Thói Quen Của Trẻ Là Gì / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

7 Thói Quen Không Tốt Của Trẻ

Lên 3 là tuổi bắt đầu đi nhà trẻ, bé phải làm quen với môi trường mới và phải từ bỏ những thói quen cũ, đặc biệt là thói quen ngậm ti giả và bú bình. Đây là độ tuổi trẻ cần có chế độ ăn cơm, cháo hợp lý. Nếu để tình trạng bú bình và ngậm ti giả kéo dài, bé sẽ khó cai hơn khi đi nhà trẻ. Hơn nữa, đây là thói quen không tốt cho răng miệng của trẻ. Hậu quả là hàm trên có thể phát triển nhô ra phía trước, hàm dưới thụt vào (nôm na gọi là “vẩu”). Không những thế, trẻ còn có thể bị hẹp hàm, hàm không phát triển ra hai bên được, ảnh hưởng tới chức năng nhai của răng, thậm chí, làm biến dạng cung hàm.

2. Thường xuyên mút và cắn môi

Đây là thói quen thường gặp ở nhiều trẻ. Việc hay mút và cắn môi sẽ gây nên hiện tượng khô môi, nứt môi và mất vệ sinh ở miệng. Thói quen này không thay đổi sẽ tạo ra những tổn thương hình bán nguyệt ở môi dưới, có thể khiến hàm dưới đưa ra, nếu trẻ cắn, mút môi trên và ngược lại, mút môi dưới sẽ làm hàm trên phát triển quá mạnh. Trẻ mút và cắn môi nhiều cũng làm răng cửa hàm trên ngả môi, răng cửa hàm dưới ngả lưỡi hoặc răng mọc chen chúc, làm xương hàm kém phát triển và dẫn tới khuôn mặt bé bị lõm vào. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần nghiêm khắc khi bé có hành động như vậy. Đồng, nên có sự phối kết hợp giữa nha khoa và gia đình.

3. Mút tay, cắn móng tay

Nhiều bà mẹ không biết đây cũng là những thói quen thường thấy ở trẻ. Chính nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đưa vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nếu khả năng miễn dịch của bé không tốt, rất có thể dẫn đến những bệnh truyền nhiễm. Bé liên tục mút tay và kéo dài, sẽ làm bẹp đầu ngón tay, dẫn tới sự phát triển không bình thường ở các xương ngón tay. Hơn nữa, mút tay cũng ảnh hưởng không tốt tới việc mọc răng, gây rối loạn và làm răng mọc không đúng hàng. Khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần kiên nhẫn vìtrẻ khó bỏ thói quen xấu này ngay lập tức. Khi thấy con mút tay, nên nhẹ nhàng kéo tay ra khỏi miệng, hướng vào những trò chơi ưa thích để trẻ quên đi thói quen không tốt này.

4. Ngoáy mũi

Một số trẻ lại có tật ngoáy mũi – một thói quen rất mất vệ sinh bởi nó có thể lây lan các loại vi khuẩn có hại, dễ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng. Nước và dỉ mũi ra nhiều, càng kích thích bé ngoáy mũi và vi khuẩn lại càng dễ xâm nhập vào cơ thể hơn. Để giúp bé “cai”, cần giải thích cho trẻ thấy ngoáy mũi là thói quen xấu nên từ bỏ và đừng quên khuyến khích, động viên có phần thưởng cho bé nếu cả ngày không có hành động ngoáy mũi. Bên cạnh, cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để không có hiện tượng khô và ngứa mũi. Tốt nhất, nên dùng dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày.

5. Sờ “chỗ kín”

Hiện tượng này hay gặp ở các bé từ 2 đến 4 tuổi, nhất là ở các bé trai. Các cậu bé thích sờ “chim” mình và nghịch nó như nghịch một thứ đồ chơi lý thú. Đây chỉ là biểu hiện của sự nhận thức và khám phá cơ thể mình. Tuy nhiên, dù là bé trai hay gái thì việc này nếu diễn ra thường xuyên, dễ dẫn tới những hậu quả xấu, những lệch lạc về giới tính của trẻ về sau. Các bé trai khi lớn lên, sẽ có thể mắc chứng thủ dâm và xuất tinh sớm. Khi phát hiện, cha mẹ cần tìm hiểu xem trẻ sờ do tò mò hay ngứa bộ phận sinh dục. Nếu trẻ bị ngứa, cần vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, tránh để bé ngứa ngáy khó chịu, hay gãi và lâu dần, tạo cảm giác thích thú khó thay đổi. Bạn cũng nên giải thích và hướng bé đến với những trò chơi thú vị mới để quên đi thói quen không tốt này. Người lớn cũng cần tránh âu yếm, hôn, sờ vào bộ phận sinh dục của trẻ hoặc để trẻ nhìn thấy cảnh âu yếm của mình. Trẻ bắt chước rất nhanh nên sẽ tò mò và muốn khám phá hơn.

