúp đỡ của cha mẹ.

Thay vào đó, hãy để con chịu kỷ luật của nhà trường cho hành động đi trễ. Những hậu quả tự nhiên là cách trực tiếp, thẳng thắn nhất giúp trẻ nhận ra sai lầm của mình và tự ý thức thay đổi.

9. Khen thưởng

Khi trẻ hoàn thành bài tập về nhà đúng giờ, đi học đúng giờ sau nhiều lần đi trễ, hãy thưởng cho con đúng cách. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình, phần thưởng có thể là món ăn ngon, món quà nhỏ, tiền mặt hoặc chuyến đi dã ngoại. Món quà nên đánh vào sở thích của trẻ để tiếp thêm động lực và giúp trẻ nhận thấy ích lợi của việc đúng giờ. Ngoài ra, phụ huynh nên tránh tặng những món quà đắt tiền, giá trị cao hơn nỗ lực của trẻ vì về lâu dài, các em có thể nảy sinh hành động đòi hỏi hoặc trả giá để làm việc đúng giờ.

Tú Anh (Theo Verywell Family, Nuturey)

Mẹo Giúp Bạn Tạo Cho Trẻ Thói Quen Đúng Giờ

Đưa ra mong đợi của bạn và để con đối mặt với hậu quả về sự chậm trễ. Đừng bào chữa cho sự chậm trễ của con Nếu con chậm giờ hay lỡ buổi học vì không có trách nhiệm chuẩn bị và có mặt tại lớp đúng giờ, đừng giúp con lấy lý do cho sự vắng mặt. Đừng viết

Bằng giao tiếp, hãy giải thích những quy định của nhà trường và hệ quả của việc ngủ dậy muộn. Efriyani Djuwita, tiến sĩ Tâm lý từ Đại học Tổng hợp Indonesia giải thích: Trẻ em ở độ 6- 7 tuổi có khả năng thích nghi, bao gồm cả kỹ năng xã hội cũng tiếp tục phát triển. Mặc dù vậy, không có nghĩa là trẻ dưới tuổi đó không thể thích nghi. “Trẻ ở tuổi mẫu giáo cũng đã có thể rèn luyện để thích

nghi, trong đó có cả việc thức dậy để đi học vào buổi sáng”, bà nói. Bí quyết để giúp trẻ khắc phục chứng dậy muộn? Cha mẹ cần lập kế hoạch về thời gian tốt đối với trẻ em. Dự tính thời gian thức dậy vào buổi sáng đủ để trẻ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, và ăn sáng. Bạn cũng nên cân nhắc yếu tố thời gian để đưa trẻ đến trường. Thông thường, ngay sau khi thức dậy, trẻ sẽ không sẵn sàng đi rửa mặt đánh răng, mà còn nằm trên giường một lúc, sau đó mới vận động. Do đó để giúp trẻ dễ thức dậy vào buổi sáng, hãy sử dụng các âm thanh dễ thương vừa phải như tiếng chuông đồng hồ vừa đủ âm thanh đánh động nhưng dễ chịu, không quá lớn, không quá gay gắt nhưng đủ để giúp trẻ tỉnh táo phần nào. Để thói quen thức dậy được thực hiện thường xuyên và cố định, chìa khóa chính là giao tiếp. Về mặt tư duy, trẻ có thể hiểu được giải thích của bố mẹ về lý do vì sao phải thức dậy đúng giờ. Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng trường học quy định thời gian vào lớp và con phải thực hiện đúng quy định đó của nhà trường để không ảnh hưởng đến người khác như bạn bè, cô giáo của trẻ. Hãy giải thích về quy tắc và kết quả của việc trẻ dậy sớm tích cực như thế nào đối với trẻ. Như vậy, trẻ hiểu được hoạt động của trẻ và dễ dàng thức dậy mà không phải bắt ép. Mẹo tạo cho bé thói quen ngủ đúng giờ, ngon giấc Không gì vất vả hơn là sau một ngày làm việc mệt mỏi, tối về lại phải thức chăm em bé. Mà trẻ con ngủ không đúng giờ giấc, hay quấy khuya là chuyện bình thường. Để giúp bé nhà bạn ngủ đúng giờ và ngon giấc, bạn có thể sử dụng vài mẹo sau: – Đầu tiên là tập thói quen ngủ đúng giờ cho bé. Cứ đến khoảng 9 h – 9h30, bạn cho bé vào phòng ngủ, mở những bản nhạc hoà tấu du dương hay những bài hát ru nhẹ nhàng, vỗ nhẹ vào mông bé. Tuyệt đối không nói chuyện và làm theo yêu cầu của bé. Bé buồn vì không có ai chơi sẽ lăn ra ngủ thôi.

