Thiếu Muối Là Gì / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

​Thiếu Muối, Thiếu Mỡ Còn Gì Là Ngon

Chẳng những thế thầy thuốc đã phát hiện từ lâu là người không ăn béo nhưng vẫn thừa mỡ là khách hàng tiềm năng của phòng khám chuyên trị bệnh trầm uất!

Thống kê qua mấy trăm thành viên má hồng đang có công ăn việc làm ở chúng tôi cho thấy hơn phân nửa chóng mặt, mệt mỏi… vì là ứng viên thường xuyên của cuộc thi “đồng hành với huyết áp thấp”! Khi xét nghiệm chất điện giải, còn gọi là ion đồ, của nhóm này lại bật thêm một kết quả bất ngờ: gần 2/3 trong số đó có lượng khoáng tố natri trong máu rất thấp! Do đó không lạ gì nếu huyết áp là đà ngọn cỏ.

Khi điều nghiên “phạm trường” mới vỡ lẽ là do các bà, các cô ăn rất lạt! Lý do là vì tuy chưa cao huyết áp nhưng vừa sợ bệnh lại thêm sợ mập nên quyết định cữ muối cho chắc ăn. Chẳng những cữ cho mình mà thường khi kiêng giùm cho người thân, nên cả nhà đều đồng lòng tụt… huyết áp!

Ăn lạt phòng bệnh: chưa chắc

Người cao huyết áp, người bệnh tim mạch đúng là không được ăn mặn để tránh tình trạng muối ăn giữ nước trong cơ thể và gây thêm gánh nặng cho trái tim. Nhưng điều đó không có nghĩa là cữ sạch muối khi chưa bệnh!

Nhiều người hiện nay nấu ăn nhạt như nước lã là do ảnh hưởng của những bản tin y học đổ hết tội cho muối ăn. Kẹt một nỗi là người sợ muối hơn sợ kẹt xe vẫn bệnh, chưa kể chi đến chuyện món ăn nuốt không trôi vì mất đi khẩu vị độc đáo.

Quan điểm ăn quá lạt như biện pháp thiết yếu để phòng chống bệnh tim mạch đã từ nhiều năm không còn đứng vững sau khi nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây công bố:

* Người nén lòng ăn quá lạt ngay từ khi còn trẻ cũng không phòng ngừa bệnh tim nếu so sánh với người hiểu cách nêm muối vừa phải nhưng đồng thời có nếp sinh hoạt còn nhớ đến trái tim.

* Ăn lạt tuyệt đối không giúp ích bao nhiêu cho người đang điều trị bệnh tim mạch. Nếu “đúng thầy, đúng thuốc” người bệnh vẫn có thể yên tâm nêm thêm chút muối cho đời bớt tẻ nhạt khi cuộc đời đằng nào cũng đến ngã ba chưa biết về đâu. Người sau cơn nhồi máu cơ tim nếu có chút muối trong khẩu phần lại dễ hồi phục và ít tái phát hơn bạn đồng cảnh bị thầy thuốc bắt cữ muối.

* Tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer của người cao tuổi thuộc nhóm có chế độ dinh dưỡng kiêng muối lúc còn trẻ cao gấp ba lần số đối tượng thuộc nhóm cho thêm chút muối!

* Bệnh trầm uất được cải thiện thấy rõ nếu khẩu phần của người gặp chuyện gì cũng buồn đừng quá nhạt.

Nếu natri là nhân tố giữ vai trò quyết định trong dẫn truyền thần kinh và biến dưỡng tế bào thì không lạ gì nếu nhiều bệnh chứng nghiêm trọng thành hình chỉ vì khẩu phần quá thiếu muối ăn.

Thực trạng đó càng đáng được lưu tâm hơn nữa ở xứ mình, nơi người dân khó tránh đổ mồ hôi do khí hậu oi bức. Ăn mặn, nói đúng hơn, ăn cho đủ muối trong bữa cơm, nếu có hại cho sức khỏe là vì nhiều người vô tình tăng lượng muối thu nhập qua thói quen quên pha loãng bằng cách uống nước cho đủ trong ngày, uống nước cho nhiều trong và sau bữa ăn.

