Thói Quen Buông Thả Là Gì / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Đừng Sống Buông Thả, Trông Chờ

Được viết ngày Thứ năm, 06 Tháng 2 2020 09:28

Nguoidepvn.vn - Đừng khắt khe với người đời nữa, hãy khắt khe với thói quen và lối sống của chính mình trước đã.

Cô gái tới từ Tiền Giang Lê Thị Kiều Nương vừa xuất sắc lọt vào Top 10 – Vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm Nét đẹp phụ nữ Tràng An qua ảnh 2019. Tại vòng chung kết, khi được hỏi: “Có người nói rằng: “Giới trẻ ngày nay sống buông thả, trông chờ…”. Nếu bị áp đặt câu nói đấy với chính bản thân bạn thì bạn sẽ phản kháng như thế nào?

Lê Thị Kiều Nương SBD 025

Đối với những người có hoàn cảnh nghèo khó, họ sẽ chẳng còn cách nào khác ngoài vươn lên thoát nghèo. Nhưng những gia đình khá giả lại khác, tâm lý quen sống trong nhung gấm, nhìn quanh không thiếu thứ gì đôi khi lấn át hết sự nỗ lực của bản thân. Sự lười biếng, chây lười rất dễ xảy ra. Cuộc sống của người dân Việt Nam hiện nay đã dần được cải thiện, việc phát triển nền kinh tế làm thay đổi cuộc sống của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Việc được tiếp xúc với các nền văn hóa, mạng internet trở thành một công cụ đắc lực trong việc hình thành ý thức tự lập, nhưng đâu đó cũng gieo rắc những mầm mống cho sự chây lười, hưởng thụ. Cũng có lần vô tình tôi đọc được những câu trích dẫn thú vị trên mạng như:

Kiều Nương sở hữu một gương mặt khả ái

​​“Sống không chơi, đánh rơi tuổi trẻ” , “Vác ba lô lên và đi”…..

Những câu nói đó, kích thích những bạn trẻ đang được hưởng thụ những thành quả lao động từ nha mẹ, bắt đầu có những suy nghĩ lệch lạc rằng cứ tiêu xài, rong chơi rồi về xin tiền ba mẹ. Rủ nhau “share, tag bạn bè” , rủ nhau có những chuyến đi và “Tây hóa” những hoạt động mà không lường hết được hậu quả. Lãng phí vốn thời gian của bản thân, lãng phí sức khỏe vào những hoạt động thâu đêm suốt sáng. Dần dần sự buông thả trong cách sống hình thành, trông chờ ba mẹ chu cấp và dần trở thành hệ lụy của xã hội.

Trong bản thân mỗi người luôn tồn tại hai suy nghĩ đối lập nhau, “Phải làm ngay bây giờ và Thôi để mai làm cũng được” , nhưng cái “ông bạn Ngày Mai” có vẻ được lòng chúng ta hơn, với một cái mị lực không cưỡng lại được của ông ta và thế là vô tình chúng ta lại buông thả, và cho rằng nốt hôm nay thôi.

Nếu như tôi 80 tuổi vẫn có thể làm việc, vậy bạn cần tuổi xuân để làm gì?

Có lẽ không ít người sẽ giật mình thoáng suy nghĩ lại khi nghe câu nói này. Trong những năm tháng có thể học tập tốt nhất, bạn lại cho để yêu đương, rong chơi để “giữ trọn thanh xuân”. Trong những năm tháng có thể chịu khổ nhất, bạn lại chọn cách an nhàn hưởng thụ, để bản thân không “đánh rơi tuổi trẻ”. Để đến khi năm cạn tháng mòn mới thấu được những sự hiểu biết của bản thân và cảm ngộ đối với cuộc sống nhân sinh chỉ toàn là những điều vô nghĩa, tẻ nhạt.

“Miếng phô mai có sẵn chỉ có ở trên cái bẫy chuột”, “Đằng sau thành công luôn có bóng dáng của lao động” Tuổi trẻ không chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời mỗi người, mà quan trọng hơn nó là ý chí, hoài bảo, là nhiệt huyết và đam mê với cuộc sống. Thời gian hình thành tuổi tác, khi bạn hưởng thụ là lúc bạn lãng phí đi sức lực, tuổi trẻ tràn trề nhiệt quyết của mình.

