Khi ‘Công Bộc’ Có Thói Quen Đổ Lỗi

“Lỗi đánh máy” đáng ra là một cụm từ mang tính kĩ thuật, thế nhưng từ bấy lâu nay đã trở nên quen thuộc được sử dụng khi một văn bản ban hành có sai sót, sai phạm hoặc dư luận phản ứng. Mức độ sử dụng liên tục của cụm này cho thấy sự đáng buồn trong văn hóa nhận trách nhiệm – phủi trách nhiệm nói chung.

Với một số cơ quan công quyền, đây là cụm từ rất quen thuộc được dùng để giải thích cho những cái sai khi công bố văn bản. Có cảm giác như người có trách nhiệm đánh văn bản trong những cơ quan nhà nước ấy dường như là những người đãng trí nhất thế giới, khi lỗi đánh máy liên tục xảy ra, từ lớn đến nhỏ, từ vô thưởng vô phạt đến nghiêm trọng, từ gây cười đến… cười ra nước mắt.

Thi thoảng, người ta lại thấy người dân phải “nhảy dựng” vì một văn bản đưa ra. Ví như cách đây vài năm, một thông tư của Bộ Tài nguyên – Môi trường làm người dân hốt hoảng vì sợ phải phải ghi hết tất cả thành viên trong gia đình vào số đỏ.

Ngay sau sự phản ứng của người dân, Bộ này lập tức chỉnh sửa lại và giải thích do đánh máy không rõ khiến người dân hiểu lầm. Hay năm rồi, ở Thanh Hóa, kết quả thi công chức của một vài người cao bất thường từ rớt thành đậu, bị đặt nghi vấn, cũng được giải thích là do… đánh máy.

Rồi tại một vài bệnh viện nọ, chả biết lỗi đánh máy thế nào mà bệnh nhân nam được chẩn đoán u xơ tử cung, bệnh nhân nữ thì rối loạn cương dương, rồi ra đủ thứ kết quả chữa trị loạn xạ làm bệnh nhân hãi hùng.

Chuyện khiến người dân “giật mình” từ lỗi đánh máy thì đều đều, năm nào cũng có từ vài đến vài mươi vụ. Năm nay cũng thế, lại cũng đến hẹn lỗi đánh máy xuất hiện, từ thành phố lớn đến tỉnh lẻ, huyện lỵ xa xôi. Từ y tế đến giáo dục, quản lý nhà nước…

Hay như Nghị quyết 01/2023 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về lãi, lãi suất, phạt vi phạm trong hợp đồng vay tài sản; lãi suất trung bình trên thị trường; quyết định lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của tòa.

Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 11/1/2023 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2023. Tuy nhiên, theo TAND Tối cao, do sơ suất trong lỗi đánh máy, soát xét nên Nghị quyết 01/2023 có sai sót về kỹ thuật, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Thông báo 15/HĐTP để đính chính nghị quyết này.

Bộ Tư pháp từng đưa ra một con số, có khoảng 20% văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành nhưng vi hiến, trái luật. Nhưng không ít trong số đó đã được cơ quan có trách nhiệm giải thích nguyên nhân sai là do sơ suất khâu đánh máy.

Như vậy, có vẻ như người quan trọng nhất để mọi văn bản nhà nước được ban hành trơn tru không phải là người lãnh đạo hay người phụ trách chuyên môn mà chính là người đánh máy.

Người đánh máy cũng được xem là những kẻ “thích” đánh sai, sửa ý của cấp trên khi các văn bản đến tay họ thường xuyên bị biến ý, đổi từ, gây ra nhiều sai lệch hay bức xúc cho người dân. 1001 lỗi đều từ đánh mà ra và dường như cơ quan nào cũng nên có sẵn một đánh máy để sẵn sàng nhận lỗi khi văn bản bị sai (!).

Nếu như với nhiều cơ quan công quyền, lỗi do đánh máy là một cụm từ quen thuộc để giải thích, để đưa nguyên nhân lỗi sai, thì với người dân, giờ đây, “lỗi đánh máy” đã trở thành cụm từ mang tính châm biếm cao. Khi người dân nhắc đến “lỗi đánh máy”, nghĩa là họ nghĩ đến sự giải thích, chống chế một cách thô vụng, trơ trẽn.

Thiếu trách nhiệm hay thiếu lòng tự trọng?