– Một không gian tối, dễ chịu cũng giúp giấc ngủ của bé đến sớm hơn. Nếu bé sợ bóng tối, các bạn có thể thắp những loại đèn ngủ. Nếu nơi bạn ở có khí hậu nóng thì thắp những loại đèn ngủ có ánh sáng mát mẻ, nếu nơi đó lạnh bạn thắp những loại đèn có ánh sáng ấm áp. – Vì các bé thường sợ cảm giác một mình nên xung quanh bé ngủ các bạn nên để các loại gối ôm hình thú bé yêu thích, tạo cảm giác an tâm cho bé, phòng trường hợp chúng ta đi ra ngoài mà bé thức dậy. – Cuối cùng, các bà mẹ nên theo dõi chế độ ăn và sinh hoạt vui chơi của bé. Không nên cho bé ăn quá nhiều vào buổi tối và chơi những trò chơi có cảm giác mạnh trước khi đi ngủ. Điều này sẽ khiến bé khó ngủ. Tuyệt đối không quát mắng và dọa ma bé. Hãy để giấc ngủ của bé đến thật nhẹ nhàng. Cách để mẹ giúp con thức dậy đúng giờ và không quên dụng cụ học tập Các bậc cha mẹ thường cảm thấy vội vã nhất nhất vào buổi sáng. Ngoài việc họ phải chuẩn bị cho một ngày làm việc mới ở cơ quan thì việc phải đánh thức những đứa đứa con đang ở tuổi ăn tuổi ngủ, đưa chúng đi làm vệ sinh cá nhân, chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, sắp xếp đồ đạc cho trẻ đến trường… khiến họ thêm phấn sốt sắng. Những công việc đó dễ làm cho chúng ta nổi nóng, đặc biệt là khi trẻ lề mề, khó khăn trong việc thức dậy và hay quên đồ dùng học tập. Để giúp trẻ thức dậy đúng giờ, không uể oải và không quên dụng cụ học tập cha mẹ tham khảo những cách làm sau: Để trẻ dậy đúng giờ Có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ muốn ngủ “nướng” – Tối hôm trước trẻ đi ngủ quá muộn cho nên khi đến giờ dậy đi học thì trẻ vẫn chưa ngủ đủ giấc. – Trẻ ngủ không sâu, không ngon: điều này có thể do ban ngày trẻ tiêu hao nhiều sức lực nên đêm hay gặp ác mộng làm tỉnh giấc, hoặc môi trường trẻ ngủ không thuận lợi như quá sáng, quá ồn hoặc nóng, lạnh, muỗi cắn…hoặc trẻ có sức khoẻ yếu, tinh thần không tốt – Cũng có thể trẻ không muốn đi học nên muốn ngủ “nướng” để khỏi phải đến trường.