“Hỡi thanh niên, hãy bán cho tôi một năm tuổi trẻ, tôi sẽ trả cho bạn một tỉ đô xanh” – Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng phát biểu về giá trị của tuổi trẻ.

Bạn à! Hãy sống có ước mơ từ khi còn trẻ, và biết nuôi dưỡng ước mơ, đam mê ấy một cách hợp lý. Đừng sinh ra là đốm lửa, nhưng cứ tàn dần theo thời gian

Người đẹp trổ tài gói bánh chưng trong dịp tết cổ truyền Canh Tý 2020

Hãy nghiêm khắc với bản thân!

Có một số bạn sinh viên nghĩ rằng: Đỗ Đại học rồi! Nghỉ xả hơi thôi. Sau kì thi Đại học căng thẳng và mệt mỏi, nhiều bạn trẻ gần như kiệt sức và nghĩ rằng học Đại học rất đơn giản, chỉ cần đi học đủ, điểm danh đủ, làm bài thi vừa qua, là có thể bình yên có một tấm bằng Khá khi ra trường. Như vậy là bạn đang quá nuông chiều bản thân!

Thế nên, đừng khắt khe với người đời nữa, hãy khắt khe với thói quen và lối sống của chính mình trước đã. Thành công ở xã hội này có rất nhiều loại. Dù bạn có thích chơi game, chơi game thực sự giỏi, giỏi đến mức đi đấu giải quốc tế và trở thành game thủ cũng là một kiểu thành công, nếu bạn thích thể thao, tập ngày tập đêm tới mức có thể trở thành thầy giáo, cô giáo ở trường nào đó, cũng là một dạng thành công,…

Giá của 1 năm tuổi trẻ người Singapore bằng 1 tỷ USD trong mắt Lý Quang Diệu. Trong khi thực tế cho thấy, nhìn chung bạn trẻ Việt đang bán tuổi trẻ của mình với giá chưa đến 1000 USD một năm, thấp hơn cả triệu lần…

Hãy đặt thử một câu hỏi đơn giản, khi bạn ở tuổi đôi mươi, bạn có thể làm bất cứ công việc lao động chân tay nào, người ta sẵn sàng thuê bạn để làm bảo vệ, tiếp viên, phục vụ,… vì bạn trẻ đẹp, năng động, có sức khoẻ, có tinh thần cởi mở, không ngại khó, không ngại khổ, sẵn sàng làm việc với mức lương chỉ từ 8.000 – 12.000 đồng/ giờ. Đến khi bạn 40, 50 tuổi, khi sức khoẻ yếu đi, vóc dáng và khả năng làm việc cũng chậm hẳn lại,… và bạn vẫn chẳng biết làm gì hơn là bán thời gian của mình cho công việc cần vóc dáng, lễ tân, đón khách,… liệu có còn ai thuê bạn không?

Vào một lúc nào đó… ta phải phân chia tuổi trẻ của mình một cách hợp lí, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy. Nếu không tự xây dựng ước mơ của mình, người khác sẽ thuê bạn xây dựng ước mơ của họ.

Khi bạn nhìn thấy sự thành công của một người, đằng sau sự thành công đó luôn là sự nỗ lực, cống hiến không ngừng nghỉ. Nếu như bạn may mắn được ông trời ưu ái cho một cuộc sống tốt đẹp, xin đừng để cho ý chí cầu tiến của mình ngủ quên trong sự hưởng lạc yên vui.”

Hãy bình chọn cho Lê Thị Kiều Nương SBD 025 để thí sinh có cơ hội đoạt được các giải thưởng của cuộc thi Tìm kiếm Nét đẹp phụ nữ Tràng An qua ảnh 2019 theo cách sau:

Like bài viết của Thí sinh được quy đổi là 01 Điểm

Chia sẻ bài bài viết của Thí sinh lên mạng xã hội được quy đổi là 03 Điểm 

Nhắn tin bình chọn theo cú pháp NDA (dấu cách) 025 gửi về Tổng đài 8679 được quy đổi là 10 Điểm 

Thời gian Bình chọn từ ngày 5/2/2020 đến ngày 28/02/2020

(Trong đó NDA là mã của chương trình, 025 là Số báo danh của Thí sinh)

Bài viết của thí thí sinh/ Biên tập TB – Nguoidepvn

Điều lệ cuộc thi Giọng ca vàng Bolero Việt Nam 2020 

Thói Quen Của Học Sinh Là Gì?