Trong ban hành văn bản thì có lỗi đánh máy, còn trong các lĩnh vực khác, cũng có hàng loạt cách chống chế tương tự như thế. Một khi những “lỗi đánh máy” thành lý do phổ biến để “cứu” người sai, và cán bộ gây lỗi vẫn ung dung “thoát hiểm” sau khi đưa ra “lỗi đánh máy”, thì đây cũng có thể là mô hình được các cán bộ thiếu trách nhiệm sử dụng trong nhiều trường hợp khác. Ví như “đánh trống lảng”, hay “trùng hợp”, “nguyên nhân khách quan”…

Như câu chuyện xả lũ. Cứ đến hẹn lại lên, thời điểm nào lũ lớn về thì người dân trong một số vùng có đập thủy điện lại tang thương, lao đao vì vấn đề xả lũ. Người ta xả lũ vô tội vạ, xả lũ bất ngờ, bất chấp sinh mạng, tài sản, đường sinh sống của người dân vùng lũ.

Thế rồi đợt lũ nào cũng thế, cũng sẽ có những điệp khúc quen thuộc “xả lũ là cần thiết” diễn ra. Người ta đổ thừa cho thiên tai, đổ thừa cho biến đổi khí hậu, cho hồ dung tích không đủ so với lượng nước từ trời đổ xuống. Những nhà đầu tư, những đơn vị chủ quản chống chế tới cùng, cho đến lúc bị khởi tố thì thôi.

Trong khi đó, hàng trăm sinh mạng, hàng trăm ngôi nhà, hàng chục tỉ, trăm tỉ tài sản của người dân ra đi chỉ sau một động thái xả lũ bừa bãi không kế hoạch, thì họ chẳng may may áy náy, xin lỗi lấy một lời. Như chủ sở hữu Nhà máy thủy điện Sử Pán 1, nơi diễn ra vụ xả lũ kinh hoàng đêm 24/6 khiến nhiều người dân rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”, mất mạng chỉ trả lời đơn giản một câu đầy vô cảm: “Nhà máy thuỷ điện cần làm để chống vỡ đập.

Hay giải thích cho việc van cửa xả hồ thủy điện Đắk Kar không hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng trong trận lũ vừa qua tại Tây Nguyên, Giám đốc Công ty CP Thủy điện Đắk Kar cho rằng, nguyên nhân vì hồ mới, chưa vận hành nên nhiều cây củi, cây gỗ trôi về kẹt vào phay tràn khiến cửa van không nâng lên được!

Chuyện thủy điện đã vậy, những câu chuyện trong các lĩnh vực khác cũng chẳng khác là mấy. Như chuyện một vị Bộ trưởng, sau khi ban hành một văn bản quy định nữ sinh viên không được phép bán dâm… quá 4 lần, khi bị chỉ trích mạnh mẽ, đã đổ lỗi cho… người soạn thảo văn bản có năng lực hạn chế.

Rồi những câu chuyện, lý do cười ra nước mắt, khi các vị quan chức cấp xã, huyện bị phát hiện có hành vi vi phạm đạo đức, cùng vợ người khác trong nhà nghỉ, thì vị nào cũng như vị nấy, giải thích do trúng gió, do mệt, phải vào nhà nghỉ nói chuyện…

Dường như, cho dù chả ai tin, cho dù bị chỉ trích, bị chế giễu vì những đổ lỗi, những lý do quá ngớ ngẩn, thì nhiều bậc lãnh đạo của các cơ quan vẫn cho rằng, thà thế vẫn còn hơn đứng ra nhận trách nhiệm về mình.

Nguyên nhân của thói quen đổ lỗi này chính là sự thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu lòng dũng cảm, thậm chí thiếu cả tự trọng đã ăn sâu vào trong tâm thế của một số cán bộ cơ quan công quyền. Nhận sai, nghĩa là tạo cơ hội cho người ta chỉ trích; nhận sai, nghĩa là bị công kích, bị cảnh cáo, có nguy cơ chiếc ghế bị lung lay.

Nguyên nhân sâu xa cũng là do tâm thế của nhiều cán bộ, làm cán bộ là để nhận bổng lộc chứ không phải để phục vụ dân, xảy ra chuyện gì, thà dân cười, dân chê, thà mặt dày đưa ra lý do trẻ con chả thèm tin, cũng cố thủ bảo vệ ghế.

Thi thoảng người ta lại đọc cái tin, lãnh đạo ban ngành, địa phương của một nước phát triển nào đó từ chức vì lỗi lầm từ thuộc cấp, từ khách quan hay lỗi bản thân mình. Sự việc xảy ra, họ ngay lập tức nhận lỗi về mình, từ chức và cúi đầu xin lỗi dân. Ở ta, chỉ đơn giản là chuyện cái văn bản ban hành, số cán bộ chủ động nhận lỗi khi sai không phải không có, những hiếm hoi như sao giữa ban ngày.