Ốm tong vẫn tăng mỡ

Hết muối đến mỡ. Nhiều người hiện nay sợ mỡ tăng cao trong máu còn hơn sợ… ma dù là chưa hề gặp ma vì cholesterol là đề tài liên tục bị bi thảm hóa trên truyền thông đại chúng. Đáng nói chính ở điểm chất mỡ không đồng nghĩa với chất độc, như định kiến của nhiều người.

Trái lại chất béo, bên cạnh chất đạm và chất đường, là dưỡng chất tối cần thiết cho tất cả tiến trình biến dưỡng, nội tiết, miễn dịch…

Nói cách khác, thừa hay thiếu mỡ đều khó khỏe. Nếu người đời có kẻ tốt người xấu thì mỡ trong máu cũng có loại này loại kia. Thừa cholesterol một chút không sao vì cơ thể muốn tổng hợp kháng thể, nội tiết tố… phải đủ chất béo, miễn các loại chất béo độc hại như LDL, triglyceride… vẫn trong định mức bình thường.

Vấn đề vẫn chưa dừng lại ở đó. Không ít người đang mất ngủ vì tuy không béo phì, thậm chí ốm tong teo, nhưng vẫn tăng mỡ trong máu. Nếu tưởng phải béo phì, phải ăn nhiều mỡ mới tăng chất béo trong máu thì sai! Nghịch lý là nhiều người mình hạc xương mai nhưng lại thừa mỡ trong máu!

Kết quả nghiên cứu thậm chí cho thấy nhiều người mình hạc xương mai vừa tăng mỡ máu một cách nghịch lý, vừa có lá gan nhiễm mỡ nặng hơn người béo phì! Lý do là các loại chất béo độc hại vẫn bội tăng do lá gan tự tổng hợp bất kể nạn nhân kiêng cữ thế nào.

Nếu dựa vào phân tích nêu trên để quả quyết ăn nhậu thả giàn không hại gì hết thì sai. Mặt khác, mọi hình thức kiêng khem nếu thái quá, nếu phiến diện, nếu đơn điệu đều có hại cho sức khỏe vì chính nạn nhân tự gây rối loạn biến dưỡng thông qua cách ăn uống vừa không ngon, vừa mất cân đối.

Với người chưa bệnh tất nhiên không nên vung tay quá trán với muối ăn, với thịt mỡ. Nhưng nếu gọi là để khỏe mà phải quay mặt với miếng ăn thì lắm khi thà chết sướng hơn vì tuy được tiếng sống lâu nhưng sống chi cho khổ!

Thiếu mỡ bánh làm sao béo! Quên dằn chút muối bánh dễ gì ngọt đến tận đáy lòng! Ai chưa tin xin mời thử qua bánh pía Sóc Trăng. Sức khỏe tính lại cho cùng cũng thế mà thôi.

Dấu Hiệu Báo Động Chứng Tỏ Bạn Nói Chuyện ‘Thiếu Muối’

Có lẽ ai trong chúng ta cũng có những giây phút khiến người khác cảm thấy nhàm chán và thậm chí là nhạt nhẽo. Đôi khi có những lúc, chính bản thân chúng ta cũng không nhận ra sự nhàm chán đó.

1. Sử dụng những câu trả lời… lười biếng

“Thật ah? / Ờ/ Đúng”… Hãy cẩn thận với những câu trả lời như trên bởi chúng chỉ rõ, bạn đang bị mắc kẹt trong tình trạng ảm đạm.

Thay vì phản ứng có phần “lịch sự”, lời khuyên đưa ra là bạn hãy hỏi ngược lại người kể chuyện về cảm xúc của họ. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng, chúng ta… nghiện nói về bản thân mình.

Theo các nhà nghiên cứu của trường ĐH Harvard, con người dành đến 40% các cuộc trò chuyện để nói về bản thân. Đó một phần là do các phản ứng sinh hóa đến từ bộ não.

Thông qua nhiều cuộc thí nghiệm, các nhà nghiên cứu thấy rằng, mỗi lần người nào đó tự nói về mình, bộ phận “phần thưởng” của não bộ lại được kích thích. Điều này được so sánh với phản ứng của cơ thể khi ăn hay hoạt động tình dục, nó khiến con người trở nên phấn khích.