Học sinh là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ tiếp nối truyền thống ông cha xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Chính vì vậy, việc giáo dục và đào tạo học sinh là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Và bước đầu tiên trong suốt một quá trình đào tạo đó chính là tạo cho học sinh những thói quen tốt ngay từ ban đầu. Vậy thói quen của học sinh là gì? Cần giáo dục cho học sinh những thói quen gì? Luôn là câu hỏi làm cho nhiều người băn khoăn suy nghĩ.

Thói quen của học sinh là gì?

Thói quen ngăn nắp va biết sắp xếp: Việc sắp xếp ngăn nắp sách vở hay những dụng cụ học tập của mình là thói quen đầu tiên mà mỗi học sinh đều cần phải học. Khi được rèn luyện thói quen này, các em sẽ có thể tự sắp xếp tập sách mà mình học theo thời khóa biểu mỗi ngày mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Điều này giúp trẻ sớm hình thành ý thức về sự tự lập hơn là phải phụ thuộc vào người khác.

Rèn luyện tính kiên trì: Kiên trì là một thói quen không chỉ cần có ở riêng học sinh. Khi được rèn luyện thói quen kiên trì, học sinh sẽ rất thành công trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống kể cả học tập.

Thói quen trình bày sự việc: đây không chỉ là một kĩ năng mà nó còn là một thói quen giúp phát triển tư duy của học sinh. Khi được hỏi về một câu chuyện hay sự việc nào đó, việc của học sinh là kể hay thuật lại sao cho người hỏi có thể hiểu được vấn đề mà mình muốn nói. Và thói quen trình bày sẽ thúc đẩy tư duy suy nghĩ và tóm tắt lại vấn đề sao cho logic và hợp lí nhất.

Thói quen lễ phép và biết tôn trọng kỉ luật: Trong một môi trường giáo dục, học sinh phải tuân thủ với các nội quy, nề nếp được đặt ra. Việc phải làm quen với môi trường, hoàn cảnh nghiêm khắc này cần có một khoảng thời gian thì mới có thể định hình được. Ngoài ra, việc biết lễ phép và tôn trọng người khác cũng là một thói quen không thể thiếu được ở mỗi học sinh.

Thói quen tập trung trong mọi công việc: Ở lứa tuổi học sinh, việc ham chơi là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, thói quen này giúp học sinh chú ý và tập trung hơn trong việc mình đang làm. Nó giáo dục cho học sinh ý thức được việc gì mình đang cần tập trung để hoàn thành còn việc gì mình cần phải để sau. Ví dụ trong học tập, sự tập trung sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn.

Học sinh có những điểm chung nào

Đa số học sinh trên toàn thế giới đều luôn có những điểm chung mà ai cũng có thể nhận ra được. Và đó cũng chính là những tật xấu khó bỏ của học sinh làm cho thầy cô luôn cảm thấy khó chịu trong giờ dạy của mình. Những điểm chung đó là:

Nói chuyện riêng trong giờ học: Đây là thói quen khó bỏ của học sinh mà học sinh nào cũng có dù ở đâu hay ở độ tuổi nào. Chỉ với một mẩu chuyện nhỏ, các bạn có thể “tám” với nhau hàng giờ. Và thói quen này nếu diễn ra trong giờ học sẽ làm giáo viên cảm thấy khó chịu và đồng thời các bạn cũng bỏ qua và không tiếp thu được bài giảng của giáo viên.

Ăn vụng trong lớp: Ăn vụng trong lớp là cách ăn khổ sở nhất nhưng bất cứ học sinh nào cũng muốn thử. Thói quen khó bỏ này bắt nguồn từ suy nghĩ và cảm giác của việc ăn lén lút trong giờ học. Khi ăn lén lút, dường như các bạn lại cảm thấy ngon hơn cả lúc ăn bình thường. Thế nên, những thức ăn cứ như “một căn bệnh” được truyền từ bàn này sang bàn khác mặc dù biết rõ hậu quả là giáo viên sẽ trách phạt nếu bắt gặp.

Ngủ gật trong lớp: ngủ gật trong lớp dường như là một hình ảnh không còn quá xa lạ với bất kì ai. Chỉ với một tay chống cằm hay một cái gục đầu trên bàn là các bạn đã có thể đánh một giấc ngon lành. Đây là một thói quen khó bỏ của học sinh. Nguyên nhân dẫn đến việc ngủ gật có thể từ viêc thức khuya hay bài giảng quá chán. Tuy nhiên, thói quen này cần được thay đổi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp thu bài giảng của học sinh trên lớp.