Phải chăng, văn hóa nhận trách nhiệm, nhận lỗi của chúng ta đang “hổng” từ nền tảng?.

Bí Quyết Từ Bỏ Thói Quen Đổ Lỗi

Đổ lỗi là một tư duy sai lầm mà rất nhiều người mắc phải, khi gặp chuyện không như ý, ngay lập tức bạn sẽ chỉ tay về phía người khác, nghĩ xem là ai khiến họ như vậy. Tư duy đó khiến bạn không thể nào phát triển hơn, vì không xem xét mình thiếu sót ở đâu để sửa đổi mà luôn đổ hết lỗi cho người khác. 3 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn từ bỏ ngay tư duy sai lầm này!

✅ THAY ĐỔI TƯ DUYBạn có thói quen đổ lỗi là do bạn có tư duy nạn nhân, bạn luôn cảm thấy bị động trước mọi tình huống trong cuộc sống, vì vậy muốn từ bỏ thói quen đổ lỗi bạn phải thay đổi chính lối tư duy sai lầm này. Khi xảy ra sai lầm hãy đừng trách móc và đổ lỗi, hãy có trách nhiệm với những gì mình đã làm.Bạn cần tự nhận thức được rằng cuộc đời mình là do mình làm chủ, do mình quyết định, bạn chủ động và kiểm soát trong công việc, cảm xúc… chứ không để công việc và cảm xúc điều khiển bạn.

✅ THAY ĐỔI LỜI NÓIHãy đổi chủ thể lời nói từ hoàn cảnh và người khác thành “Tôi”, ví dụ bình thường bạn hay nói: “Tại giá cả tăng nên tôi tiêu hết tiền”, “Tại con lì lợm nên tôi khó chịu, la mắng con”, “Do bận quá nên tôi không có thời gian tập thể thao”… thì hãy đổi cách nói thành: “Giá cả tăng nên tôi sẽ lên kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm”, “Tôi sẽ kiên nhẫn với con hơn”, “Tôi sẽ sắp xếp công việc để tập thể thao”.Khi bạn thay đổi cách nói, bạn sẽ thấy mấu chốt vấn đề ở bản thân và tìm được cách giải quyết nó.

✅ THAY ĐỔI HÀNH ĐỘNGNếu quen đổ lỗi, việc bạn làm sẽ là than vãn, trách móc người khác và chỉ vậy thôi, không làm gì thêm nữa, vì vậy, muốn từ bỏ thói quen này, tư duy và lời nói sẽ dẫn dắt bạn hành động, bạn sẽ dũng cảm nhận sai và tìm cách sửa sai. Hoặc tự rút ra bài học để không lại sai lầm đó nữa, điều này sẽ khiến bạn ngày càng tiến bộ, hoàn thiện hơn.

📌 Điều này sẽ khiến bạn không còn sợ hãi khi nói đến những sai lầm và bỏ được thói quen đổ lỗi.

Cre: Trần Quốc Phúc

Thói Quen Đổ Lỗi, Cách Hành Xử Thiếu Văn Minh Trong Xã Hội Hiện Đại

Trong cuộc sống hàng ngày, những mâu thuẫn, biến cố luôn nảy sinh thường trực. Khi gặp phải vấn đề không mong muốn, chúng ta sẽ chọn cách ứng xử nào để giải quyết: chịu trách nhiệm hay đẩy trách nhiệm đó sang người khác. Câu trả lời tưởng chừng không khó nhưng tại sao phần đông mọi người lại chọn cách ứng xử không văn minh?

Đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho điều kiện tự nhiên, đổ lỗi cho số phận,… phương thức tư duy này đã hình thành thói quen, nuôi dưỡng và cắm rễ sâu trong mỗi người, đến mức đã trở thành một phản xạ tự nhiên khiến nhiều người không thể tự mình ý thức được nữa. Thậm chí, nếu được người khác góp ý nhận xét thì thay vì biết ơn, họ lại quay ra bực bội, khó chịu.

Thói quen đổ lỗi không chỉ dừng lại ở một vài sự việc hay hiện tượng mà ngày càng trở nên phổ biến, dường như đã trở thành một thói quen ứng xử trong xã hội ngày nay. Vậy, loại hành vi này bắt nguồn từ đâu?