Nhiều người thực sự khó khăn với việc đánh thức trẻ dậy đúng giờ Cách giúp trẻ Vì có rất nhiều nguyên nhân làm cho trẻ không thức dậy đúng giờ đi học nên cha mẹ cần tìm hiểu để nắm bắt nguyên nhân làm cho con mình không thức dậy đúng giờ đi học là gì, sau đó căn cứ theo nguyên nhân đó để cha mẹ ứng xử điều chỉnh loại bỏ thói quen không tốt này ở trẻ như: – Cha mẹ không nên trách mắng chế giễu trẻ mà cần ân cần giải thích cho trẻ để trẻ biết được nếu trẻ ngủ thêm giờ thì cả nhà sẽ bị muộn giờ, bố mẹ muộn giờ làm, trẻ muộn giờ đi học. – Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ từ khi còn rất nhỏ và giúp trẻ ngủ ngon hơn như trước khi trẻ đi ngủ cha mẹ nên quan sát xem phòng ngủ của trẻ đã đảm bảo chưa, để trẻ yên tâm và ngủ ngon thì tốt nhất trước khi đi ngủ cha mẹ nên nói chuyện với trẻ, kể chuyện cho trẻ nghe và chúc trẻ ngủ ngon. – Cha mẹ giúp trẻ khắc phục nguyên nhân làm trẻ không muốn đến trường như chưa làm xong bài tập, sợ bạn bè chê cười chế nhạo… – Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ đặt đồng hồ báo thức để trẻ có thói quen thức dậy theo báo thức. – Nên gọi trẻ dậy trước giờ đi học khoảng 1 tiếng 30 phút để trẻ có đủ thời gian tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng…và đi học. Thời gian biểu này cần phải thực hiện hàng ngày thì mới có thể hình thành thói quen dậy đúng giờ của trẻ. – Cha mẹ cần làm gương cho trẻ về thói quen thức dậy đúng giờ, nếu cha mẹ ngủ “nướng” thì trẻ cũng sẽ học theo. – Nếu như cha mẹ đã rất cố gắng nhưng trẻ vẫn không thay đổi được tình hình thì cha mẹ có thể áp dụng phương pháp trừng phạt tự nhiên với trẻ như phối hợp với giáo viên để trẻ phải đối mặt với hậu quả trễ học hoặc không chuẩn bị đồ ăn sáng nữa nếu con thức dậy muộn, để trẻ hiểu được thời gian là có hạn, từ đó dạy trẻ chịu trách nhiệm với hậu quả của việc trẻ làm. – Khi trẻ có sự tiến bộ thì cha mẹ nên khen thưởng trẻ như cha mẹ thưởng cho trẻ một món ăn sáng trẻ rất thích nếu trẻ thức dậy đúng giờ. Để trẻ không quên dụng cụ học tập Nguyên nhân làm cho trẻ quên dụng cụ học tập – Thường là trẻ hay mải chơi nên không để ý đến lời của giáo viên và cha mẹ. Hơn nữa do hệ thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên dễ bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh và khó tập trung, trẻ hầu như không thể nhớ được sự quan trọng cũng như trật tự của các sự vật xung quanh. – Khi trẻ tồn tại những nhân tố tâm lí không bình thường như thường xuyên sợ hãi, oán hờn, lo âu hoặc bị áp lực thì càng làm cho trẻ dễ quên đi những gì mà thầy cô và cha mẹ nhắc nhở. – Trẻ có hệ thần kinh yếu thường hay quên dụng cụ học tập. – Trẻ có thói quen lề mề, không được luyện tập những thói quen tốt thường dễ quên. – Trẻ thức dậy muộn, bố mẹ thúc giục nên vội vàng hay quên dụng cụ học tập. Cách khắc phục Thực tế người lớn nhiều khi còn hay quên nên việc đứa trẻ có hệ thần kinh yếu hơn người lớn hay quên là chuyện hết sức bình thường. Vì vậy khi con quên đồ cha mẹ không nên trách mắng trẻ mà cần nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ để trẻ từ bỏ thói quen hay quên đó. Cha mẹ cần căn cứ vào nguyên nhân để giúp trẻ khắc phục tính hay quên dụng cụ học tập của trẻ như: – Cha mẹ có thể nhắc nhở trẻ thói quen chuẩn bị đồ dùng học tập và các dụng cụ cần thiết vào trong cặp sách trước khi đi ngủ và sau khi học bài xong. – Cha mẹ cần tạo cho trẻ tâm lí thoải mái trước khi đến trường, tạo cho trẻ cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. – Cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, trước giờ đưa con đi học thì cha mẹ nên hỏi trẻ xem trẻ đã chuẩn bị đủ đồ dùng học tập chưa, nếu trẻ quên thì nên tạo điều kiện cho trẻ lấy đủ nhưng cần nhắc nhở trẻ để lần sau trẻ không quên. – Cha mẹ tuyệt đối không làm hộ trẻ mà cần hướng dẫn trẻ tự giác sắp xếp dụng cụ học tập của trẻ. – Nếu cha mẹ đã cố gắng sửa đổi thói quen này cho trẻ nhưng trẻ vẫn không từ bỏ được thói quen này thì cha mẹ nên để cho trẻ cảm nhận được hậu quả của chứng hay quên này ở trẻ như quên mang sách vở đến lớp thì sẽ bị thầy cô trách phạt… làm cho trẻ thấy được tầm quan trọng của việc mang đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