‘Buông Bỏ’ Là Cảnh Giới Của Bậc Trí Giả, ‘Buông Thả’ Là Sai Lầm Của Kẻ Vô Minh

Người hiểu được khi cần buông bỏ thì buông bỏ mới thực sự là người hạnh phúc và giàu có. Có câu rằng, trong lòng không khuyết thiếu thì được gọi là “phú”, được người khác cần đến, thì được gọi là “quý”. Vui mừng sảng khoái không phải là một loại tính cách mà là một loại năng lượng. Cách tháo gỡ phiền muộn tốt nhất chính là quên phiền muộn, buông bỏ phiền muộn.

“Không tranh giành” chính là từ bi. “Không tranh cãi” chính là trí tuệ. “Không nghe” chính là thanh tịnh. “Không nhìn” chính là tự tại. “Tha thứ” chính là giải thoát. “Biết đủ” chính là buông.

Tâm không loạn, không bị vây khốn bởi tình, không sợ tương lai, không nhớ nhung quá khứ. Đây là cách sống của bậc trí giả. Đời người phải biết điểm dừng mới vui. “Vui không thể vui hết mức” bởi vì người xưa có câu: “Vui quá hóa buồn”. “Ham muốn không thể phóng túng” bởi vì phóng túng sẽ tạo thành tai họa.

Sống trên đời, làm người không nên quá khắt khe, làm việc không cần quá cầu hoàn mỹ, niềm vui không thể hưởng hết, đối nhân xử thế nên hiểu được có chừng có mực, khoan dung đối với người khác chính là cho bản thân mình một phần linh động, một đường lui.

Con người sở dĩ sống không vui, không hạnh phúc là có nguyên nhân bởi vì 3 thói quen chủ yếu. Đó là quen phóng đại hạnh phúc của người khác, quen phóng đại nỗi khổ của bản thân mình, quen mang nỗi khổ của bản thân mình ra so sánh với nỗi khổ của những người khác, đem khuyết điểm của mình ra so sánh với ưu điểm của người khác.

Điều đáng sợ nhất trên thế gian chính là trong tranh giành, theo đuổi danh lợi tình mà đánh mất đi lý trí của bản thân, bởi vì khi đánh mất đi lý trí thì hết thảy mọi việc làm ra sẽ có hậu quả khôn lường. Cho nên, xem nhẹ, buông bỏ, không bị cám dỗ bởi “danh lợi tình” là một loại cảnh giới cao của bậc trí giả.

Sai lầm lớn nhất đời người chính là phóng túng, buông thả bản thân. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người ta phải hối hận. Phóng túng, buông thả bản thân có thể khiến cho sinh mệnh sa đọa, biến chất. Cử chỉ, hành vi của con người một khi không khống chế được thì tự nhiên sẽ gây ra hậu quả, khiến bản thân bất lương, khiến con người cả đời hối hận.

Bên nhà Phật cũng có câu: “Con người phải có kính sợ, không thể phóng túng”. Người có tín tất sẽ có kính sợ. Người phóng túng dục niệm thì hậu quả thường sẽ bi ai. Xã hội hiện đại ngày nay, một số người trẻ tuổi hễ gặp một chút suy sụp liền phóng túng bản thân, kỳ thực, một người bị té ngã ở chỗ này nhưng có thể đứng dậy ở chỗ khác. Ông trời không tuyệt đường người.

Ngoài ra, khi đắc ý cũng chớ vì thế mà phóng túng bản thân. Có một câu cổ ngữ rằng: “Ngạo bất khả trường, dục bất khả túng, chí bất khả mãn, nhạc bất khả cực”, ý tứ chính là tính cao ngạo không thể để cho lớn, không nên buông thả lòng ham muốn, không nên thỏa mãn về chí hướng, không nên vui vẻ đến tột độ. Theo thuyết nhân quả bên Phật gia thì phóng túng chính là nguyên nhân của hối hận.

Phật gia giảng, sai lầm lớn nhất của đời người là phóng túng, buông thả bản thân. Đây chính là nguyên nhân của hối hận. Họ cho rằng, người mà không khống chế được hành vi phóng túng, buông thả tư tưởng suy nghĩ, tùy tâm sở dục thì đều là ác nhân.