Có thể nói, nguyên nhân cơ bản hình thành nên thói quen này bắt nguồn từ cách giáo dục của các bậc cha mẹ. Ở các nước phát triển, một trong những việc quan trọng đầu tiên các bậc cha mẹ dạy trẻ nhỏ là khả năng độc lập và thói quen tự chịu trách nhiệm. Thế nhưng, điều này lại vắng bóng trong cách giáo dục của người Việt chúng ta. Ví dụ, khi trẻ va vào chiếc bàn và bị ngã, bà bảo “ôi bà thương, để bà đánh chừa cái bàn này làm em ngã”. Câu nói “đánh chừa” của các bà, các mẹ không biết từ bao giờ đã trở thành câu cửa miệng. Thay vì khuyến khích trẻ tự đứng lên, người lớn chỉ dạy trẻ đổ lỗi tại những thứ xung quanh. Chính vì vậy, các em chưa bao giờ có ý thức rằng việc mình làm mình phải tự chịu trách nhiệm.

Lỗi hoàn toàn thuộc về các bậc phụ huynh? Tất nhiên là không hẳn vậy. Cách giáo dục chỉ đóng góp một phần, muốn bảo vệ hình ảnh bản thân, che giấu sự yếu kém của chính mình mới chính là nguyên nhân thật sự.

Văn hoá đổ lỗi ngày nay xuất hiện khắp mọi nơi. Trong môi trường giáo dục, giáo viên đổ lỗi cho học sinh lười nhác, chểnh mảng. Phụ huynh đổ lỗi cho giáo viên ở lớp giảng bài chỗ cần thì hời hợt, chỗ không quan trọng thì dông dài, không giảng trúng trọng tâm. Học sinh đi thi bị điểm kém lại đổ lỗi tại đề khó.

Đi đường, nếu xảy ra va chạm thì câu đầu tiên phát ra là: “Đi đứng như thế à? Đi kiểu gì vậy? Không có mắt à?”,… Người thì đổ lỗi, người thì ăn vạ, chẳng ai chịu nhường ai mà xảy ra tranh cãi. Trong ngành xây dựng mà cầu đường, công trình chậm trễ tiến độ thì hoặc là do lỗi người tiền nhiệm, hoặc lỗi của đối tác, hoặc lỗi thầu phụ, hoặc lỗi dự án thiếu vốn. Do không dám đối mặt với thất bại của mình, hoặc đơn giản là muốn chối bỏ trách nhiệm nên mọi người thường tìm cách đổ lỗi vòng quanh.

Tiến sĩ tâm lý học lừng danh Menis Yousry, tác giả cuốn sách “Tìm lại chính mình” nói rằng: “Những người luôn đổ lỗi cho người khác là những người không bao giờ thành công, bởi bạn sẽ không thể biết được mình thất bại ở điểm gì để lần sau còn rút kinh nghiệm”. Quả đúng như vậy, khi đổ lỗi cho người khác, bạn cũng đang từ bỏ chính cơ hội để thay đổi bản thân mình trở nên tốt hơn.

Những người thành công luôn biết rằng mọi sai lầm đều có một phần lỗi của họ. Bởi vì bạn không đủ cẩn thận, không đủ quan tâm mới khiến nhân viên sai sót, bạn không đủ bản lĩnh, năng lực nên mới khiến toàn đội mắc sai lầm,…

Là con người ai không mắc lỗi, nhưng điều quan trọng là bạn có dám nhận lỗi và sửa sai hay không. Tôi có một anh bạn làm trong một công ty nổi tiếng của Hàn Quốc, trong một lần làm việc cùng đối tác anh đã phát hiện sản phẩm cung cấp cho khách hàng có vấn đề, tuy không lớn nhưng việc sửa chữa sẽ ảnh hưởng đến thời hạn trong hợp đồng và uy tín của công ty. Thông thường, trong tình huống này các nhân viên khác đều lờ đi và khi xảy ra vấn đề sẽ đổi lỗi do quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm. Thế nhưng, anh bạn tôi đã không làm thế mà ngược lại nhanh chóng nhận lỗi với khách hàng và báo cáo lên cấp trên. Chính hành động nhận lỗi kịp thời đã khiến anh được khách hàng tin tưởng, cấp trên khen ngợi và không lâu sau anh được thăng chức.

Nhận lỗi về mình sẽ không khiến mọi người chê bai, cười nhạo mà ngược lại nó còn khiến mọi người cảm thấy bạn là một người can đảm dám nhận sai, khiêm nhường và biết tôn trọng người khác. Hãy dũng cảm thay đổi bản thân, xây dựng một thói quen mới “tự nhận lỗi”, đây mới chính là văn hoá ứng xử tốt đẹp trong xã hội văn minh.

