Thói Quen Của Học Sinh Là Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Thói Quen Của Học Sinh Là Gì?

Học sinh là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ tiếp nối truyền thống ông cha xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Chính vì vậy, việc giáo dục và đào tạo học sinh là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Và bước đầu tiên trong suốt một quá trình đào tạo đó chính là tạo cho học sinh những thói quen tốt ngay từ ban đầu. Vậy thói quen của học sinh là gì? Cần giáo dục cho học sinh những thói quen gì? Luôn là câu hỏi làm cho nhiều người băn khoăn suy nghĩ.

Thói quen của học sinh là gì?

Thói quen ngăn nắp va biết sắp xếp: Việc sắp xếp ngăn nắp sách vở hay những dụng cụ học tập của mình là thói quen đầu tiên mà mỗi học sinh đều cần phải học. Khi được rèn luyện thói quen này, các em sẽ có thể tự sắp xếp tập sách mà mình học theo thời khóa biểu mỗi ngày mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Điều này giúp trẻ sớm hình thành ý thức về sự tự lập hơn là phải phụ thuộc vào người khác.

Rèn luyện tính kiên trì: Kiên trì là một thói quen không chỉ cần có ở riêng học sinh. Khi được rèn luyện thói quen kiên trì, học sinh sẽ rất thành công trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống kể cả học tập.

Thói quen trình bày sự việc: đây không chỉ là một kĩ năng mà nó còn là một thói quen giúp phát triển tư duy của học sinh. Khi được hỏi về một câu chuyện hay sự việc nào đó, việc của học sinh là kể hay thuật lại sao cho người hỏi có thể hiểu được vấn đề mà mình muốn nói. Và thói quen trình bày sẽ thúc đẩy tư duy suy nghĩ và tóm tắt lại vấn đề sao cho logic và hợp lí nhất.

Thói quen lễ phép và biết tôn trọng kỉ luật: Trong một môi trường giáo dục, học sinh phải tuân thủ với các nội quy, nề nếp được đặt ra. Việc phải làm quen với môi trường, hoàn cảnh nghiêm khắc này cần có một khoảng thời gian thì mới có thể định hình được. Ngoài ra, việc biết lễ phép và tôn trọng người khác cũng là một thói quen không thể thiếu được ở mỗi học sinh.

Thói quen tập trung trong mọi công việc: Ở lứa tuổi học sinh, việc ham chơi là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, thói quen này giúp học sinh chú ý và tập trung hơn trong việc mình đang làm. Nó giáo dục cho học sinh ý thức được việc gì mình đang cần tập trung để hoàn thành còn việc gì mình cần phải để sau. Ví dụ trong học tập, sự tập trung sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn.

Học sinh có những điểm chung nào

Đa số học sinh trên toàn thế giới đều luôn có những điểm chung mà ai cũng có thể nhận ra được. Và đó cũng chính là những tật xấu khó bỏ của học sinh làm cho thầy cô luôn cảm thấy khó chịu trong giờ dạy của mình. Những điểm chung đó là:

Nói chuyện riêng trong giờ học: Đây là thói quen khó bỏ của học sinh mà học sinh nào cũng có dù ở đâu hay ở độ tuổi nào. Chỉ với một mẩu chuyện nhỏ, các bạn có thể “tám” với nhau hàng giờ. Và thói quen này nếu diễn ra trong giờ học sẽ làm giáo viên cảm thấy khó chịu và đồng thời các bạn cũng bỏ qua và không tiếp thu được bài giảng của giáo viên.

Ăn vụng trong lớp: Ăn vụng trong lớp là cách ăn khổ sở nhất nhưng bất cứ học sinh nào cũng muốn thử. Thói quen khó bỏ này bắt nguồn từ suy nghĩ và cảm giác của việc ăn lén lút trong giờ học. Khi ăn lén lút, dường như các bạn lại cảm thấy ngon hơn cả lúc ăn bình thường. Thế nên, những thức ăn cứ như “một căn bệnh” được truyền từ bàn này sang bàn khác mặc dù biết rõ hậu quả là giáo viên sẽ trách phạt nếu bắt gặp.

Ngủ gật trong lớp: ngủ gật trong lớp dường như là một hình ảnh không còn quá xa lạ với bất kì ai. Chỉ với một tay chống cằm hay một cái gục đầu trên bàn là các bạn đã có thể đánh một giấc ngon lành. Đây là một thói quen khó bỏ của học sinh. Nguyên nhân dẫn đến việc ngủ gật có thể từ viêc thức khuya hay bài giảng quá chán. Tuy nhiên, thói quen này cần được thay đổi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp thu bài giảng của học sinh trên lớp.