2. Lặp lại câu nói của người khác

Một thói quen nhàm chán dễ mắc phải trong giao tiếp đó chính là lặp lại gần như y hệt những gì người khác đã nói giống như một cái gương.

Một ví dụ điển hình cho cuộc nói chuyện “thiếu muối”:

– Ừ, trời đẹp thật.

Các cuộc đàm thoại thế này thường hay xảy ra do những nỗ lực sai lầm của người giao tiếp khi muốn tỏ ra lịch sự. Đó là khi chúng ta trả lời câu hỏi bằng chính quan điểm của người hỏi, trả lời quá trực tiếp hay đơn giản chỉ đồng ý với bất cứ thứ gì họ nói. Kết quả có được là những cuộc trò chuyện nhàm chán và dễ dàng rơi vào quên lãng.

Tuy nhiên chỉ với một chút khéo léo, bạn có thể dễ dàng biến một cuộc đàm thoại nhỏ thế này thành một cuộc trò chuyện có ý nghĩa hay ít nhất là mới lạ.

Một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất để biết rằng bạn nhàm chán là khi người đối diện bạn đảo mắt ra chỗ khác.

Có câu “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, người ta tin rằng có thể thấy được cả con người thông qua ánh mắt của họ. Điều này có phần chính xác bởi vì đôi mắt chịu trách nhiệm lớn trong việc truyền tải cảm xúc của chúng ta.

Các nhà khoa học còn khám phá ra được cách “đoán ý nghĩ” thông qua đôi mắt. Có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về hướng nhìn của mắt khi con người nói dối. Theo đó, khi con người bất giác nhìn lên phía trên về bên phải, họ có thể đang nói dối hoặc tưởng tượng một thứ gì đó.

Và khi mắt người đối diện bạn đảo quanh vô định thì bạn có thể hiểu rằng, câu chuyện bạn kể chẳng có gì thú vị cả.

4. Quay người về hướng khác

Marc Chernoff có nói trong cuốn sách “1.000 điều mà người thành công sẽ làm khác bạn” của mình là cần phải quan tâm không chỉ đến vị trí của đầu mà cả của vai, đầu gối và… ngón chân của người đối diện trong một cuộc hội thoại.

Nghe có vẻ khắt khe nhưng cách ngồi sẽ tiết lộ mức thu hút của bạn trong một cuộc trò chuyện. Theo Marc Chernoff, khi chúng ta vui vẻ tham gia vào một cuộc trò chuyện, chúng ta không chỉ quay hẳn người, mặt đối diện với người nói mà cả bàn chân và thân người chúng ta cũng vậy.

Ngược lại, khi một người không chắc chắn về việc muốn tiếp tục nói với người đối diện, hay không hoàn toàn để ý vào cuộc đối thoại, họ có xu hướng hướng bàn chân mình về một hướng khác như để chuẩn bị sẵn sàng bước đi.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Business Insider, Science of People, Healthland…

Thiếu Việc Làm Là Gì? Giải Pháp Cho Tình Trạng Thiếu Việc Làm

Việc làm Nhân viên kinh doanh

1.1. Khái niệm thiếu việc làm

Thiếu việc làm là gì?

Thiếu việc làm được hiểu là tình huống mà có sự không phù hợp giữa cơ hội việc làm và trình độ học vấn của người lao động. Hay cũng có nhận định khác của ILO (Tổ chức lao động quốc tế) thì thiếu việc làm là người lao động trong tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn dành cho những người làm việc đủ (bao gồm cả người lao động có nhu cầu làm thêm). Như vậy, khái niệm thiếu việc làm không thể đánh đồng với khái niệm thất nghiệp mà như nhiều người vẫn hay lầm tưởng.

Thiếu việc làm được chia làm 2 loại: thiếu việc làm vô hình và thiếu việc làm hữu hình.

Thiếu việc làm vô hình: là tình trạng mà người lao động đạt đủ số giờ làm việc, thậm chí còn nhiều hơn số giờ làm quy định và có đủ việc làm nhưng lại hưởng mức lương thấp và không xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

Thiếu việc làm hữu hình: là tình trạng mà người lao động có số giờ làm việc ít hơn so với thời gian được quy định thường lệ, họ đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm và sẵn sàng làm việc dù bất kỳ hoàn cảnh nào.