Tức Giận, Đổ Thừa & Oán Trách: Ba Thói Quen Hạn Chế Thành Công

Cẩm nang nghề nghiệp

Để gặt hái được thành công, chúng ta phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách vì không có thành công nào đến dễ dàng hay từ trời rơi xuống. Và có 3 thói xấu nếu chúng ta không vượt qua được, thì đích đến sẽ còn xa lắm.

1. Tức giận khi gửi email sẽ “giết chết” nhiều cơ hội của bạn

Internet, đặc biệt là e-mail (thư điện tử) là một điều kỳ diệu giúp gia tăng khả năng liên lạc. Tuy vậy, đó cũng là nhược điểm mà chúng ta nên lưu ý. Đó là khi chúng ta bực bội, giận dữ người nào, chúng ta rất dễ bị cám dỗ “tống đi” một lá thư cho hả rồi sau đó dành phần đời còn lại để ân hận. Trong khi đang tức tối, chúng ta rất dễ bốc đồng, hành động bộp chộp, không tỉnh táo, khôn ngoan. Chỉ trong nháy mắt có thể gây tổn thương tình cảm, kích thích sự phẫn nộ thậm chí hủy đi mối quan hệ mà chúng ta đã mất nhiều công sức gầy dựng.

Tức giận, đổ thừa & Oán trách: Ba thói quen hạn chế thành công

Nếu thấy “nổi điên” với ai đó và cảm thấy thôi thúc phản ứng ngay tức khắc bằng e-mail. Hãy tự kịp ngừng lại. Bạn có biết rằng có nhiều mối quan hệ, hợp đồng tan vỡ hoặc bị ảnh hưởng xấu vì đã bấm lệnh “Send (gửi đi) thay vì “Delete” (xóa bỏ) những e-mail được viết trong lúc tức giận. Trong những trường hợp này, bạn cần học cách rèn luyện hoặc quản lý cảm xúc của chính mình, đấy là một trong những bạn có thể có được thông qua việc rèn luyện hằng ngày hoặc tham gia các khoá học kỹ năng mềm .

2. Đổ thừa: Một trong 3 thói quen hạn chế thành công của bạn

Do nhu cầu tự vệ tâm lý, sự đổ lỗi cho hoàn cảnh sẽ tạo cảm giác an toàn tạm thời, đó là lý do vì sao mà người ta hay “đánh lận con đen” để bảo vệ mình khi mắc lỗi. Dần dà hành động đó trở thành thói quen ăn sâu vào cách nhìn nhận những thất bại trong đời.

Thực ra không chỉ một số người trẻ tuổi mới biết “chạy trốn lỗi lầm” mà ngay cả người lớn đôi khi cũng thế. Tuy nhiên hiện tượng này gặp ở tuổi trẻ nhiều hơn do thiếu kinh nghiệm sống nên đôi khi họ chưa biết phân tích thấu đáo vấn đề để nhận ra nguyên nhân tiềm ẩn là do bản thân mình.

Căn bệnh này sẽ tác động trước mắt và lâu dài gì tới giới trẻ?

Thói quen này sẽ ươm mầm cho sự đổ vỡ mối quan hệ khi đổ chiếc gánh trách nhiệm cho một người nào đó khác, đặc biệt bản thân bạn trẻ ấy sẽ đánh mất đi lòng tin của mọi người. Nhưng tác hại lớn nhất là bạn trẻ sẽ không thể hoàn thiện nếu như không can đảm nhìn nhận những lỗ hổng của bản thân để tìm cách lấp đầy.

Nếu đã quen nhìn cuộc sống với chữ Tại trên lăng kính, hãy thường xuyên tập so sánh “Vì sao những người khác cũng trong hoàn cảnh như mình nhưng họ vẫn làm được?” để tìm ra nguyên nhân thật sự từ mình. Đặc biệt, hãy một lần thử cảm giác vui sướng khi…nhận lỗi. Sau vài lời phê bình ban đầu sẽ là cảm giác tôn trọng và tin tưởng của mọi người dành cho một người dám thừa nhận trách nhiệm của bản thân, cảm giác đó hạnh phúc gấp rất nhiều lần sự cắn rứt lương tâm hay cảm giác chịu đựng cái nhìn nghi ngại từ người khác. Thất bại là mẹ thành công, không ai trong đời trở nên hoàn thiện mà chưa từng thất bại cả.

Vấn đề không phải chúng ta sẽ gặp thất bại, trở ngại hoặc khó khăn trong công việc kinh doanh (và trong cuộc sống) hay không- chúng ta sẽ gặp – mà là chúng ta sẽ đương đầu với chúng như thế nào. Chúng ta – cũng như nhiều người khác – sẽ tức tối, suy sụp, hoang mang, tuyệt vọng hay chán đời? Hay chúng ta sẽ có giải pháp để đối phó?

