Thói Quen Của Bạn Là Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Thói Quen Tốt Là Gì? Những Thói Quen Giúp Bạn “Toàn Năng” Hơn

Việc làm Thể dục – Thể thao

Thói quen ăn đêm, thói quen ngủ dậy muộn, thói quen gập chăn màn sau khi ngủ dậy, thói quen ăn duy nhất một món,…những thói quen hàng ngày bạn nghĩ nó được hình thành như thế nào trong cuộc sống. Và có khi nào bạn tự hỏi từ bao giờ bạn có những thói quen đó hay không? Tin vui dành cho bạn đó không còn là câu hỏi của riêng mình bạn nữa mà đó là câu hỏi của rất nhiều người hiện nay.

Thói quen tốt là gì?

Thói quen chính là những phản xạ có điều kiện được hình thành trong chính cuộc sống của bạn. Đó là những công việc mà bạn lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống dù vô tình hay cố ý nhưng những thói quen ấy của bạn đã bắt đầu dần hình thành rồi đó.

Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người đều có thể hình thành những thói quen xấu và thói quen tốt đó là dựa vào lợi ích của thói quen. Thói quen tốt chính là những thói như ngăn lắp, nề nếp, đúng giờ, sạch sẽ,…những thói quen tốt cho bản thân bạn và những người khác thì đó chính là thói quen tốt. Còn thói quen xấu chính là những hoạt động như: Lười, không gọn gàng, bừa bộn, ngủ dậy muộn, trễ giờ,…đó chính là những thói quen xấu hình thành và gây ra những tác hại xấu đến chính bản thân của bạn.

“Giang sơn dễ đổi bản tính khó rời” bạn có thấy nó đúng với những thói quen của mình hay không. Những thói quen dễ hình thành nhưng lại vô cùng khó mất đi. Chính vì thế mà việc thay đổi thói quen của một người là vô cùng khó, mất rất nhiều thời gian cũng chưa chắc thay đổi được thói quen.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về những câu chuyện tình yêu, hai người lúc yêu nhau cùng nhau làm rất nhiều thứ, kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Và vô hình chung đã tạo nên thói quen cho hai người đó. Cho đến khi chia tay, những câu gọi “anh ơi” lúc sáng, hay “cầm tay” lúc tỉnh dậy đều thực hiện trong vô thức. Vì đó đã là những thói quen của con người. Câu chuyện tình yêu này nói ra để bạn dễ dàng hình dung ra sự hình thành của thói quen. Những hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của bạn cũng có thể hình thành thói quen tốt và thói quen xấu.

2. Lợi ích của thói quen tốt

Lợi ích của thói quen tốt

Bạn có thể tưởng tượng được niềm vui mà mỗi sáng bạn thức dậy với những thói quen tốt là gì chưa? Đó là những thành công, những buổi sáng tràn đầy năng lượng sống, là những nụ cười thay vì cơ thể uể oải và buồn ngủ.

Trong cuộc sống của chúng ta, sẽ chẳng ai biết được điều gì sẽ xảy ra cả. Bạn có thể thành công nhưng cũng có thể thất bại, mà bạn biết đấy, ranh giới giữa thành công và thất bại nó cách nhau chỉ trong gang tấc. Những thành công đến từ chính thói quen tốt, và thất bại lại đến từ chính cánh cửa còn lại – thói quen xấu.

Những lợi ích mà thói quen tốt đem lại, trước hết nó sẽ có lợi cho chính bản thân bạn, sau đó mới có lợi ích cho những người xung quanh. Thói quen tốt – người bạn tốt, người xưa thường nói “chọn bạn mà chơi” tại sao chúng ta lại từ chối kết bạn với thói quen tốt chứ. Đúng không nào?

Việc làm Quản lý điều hành

3. Những thói quen bạn nên rèn luyện để trở thành “phiên bản hoàn hảo”

Hiện nay, tất cả mọi thứ đang dần thay đổi, đặc biệt là những sản phẩm thông minh với những giao diện vô cùng có ích. Đến sản phẩm, dịch vụ còn có thể hoàn hảo, vậy tại sao chúng ta lại không xây dựng cho mình thói quen tốt để trở thành “phiên bản hoàn hảo” hơn trước.

3.1. Hãy học cách nói cảm ơn – xin lỗi

Có lẽ bạn sẽ cho đây chính là điều “ngớ ngẩn” nhất mà bạn từng đọc, cảm ơn – xin lỗi thì có gì phải học. Nhưng đó chỉ là khía cạnh nhỏ đứng từ chính cá nhân của bạn mà thôi. Xã hội phát triển ngày càng nhanh, kéo theo những giá trị chuẩn mực của con người ngày càng thay đổi. Họ sống như những người máy chỉ biết ngày đêm làm việc và không quan tâm đến bất kỳ một ai. Lời cảm ơn – xin lỗi chúng ta mất không đến 2 giây để có thể nói ra. Nhưng nếu không nói có lẽ trong phút giây nào đó bạn sẽ cảm thấy hối hận, và khi muốn nói lại không còn cơ hội để nói nữa. Khi một ai đó giúp bạn, hãy nói cảm ơn, và khi làm sai điều gì đó với ai, hãy nói xin lỗi chân thành. Những lời nói như vậy sẽ chẳng hao tốn tiền của nhưng lại khiến đối phương cảm thấy dễ chịu. Bạn hãy xây dựng thói quen sống ngay từ bây giờ với những câu đơn giản cảm ơn và xin lỗi.