6. Văng tục, chửi bậy

Khi giận giữ, cáu gắt hoặc không ưng ý điều gì đó, bé thường tuôn ra những câu tục tĩu. Người lớn không nên xem đây là chuyện đáng cười, ngạc nhiên, hay im lặng vì vô hình chung làm trẻ hiểu sai rằng, họ đang đồng tình và cổ vũ cho mình nói thế. Lâu dần, những từ ngữ thô lỗ sẽ trở nên quen thuộc nơi cửa miệng của trẻ. Vì vậy ngay từ đầu, bạn cần can thiệp kịp thời và cần kiên nhẫn. Con nói tục và bạn áp dụng luôn kỷ luật, trẻ sẽ cẩn trọng hơn. Khi trẻ nói tục một cách vô ý thức, đừng xử phạt mà hãy dừng câu chuyện lại, nhắc nhở trẻ rằng, vừa mới vô ý nói một từ không hay. Những lần sau, nếu trẻ tiếp tục tái diễn, bạn cần nghiêm khắc đưa ra hình phạt, chẳng hạn như cấm không cho xem chương trình tivi mà trẻ thích chẳng hạn… Bên cạnh, chính người lớn phải luôn là gương tốt cho con trẻ. Nếu sống trong gia đình không phải nghe những lời lẽ “không hay” của người lớn, trẻ sẽ không có cơ hội học hỏi và bắt chước thói quen xấu đó.

7. Nói trống không

“Ăn cơm”, “đang xem phim”, “đi học”, “ai đó”… là những câu nói trống không chúng ta thường nghe thấy ở trẻ. Có thể, đang trong giai đoạn hoàn thiện ngôn ngữ nên việc trẻ nói trống không cũng là điều dễ hiểu. Nhưng không vì thế mà bạn xem thường, bỏ qua điều này vì khi lớn lên, nó sẽ trở thành một thói quen khó sửa. Ngay từ lúc trẻ bắt đầu học nói, cha mẹ và những người thân cần uốn nắn lời ăn tiếng nói của trẻ sao cho đúng, cho hay. Có nhiều cách khác nhau để sửa sai thói quen này cho trẻ và đây là một ví dụ: Lúc trẻ nói trống không, bạn hãy lờ đi và có thể để trẻ lặp lại đôi ba lần. Sau đó, bạn sẽ nói cả câu đầy đủ chủ vị và yêu cầu trẻ nhắc lại và chỉ thực hiện khoảng 3 – 4 lần. Các lần tiếp theo, nếu nói 1 – 2 câu trống không và thấy phản ứng lờ đi của bạn, trẻ sẽ tự sửa lại. Cũng có lúc trẻ quên, gây chú ý bằng sự nhắc đi nhắc lại không được. Khi đó, bạn mới nhẹ nhàng giải thích, chẳng hạn: “Con phải nói rõ là con cần ai bật ti vi cho con chứ? Mẹ không thấy con nói là con nhờ nên mẹ không thể giúp được, đúng không nào?”. Như vậy, bạn sẽ thấy hiệu quả tiến bộ rõ rệt từ trẻ.

Tường Lâm (bau.vn)

9 Thói Quen Tưởng Xấu Nhưng Lại Tốt Của Trẻ Nhỏ

Trẻ qua từng giai đoạn phát triển thường có những hành vi khiến cha mẹ khó chịu, như ném đồ, cắn xé… Nhiều phụ huynh thậm chí tìm cách trừng phạt. Thực tế, những hành động đó không tệ như chúng ta nghĩ, chúng chỉ là biểu hiện tự nhiên của sự phát triển mà thôi, bao gồm:

1. Trẻ hay ném đồ đạc

Nhiều đứa trẻ thích ném đồ chơi, điều khiển từ xa, đồng hồ báo thức… Chỉ trong vài phút, căn phòng ngăn nắp trở nên lộn xộn. Bố mẹ vô cùng tức giận, bé tỉnh bơ vì không hề biết là việc xấu.