1.2. Phân biệt thiếu việc làm và thất nghiệp

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng khái niệm thất nghiệp là cách viết khác của thiếu việc làm và ngược lại. Nhưng không, đây là hai khái niệm hoàn toàn tách biệt nhau.

Thất nghiệp là tình trạng mà người lao động đang tìm kiếm công việc nhưng không thể tìm kiếm được công việc phù hợp với chính mình trong khi đang ở độ tuổi lao động. Họ hoàn toàn mất khả năng về thu nhập.

Còn thiếu việc làm, đó là tình trạng mà người lao động không thể tìm được điểm chung giữa cơ hội việc làm và trình độ học vấn, năng lực của mình. Người thiếu việc làm vẫn có thể đang trong giai đoạn làm việc nhưng chỉ là làm chưa đủ việc, chưa đủ số giờ. Thế nhưng, họ vẫn có khả năng kiếm ra thu nhập dù ít hay là nhiều.

Như vậy, dựa vào 2 sự phân biệt trên thì các bạn cũng đã biêt đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Và dựa vào điều đó, chúng ta có thể nhận thấy thất nghiệp có mức độ nguy hiểm hơn nhiều so với thiếu việc làm. Tuy nhiên, thiếu việc làm lâu dài cũng có khả năng khiến người lao động sẽ dễ dàng đi đến thất nghiệp.

1.3. Thiếu việc làm gây nên hậu quả gì?

Thiếu việc làm gây nên hậu quả gì và nó có trầm trọng hay không? Đây là câu hỏi nhận được sự băn khoăn khá nhiều của người lao động. Và đây là câu trả lời.

Về phía doanh nghiệp hay các tổ chức kinh tế, thiếu việc làm hay bất kỳ một tình huống tiêu cực nào xảy ra cũng đều ảnh hưởng xấu tới năng suất và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hay công ty đó. Vấn đề ở đây là bạn vẫn phải chi trả lương cho người lao động đó, trong khi họ đang làm thiếu số giờ làm được quy định, cũng như làm thiếu việc. Điều này phần nào ảnh hưởng xấu tới năng suất làm việc chung của công ty, thể hiện rõ nhất là ở lợi nhuận của doanh nghiệp đó.

Về phía người lao động, chính bản thân họ là người chịu ảnh hưởng và thiệt thòi lớn nhất. Thứ nhất, đó là mức lương thấp. Việc làm thiếu giờ, thiếu việc làm chắc hẳn người lao động đó sẽ không thể hưởng mức lương như cũ được nên sẽ tác động tới các hoạt động chi tiêu của người đó. Thứ hai, đó là mất đi cơ hội và lãng phí thời gian. Thay vì theo đuổi tiếp một công việc nhưng lại có kết quả làm việc không tốt (cụ thể là thiếu việc làm) thì người lao động có thể tìm kiếm được các công việc hấp dẫn hơn, tốt đẹp hơn và thậm chí là có nhiều cơ hội phù hợp hơn dành cho bạn.

2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu việc làm

Nguyên nhân dẫn đến thiếu việc làm

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng người lao động thiếu việc làm hiện nay. Xuất phát chủ yếu vẫn luôn là vấn đề từ phía chính bản thân người lao động mà ở đây, chúng tôi xin đề cập đến chính là năng lực kém hay chưa đủ tiêu chuẩn. Chính vì năng lực kém mà người lao động không thể thực hiện và đảm bảo năng suất công việc và số thời gian hoàn thành công việc sao cho kịp tiến độ.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp nước ngoài thì chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam chưa được cao, năng lực làm việc còn hạn chế và nhiều bất cập. Do đó, việc tồn tại tình trạng thiếu việc làm là không thể tránh khỏi.

2.2. Công việc không phù hợp

Công việc không phù hợp cũng là nguyên nhân đẩy người lao động rơi vào tình trạng thiếu việc làm. Do tính chất công việc không đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người lao động hoặc không đáp ứng được trình độ của người lao động như công việc quá cao hay quá thấp so với năng lực của họ. Điều này dẫn đến tình trạng người lao động sẽ có xu hướng tìm kiếm các công việc phù hợp hơn và dành ít thời gian lại cho công việc hiện tại, gây nên tình trạng thiếu việc làm.