3.2. Học cách bắt đầu cho một ngày mới hiệu quả

Không phải ai cũng biết bắt đầu cho một ngày mới hiệu quả, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay đang có chung lối sống như thế này. Chuông báo thức kêu nhưng bạn vẫn tiếp tục vùi đầu vào chăn ngủ tiếp. Đó chính là những thói quen không tốt của bạn. Hãy bắt đầu ngày mới làm việc hiệu quả bằng cách thể dục, ăn sáng, đọc sách, đặc biệt hãy dậy ngay sau khi báo thức kêu. Nếu bạn muốn làm được như vậy thì bạn hãy đặt cho mình những mục tiêu từ hôm trước đề có thêm những động lực làm việc hiệu quả.

3.3. Học cách ăn uống đều đặn

Đề hình thành những thói quen tốt thì bạn không thể bỏ qua những hoạt động hàng ngày được. Đó chính là tiền đề để bạn hình thành nên thói quen tốt. Học cách ăn uống đúng giờ, ăn chín uống sôi đó chính là đang bảo vệ sức khỏe của bạn. Để đủ năng lượng hoạt động cho một ngày thì bạn cần phải ăn uống đầy đủ. Hãy chọn những thực phẩm tươi ngon, bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho một ngày làm việc, và uống đủ 2 lít nước hàng ngày. Đó chính là những thói quen bạn cần rèn luyện để có những thói quen tốt.

3.5. Học cách dành thời gian cho gia đình

Công việc bận rộn với nhiều áp lực dồn nén khiến cho cảm xúc của con người chúng ta thay đổi. Có người bị cuốn vào vòng xoáy công việc nhưng cũng có người mắc bệnh trầm cảm. Không còn dành nhiều thời gian cho gia đình và bản thân là những điều sai lầm bạn làm. Hãy dành thời gian cho những người xứng đáng, như vậy bạn sẽ giải tỏa được tâm trạng của mình cũng như áp lực được giảm xuống. Đó là cách tốt nhất để tâm trạng của bạn tốt hơn. Bạn biết không, chỉ số hạnh phúc của con người cao nhất khi họ làm công việc mình thích và ở bên cạnh những người họ thương.

Những thói quen bạn nên rèn luyện để trở thành phiên bản “hoàn hảo”

3.6. Dành một không gian nhỏ cho bản thân

Bản thân bạn cũng cần phải có những thời gian riêng tư, đó là góc nhỏ tâm hồn riêng của mỗi người. Hàng ngày hãy dành ra 15 đến 20 phút cho góc riêng của mình, làm việc mình thích, làm điều mình yêu theo cách riêng của bạn. Đó cũng là một thói quen tốt giúp cho cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc hơn và thành công hơn, đây cũng là cách giúp bạn thay đổi tư duy tích cực hơn.

3.7. Học cách bỏ chất xúc tác xuống và ngủ ngon hơn

Có rất nhiều bạn không chăm chút vẻ bề ngoài, cũng không chú ý đến những hình ảnh của bản thân khi đi ra ngoài. Điều đó không tốt một chút nào đối với chính bạn và cả những người xung quanh bạn. Chăm chút vẻ bề ngoài thể hiện một điều rằng bạn là một người cẩn thận, và khá cầu toàn trong mọi việc. Khi chăm chút cho vẻ đẹp của bạn thì cơ hội cũng tự nhiên đến với bạn nhiều hơn.

3.9. Học cách viết lách hàng ngày

Không cần bạn phải viết những cái gì quá cao siêu, lớn lao. Hãy chuyển những cảm xúc của bạn lên những trang giấy. Đó cũng chính là cách để rèn luyện trí nhớ cho bản thân và cách giải tỏa cảm xúc tốt nhất dành cho bạn. Những mối lo lắng, bận tâm hay những mệt mỏi của công việc khi bạn chuyển lên trang giấy tức là bạn đang có cái nhìn đúng đắn về chún.

3.10. Khi tức giận hãy uống nước trước khi xung đột

Đây cũng chính là thói quen mà bạn cần phải biết để có thể tiết chế cảm xúc của mình. Mỗi khi giận giữ, con người chỉ biết đến đến quan tâm đến những cảm xúc lúc đó của họ. Chính vì thế mà bạn hãy uống một cốc nước khi tức giận để cơn giận của bạn được kiềm chế lại trước khi xung đột với nhau. Thói quen này trong cuộc sống không mấy ai có thể làm được, cũng chính vì thế mà có nhiều cuộc cãi nhau, xung đột xảy ra.