Rút kinh nghiệm sau khi sự việc xẩy ra, chúng ta dễ thấy là chẳng có gì lớn lao ầm ĩ cả, đó chỉ là chú chuột nhắc đội lốt voi mà thôi. Đúng vậy. Khi sự việc diễn ra thật đau đớn, song nó sẽ đánh thức chúng ta dậy và dạy chúng ta thật nhiều bài học quan trọng.

Có phải chuyện này nói dễ hơn làm không? Dĩ nhiên là vậy, nhưng những cách khác có gì tốt hơn đâu. Tất cả thất vọng trên thế giới gom lại cũng chẳng thay đổi được những gì đã xẩy ra. Thế thì tại sao phải vật vã cơ chứ?

Nói cách khác, khi công việc không được trôi chảy, thay vì xoáy vào khó khăn vấp váp đó để thất vọng khổ sở, chúng ta cứ bỏ mặc nó, xem có thể rút ra được bài học nào để thực hiện những điều chỉnh cần thiết và tiếp tục. Biết gạt bỏ những dằn vặt vì trở ngại, vấp váp là một cách sống dũng cảm quyết liệt để đạt đến thành công và giàu có.

Thói Quen Tốt Là Gì? Những Thói Quen Giúp Bạn “Toàn Năng” Hơn

Việc làm Thể dục – Thể thao

Thói quen ăn đêm, thói quen ngủ dậy muộn, thói quen gập chăn màn sau khi ngủ dậy, thói quen ăn duy nhất một món,…những thói quen hàng ngày bạn nghĩ nó được hình thành như thế nào trong cuộc sống. Và có khi nào bạn tự hỏi từ bao giờ bạn có những thói quen đó hay không? Tin vui dành cho bạn đó không còn là câu hỏi của riêng mình bạn nữa mà đó là câu hỏi của rất nhiều người hiện nay.

Thói quen tốt là gì?

Thói quen chính là những phản xạ có điều kiện được hình thành trong chính cuộc sống của bạn. Đó là những công việc mà bạn lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống dù vô tình hay cố ý nhưng những thói quen ấy của bạn đã bắt đầu dần hình thành rồi đó.

Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người đều có thể hình thành những thói quen xấu và thói quen tốt đó là dựa vào lợi ích của thói quen. Thói quen tốt chính là những thói như ngăn lắp, nề nếp, đúng giờ, sạch sẽ,…những thói quen tốt cho bản thân bạn và những người khác thì đó chính là thói quen tốt. Còn thói quen xấu chính là những hoạt động như: Lười, không gọn gàng, bừa bộn, ngủ dậy muộn, trễ giờ,…đó chính là những thói quen xấu hình thành và gây ra những tác hại xấu đến chính bản thân của bạn.

“Giang sơn dễ đổi bản tính khó rời” bạn có thấy nó đúng với những thói quen của mình hay không. Những thói quen dễ hình thành nhưng lại vô cùng khó mất đi. Chính vì thế mà việc thay đổi thói quen của một người là vô cùng khó, mất rất nhiều thời gian cũng chưa chắc thay đổi được thói quen.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về những câu chuyện tình yêu, hai người lúc yêu nhau cùng nhau làm rất nhiều thứ, kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Và vô hình chung đã tạo nên thói quen cho hai người đó. Cho đến khi chia tay, những câu gọi “anh ơi” lúc sáng, hay “cầm tay” lúc tỉnh dậy đều thực hiện trong vô thức. Vì đó đã là những thói quen của con người. Câu chuyện tình yêu này nói ra để bạn dễ dàng hình dung ra sự hình thành của thói quen. Những hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của bạn cũng có thể hình thành thói quen tốt và thói quen xấu.

2. Lợi ích của thói quen tốt

Lợi ích của thói quen tốt

Bạn có thể tưởng tượng được niềm vui mà mỗi sáng bạn thức dậy với những thói quen tốt là gì chưa? Đó là những thành công, những buổi sáng tràn đầy năng lượng sống, là những nụ cười thay vì cơ thể uể oải và buồn ngủ.

Trong cuộc sống của chúng ta, sẽ chẳng ai biết được điều gì sẽ xảy ra cả. Bạn có thể thành công nhưng cũng có thể thất bại, mà bạn biết đấy, ranh giới giữa thành công và thất bại nó cách nhau chỉ trong gang tấc. Những thành công đến từ chính thói quen tốt, và thất bại lại đến từ chính cánh cửa còn lại – thói quen xấu.