Chỉ Là Vì Thói Quen

05.10.2015, 12:00

[Hiện đại, Võng du] Chỉ là vì thói quen – Tô Mịch – Điểm: 10

Đang tải Player đọc truyện…

Tốc độ đọc truyện: – 0.90x +

( Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)

Chỉ là vì thói quen

Tác giả: Tô Mịch (苏寞)

Convert:https://diendanlequydon.com/

Thể loại: Đô thị ngôn tình, võng du, hài, nhẹ nhàng, HE

Dịch giả: Ngô Hạnh

Biên tập: JR94

Độ dài: 13 chương

Nguồn: https://jackreacher1994.wordpress.com

Giới thiệu

– Tớ không muốn làm người qua đường, chỉ muốn làm người cuối cùng.

Sau cuối cùng còn có cuối cùng, cái cuối cùng đó là vô tận…

***

Nếu tình yêu có thể chia loại, nếu loại thứ nhất gọi là gặp và yêu ngay (tình yêu sét đánh), vậy loại thứ hai gọi là thói quen. Sớm muộn có một ngày, tình yêu thứ nhất sẽ trở thành loại thứ hai, lúc đó, cảm giác mới mẻ không còn, sẽ kéo theo sự mệt mỏi, những tranh chấp tăng thêm, những cuộc chiến tranh lạnh không ngừng nghỉ.

Nếu trực tiếp bắt đầu từ loại thứ hai, không có mơ mộng và lãng mạn, không có cảm giác mới mẻ, ai cũng đều hiểu rõ về đối phương, cho đến những thói quen nhỏ nhặt.

Tại sao lại không thể bắt đầu từ thói quen?

***

Trong lòng mỗi người đều có cái mười năm như thế.

Mà thời gian là liều thuốc tốt nhất, mọi người có chạy nhanh đến mấy cũng đuổi không kịp thời gian.

Có thể từng có người như thế đi qua cuộc đời bạn, sau đó xa rời.

Có thể mười năm sau bạn vẫn còn nhớ, hoặc là quên, hoặc là người đó vẫn ở bên cạnh.

Ánh nắng chiều chiếu rọi lên khung cửa sổ.

Từ đó, lễ truy điệu tuổi xuân của chúng ta đi qua…

3 thành viên đã gởi lời cảm ơn Khách về bài viết trên: DoanhDoanh, Tezuki Ryichi, orchid1912

05.10.2015, 12:02

Re: [Võng du] Chỉ là vì thói quen – Tô Mịch – Điểm: 11

Đang tải Player đọc truyện…

Tốc độ đọc truyện: – 0.90x +

( Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)

2 thành viên đã gởi lời cảm ơn Khách về bài viết trên: Tezuki Ryichi, orchid1912

05.10.2015, 12:03

Re: [Võng du] Chỉ là vì thói quen – Tô Mịch – Điểm: 11

Đang tải Player đọc truyện…

Tốc độ đọc truyện: – 0.90x +

( Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)

2 thành viên đã gởi lời cảm ơn Khách về bài viết trên: Tezuki Ryichi, orchid1912

Thành viên đang xem chuyên mục này: boole318, Bé con 95, cocchuvotinh183, haiyen2161, irismynguyen, Khuong_ha, kid_kato, maicamly105, Minh Viên, nguyetcat97, Phi Điệp, Phương Nghi, thaorva, Tickchu188, Xuân thư và 154 khách

Bạn không thể tạo đề tài mớiBạn không thể viết bài trả lờiBạn không thể sửa bài của mìnhBạn không thể xoá bài của mìnhBạn không thể gởi tập tin kèm

Hạt mưa nhỏ: Có bạn nào cho mình hỏi là truyện đăng một thời gian mà không đăng được chương mới thì truyện sẽ bị xóa hay chuyển đến box khác ạ ?