Trên thực tế, ném đồ là một hoạt động khám phá của đứa trẻ, chúng bị cuốn hút bởi chuyển động của những vật bị ném. Nếu món đồ bị vỡ hoặc phát ra âm thanh hay lăn lông lốc, trẻ càng bị kích thích, trở nên tò mò và ra sức ném các đồ vật khác để mở rộng sự khám phá của mình.

Điểm tích cực ở hành động này là trẻ sẽ nhận thức được mối liên hệ giữa mình và không gian xung quanh, bằng cách ném, di chuyển đồ vật.

Giải pháp của bố mẹ: Thay vì cấm đoán, bạn có thể cất những thứ dễ vỡ, nguy hiểm lên trên cao, rồi chủ động chuẩn bị một chiếc hộp với những quả bóng, đồ chơi… và cùng chơi với con. Thi xem ai ném chính xác hơn. Sau khi bạn đáp ứng nhu cầu ném đồ, trẻ sẽ dần bỏ thói quen ném các thứ khác.

2. Trẻ thích xé giấy

Không cha mẹ nào thích con xé giấy vụn ra nhà. Nhưng thực tế, đây là việc giúp trẻ cử động tốt đôi tay. Bé thường rất ngạc nhiên khi thấy tay cử động theo các hướng khác nhau thì tờ giấy sẽ bị xé thành những hình thù khác biệt.

Các nhà tâm lý học tin rằng bàn tay là bộ não thứ hai của trẻ, tức là trẻ vận động đôi tay cũng đồng nghĩa với tư duy. Ngăn con hoạt động cũng đồng nghĩa với việc ngăn con suy nghĩ.

Giải pháp của bố mẹ: Bạn có thể đưa con những loại giấy sạch sẽ, không vướng mực, chì (như giấy báo) … để xé các hình thù khác nhau, giúp phát triển tư duy sáng tạo.

3. Trẻ thích đi chân đất

Các bà mẹ luôn cho rằng đất bẩn và ép con phải mang giày, đi tất. Nhưng bạn nhắc nhở thế nào, bé vẫn thích đi chân trần và chạy nhảy khắp nơi.

Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trẻ em đi chân trần có thể giúp kích thích các dây thần kinh ở lòng bàn chân, giúp trẻ cảm nhận rõ mặt đất và điều chỉnh tốc độ theo trạng thái mặt đất, nhờ thế tư thế đi bộ đúng hơn. Trong khi đó, các nhà thiết kế tin rằng lòng bàn chân trẻ 0 – 10 tuổi vẫn chưa định hình, tốt nhất là đi chân trần, đi giày chỉ có tác dụng cho những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tránh gây tổn thương chân.

Giải pháp của bố mẹ: Khi thời tiết không quá khắc nghiệt, nên cho con đi chân trần nhiều hơn. Cũng có thể cho con đi tất chống trơn mỏng.

4. Trẻ bốc đồ ăn bằng tay

Việc cho trẻ ăn uống là “cơn ác mộng” với nhiều bà mẹ vì nỗi lo mất vệ sinh. Tuy nhiên, đừng dẹp “thói quen xấu” này của bé, nhất là khi bé ở độ tuổi 1-3. Đây là giai đoạn quan trọng để bé học cách ăn độc lập. Khi bốc tay cho đồ ăn vào miệng, trẻ gia tăng hứng thú ăn uống, đồng thời rèn luyện khả năng phối hợp tay và mắt, làm tăng sự tự tin và ý thức hoàn thành việc ăn.

Giải pháp của bố mẹ: Nên cho trẻ ngồi ghế ăn riêng, cung cấp cho bé một chiếc bát, thìa, yếm, rửa sạch tay cho con, và rồi để bé tự do khám phá thức ăn.

5. Trẻ không chịu chia sẻ đồ với bất cứ ai

Nhiều bà mẹ than phiền bé luôn nói “Của con” khi được yêu cầu chia sẻ đồ chơi hay bánh kẹo của mình cho bất cứ ai khác, nghĩ rằng con ích kỷ. Nhưng thực ra, đây là những nhận thức đầu tiên của con bạn về quyền sở hữu. Đứa trẻ không ích kỷ, đơn giản là cái tôi của bé đang phát triển.

Trước một tuổi, bé sẽ coi bản thân và mẹ là một cá thể giống nhau. Sau đó, khi dần dần cảm nhận được sự tồn tại của bản thân, bé tự phân biệt mình và người khác bằng cách tự sở hữu những thứ của riêng mình.