Đã có những thói quen giúp bạn hình thành được thói quen tốt hàng ngày. Nhưng làm thế nào để bạn có thể duy trì được thói quen đó thường xuyên.

4. Những bước để hình thành thói quen, giúp bạn trở thành người “toàn năng”

Những bước hình thành thói quen giúp bạn trở thành người “toàn năng”

Như đã nói ở trên, thói quen là cái gì đó rất dễ hình thành nhưng vô cùng khó mất đi. Nếu trong người bạn đang có những thói quen xấu thì hãy học cách làm quen với thói quen tốt để nó dần thay chỗ cho những thói quen xấu.

Bước 1: Hãy lập mục tiêu cho bản thân

Mục tiêu chính là những động lực giúp bạn hình thành những thói quen tốt, giúp bạn nhìn vào mục tiêu mà mình đã đề ra và có những bước đi đúng đắn nhất. Trong một lúc nào đó, nếu bản thân bạn vi phạm những mục tiêu đặt ra thì hãy nghiêm khắc nhìn lại mục tiêu ban đầu mình đề ra là gì. Đôi khi bạn sẽ chán và muốn bỏ cuộc với những thói quen xấu hàng ngày đang lấn áp cả tinh thần. Lúc này hãy đọc lại một lượt “bản chiếu thư” mà mình đã tự đặt ra rồi lấy lại động lực.

Bước 2: Những lý do khiến bạn cần phải thay đổi. Hãy đưa ra những lý do thuyết phục khiến bản thân phải thay đổi lập tức. Thuyết phục người khác đã khó, để thuyết phục được bản thân lại càng khó hơn. Chính vì thế mà bạn cần phải có những lý do mang tính thuyết phục mạnh mẽ.

Bước 3: Đưa ra những hậu quả nếu bạn không thay đổi. Hãy liệt kê tất cả những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai nếu bạn không kịp thời thay đổi, hình dung lúc đó công việc, cuộc sống của bạn sẽ tệ đến mức như thế nào.

Bước 4: Đưa ra những hành động cụ thể giúp bạn hình thành thói quen mới, những hành động đó sẽ được thực hiện theo trình tự như thế nào?

Bước 6: Đề ra thời gian thực hiện, hãy đưa ra những con số về thời gian để bạn có thể hoàn thành nó.

Bước 7: Hành động ngay lập tức, với những kế hoạch và mục tiêu đã được vẽ sẵn trên giấy thì bạn không được trì hoãn kế hoạch mà hãy thực hiện ngay lập tức. Chỉ như vậy thì những mục tiêu và kế hoạch mới hoàn thành đúng hạn.

Thói Quen Của Học Sinh Là Gì?

Học sinh là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ tiếp nối truyền thống ông cha xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Chính vì vậy, việc giáo dục và đào tạo học sinh là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Và bước đầu tiên trong suốt một quá trình đào tạo đó chính là tạo cho học sinh những thói quen tốt ngay từ ban đầu. Vậy thói quen của học sinh là gì? Cần giáo dục cho học sinh những thói quen gì? Luôn là câu hỏi làm cho nhiều người băn khoăn suy nghĩ.

Thói quen của học sinh là gì?

Thói quen ngăn nắp va biết sắp xếp: Việc sắp xếp ngăn nắp sách vở hay những dụng cụ học tập của mình là thói quen đầu tiên mà mỗi học sinh đều cần phải học. Khi được rèn luyện thói quen này, các em sẽ có thể tự sắp xếp tập sách mà mình học theo thời khóa biểu mỗi ngày mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Điều này giúp trẻ sớm hình thành ý thức về sự tự lập hơn là phải phụ thuộc vào người khác.

Rèn luyện tính kiên trì: Kiên trì là một thói quen không chỉ cần có ở riêng học sinh. Khi được rèn luyện thói quen kiên trì, học sinh sẽ rất thành công trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống kể cả học tập.

Thói quen trình bày sự việc: đây không chỉ là một kĩ năng mà nó còn là một thói quen giúp phát triển tư duy của học sinh. Khi được hỏi về một câu chuyện hay sự việc nào đó, việc của học sinh là kể hay thuật lại sao cho người hỏi có thể hiểu được vấn đề mà mình muốn nói. Và thói quen trình bày sẽ thúc đẩy tư duy suy nghĩ và tóm tắt lại vấn đề sao cho logic và hợp lí nhất.

Thói quen lễ phép và biết tôn trọng kỉ luật: Trong một môi trường giáo dục, học sinh phải tuân thủ với các nội quy, nề nếp được đặt ra. Việc phải làm quen với môi trường, hoàn cảnh nghiêm khắc này cần có một khoảng thời gian thì mới có thể định hình được. Ngoài ra, việc biết lễ phép và tôn trọng người khác cũng là một thói quen không thể thiếu được ở mỗi học sinh.