Nghị Luận Xã Hội Về Thói Quen Xấu Và Thói Quen Tốt

2 Bài văn mẫu nghị luận xã hội lớp 12

Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt

1. Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 1

Muốn trở thành người có nhân cách tốt đẹp và thành công trong cuộc sống, con người phải rèn luyện được những thói quen tốt, loại bỏ được những thói quen xấu. Nhất là đối với học sinh ngày nay, việc rèn luyện thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu là hết sức quan trọng, hết sức cần thiết.

Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.

Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Con người cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn.

Có thể nhìn thấy rất rõ, đã số học sinh ngày nay đều có những thói quen tốt hết sức đáng mừng. Phần lớn học sinh tự biết rèn luyện mình theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, tuân thủ các nguyên tắc ứng xử chung hướng đến hoàn thiện một nhân cách tốt đẹp, trở thành người hữu ích đống góp sức mình xây dựng xã hội văn minh, đất nước cường thịnh.

Thói quen tốt được các bạn thể hiện rất đẹp đẽ và đáng khen ngợi như lễ phép với thầy cô, học hành chăm chỉ,thực hiện điều bác hồ dạy, luôn thương yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô và giúp đỡ bạn bè,… Những thói quen ấy cần được phát huy, gìn giữ nó cho tốt đẹp và càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều học sinh còn có nhiều thói quen xấu, gây tác động tiêu cực đến việc học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách của học sinh ở trường học. Những thói quen xấu âm thầm làm hư hỏng các học sinh như: nói tục chửi thề, vô lễ với thầy cô giáo, gian lận trong thi cử, tác phong thiếu nghiêm túc,….

Thói quen xấu ban đầu rất mỏng manh, dễ thay đổi. Nếu phát hiện và thay đổi từ ban đầu sẽ hết sức dễ dàng. Thế nhưng, nếu để lâu ngày, ăn sâu vào suy nghĩ thì thật kho thay đổi. Những thói quen xấu ấy nếu không được ý thức và thay đổi dần dần sẽ trở thành hành vi ứng xử và bản chất của con người. Người có nhiều thói quen xấu sẽ có hành động gây hại đến người khác. Những người như thế thường rất dẽ vi phạm pháp luật, gánh chịu những hậu quả nặng nề chỉ do thói quen xấu khó bỏ của mình.

Trong cuộc sống này, luôn có những cái tốt và cái xấu. Và những học sinh tốt thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng, tin tưởng. Còn học sinh xấu thì sẽ bị mọi người khinh thường, chán ghét, không tin cậy họ và sớm muộn gì sa ngã vào tệ nạn xã hội.

Ông bà xưa có câu “gieo nhân nào thì gặp quả nấy”. Học sinh có nhiều thói xấu cần nhanh chóng khắc phục và tạo ra cho mình nhiều thói quen tốt và không ngừng phát huy cái tốt của mình. Thầy cô hãy động viên, giáo dục tốt, cha mẹ hãy nên là tấm gương tốt cho con cái học tập và làm theo. Đó có lẽ là cách giáo dục tốt nhất.

2. Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 2

Thói quen tốt dẫn ta đến thành công. Thói quen xấu đưa ta đến thất bại. Không có gì tồi tệ và đáng buồn hơn những thói quen xấu có ở con người. Không những nó làm cho ta ngày càng xấu đi, ngăn cản ta đi đến thành công mà còn dẫn ta đến những sai lầm không đáng có. Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp.

Thói quen xấu là những thói quen không tốt, những hành vi thiếu văn hóa, thiếu lịch sự. Chúng là những yếu tố hình thành tính cách con người ta sau này. Chính vì thế ta phải từ bỏ chúng từ bây giờ. Tuy nhiên, ngoài những thói quen xấu ấy, ta còn có những thói quen tốt, giúp ta cải thiện bản thân.