Tăng chi phí sản xuất là yếu tố xuất phát từ phía doanh nghiệp. Và đây cũng là nguyên nhân mà chúng ta cần phải xem xét đến khi dẫn tới tình trạng thiếu việc làm. Việc các yếu tố đầu vào bao gồm nguyên vật liệu, máy móc, nhân công,… cũng đều có sự tác động qua lại lẫn nhau. Gia tăng chi phí sản xuất sẽ gây ra sự giảm thiểu lương nhân công lại, hay ít nhất là không thay đổi. Và với một số lượng nhân công giữ nguyên thì cần phải có chính sách cắt giảm lương hoặc nợ lương, gây nên các tình trạng thiếu việc làm, đặc biệt là thiếu việc làm vô hình.

Giảm tổng cầu cũng là một trong những yếu tố gây ra tình trạng thiếu việc làm và nó xuất phát từ phía thị trường. Như chúng ta vẫn biết, có cung thì phải có cầu và ngược lại. Xã hội ngày càng hiện đại, mức sống của con người ngày càng được cải thiện, dẫn tới nhu cầu tiêu dùng có phần khắt khe hơn, cầu kỳ hơn, thắt chặt hơn cũng như có sự giảm thiểu lại. Chính vì điều này mà ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp và gián tiếp gây nên tình trạng thiếu việc làm, sâu xa hơn là tình trạng thất nghiệp trong toàn xã hội.

3. Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu việc làm ở người lao động

Dựa trên những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu việc làm thì bài viết của chúng tôi xin đề xuất những giải pháp mang tính chất tham khảo nhưng thực tế như sau

Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu việc làm ở người lao động

Các doanh nghiệp là một trong những chủ thể kinh tế và tham gia trực tiếp vào chuỗi vận hành hoạt động kinh tế của nền kinh tế quốc gia, do đó cũng cần phải có những giải pháp nhất định nhằm giải quyết vấn nạn thiếu việc làm.

Các doanh nghiệp trước hết cần giải quyết được bài toán người lao động và mức lương dành cho họ. Việc chi trả một mức lương tương xứng là điều mà các doanh nghiệp bắt buộc phải làm nếu không muốn bị quy vào tội áp bức bóc lột sức lao động. Tuy nhiên, những trường hợp thừa nhân sự thì có thể cắt giảm bớt nhân sự và giữ lại những người có chuyên môn, phù hợp với công việc nhất và đặc biệt cần có nhu cầu làm việc tiếp, đóng góp tiếp cho doanh nghiệp đó. Sau đó, các doanh nghiệp cũng cần phải giải quyết bài toán về tuyển dụng, cụ thể là tuyển dụng những nhân viên thực sự có tiềm năng, có năng lực và phù hợp với công việc thay vì đánh giá trên các mối quan hệ quen biết hay có sự tham gia của “đồng tiền” vào đó.

Về phía xã hội mà điển hình ở đây chúng tôi muốn nhắc tới đó chính là nhà nước. Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước phát triển thông qua các chính sách ưu đãi,… Đồng thời, nhà nước cũng cần có những giải pháp kích cầu tiêu dùng kết hợp với các doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động tiêu dùng của người dân lên, kéo theo sự tăng trưởng của GDP và sự phát triển của nền kinh tế.

Mặt khác, nhà nước cũng cần quan tâm tới người lao động nhiều hơn, đặc biệt là những lao động năng lực thấp nhưng có triển vọng phát triển thông qua các chương trình đào tạo, dạy nghề, nâng cao kỹ năng và trình độ, nâng cao trí thức cho người lao động trong thời đại công nghệ mới.

3.3. Về phía người lao động

3.4. Sử dụng các công cụ tìm việc làm hiệu quả

Định Nghĩa Illiquid / Thiếu Khả Năng Thanh Toán; Thiếu Thanh Khoản Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Tài sản khó bán để lấy tiền mặt, ví dụ, một khoản vay ở thị trường thứ cấp hạn chế. Tuy nhiên, những khoản vay này có thể được bán riêng thông qua nhà đầu tư, thường với mức chiết khấu trên mệnh giá.

Vì vậy, những tài sản này không được tính vào nguồn vốn chính của ngân hàng, như bất động sản sở hữu thông qua sự tịch biên tài sản phát mãi, chứng khoán không giao dịch được.