Thói quen tập trung trong mọi công việc: Ở lứa tuổi học sinh, việc ham chơi là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, thói quen này giúp học sinh chú ý và tập trung hơn trong việc mình đang làm. Nó giáo dục cho học sinh ý thức được việc gì mình đang cần tập trung để hoàn thành còn việc gì mình cần phải để sau. Ví dụ trong học tập, sự tập trung sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn.

Học sinh có những điểm chung nào

Đa số học sinh trên toàn thế giới đều luôn có những điểm chung mà ai cũng có thể nhận ra được. Và đó cũng chính là những tật xấu khó bỏ của học sinh làm cho thầy cô luôn cảm thấy khó chịu trong giờ dạy của mình. Những điểm chung đó là:

Nói chuyện riêng trong giờ học: Đây là thói quen khó bỏ của học sinh mà học sinh nào cũng có dù ở đâu hay ở độ tuổi nào. Chỉ với một mẩu chuyện nhỏ, các bạn có thể “tám” với nhau hàng giờ. Và thói quen này nếu diễn ra trong giờ học sẽ làm giáo viên cảm thấy khó chịu và đồng thời các bạn cũng bỏ qua và không tiếp thu được bài giảng của giáo viên.

Ăn vụng trong lớp: Ăn vụng trong lớp là cách ăn khổ sở nhất nhưng bất cứ học sinh nào cũng muốn thử. Thói quen khó bỏ này bắt nguồn từ suy nghĩ và cảm giác của việc ăn lén lút trong giờ học. Khi ăn lén lút, dường như các bạn lại cảm thấy ngon hơn cả lúc ăn bình thường. Thế nên, những thức ăn cứ như “một căn bệnh” được truyền từ bàn này sang bàn khác mặc dù biết rõ hậu quả là giáo viên sẽ trách phạt nếu bắt gặp.

Ngủ gật trong lớp: ngủ gật trong lớp dường như là một hình ảnh không còn quá xa lạ với bất kì ai. Chỉ với một tay chống cằm hay một cái gục đầu trên bàn là các bạn đã có thể đánh một giấc ngon lành. Đây là một thói quen khó bỏ của học sinh. Nguyên nhân dẫn đến việc ngủ gật có thể từ viêc thức khuya hay bài giảng quá chán. Tuy nhiên, thói quen này cần được thay đổi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp thu bài giảng của học sinh trên lớp.

Thói Quen Trước Mỗi Lệnh Giao Dịch Forex Hàng Ngày Của Bạn Là Gì?

Có những Thói quen trước mỗi lệnh giao dịch Forex là vô cùng quan trọng với mỗi nhà đầu tư.

Thói quen làm chủ là một quá trình rất hiệu quả và tinh tế. Đó là một quá trình đòi hỏi kỷ luật tự giác và tư duy chiến lược. Chỉ có một số ít cố gắng theo đuổi thói quen và thành công, và số ít đó thường được tận hưởng một lối sống bền vững, lâu dài, hiệu quả.

Thói quen là trình điều khiển năng suất nội bộ của bộ não. Do tính chất điều khiển hiệu quả của nó, bộ não liên tục tìm cách biến đổi các nhiệm vụ và hành vi thành thói quen để chúng ta có thể thực hiện chúng một cách tự động, do đó giải phóng thêm bộ nhớ và trí não.

Bộ não có phần nào đó giống với Ổ cứng máy tính có khả năng lưu trữ và ghi nhớ. Khác ở chỗ nó lưu trữ không giới hạn cả những thứ cần thiết và không cần thiết.

Nếu không được sắp xếp thì não bộ sẽ giống như một cái thùng rác chứa vô số thứ vớ vẩn làm nó hoạt động thiếu minh mẫn và sáng suốt. Thói quen giúp loại bỏ những thứ không tốt trong hoạt động và tập trung vào quá trình để hoàn thành công việc.

Đừng bao giờ nghĩ rằng giao dịch Forex chỉ đơn giản là mỗi ngày, bạn chui ra khỏi chăn, mở MetaTrader 4, Ctrader, TradeStation… sau đó đặt một lệnh Mua hoặc Bán sau đó ngồi chờ là tiền sẽ về túi.

Đó là một suy nghĩ của những con điên đang mơ về các vị tiên trên đồng tiền.

Tất nhiên là bạn sẽ phải Đánh răng cho miệng thơm tho, Ăn sáng cho bụng no no, và Đi tè cho cái Bàng quang nó đỡ cức…

Đó là các công việc mà ai ai cũng phải làm nhưng không phải thói quen trước mỗi giao dịch.

Thói quen giao dịch Forex của bạn sẽ giúp bạn hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Xem xét bất kỳ vị trí mở và thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào cần thiết

Xem xét các giao dịch của ngày hôm qua

Giúp bản thân bạn tăng tốc độ trên thị trường

Xác định bất kỳ tin tức cơ bản sắp tới có thể gây ra biến động trên thị trường

Sẵn sàng giao dịch khi phiên giao dịch tiếp theo mở ra

Bây giờ bạn sẽ muốn xem xét các tin tức thị trường tổng thể. Điều này có thể được thực hiện trực tuyến thông qua các trang web như Bloomberg hoặc thông qua truyền hình (CNBC, Bloomberg TV, BBC).