Những lợi ích mà thói quen tốt đem lại, trước hết nó sẽ có lợi cho chính bản thân bạn, sau đó mới có lợi ích cho những người xung quanh. Thói quen tốt – người bạn tốt, người xưa thường nói “chọn bạn mà chơi” tại sao chúng ta lại từ chối kết bạn với thói quen tốt chứ. Đúng không nào?

Việc làm Quản lý điều hành

3. Những thói quen bạn nên rèn luyện để trở thành “phiên bản hoàn hảo”

Hiện nay, tất cả mọi thứ đang dần thay đổi, đặc biệt là những sản phẩm thông minh với những giao diện vô cùng có ích. Đến sản phẩm, dịch vụ còn có thể hoàn hảo, vậy tại sao chúng ta lại không xây dựng cho mình thói quen tốt để trở thành “phiên bản hoàn hảo” hơn trước.

3.1. Hãy học cách nói cảm ơn – xin lỗi

Có lẽ bạn sẽ cho đây chính là điều “ngớ ngẩn” nhất mà bạn từng đọc, cảm ơn – xin lỗi thì có gì phải học. Nhưng đó chỉ là khía cạnh nhỏ đứng từ chính cá nhân của bạn mà thôi. Xã hội phát triển ngày càng nhanh, kéo theo những giá trị chuẩn mực của con người ngày càng thay đổi. Họ sống như những người máy chỉ biết ngày đêm làm việc và không quan tâm đến bất kỳ một ai. Lời cảm ơn – xin lỗi chúng ta mất không đến 2 giây để có thể nói ra. Nhưng nếu không nói có lẽ trong phút giây nào đó bạn sẽ cảm thấy hối hận, và khi muốn nói lại không còn cơ hội để nói nữa. Khi một ai đó giúp bạn, hãy nói cảm ơn, và khi làm sai điều gì đó với ai, hãy nói xin lỗi chân thành. Những lời nói như vậy sẽ chẳng hao tốn tiền của nhưng lại khiến đối phương cảm thấy dễ chịu. Bạn hãy xây dựng thói quen sống ngay từ bây giờ với những câu đơn giản cảm ơn và xin lỗi.

3.2. Học cách bắt đầu cho một ngày mới hiệu quả

Không phải ai cũng biết bắt đầu cho một ngày mới hiệu quả, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay đang có chung lối sống như thế này. Chuông báo thức kêu nhưng bạn vẫn tiếp tục vùi đầu vào chăn ngủ tiếp. Đó chính là những thói quen không tốt của bạn. Hãy bắt đầu ngày mới làm việc hiệu quả bằng cách thể dục, ăn sáng, đọc sách, đặc biệt hãy dậy ngay sau khi báo thức kêu. Nếu bạn muốn làm được như vậy thì bạn hãy đặt cho mình những mục tiêu từ hôm trước đề có thêm những động lực làm việc hiệu quả.

3.3. Học cách ăn uống đều đặn

Đề hình thành những thói quen tốt thì bạn không thể bỏ qua những hoạt động hàng ngày được. Đó chính là tiền đề để bạn hình thành nên thói quen tốt. Học cách ăn uống đúng giờ, ăn chín uống sôi đó chính là đang bảo vệ sức khỏe của bạn. Để đủ năng lượng hoạt động cho một ngày thì bạn cần phải ăn uống đầy đủ. Hãy chọn những thực phẩm tươi ngon, bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho một ngày làm việc, và uống đủ 2 lít nước hàng ngày. Đó chính là những thói quen bạn cần rèn luyện để có những thói quen tốt.

3.5. Học cách dành thời gian cho gia đình

Công việc bận rộn với nhiều áp lực dồn nén khiến cho cảm xúc của con người chúng ta thay đổi. Có người bị cuốn vào vòng xoáy công việc nhưng cũng có người mắc bệnh trầm cảm. Không còn dành nhiều thời gian cho gia đình và bản thân là những điều sai lầm bạn làm. Hãy dành thời gian cho những người xứng đáng, như vậy bạn sẽ giải tỏa được tâm trạng của mình cũng như áp lực được giảm xuống. Đó là cách tốt nhất để tâm trạng của bạn tốt hơn. Bạn biết không, chỉ số hạnh phúc của con người cao nhất khi họ làm công việc mình thích và ở bên cạnh những người họ thương.

Những thói quen bạn nên rèn luyện để trở thành phiên bản “hoàn hảo”

3.6. Dành một không gian nhỏ cho bản thân

Bản thân bạn cũng cần phải có những thời gian riêng tư, đó là góc nhỏ tâm hồn riêng của mỗi người. Hàng ngày hãy dành ra 15 đến 20 phút cho góc riêng của mình, làm việc mình thích, làm điều mình yêu theo cách riêng của bạn. Đó cũng là một thói quen tốt giúp cho cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc hơn và thành công hơn, đây cũng là cách giúp bạn thay đổi tư duy tích cực hơn.