Rất nhiều bi kịch trong cuộc đời đều là bắt nguồn từ việc con người phóng túng bản thân. Khi con người ta buông thả bản thân đến một mức độ nhất định thì sẽ bắt đầu bị sa đọa và cuối cùng tạo thành bi kịch. Bởi vì phóng túng quá độ sẽ khiến con người ta mất đi quy phạm ước thúc, lý trí trở nên yếu kém, không còn kiêng nể điều gì, đánh mất nguyên tắc làm người. Cho nên, buông thả phóng túng không chỉ tự hủy đi bản thân mình mà còn gây tổn hại đến cho những người yêu thương mình.

Đừng cho rằng ngày hôm nay đã qua đi thì còn có ngày mai, bởi vì mọi chuyện đều là không thể nói trước được, có một số việc ngày hôm nay không làm sẽ vĩnh viễn không còn cơ hội. Cho nên, gặp việc thiện dù nhỏ cũng hãy làm ngay.

Đời người đáng sợ nhất không phải là cực khổ mà đáng sợ nhất chính là ở trong cực khổ mà buông thả bản thân mình. Con nhộng nhẫn nại ở trong kén với nhiều khổ sở dày vò nhưng cuối cùng có thể thành điệp, lưu lại vẻ đẹp cho cuộc đời. Ngọc trai bởi vì chịu bao cực khổ và âm u ở trong thân con trai cuối cùng mới trở thành vật báu thế gian.

Đời người bởi vì có cực khổ mà thấy được sự huy hoàng, không trải qua ngày mưa sao thấy được cầu vồng? Mưa gió trong cuộc đời mới là nhân sinh hoàn mỹ. Đời người khó tránh khỏi những tháng ngày u tối, dũng cảm đối mặt với hiện thực sẽ có ngày nhìn thấy ánh mặt trời!

Ở vào hoàn cảnh cực khổ chỉ có thản nhiên đối mặt, mới có thể từ trong đó mà chiến thắng bản thân mình, đi ra khỏi hoàn cảnh khốn khó. Nếu e sợ cực khổ, sợ hãi khó khăn, bạn sẽ ở trong hoàn cảnh đó mà buông thả bản thân mình và đó là sai lầm.

Nhà văn nổi tiếng của Pháp – Balzac đã nói: “Gian khổ là người thầy tốt nhất trên đời!” Cho nên, càng ở trong gian khổ thì càng phải chiến thắng bản thân, vượt qua hoàn cảnh và tiến về tương lai.

Một nhà hiền triết đã nói rằng, khó khăn chưa chắc là sai lầm của bạn, nhưng ở trong khó khăn mà buông thả bản thân thì là sai lầm lớn của chính bản thân bạn.

Bởi vậy, nếu ngày hôm nay không gieo hạt giống “hối hận” thì ngày mai chúng ta sẽ không phải nhận quả “hối hận”. Kỳ thực, buông thả, phóng túng cũng không thể làm cho chúng ta bớt thống khổ mà còn làm cho chúng ta càng trở nên trống rỗng, hư không. Con người chỉ có tu dưỡng bản thân để luôn bình tĩnh đối mặt với mọi hoàn cảnh trong cuộc đời, làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời mình mới là người đáng trân quý.

7 Thói Quen Hiệu Quả

Giới thiệu 7 Thói Quen Hiệu Quả – Tác giả Stephen R. Covey

Tác phẩm “7 Thói quen Hiệu quả” đã ra đời hơn 25 năm, được biết đến là cuốn sách quản trị (quản trị bản thân và quản trị tổ chức) bán chạy nhất mọi thời đại với hơn 30 triệu bản bán ra trên toàn thế giới và được dịch sang 40 ngôn ngữ. Sách có mặt tại thị trường Việt Nam hơn 10 năm nay dưới cái tên “7 Thói quen để Thành đạt” . Ấn bản mới năm 2016 được đặt lại đúng với cái tên mộc mạc vốn có của bản gốc Tiếng Anh và có nội dung không chỉ được dịch lại toàn bộ cho sát nghĩa, dễ đọc hơn với các độc giả mà còn được cập nhật thêm những công cụ và ví dụ thực tiễn từ phiên bản nước ngoài mới nhất và có hình ảnh bìa (màu xanh đậm) giống với phiên bản gốc mới nhất.