Việc buộc trẻ phải chia sẻ sẽ phá hủy ý thức “sở hữu cá nhân” mà trẻ đang hình thành, thậm chí khiến bé có thể hình thành tính dễ dàng đưa đồ của bản thân cho người khác.

Giải pháp của bố mẹ: Không nên lên án hành vi của con hay ép buộc chúng phải chia sẻ. Theo thời gian, dần dần trẻ sẽ hiểu khái niệm chia sẻ, đặc biệt sau giai đoạn 3 tuổi. Khi trẻ dưới 3 tuổi, bạn chỉ cần giúp bé hiểu rằng chia sẻ không có nghĩa là mất đi món đồ, mà món đồ sẽ lại quay trở lại sau khi cho mượn.

6. Trẻ thích vầy nước

Phần lớn trẻ rất thích nghịch nước, bé có thể tự ý mở vòi hoặc nghịch rất lâu trong bồn tắm, hay vặn bình, lắc ly bắn tung tóe… Đối với bố mẹ, trò quậy phá này rất bẩn.

Thực tế với trẻ, nước là thứ kỳ diệu nhất trong tự nhiên: bé có thể nắm lấy nó bằng tay, rồi nước chảy qua các kẽ tay, đồ chơi có thể nổi lên dưới nước… Trong quá trình tiếp xúc và khám phá với nước, trẻ có thể cảm thấy các nhiệt độ khác nhau, các dạng vật chất khác nhau, giúp kích thích và phát triển các giác quan.

Giải pháp của bố mẹ: Nếu bạn lo con làm ướt hết nhà cửa hoặc ốm vì nước thì nên chủ động ấn định thời gian cho bé chơi, thay vì cấm con tham gia các trò lý thú này.

7. Trẻ vẽ khắp nhà

Phần lớn trẻ thích vẽ, bởi vì đó là phương tiện để bé thể hiện trí tưởng tượng phong phú và khả năng thực hành. Những hình vẽ tưởng chừng nguệch ngoạc, nhưng ẩn sau đó có thể là một chiếc ôtô, một con chim, một lâu đài nhỏ… mà bố mẹ với trí tưởng tượng khác biệt sẽ không hiểu rõ. Do không hiểu quy tắc, bé lấy bất cứ chỗ nào mình thích làm giấy vẽ: tường, sàn nhà… Việc bố mẹ ngăn cấm trẻ vẽ khắp nhà sẽ khiến bé giảm đi tính sáng tạo.

Giải pháp của bố mẹ: Nên mua cho con giấy, bảng để bé được thỏa sức vẽ. Nếu con bạn hay vẽ lên tường, hãy “ưu tiên” con bằng cách đặt một tấm bảng đủ lớn để con được vẽ theo cách chúng thích. Dần dần, con sẽ có ý thức về việc vẽ đúng nơi quy định.

8. Trẻ gắn bó đặc biệt với một thứ gì đó

Xu hướng này xảy ra ở nhiều trẻ: có đứa đặc biệt thích một chiếc khăn nhỏ, một bộ quần áo hình cái thuyền… Có trẻ lại chỉ mê duy nhất một con gấu bông. Khi không tìm thấy, không được đáp ứng, nhiều bé bắt đầu la hét, khóc lóc, dù được đưa những thứ tương tự để thay thế.

Xu hướng gắn liền với đồ vật của trẻ em là một loại hành động nhằm bổ sung cho cảm giác an toàn. Việc cố tình tách trẻ ra khỏi cảm giác thoải mái sẽ gây ra tác hại, ví dụ trẻ ngủ không ngon giấc vào đêm.

Giải pháp của bố mẹ: Hãy tôn trọng sự phụ thuộc này của con, đồng thời tạo cho con cảm giác về sự sẻ chia, cảm giác an toàn. Nhờ thế, dần dần, con sẽ quên cảm giác gắn bó đặc biệt với thứ đồ nào đó.

9. Trẻ gỡ tung các thứ đồ

Khoảng 2 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển một kỹ năng mới, đặc biệt là các bé trai. Trẻ thích tháo hết đồ chơi, điều khiển từ xa, vật dụng trong nhà… để xem có gì bên trong.

Sự thật là những trẻ này rất tò mò, có khả năng vận động mạnh. Việc tháo đồ ra để thử lắp lại có thể do bé bắt chước người lớn, nhưng giúp trẻ được khám phá, điều này có lợi cho sự quan sát và khả năng nhận thức của bé.