3.7. Học cách bỏ chất xúc tác xuống và ngủ ngon hơn

Có rất nhiều bạn không chăm chút vẻ bề ngoài, cũng không chú ý đến những hình ảnh của bản thân khi đi ra ngoài. Điều đó không tốt một chút nào đối với chính bạn và cả những người xung quanh bạn. Chăm chút vẻ bề ngoài thể hiện một điều rằng bạn là một người cẩn thận, và khá cầu toàn trong mọi việc. Khi chăm chút cho vẻ đẹp của bạn thì cơ hội cũng tự nhiên đến với bạn nhiều hơn.

3.9. Học cách viết lách hàng ngày

Không cần bạn phải viết những cái gì quá cao siêu, lớn lao. Hãy chuyển những cảm xúc của bạn lên những trang giấy. Đó cũng chính là cách để rèn luyện trí nhớ cho bản thân và cách giải tỏa cảm xúc tốt nhất dành cho bạn. Những mối lo lắng, bận tâm hay những mệt mỏi của công việc khi bạn chuyển lên trang giấy tức là bạn đang có cái nhìn đúng đắn về chún.

3.10. Khi tức giận hãy uống nước trước khi xung đột

Đây cũng chính là thói quen mà bạn cần phải biết để có thể tiết chế cảm xúc của mình. Mỗi khi giận giữ, con người chỉ biết đến đến quan tâm đến những cảm xúc lúc đó của họ. Chính vì thế mà bạn hãy uống một cốc nước khi tức giận để cơn giận của bạn được kiềm chế lại trước khi xung đột với nhau. Thói quen này trong cuộc sống không mấy ai có thể làm được, cũng chính vì thế mà có nhiều cuộc cãi nhau, xung đột xảy ra.

Đã có những thói quen giúp bạn hình thành được thói quen tốt hàng ngày. Nhưng làm thế nào để bạn có thể duy trì được thói quen đó thường xuyên.

4. Những bước để hình thành thói quen, giúp bạn trở thành người “toàn năng”

Những bước hình thành thói quen giúp bạn trở thành người “toàn năng”

Như đã nói ở trên, thói quen là cái gì đó rất dễ hình thành nhưng vô cùng khó mất đi. Nếu trong người bạn đang có những thói quen xấu thì hãy học cách làm quen với thói quen tốt để nó dần thay chỗ cho những thói quen xấu.

Bước 1: Hãy lập mục tiêu cho bản thân

Mục tiêu chính là những động lực giúp bạn hình thành những thói quen tốt, giúp bạn nhìn vào mục tiêu mà mình đã đề ra và có những bước đi đúng đắn nhất. Trong một lúc nào đó, nếu bản thân bạn vi phạm những mục tiêu đặt ra thì hãy nghiêm khắc nhìn lại mục tiêu ban đầu mình đề ra là gì. Đôi khi bạn sẽ chán và muốn bỏ cuộc với những thói quen xấu hàng ngày đang lấn áp cả tinh thần. Lúc này hãy đọc lại một lượt “bản chiếu thư” mà mình đã tự đặt ra rồi lấy lại động lực.

Bước 2: Những lý do khiến bạn cần phải thay đổi. Hãy đưa ra những lý do thuyết phục khiến bản thân phải thay đổi lập tức. Thuyết phục người khác đã khó, để thuyết phục được bản thân lại càng khó hơn. Chính vì thế mà bạn cần phải có những lý do mang tính thuyết phục mạnh mẽ.

Bước 3: Đưa ra những hậu quả nếu bạn không thay đổi. Hãy liệt kê tất cả những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai nếu bạn không kịp thời thay đổi, hình dung lúc đó công việc, cuộc sống của bạn sẽ tệ đến mức như thế nào.

Bước 4: Đưa ra những hành động cụ thể giúp bạn hình thành thói quen mới, những hành động đó sẽ được thực hiện theo trình tự như thế nào?

Bước 6: Đề ra thời gian thực hiện, hãy đưa ra những con số về thời gian để bạn có thể hoàn thành nó.

Bước 7: Hành động ngay lập tức, với những kế hoạch và mục tiêu đã được vẽ sẵn trên giấy thì bạn không được trì hoãn kế hoạch mà hãy thực hiện ngay lập tức. Chỉ như vậy thì những mục tiêu và kế hoạch mới hoàn thành đúng hạn.