Một vài thói hư tật xấu có ở con người mà chúng ta vẫn thường thấy như lòng đố kị, thói ích kỉ, tật lười biếng, sống dựa dẫm, nói xấu sau lưng người khác, ăn cắp vặt, phá hoại tài sản của người khác, sự vô cảm,….Trong đó, căn bệnh vô cảm của con người là thói hư tật xấu đáng sợ nhất. Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói xấu tồi tệ nhất, sự vô cảm của con người.

Thói quen xấu là ngọn nguồn của mọi sai lầm. Nó ban đầu chỉ là sợi chỉ mỏng manh nhưng sau đó là sợi dây xích chắn chắn trói buộc cuộc đời ta. Thói quen xấu thường được biểu hiện rõ ràng, từ những việc làm xấu nhỏ nhất như xưng hô thiếu lịch sự, thiếu ý thức học tập,…. cho đến những việc lớn như trộm cắp hay hút chích. Những thói quen ấy rất khó bỏ, ảnh hưởng xấu đến tương lai và nhân cách ta sau này.

Những thói xấu ấy nên được thay thế bằng những thói quen tốt. Hãy bắt đầu bằng việc tự giác học tập, làm việc nhà, tập thể dục vào mỗi sáng…. Chúng không những cải thiện tính cách của ta mà còn cho ta nhiều lợi ích khác.

Thói quen tốt là chìa khóa đưa ta đến thành công. Trước khi có thể trở nên tài giỏi ở một lĩnh vực thì ta phải có nhân cách tốt. Một người vô văn hóa, thiếu đạo đức không thể trở thành người tài giỏi. Và ta phải rèn luyện nhân cách của mình từ những thói quen hằng ngày. Thất bại chỉ là thành công tạm thời bị trì hoãn, chừng nào lòng can đảm còn tôi luyện cho khát vọng. Thói quen kiên định chính là thói quen chiến thắng.

Nguyên nhân mà ta có nhiều thói quen xấu hơn thói quen tốt là vì điều xấu có sức cám dỗ mãnh liệt, khó kìm hãm. Chúng thường nghe rất thú vị và hấp dẫn, nhưng lại mang đến hậu quả nặng nề, thậm chí là đánh đổi lấy mạng sống của chính ta. Tất cả hành động của con người bắt nguồn từ một hoặc nhiều lý do trong những lý do sau: tình cờ, bản tính, bắt ép, thói quen, lý trí, đam mê, và dục vọng.

Hiện nay, mỗi khi ra đường, ta có thể nghe được những lời chửi rủa văng tục ở mọi nơi, ngay cả những nơi mà chúng không nên xuất hiện, điển hình là trường học. Chính những điều nãy đã khiến ta đánh mất nét đẹp văn hóa, thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử hằng ngày.

Ngoài những thói quen xấu trong giao tiếp, ta cũng thấy những bài viết về nạn trộm cắp đầy rẫy trên những trang báo, mạng xã hội,… Những vụ trộm cắp ấy xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng nổi bật lại là ở những học sinh cấp 2, cấp 3. Thông thường, nguyên nhân là để thỏa mãn như cầu cá nhân. Họ không được giáo dục, rèn luyện đến nơi đến chốn, thiếu ý thức, để rồi tự hủy hoại nhân cách của mình bằng những hành vi ấy. Tương lai của ta lại bị hủy hoại bởi chính bàn tay của mình trong chớp mắt. Thật đáng buồn.

Những thói quen ta hình thành trong thời thơ ấu không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt. Thói quen tốt sẽ đưa ta đến thành công. Thói quen xấu lại lôi kéo ta vào tương lai mịt mù, đầy tăm tối. Hãy giữ lấy sự tỉnh táo, bình tĩnh và kiên nhẫn chống lại cái xấu, đưa xã hội loài người bước về phía trước, hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn. Để thay đổi thói quen, không còn cách nào tốt hơn là hãy lập một quyết định lý trí, rồi thực hiện hành vi mới một cách quyết liệt.

Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: Gieo thói quen, gặt tính cách. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt. Đó là lí do của bài học hôm nay: Rèn luyện thói quen tốt.