Giải pháp của bố mẹ: Thay vì để con khám phá những vật dụng gia đình, nên chủ động cung cấp cho bé các đồ chơi có thể tháo lắp như ôtô, lego…

Thùy Linh (Theo Aboluowang)

Hình Thành Thói Quen Vệ Sinh Cho Trẻ

Thói quen sạch sẽ là một thói quen cần được hình thành từ nhỏ cho trẻ. Điều này vừa có thể giúp con bảo vệ sức khỏe, con vừa có thể phát triển được toàn diện về tính cách. Các bước tạo nên thói quen

Bắt đầu từ lúc trẻ 8 tháng tuổi, khi làm vệ sinh cho trẻ, cha mẹ có thể dạy trẻ thực hiện các động tác như giơ tay, giơ chân, nghiêng đầu để lau tai…

Từ 1 tuổi trở đi, khuyến khích trẻ tự mình lau rửa tay, trước khi rửa thì xắn tay áo lên, khi rửa thì không được nghịch nước, sau khi rửa thì dùng khăn lau khô.

Từ 2 tuổi trở đi, dạy cho trẻ cách dùng xà phòng rửa tay, người lớn nên vắt khô khăn đồng thời làm mẫu cho trẻ cách rửa mặt, bắt đầu dạy cho trẻ cách súc miệng bằng nước lọc ấm sau khi ăn cơm.

Hình thành cho trẻ những thói quen vệ sinh từ khi còn nhỏ

Thói quen vệ sinh của trẻ không phải ngày một ngày hai là có thể hình thành, do đó cha mẹ nên thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở trẻ thực hiện. Cha mẹ cần phải kiên trì lặp đi lặp lại quá trình đó và không ngừng củng cố một hành động thì mới có thể giúp cho trẻ hình thành nên một thói quen tốt.

Chuyên gia giáo dục Montessori cho rằng, tạo hóa không chỉ ban cho trẻ năng lực mô phỏng mà còn cho trẻ năng lực thay đổi bản thân, từng bước tiếp cận với những tấm gương. Do đó, cha mẹ nên là một tấm gương sáng cho trẻ noi theo.

Trong giáo dục gia đình, tự lấy mình làm gương chính là cách hiệu quả nhất giúp trẻ hình thành nên thói quen vệ sinh tốt. Ý thức trách nhiệm như vậy, cùng với sự chỉ dẫn và việc kiên trì luyện tập không ngừng nghỉ mỗi ngày, không những sẽ giúp trẻ hình thành được thói quen tốt mà qua đó, những thói quen xấu của cha mẹ cũng sẽ được cải thiện.

Phương pháp hình thành nên thói quen

1. Để trẻ học được cách dọn dẹp vệ sinh là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì trong một thời gian dài. Trong cuộc sống, cần không ngừng nói cho trẻ biết cái gì là đúng, cái gì là không vệ sinh, giúp trẻ hình thành nên một tiêu chuẩn vệ sinh khách quan cho bản thân.

Với việc làm theo người lớn, trẻ có thể hình thành những thói quen vệ sinh tốt cho sức khỏe từ sớm

2. Trong gia đình, chúng ta có thể giúp trẻ chuẩn bị một bộ dụng cụ lao động nhỏ như giẻ lau, chổi, xẻng hót rác… Do trẻ học tập thông qua quá trình bắt chước, nên sau một thời gian quan sát và làm thử, có thể căn cứ vào tình hình nắm bắt các động tác của trẻ mà để cho trẻ làm một khâu nào đó độc lập.

3. Căn cứ vào mức độ phát triển của trẻ mà phân công nhiệm vụ cho hợp lí: trẻ 2 tuổi có thể giặt giẻ lau; 3 tuổi có thể tự mình dùng khăn làm sạch tủ của mình; 4 tuổi có thể lau sàn nhà; 5 tuổi có thể gấp chăn, sắp xếp giường cho mình; 6 tuổi có thể tự giặt một số quần áo nhỏ của mình…

4. Giáo dục ý thức giữ vệ sinh môi trường: Khi trẻ tự mình tham gia vào việc dọn dẹp, chúng sẽ có ý thức chủ động duy trì việc bảo vệ môi trường. Trong nhà, cần đặt thùng rác ở vị trí thích hợp, khi đi ra ngoài cũng cần dạy cho trẻ cách nhận biết các loại thùng rác.