Xác định tâm lý chung của thị trường trong ngày là gì. Xem xét các giao dịch của ngày hôm qua và cách phiên giao dịch trước đó kết thúc. Và có thể xác định các vùng giá tiềm năng mà thị trường đang thăm dò như hỗ trợ, kháng cự.

Thói quen trước mỗi lệnh giao dịch Forex của bạn sẽ rất quan trọng đối với thành công của bạn trên con đường trở thành một Trader.

Thói quen sẽ giúp bạn lập kế hoạch hoạt động cho một ngày.

Bạn có thể liên tưởng tới các dây chuyền sản xuất. Mỗi công nhân đứng một vị trí và họ quen với công việc đó. Họ tự biết phải làm gì hết ngày này qua ngày khác mà không mắc phải lỗi lầm gì.

Thói quen trước mỗi giao dịch Forex sẽ giúp bạn biết phải làm gì nếu thị trường không như bạn mong đợi.

Thói quen như sợi chỉ dần đường và chỉ cho bạn biết bạn đang đi đâu. Nó cũng giúp bạn có được bình tĩnh, thoải mái và luôn tự tin trước mỗi giao dịch.

Một nhà giao dịch không có bất kỳ thói quen nào giống như một kẻ đang lạc lối và sẽ luôn phải đối mặt với một tài khoản đỏ lòm.

Nếu bạn chưa hiểu rõ thói quen là gì, Tô gợi ý hai cuốn sách hay bạn nên tìm đọc:

Sức mạnh của thói quen – Charles Duhigg

Ngay bây giờ hoặc không bao giờ – J. S. Scott

Trong cuốn Sức mạnh của thói quen, có 06 bước để hình thành thói quen như sau:

Bước 01: Xác định thời gian để bạn hình thành một thói quen

Trong một bài báo trên BrainPicking với tiêu đề: How Long It Takes to Form a New Habit thì trung bình mỗi cá nhân mất khoảng 66 ngày để một thói quen được hình thành và duy trì. Trong thí nghiệm, có nhiều khoảng thời gian khác cho mỗi loại thói quen nhưng 66 là con số tương đối phù hợp.

Mặc dù 66 là một con số tốt để sử dụng như một quy tắc, nhưng sau khi thử nghiệm các quy trình xây dựng thói quen khác nhau, Tô nghĩ rằng 30 ngày tập trung hoàn toàn vào thói quen mà bạn muốn tạo dựng và duy trì là đủ.

VÍ DỤ:

Để duy trì một thói quen không tự ý đóng lệnh vô cớ hay lo sợ mà đóng lệnh, Tô đặt ra kỷ luật và con số đầu tiên để hình thành thói quen tốt: ĐỂ THỊ TRƯỜNG QUYẾT ĐỊNH GIAO DỊCH ĐÚNG HAY SAI.

Tô sẽ để Mr Market tự động đóng lệnh (Stop Loss hoặc Take Profit) trong vòng 30 lệnh.

Bước 02: Tạo dựng thói quen và duy trì mỗi ngày

Ý tưởng làm một cái gì đó mỗi ngày nghe có vẻ… buồn cười vãi. Tuy nhiên, thực tế là nếu bạn cần càng ít thời gian để hoàn thành một công việc, bạn càng cần ít phải nỗ lực hơn và có thêm thời gian cho các công việc khác.

Tô từng chia sẻ, nếu có thể giảm 10 giây cho một công đoạn mà mỗi ngày Tô đều phải làm khoảng 5 lần thì Tô sẽ tiết kiệm được (5x10x365)/60 = 300 phút mỗi năm. Nhiều phết đấy nhỉ.

Ví dụ:

Trong giao dịch Forex, một thói quen tưởng nhỏ nhưng lại Vô cùng lớn đó là Tính toán điểm Stop Loss. Tô luôn tính Stop Loss trước tiên rồi muốn làm gì thì làm và quyết định duy trì thói quen này trước khi quyết định đặt bất kỳ một giao dịch nào.

Bước 03: Thay thế dần những nhu cầu và thói quen xấu

Đây là một bước cực kỳ quan trọng với bất kỳ ai muốn tạo lập và thay đổi thói quen.

Ở đây, Tô lấy ví dụ trực tiếp với các cá nhân giao dịch với TẦN SUẤT dày đặc và thua lỗ nghiêm trọng. Có hai vấn đề với các cá nhân này:

Họ giao dịch một ngày rất nhiều lệnh – Tần suất cao.

Họ giao dịch với khối lượng lớn

Họ gần như đã quen tay và đó chính là nhu cầu và thói quen xấu. Họ không tự nhận ra được. Dù muốn bằng giá nào đi chăng nữa thì cũng khó để thay đổi. Sẽ phải thay đổi từ từ.

Việc đầu tiên phải làm đó là điều chỉnh lại hai thông số kia. Việc giao dịch thường xuyên sẽ phải làm sau nhưng khối lượng có thể thay đổi ngay lập tức.