Trích lời giới thiệu của nhà giáo Giản Tư Trung – tác giả sách Đúng Việc (lời giới thiệu chỉ có trong ấn bản tiếng Việt được dịch bởi FranklinCovey Việt Nam)

Tên đầy đủ của cuốn sách này, nếu dịch sát nghĩa sẽ là: “7 Thói quen của người có hiệu quả vượt trội”, còn nếu dịch một cách ngắn gọn nhưng vẫn sâu sắc sẽ là “7 Thói quen Hiệu quả”. Gần như Stephen Covey đã dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu về tính hiệu quả của con người, để đi tìm câu trả lời cho ba câu hỏi lớn lao, đó là: “Vì sao con người ta trở nên ít hiệu quả?”, “Điều gì làm cho con người ta trở nên hiệu quả cao?” và “Điều gì tạo nên hiệu quả bền vững?”, và “7 Habits” chính là sự đúc kết sự nghiệp nghiên cứu cả đời của ông cho ba câu hỏi mang tính “muôn đời” đó.

Stephen Covey từng nói rằng, ông không phát minh hay tạo ra “7 Habits”, mà “7 Habits” được đưa ra dựa trên những giá trị phổ quát và những nguyên tắc trường tồn của nhân loại. Chính trong thái độ khiêm nhường đó, ta nhận ra tầm vóc của ông. Vì ông đã tạo ra một cầu nối giữa chúng ta với những tri thức tinh hoa của nhân loại về làm người, về giá trị sống, và nhất là về tính hiệu quả. Thường những tri thức này không phải là thứ dễ tiếp cận, dễ tiếp thu với đại chúng, nhưng bằng việc sắp xếp và tổng hợp chúng trong một hình hài có tính hệ thống và tính ứng dụng cao, ông đã góp phần đưa những tinh hoa tri thức đó đến với công chúng dễ dàng hơn. Và cũng bởi được xây dựng dựa trên những gì phổ quát và trường tồn nên “7 Habits” mới trở thành một nền văn hóa vượt không gian, vượt thời gian, dành cho tất cả mọi người, mọi tổ chức và mọi xứ sở. Bất kỳ ai cài đặt nền văn hóa “7 habits” này vào và sống hàng ngày với nền văn hóa đó, thì dù là một tổng thống, một doanh nhân, một quản lý hay một đầu bếp, một nhân viên… cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn hẳn…

Thông tin chi tiết

Tên sách: 7 Thói Quen Hiệu Quả

Tác giả: Stephen R Covey

Số trang: 476

Hình thức: Bìa Cứng

Ngôn ngữ Sách tiếng Việt

Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Kỹ năng sống bán chạy của tháng

Review sách 7 Thói Quen Hiệu Quả

1. “7 thói quen để thành đạt”

7 thói quen hiệu quả – The 7 habits of highly effective people – là một tác phẩm đã từng được xuất bản với tên gọi “7 thói quen để thành đạt”. Trong ấn bản mới nhất này, Stephen R. Covey cập nhật thêm nhiều kiến thức điển hình về quản trị kinh doanh, quản trị cuộc đời với “văn hóa hiệu quả” đang dần lan tỏa khắp những công dân toàn cầu của xã hội 4.0

Covey là một trong những chuyên gia về lĩnh vực phát triển năng lực lãnh đạo và kiến tạo văn hóa nên không có gì ngạc nhiên khi cuốn sách này của ông mang nặng tính chuyên môn nghiên cứu về tâm lý học, về những nguyên lý, minh triết muôn đời của cuộc sống.

Được xuất bản năm 1989, khác với những chiêu trò, thủ thuật “bề nổi” trên thị trường sách thời bấy giờ, “7 thói quen để thành đạt” của Stephen R.Covey đưa ra những thói quen hữu dụng có thể sẽ khiến cuộc đời bạn trở nên thành công và tốt đẹp hơn. Đến nay cuốn sách đã bán được hơn 20 triệu bản trên nhiều quốc gia, dịch ra 40 ngôn ngữ khác nhau. Năm 2002, tạp chí Forbes đã đưa nó vào danh sách 10 cuốn về quản trị có ảnh hưởng nhất trên thế giới từ trước tới nay.