5 Thói Quen Xấu Của Sinh Viên Trong Học Tập

Một trong những thói quen xấu dễ nhận thấy nhất ở đa số sinh viên là luôn nói “Hôm nay tôi sẽ học lúc …”. Thực ra, “học” không phải đơn thuần bằng lời nói chung chung, nó cần một kế hoạch rõ ràng.

1. Học không có kế hoạch

Ví dụ, bạn đừng nghĩ đến việc vào thư viện để “học”, chỉ phí thời gian thôi. Thay vào đó, hãy đặt ra mục tiêu cho mình:

– Tôi sẽ đọc cuốn sách…từ trang…đến trang …

– Tôi sẽ giải xong bài tập này trong ngày…

– Tôi sẽ viết xong bài luận này trong…giờ

Vì thế, hãy dẹp bỏ thói quen nói chữ “học”. Học là một quá trình, một tập hợp những hành động có kết quả. Từ bỏ thói quen này không dễ, nhưng nếu làm được rồi thì bạn sẽ thấy bản thân giải quyết bài tập được giao không những nhanh chóng mà còn có kết quả tiến bộ hơn bạn nghĩ đấy.

Nhiều sinh viên nghĩ rằng học càng nhanh càng tiết kiệm thời gian, nếu trùng lịch học thì mượn bài vở của bạn bè cũng được. Nhưng đây thực sự là một sai lầm lớn. Hãy nghĩ xem, đầu óc bạn không thể tiếp thu một lúc một khối lượng lớn kiến thức được. Bạn nhớ được phần này thì quên phần kia, hoặc tệ hơn – bạn bỏ qua cả những phần không hiểu và mục tiêu đặt ra là hoàn tất tín chỉ/môn học mà thôi.

Chắc hẳn ai cũng từng có lúc học vẹt bằng cách thầm thì những bài học trong đầu đến khi nhớ thì thôi. Nhưng một vài lần thì có thể được, còn khi nó đã trở thành thói quen học tập thì rất nguy hiểm đấy bạn ạ.

Hãy tự tưởng tượng lại bài học, những ý chính và nói ra thành tiếng những gì bạn nhớ được. Sau đó kiểm tra lại trong tài liệu xem mình sai chỗ nào, thiếu chỗ nào và lặp lại bước trên.

Không cần thiết phải xem đi xem lại bài học hàng chục lần, nếu bạn không nắm bắt được cơ bản bài đó nói gì thì việc ghi nhớ sẽ rất khó khăn và dễ lẫn lộn. Điều này rất hữu ích khi bạn cần chuẩn bị cho một bài thi viết mà thời gian đã rất gấp rút.

4. Học sau nửa đêm

Rất nhiều người nghĩ rằng học trong khoảng 10 -11 giờ đêm là hiệu quả nhất, sau đó họ học đến 3 – 4 giờ sáng. Hậu quả là gì ? Sáng hôm sau bạn thức dậy với hai mắt nặng trĩu, chữ nghĩa bay biến đâu mất, bài nọ lẫn sang bài kia, lớp học trở thành nỗi ám ảnh và bạn chỉ cầu mong được chợp mắt thêm một lát. Lời khuyên là: học sớm, chia thành những khoảng thời gian nhỏ, cố gắng tận dụng thời gian triệt để nhưng cũng phải để bản thân nghỉ ngơi 5-10 phút sau 1 tiếng học. Cố gắng xong trước nửa đêm để có một giấc ngủ trọn vẹn và chuẩn bị cho ngày học sau.

Học quá khuya không phải là thói quen tốt.

5. Không chịu ghi chú

Bạn thường đọc nhiều nhưng rất hiếm khi bạn ghi chú thêm gì sau khi đọc? Thói quen này thực sự rất đáng lo đấy. Vì ghi chú lại những gì mình rút ra được sau khi đọc một dòng/trang/chương sách nào đó sẽ cho bạn thấy bạn hiểu vấn đề đến đâu. Nếu bạn chẳng rút ra được điều gì, nghĩa là khi vào bài thi khả năng bạn trả lời hết các câu hỏi cũng sẽ kém đi nhiều.

Thói Quen Trong Sinh Hoạt

Trong cuộc sống của con người được hình thành bởi nhiều thói quen khác nhau. Nhưng có thể gộp chung lại và có thể gọi với cái tên là thói quen sinh hoạt.

Để có thể xây dựng cho mình thói quen trong sinh hoạt thì cần phải hiểu rõ được thói quen sinh hoạt là gì. Việc nhiều người không thể nhận định được thói quen sinh hoat là gì là một điều bình thường vì thói quen trong sinh hoạt đơn thuần chỉ là những thói quen chăm sóc bản thân của mỗi người.

Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt là thói quen không thể thiếu nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết của con người. Nó sẽ hầu hết ai cũng có và nó thường biểu hiện ở mức độ khác nhau trong sinh hoạt. Một số thói quen thường có trong sinh hoạt hằng ngày như:

Tắm gội mỗi ngày

Thói quen trong sinh hoạt hằng ngày mà ai cũng phải có. Trong sinh hoạt hằng ngày việc hoạt động hay vận động của cơ thể sẽ làm cho cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày thì mọi người cần chú ý đến việc vệ sinh cơ thể thật tốt bằng cách tắm sau khi vận động quá nhiều.

Thói quen tắm vào buổi sáng bằng nước lạnh hay tắm vào buổi tối bằng nước trước khi đi ngủ là một trong những thói quen tốt. Việc tắm bằng nước lạnh vào buổi sáng sẽ giúp rèn luyện sức chịu đựng của cơ thể, đánh thức các bộ phận của cơ thể hoạt động trở lại sau một đêm ngủ dài. Hay tắm bằng nước nóng vào buổi tối sẽ giúp cho bạn duy trì được thân nhiệt ổn định khi ngủ và sẽ cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Việc vệ sinh cơ thể trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp có thể đẩy lùi được những căn bệnh về viêm nhiễm da, giúp da khỏe mạnh và tràn đầy sức sống hơn.

Nhưng cũng cần chú ý nếu tắm và gội quá nhiều lần trong ngày sẽ gây nên tình trạng khô da và tóc sẽ gây ra tình trạng nứt da hay rụng tóc. Vì vậy, nên chú ý đến tắm gội phù hợp với cơ thể và cũng không nên quá lạm dụng.

Việc đánh răng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và đánh răng trước khi đi ngủ vào buổi tối là hai hoạt động cần thiết không thể bỏ được trong sinh hoạt. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cũng nên được tiến hành sau bữa ăn cũng rất cần thiết, hoạt động này giúp loại bỏ các thức ăn thừa còn bám vào răng ngăn được vi khuẩn làm hại đến răng và giúp tự tin hơn trong giao tiếp.

Tuy nhiên, việc quá lạm dụng thói quen này trong sinh họat sẽ gây tổn hại đến men răng và cũng dẫn đến tình trạng suy yếu hoạt động của răng gây cản trở nên hoạt động ăn uống.

Tập thể dục vào buổi sáng

Việc thức dậy sớm và tập thể dục là thói quen sinh hoạt tốt cho sức khỏe. Trong hoạt đông mỗi ngày có sự góp mặt có thói quen này sẽ giúp cơ thể duy trì sức khỏe tốt hơn, tăng sức dẻo dai của cơ thể và thúc đẩy hoạt động của bộ não tốt hơn, tư duy nhạy bén hơn.

Tập thể dục vào buổi sáng cùng với những thành viên trong gia đình là sinh hoạt hàng ngày vừa có lợi cho sức khỏe vừa giúp tăng cường mối quan hệ yêu thương giữa các thành viên.

Tuy nhiên, khi thực hiện hoạt động này thì cũng cần chú ý đến việc lựa chọn những phương pháp luyện tập phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe,…để mang đến hiệu quả cao trong cho sức khỏe.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Trong sinh hoạt mỗi người thì sẽ không tránh khỏi mất phải những thói quen trong sinh hoạt tiêu cực gây hại cho sức khỏe và việc cần phải làm ngay lúc đó là thay đổi thói quen sinh hoạt tiêu cực đi thay vào đó là những thói quen tích cực.

Những thói quen tiêu cực trong sinh hoạt cần phải được khắc phục như:

Sử dụng thức ăn nhanh

Thói quen này hiện nay rất phổ biến đối với những người trẻ tuổi. Việc ăn quá nhiều và thường xuyên các thức ăn nhanh mỗi ngày sẽ gây hại đến sức khỏe của cơ thể khi mỗi ngày đưa vào cơ thể một lượng thức ăn ít chất dinh dưỡng nhưng lại thừa chất độc hại.

Nếu lối ăn uống này kéo dài sẽ gây nên tình trạng tăng cân nhanh chóng và không kiểm soát được từ vấn đề đó thì sẽ kéo theo việc gây áp lực đến hoạt động của bộ xương, tim mạch,…Vì vậy, cần hạn chế việc sử dụng thức ăn nhanh trong bữa ăn hàng ngày.

Sử dụng quá nhiều cà phê

Cà phê là một loại nước uống phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng. Trong sinh hoạt của nhiều người việc uống một ly cà phê vào buổi sáng là mộy điều cần thiết và không thể thiếu được. Việc uống quá nhiều cá phê sẽ gây hại cho sức khỏe rất nhiều sẽ gây cảm giác no giả làm cho cơ thể không muốn ăn sáng nhưng thật chất thì cơ thể lại rất cần ăn sáng. Hay việc uống cà phê trước khi đi ngủ vào buổi tối sẽ gây nên tình trạng mất ngủ khi cà phê có công dụng giúp cơ thể tỉnh táo.