Chỉ cần thay đổi loại tài khoản từ Standard sang Mini, họ ngay lập tức giải quyết được vấn đề về khối lượng.

Ở tài khoản Mini, vẫn oánh được 1 Lot nhưng giá trị hoàn toàn khác nhau.

Bước tiếp theo đó là họ sẽ phải giảm bớt tần suất giao dịch xuống.

Những việc này khó khăn vô cùng nhưng chỉ 30 lần thôi, bạn sẽ thay đổi được.

Bước 04: Sử dụng quy tắc 2 phút

Một bài viết rất thú vị của Jame Clear: How to Stop Procrastinating by Using the ‘2-Minute Rule. Có thể nói đây là một ý tưởng tuyệt vời.

Khi nói đến nhiệm vụ xây dựng thói quen, phần khó khăn nhất là bắt đầu. Khung thời gian nhỏ 2 phút khi bắt đầu nhiệm vụ cho đến khi bạn đắm chìm trong thói quen và bước vào trạng thái thực hành thói quen trong vô thức.

Thực ra 2 phút là quá trình mà tâm thức của bạn chuyển trạng thái từ Thụ động sang Chủ động. Just Do it!

Ví dụ: Làm sao để Tô giữ thói quen viết bài chia sẻ với các bạn?

Bước 05: Theo dõi tiến trình

Những gì đo lường được thì sẽ quản lý được

Peter Drucker

Nếu bạn muốn cải thiện điều gì đó, bạn cần theo dõi tiến trình của mình và các hành vi gây ra tiến bộ. Các nhà nghiên cứu gọi đây là tự giám sát của người dùng – một quá trình theo dõi và phân tích suy nghĩ và hành động của bạn để nhận thức rõ hơn về cách chúng tác động đến mục tiêu của bạn.

Để hiểu được tầm quan trọng của việc theo dõi tiến độ, bạn cần hiểu tầm quan trọng của những chiến thắng nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và ảnh hưởng của chúng trong động lực của bản thân.

Trong bài viết của HBR ” Sức mạnh của những khoản tiền nhỏ ” cho rằng:

Trong một phân tích về nhật ký của người lao động tri thức, các tác giả nhận thấy rằng không có gì đóng góp nhiều hơn cho cuộc sống công việc tích cực (sự pha trộn giữa cảm xúc, động lực và nhận thức quan trọng đối với hiệu suất) hơn là tiến bộ trong công việc có ý nghĩa. Nếu một người có động lực và hạnh phúc vào cuối ngày làm việc, thì thật tuyệt khi người đó đạt được điều gì đó, dù nhỏ.

Trong việc xây dựng thói quen, hiểu được mối liên hệ giữa giám sát tiến độ và những thay đổi tích cực nhỏ là điều tối quan trọng. Ngay cả những điều nhỏ nhất như có một lịch mà bạn đánh dấu mỗi ngày bạn tiến bộ cũng có thể có tác động ngay lập tức đến động lực của bản thân.

Bước 06: Thay đổi ký ức. Thay đổi thói quen

Vấn đề chính với mọi người là những ký ức mà bộ não của chúng ta mang lại luôn đẩy chúng ta vào trạng thái đối phó với một nhiệm vụ mới. Đặc biệt là khi nói đến những thói quen đòi hỏi một chút sáng tạo từ phía chúng ta, những ký ức sai lầm có thể cản trở sự sáng tạo của chúng ta là những trở ngại lớn. Có 3 cách hữu ích để thay đổi:

Chuyển đổi vấn đề sáng tạo.

Khi gặp vấn đề sáng tạo, chúng ta thường lấy mọi thứ từ bộ nhớ để xử lý nó. Khi bạn nhận thức được các điều kiện của thử thách sáng tạo đang ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn, hãy thử và chuyển sự chú ý của bạn sang các phần khác của thử thách. Sử dụng các từ khác để điều chỉnh lại nó và cũng cố gắng hạn chế động não của bạn bằng cách tập trung vào các chi tiết nhỏ hơn ảnh hưởng đến toàn bộ vấn đề.

Mở rộng thông tin bạn có trong não bộ.

Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là thoát ra khỏi vùng thoải mái của bạn. Bị giam cầm trong một lối suy nghĩ cụ thể không cho phép bạn tiến bộ, có thể là một hạn chế lớn.

Đọc một cuốn sách Self-help hoặc tâm lý.

Tham gia một lớp học nghệ thuật hoặc triết học.

Xem một bộ phim không thuộc khuôn khổ theo phong cách Hollywood thông thường….

Tất cả các hoạt động này có thể giúp bạn mở rộng tầm nhìn và do đó, lượng thông tin mà bộ nhớ của bạn đang cố truy cập mỗi khi bạn đối mặt với thử thách sáng tạo.

Thay đổi môi trường của bạn.

Những người xung quanh bạn có tác động rất lớn trong cách bạn nhìn thế giới và đối mặt với những thách thức. Tuy nhiên, hầu hết thời gian, những người này có thể đã hết giá trị để cung cấp.

Mở rộng tâm trí của bạn và bắt đầu tương tác với những người bên ngoài khuôn khổ hành vi và thông tin của bạn. Những người có thể thách thức bạn và có thể giúp bạn khám phá những lĩnh vực mới của bản thân.

Luôn luôn nhớ rằng kiến ​​thức không bao giờ kết thúc và bạn thực sự không biết những gì người ngồi bên cạnh bạn trong một cuộc tụ họp xã hội có khả năng cung cấp cho thế giới của bạn. Bạn không biết trừ khi bạn cố gắng.

Tô mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trên con đường trở thành một Trader. Nương theo thị trường và Chinh phục bản thân.

[speaker-mute]

Lưu ý quan trọng khi học Forex miễn phí:

Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.

Và trước khi chơi tài khoản Real bạn nên tham gia một sàn giao dịch như IQ Option chẳng hạn để chơi tài khoản demo trước. Bạn sẽ được tặng 10.000$, tha hồ mà rải lệnh trước khi thành thạo và chơi Real.

Hiện tại, Tô đang giao dịch tại hai hệ thống sau:

Giao dịch Forex tại XM, ICMARKETS, EXNESS.

Đăng ký tài khoản XM: https://xm.com

Đăng ký tài khoản ICMARKETS: https://www.icmarkets.com/

Đăng ký tài khoản EXNESS: https://www.exness.com/

[/speaker-mute]

Bài trước: Chu kỳ giao dịch thua lỗ: Top 5 nguy cơ và giải pháp để vượt qua hiệu quả

Bài sau: Bám sát theo kế hoạch giao dịch của bạn

12 Thói Quen Cực Kỳ Có Hại Cho Sức Khỏe Của Bạn

Có rất nhiều thói quen nhỏ nhặt hàng ngày có thể gây ra tác hại khôn lường mà bạn không để ý. Tất nhiên, chúng tôi không hề khuyên bạn không bước ra bên ngoài nửa bước để bảo vệ mình, nhưng từ bỏ những thói quen này chắc chắn sẽ giúp bạn có một thể trạng và lối sống lành mạnh hơn.

1. Cắn móng tay

Một hành động tố cáo sự lo lắng, căng thẳng của nhiều người. Nhưng không chỉ có vậy, nó còn rất mất vệ sinh. Có vô số vi khuẩn sống bên dưới móng tay, thậm chí là cả vi khuẩn chúng tôi gây bệnh tả, các virus gây cảm cúm. Mỗi ngày, đầu ngón tay của bạn chạm vào không biết bao nhiêu bề mặt, đồ vật, do đó, đừng vô tình đưa toàn bộ số vi khuẩn đó vào miệng của mình.

2. Khởi động ấm người bằng chạy bộ

Chạy bộ là cách khởi động phổ biến của rất nhiều người trước khi tập thể thao, thế nhưng các chuyên gia đều cơ bản nhất trí rằng, cách này không hề có hiệu quả trong việc làm nóng cơ như ta hằng tưởng. Thay vào đó, họ luôn khuyến khích mọi người tập các bài duỗi, căng cơ. Hiển nhiên, chạy bộ không hề xấu, nhưng nếu như bạn muốn tập luyện hiệu quả hơn, ít có nguy cơ bị chấn thương hơn thì hãy đảm bảo rằng mình đã làm nóng cơ đúng cách.

3. Gội đầu quá thường xuyên

Đa số mọi người gội đầu nhiều hơn mức cần thiết – cũng như mức được khuyến nghị. Nói chung, tóc dày và xoăn nên được gội cách ngày, thay vì hàng ngày bởi dầu gội đầu sẽ tẩy sạch dầu tự nhiên mà da đầu tiết ra để nuôi dưỡng chân tóc, khiến cho tóc khô xơ, thiếu sức sống. Trong nhiều trường hợp, da đầu khô còn gây ra gầu, ngứa… Vì thế, bằng cách không gội đầu quá nhiều, chúng ta sẽ bảo tồn được chất dầu tự nhiên này và giúp tóc khỏe mạnh.

4. Ăn quá nhiều protein

Một số người có chế độ ăn quá nhiều chất, như ăn thịt gà hoặc 1 suất bít tết lớn xong lại làm thêm 1 cốc protein shake nữa. Hoặc nếu bạn là fan của tiệc nướng BBQ, đã đến lúc phải xem lại lượng protein mà bạn nạp vào trong ngày. Trên thực tế, ăn quá nhiều protein có thể khiến cơ thể mất nước và thiếu hụt canxi, ngoài ra việc này cũng không tốt cho thận một chút nào.