Không thể phủ nhận, 7 thói quen mà tác giả nêu ra trong cuốn sách chính là căn cơ, nền tảng cốt lõi, là bí quyết trọng yếu để xây dựng lên một con người thành đạt. Vận động viên bơi lội vĩ đại nhất thời đại, Michael Phelps cũng từng chia sẻ nhờ có phương pháp chủ động đặt mục tiêu Mơ, Hoạch định và Chinh phục trong cuốn sách đã tiếp bước cho ông ấy nhận ra giấc mơ và mục tiêu của bản thân mình.

Bên cạnh những người thành công như Michael Phelps, cũng có rất nhiều người thất bại. Có người sau khi đọc xong thì cho rằng ở đây toàn là những thói quen “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. “Thật là một cuốn sách thị trường chẳng gợi nên chút thay đổi nào!”.

Họ không biết rằng thực tế không có ai, không có bất cứ thứ gì có thể đủ sức mạnh truyền cảm hứng cho bất cứ ai, ngoại trừ chính bản thân họ. Chỉ khi đủ khao khát thay đổi bản thân mạnh mẽ, bạn mới có thể tìm thấy lộ trình thành công trong cuốn sách. Vậy nên đừng phủ nhận những giá trị cốt lõi của một cuốn sách có thể dạy bạn những điều hay ho nếu bạn chưa chuẩn bị sẵn sàng. Bởi vì “cánh cổng thay đổi mỗi người chỉ đến từ bên trong”(Mr. Ferguson)

Chỉ cần bạn muốn từ tận đáy lòng, cuốn sách “7 thói quen hiệu quả” này chắc chắn sẽ là tấm chìa khóa giúp bạn khai mở bến bờ tri thức đích thực, phát triển những tiềm năng vốn có và thay đổi chính bản thân để “tạo dựng phẩm giá” trong cuộc sống vốn xô bồ, tấp nập này

2. Tấm bản đồ mô thức thành đạt

Những suy nghĩ xấu đang ngăn chặn bước đi của bạn đến với thành công như sự sợ hãi khó khăn thử thách, tâm lý nạn nhân thích đổ lỗi, thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ luôn bất biến không thay đổi dù 100 năm, 1000 năm tiếp theo. Vậy nên mọi tư tưởng trong “7 thói quen hiệu quả” sẽ tiếp tục sống mãi, để làm tròn trách nhiệm chỉ dẫn mọi người, thay đổi những thói quen xấu vốn có, thực hành 7 thói quen để thành đạt.

Trong các phần của cuốn sách, Covey trước tiên nêu mô thức và nguyên lý nền tảng của tính hiệu quả, nguyên lý phát triển từ bên trong để tạo ra 7 thói quen. Sau đó, ông mới đi sâu vào phân tích và đưa ra những lời giải đáp chuyên môn kèm theo các ví dụ, các câu chuyện để độc giả dễ hiểu.

Bạn hãy hiểu mô thức, đơn giản như một “tấm bản đồ” chỉ dẫn nơi mà bạn muốn đến. Để tránh lạc đường, tránh gặp những “ổ gà”, “ổ voi” hoặc đi quá lâu, kém hiệu quả, bạn phải nỗ lực tìm cách điều chỉnh hành vi của mình theo mô thức đó. Vì mọi mô thức là cội nguồn của thái độ và hành vi của chúng ta. Đúng hay sai, thành công hay thất bại đều tùy thuộc vào mô thức bạn chọn.

3. Stephen Covey nêu 7 thói quen hiệu quả để mọi người cùng nhau tìm thấy “mô thức” lột xác con người và cuộc đời chính mình

Thói quen thứ nhất là làm chủ chính mình. Bởi vì nếu cuộc đời con người là sản phẩm của những điều kiện và hoàn cảnh sống, nên dù có ý thức hay không, thì con người có quyền lựa chọn cho phép những điều đó kiểm soát cuộc đời. Ai mang trong mình “cây dù thời tiết” thì dù nắng hay mưa, bạn vẫn luôn vững vàng, đặt giá trị “tạo ra chất lượng cao trong công việc”.

Thứ hai đó là thói quen bắt đầu bằng đích đến. Nó được tạo trên nguyên lý rằng tất cả mọi thứ đều được tạo lập hai lần, lần đầu là sự tạo lập trong tâm trí, và lần hai là sự tạo lập trong thế giới vật lý. Trước khi bạn khởi hành hãy xác định đích đến và tìm lộ trình tối ưu nhất.