Chính vì vậy, cần thay đổi thói quen uống cà phê, nên uống cà phê sau bữa ăn sáng, không nên uống cà phê vào buổi tối để bảo vệ sức khỏe cơ thể tốt hơn.

Thói quen sinh hoạt và thay đổi thói quen sinh hoạt là những kiến thức sinh hoạt hàng ngày cần thiết cho hoạt động mỗi ngày cần phải biết và điều chỉnh sao cho phù hợp với mỗi cá nhân để có một cuộc sống lành mạnh hơn.

Thói Quen Học Tập Tốt

Thói quen học tập tốt

Học tập là thói quen còn lại với bạn trong cả đời bạn. Bạn có thể quên điều bạn đã học nhưng kĩ năng học tập được học khi bạn còn trẻ bao giờ cũng còn lại với bạn. Đó là lí do tại sao điều quan trọng là làm cho kĩ năng này thành hiệu quả và hiệu lực nhất có thể được.

Khi bạn ở trong chỗ học tập của mình, đừng cho phép bản thân mình chú ý tới bất kì cái gì ngoài việc học. Bạn phải tắt điện thoại và máy tính bởi vì chỗ học của bạn là chỉ dành cho học tập. Ngày nay nhiều sinh viên có laptop và dễ dàng

“nhân nhượng” với cám dỗ của việc kiểm emails, vào phòng chat, hay nghe nhạc. Một số sinh viên bảo tôi rằng nghe nhạc giúp cho họ học tốt hơn và họ thích đeo tai nghe để nghe nhạc trong khi học. Điều đó có thể có tác dụng và có thể không. Nếu bạn biết thói quen học của bạn, bạn có thể quyết định liệu bạn muốn nghe nhạc và học đồng thời hay thực sự nghe nhạc thay vì học.

Để duy trì tập trung tốt, khu vực học tập của bạn cần có ánh sáng thích hợp, thông gió tốt, và dễ truy nhập vào tài liệu học tập và đó là lí do tại sao tôi tin thư việc là chỗ làm việc tốt nhất. Học tập trong môi trường quá thuận tiện có xu hướng làm cho tâm trí vẩn vơ, đôi khi buồn ngủ. Nếu nó quá dễ dàng làm sao lãng bạn thì bạn có thể không có khả năng tập trung lâu được.

Hoàn thành mười lăm vấn đề ngắn của chương 7 môn tính toán trước khi lên lớp. Bằng việc làm điều đó theo cách này bạn sẽ có ý tưởng về cách bạn được chuẩn bị giải quyết bất kì mục đích nghiên cứu nào bạn đặt ra cho bản thân mình.

Vì chúng ta không phải là máy mà có thể làm việc không ngừng, bạn cần có lúc nghỉ đều đặn, để giữ cho tâm trí bạn tươi tắn. Tuy nhiên, điều quan trọng là duy trì hội tụ của bạn trong các lúc nghỉ đó. Bạn biết cái gì dễ dàng làm sao lãng bạn, cho nên trong lúc nghỉ tránh bất kì cái gì mà có thể làm cho bạn mất hội tụ. Đừng nói chuyện với bạn bè hay đọc email trong lúc nghỉ. Đây là thời gian học tập có chất lượng của bạn và bạn cần duy trì hội tụ.

Khi bạn thấy bản thân mình khó tập trung, thử đi dạo quanh chừng 5 phút rồi mới tiếp tục. Một bài thể dục nhẹ như bước đi có thể giúp cho não bạn được làm tươi và ít căng thẳng. Nếu bạn vẫn không thể học được thì đơn giản đóng sách lại và đi và làm cái gì đó khác trong một giờ hay đại loại như vậy rồi quay lại. Ép buộc bản thân bạn học sẽ không ích lợi gì. Xin nhớ rằng bạn không phải học mọi lúc. Bạn sẽ hiệu quả hơn nếu bạn có thời kì nghỉ ngơi giữa các phiên học liên tục. Với sinh viên đại học, cách tốt nhất để làm tươi là tham gia vào tập thể dục nhẹ nào đó như đi bộ, tham gia vào thể thao như bóng bàn, cầu lông hay tập thể dục nhịp điêu. Cố gắng có giấc ngủ đêm tốt ít nhất sáu tới bẩy tiếng như bạn có thể, và bạn sẽ cảm thấy tươi tắn và sẵn sàng học tập thêm.

English version

Full article: Good study habit

Tác phẩm, tác giả, nguồn

Tác phẩm: Phương pháp học tập ở đại học

Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014

Nguồn: Các bài viết dùng để soạn ra cuốn sách này lấy từ Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.