5. Uống quá nhiều cafe

Nhiều người có thói quen uống 2-3 ly cà phê mỗi ngày. Thế nhưng Viện dinh dưỡng của Mỹ chỉ khuyến nghị không quá 300 miligram caffeine mỗi ngày mà thôi. Việc dùng caffein quá liều có thể gây tăng huyết áp, khiến nhiều người bị gia tăng căng thẳng và stress trong ngày. Về lâu dài, nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

6. Xem TV ngay trước khi đi ngủ

Nhiều người có thói quen vừa nằm trên giường, vừa xem TV rồi ngủ thiếp đi, nhưng các chuyên gia sức khỏe đều khuyên bạn nên tắt hẳn TV trước khi nhắm mắt. Ánh sáng nhân tạo phát ra từ màn hình TV kích thích não bộ của chúng ta và làm rối loạn nồng độ melatonin, chất gây buồn ngủ trong não. Hơn nữa, nó cũng có thể gây ra những cơn ác mộng khiến bạn giật mình tỉnh dậy giữa đêm, nhất là nếu như bộ phim bạn xem lúc tối là phim kinh dị.

7. Tập thể thao trước khi ngủ

Để có thể đi vào giấc ngủ, cơ thể tiết ra hoạt chất ức chế hoạt động của não. Do đó, nếu như bạn thử thách giới hạn chịu đựng của cơ thể vào tối muộn, ngay trước khi ngủ sẽ khiến cho não bị kích thích, hưng phấn và rất khó đi vào trạng thái ngủ. Vì thế, trừ những người có lịch làm việc quá bận rộn, khó có thể kiếm được khung giờ nào khác để tập luyện, người bình thường không nên tập thể thao vào tối khuya bởi sẽ rất khó để cơ thể thư giãn và thả lỏng sau khi nhịp tim vừa tăng cao và cơ bắp đang căng cứng.

8. Ăn ngay trước khi tập thể thao

Đối với những người tập chạy hoặc bài tập đòi hỏi nhiều chuyển động nhanh, việc ăn quá no trong vòng 1 tiếng trước khi tập sẽ gây đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Bản thân việc bụng bị đau cũng sẽ khiến bạn tập luyện không hiệu quả. Lời khuyên đưa ra là hãy tránh những thực phẩm có hàm lượng chất béo hoặc chất xơ quá cao, đòi hỏi nhiều thời gian để tiêu hóa. Nếu bạn quá đói, hãy ăn thứ gì đó nhỏ xinh và dễ tiêu hóa, như vài miếng hoa quả chẳng hạn.

9. Nhịn hắt hơi

Bạn đã từng bao giờ nhịn hắt hoi vì phép lịch sự hay chưa? Hóa ra đó là một ý tưởng rất tồi. Tốc độ hắt hơi của chúng ta lên tới 100 dặm/giờ, do đó, khi kìm nén cơn hắt hoi, trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể gây chảy máu mũi, thậm chí là rạn sụn cánh mũi… Chính vì thế, lần tới nếu như bạn cảm thấy muốn hắt hơi, hãy để cho cơ thể được ‘tự nhiên”.

10. Ngồi quá nhiều

Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu gần đây tại Mỹ, Úc đều kết luận ngồi nhiều có thể gây tăng nguy cơ bệnh tim, sức khỏe tinh thần suy yếu, kể cả với những người có tập thể thao đều đặn. Thậm chí nhiều nhà khoa học còn ví ngồi với “thuốc lá kiểu mới”, với đủ mọi tác hại. Khi đứng, bạn sẽ đốt được nhiều hơn 20 calo/giờ so với khi ngồi. Do đó, hãy đứng dậy và di chuyển thường xuyên, bất cứ khi nào có thể. Bạn cũng nên đi bộ một chút sau giờ tập thể thao để đôi chân mình được đi lại nhiều hơn.

11. Cả ngày nhìn chằm chằm vào màn hình

Nếu như mắt bạn vừa đau vừa mỏi sau một ngày dài làm việc thì bạn có khá người đồng cảnh ngộ đấy. Nhiều nghiên cứu gần đây nhận thấy mắt người, vì một số lý do, chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn khi phải nhìn màn hình quá lâu so với khi xem sách hoặc ngắm nhìn thế giới xung quanh. Chính vì thế mà khi bạn ngồi trước máy tính cả ngày, mắt bạn thường bị khô, mệt, ngứa. Để tránh hội chứng “thị lực suy giảm vì máy tính”, hoặc ít nhất là để bảo vệ đôi mắt của mình, hãy đảm bảo rằng bạn ngồi không quá gần máy và thường xuyên đảo mắt ra xung quanh để thư giãn cho mắt.

12. Không rửa tay trước khi ăn

Tưởng như tác hại của việc này đã rất rõ ràng, nhưng nhiều người vẫn vi phạm thường xuyên. Kể cả với những người chịu khó rửa tay sau khi đi vệ sinh thì họ vẫn quên phắt chuyện rửa tay trước khi ăn như thường. Và bất chấp mọi nghiên cứu kết luận bàn phím hay điện thoại của bạn còn chứa nhiều vi khuẩn hơn cả ghế ngồi toilet, thật hiếm có người cảm thấy cần phải đứng lên rửa tay sau khi vừa gửi vài bức email mà cầm ngay lấy chiếc hamburger.