Vũ Vũ/ Theo Montessori

10 Thói Quen Tốt Cha Mẹ Nên Rèn Cho Trẻ

1. Vệ sinh răng miệng

Sức khỏe răng miệng là chìa khóa cho sức khỏe của một đứa trẻ. Vì vậy, chúng ta cần dạy cho chúng biết vệ sinh răng miệng hàng ngày theo đúng cách. Điều này bao gồm việc đánh răng sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần, tránh đồ ăn ngọt và đi kiểm tra, chăm sóc răng miệng hai lần trong một năm. Bạn không nên chỉ đưa con vào phòng tắm và hướng dẫn bằng lời, hãy giám sát và giúp đỡ cho trẻ đến khi chúng có thể tự đánh răng và dùng chỉ nha khoa một cách thành thạo.

2. Tập thể dục

Hãy khuyến khích trẻ tập thể dục ngay từ bé. Trước đây trẻ con được chơi ở ngoài trời nhiều hơn chơi trong nhà. Nhưng điều này không còn đúng nữa vì ngày nay là thời đại phát triển của truyền hình, trò chơi video và máy tính, chúng khiến con bạn dành thời gian chơi ở trong nhà nhiều hơn. Vì vậy, những lợi ích của việc tập thể dục là một trong các điều quan trọng mà bạn cần dạy cho trẻ biết. Điều tốt nhất để dạy cho trẻ điều này chính là bạn trở thành một trong những bằng chứng hùng hồn và cụ thể nhất.

3. Đọc sách

Kỹ năng đọc sách là một trong những kỷ năng rất quan trọng cho sự tiến bộ của trẻ ở trường học sau này. Đối với trẻ con, ít nhất là đến lớp 3, bạn nên tập cho trẻ thói quen đọc sách khoảng 20 phút một ngày, không quan trọng là phải đọc những gì, chỉ cần rèn luyện kỹ năng đọc mà thôi. Bạn sẽ nhận thấy khả năng nhìn mặt chữ của trẻ tiến bộ rõ rệt; đồng thời, khi kỹ năng đọc được cải thiện thì trẻ sẽ có cơ hội cải thiện các kỹ năng khác nữa.

4. Thói quen ăn uống

5. Không được uống thuốc khi khi không có sự hướng dẫn của người lớn

Điều này là rất cần thiết, bởi vì khi các bé vô tình uống nhầm hay quá liều quy định thì sẽ bị ngộ độc và có những biến chứng không tốt, chính vì vậy bố mẹ cần hướng dẫn cho bé điều này để tránh những trường hợp không đáng tiếc xảy ra.

6. Không được ăn quá nhiều kem

7. Giữ gìn vệ sinh chân, tay

8. Không được uống nước đá sau khi vận động mạnh

Sau khi vui chơi vì nóng và mệt, bé thấy khát và thường mở tủ lạnh uống ngay một ly nước mát, nhưng bạn tuyệt đối không được cho bé làm như vậy vì: sau khi vận động nhiệt độ trong cơ thể bé tăng cao, bé uống nhiều nước lạnh sẽ khiến dạ dày bị kích thích, gây ra bệnh về dạ dày và các bệnh về tim, phổi,… tốt nhất bạn nên cho bé uống nước ấm khoảng 37 độ hoặc nước sôi để nguội là tốt nhất và hãy nhắc nhở để trẻ làm theo.

9. Dạy bé “tè” đúng giờ

Tạo thói quen cho bé đi “tè” trước khi đi ngủ và ngay sau khi ngủ dậy để bé khỏi bị tè dầm, bạn cũng nên hạn chế mang bỉm cho bé, dù thuận tiện nhưng lại khiến bé “đi tè” tự nhiên không có ý thức, sẽ không tốt cho bé sau này, đồng thời bỉm khiến “vùng kín” của bé bị ẩm ướt, nóng nực không tốt, dễ gây viêm nhiễm vùng kín.

10. Tạo thói quen cho bé đi ngủ và thức dậy đúng giờ

Không nên cho bé ngủ thoải mái lúc nào muốn thì dậy vì nó sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học cơ thể của bé, đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ giúp cho những hoạt động cơ thể của bé đi vào ổn định, “có giờ giấc” và góp phần nâng cao sức khỏe của bé ngay từ nhỏ. Vì thế hãy tạo cho bé thói quen ngủ đúng giờ giấc, tới giờ thì phải đi ngủ, và gọi trẻ dậy vào giờ nhất định mỗi ngày.

Nguồn: webgiadinh.org.