Thói quen thứ ba là ưu tiên điều quan trọng. Đây là nguyên lý bắt buộc trong việc quản lý thời gian. Vì như Goeth nói:”Những điều quan trọng nhất không bao giờ được lùi bước vì những thứ tầm thường”.

Thói quen thứ tư là tư duy cùng thắng. Con người là giống loài ích kỷ, thiếu sự hợp tác mà không biết rằng khi bạn càng hào phóng, càng mang lại lợi ích cho đôi bên, bạn sẽ càng thành công vang dội.

Thói quen thứ năm là thấu hiểu rồi được hiểu. Đây là thói quen quyết định phẩm giá và khả năng lắng nghe thấu hiểu, giao tiếp của bạn. Trước khi thấu hiểu, “chuẩn bệnh” cho ai đó, bạn buộc phải “kê toa” cho chính mình. Hãy chủ động lắng nghe chính mình và lăng kính của mọi người xung quanh.

Thói quen thứ sáu là hợp tác cộng sinh. Đó chính là thói quen hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh. Đừng tỏ ra phòng thủ nữa, mà hãy học cách tôn trọng sự khác biệt và cùng cộng hưởng.

Thói quen cuối cùng là rèn mới bản thân. Hãy lập trình lại cuộc đời vì nó đánh thức bản chất tốt đẹp nhất trong mỗi con người, đừng để bản thân bị nhìn nhận và đối xử như kẻ thất bại.

4. Hãy lưu tâm lăng kính mà bạn nhìn cuộc đời

Mỗi người đọc đều sẽ nhận ra Stephen R.Covey đang gắng sức tạo sự khác biệt cho mỗi một người đọc sách, những tác động mang tính “đổi đời” hơn bất cứ một bài giảng nào ta từng học.

Câu chuyện có thể sẽ khiến nhiều độc giả tâm đắc, là một câu chuyện trong thói quen thứ 7 – một ví dụ trong hành trình rèn mới bản thân của Covey. Câu chuyện kể về chiếc máy tính ở Anh bị lập trình sai nên phân loại những học sinh “thông minh” vào nhóm “kém” và ngược lại. Báo cáo xuất từ chiếc máy tính này là yếu tố hình thành nên nhận thức của giáo viên về học sinh từ đầu năm học.

Sau năm tháng rưỡi, khi ban giám hiệu nhà trường phát hiện lỗi sai, đáng kinh ngạc là những đứa trẻ thông minh bị sụt điểm đáng kể còn học sinh được cho là kém thì có tiến bộ vượt bậc.

Câu chuyện xảy ra giống như đại danh hào Goethe từng nói: “Đối đãi với một người qua hiện trạng của anh ta, anh ta sẽ ở mãi hiện trạng ấy. Đối đãi với một người qua tiềm năng của anh ta, anh ta sẽ trở thành người mà anh ta có thể trở thành và nên trở thành.”

Tất nhiên là điều này hoàn toàn có thể không đúng khi nêu ví dụ ở chốn công sở. Nếu sếp đối xử với bạn như thể bạn là người thừa, điều đó không có nghĩa là bạn vô dụng. Nhưng nếu một sinh viên thực tập được ông chủ xem trọng, nhiều khả năng anh ta hoặc cô ta, chính là một nhân viên chủ chốt trong tương lai của công ty này!

Cái mà tác giả muốn nhấn mạnh ở đây, đó là chỉ cần mỗi chúng ta thay đổi lăng kính của chính mình về những người xung quanh, cuộc sống sẽ gần như lập tức tốt đẹp hơn. Dẫu biết rằng “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, nhưng chỉ cần luôn tự động viên chính mình, luôn rèn giũa bản thân, cho phép mình hoàn thiện hơn sẽ không có gì ngăn cản được bạn đến với thành công.

5. Thay cho lời kết

Với độc giả yêu thích cuốn sách này, đừng quên lời Stephen R.Covey đã từng nói : “Chỉ cần bạn sống với một trong 7 thói quen trong hôm nay, bạn sẽ nhận được kết quả ngay tức thì. Và đây cũng là một hành trình trọn đời. Một lời hứa với cuộc sống.”

Mua sách 7 Thói Quen Hiệu Quả ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “7 Thói Quen Hiệu Quả” khoảng 120.000đ đến 130.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

Đọc sách 7 Thói Quen Hiệu Quả ebook pdf

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2021 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI