Thiếu Muối Là Bệnh Gì / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

​Thiếu Muối, Thiếu Mỡ Còn Gì Là Ngon

Chẳng những thế thầy thuốc đã phát hiện từ lâu là người không ăn béo nhưng vẫn thừa mỡ là khách hàng tiềm năng của phòng khám chuyên trị bệnh trầm uất!

Thống kê qua mấy trăm thành viên má hồng đang có công ăn việc làm ở chúng tôi cho thấy hơn phân nửa chóng mặt, mệt mỏi… vì là ứng viên thường xuyên của cuộc thi “đồng hành với huyết áp thấp”! Khi xét nghiệm chất điện giải, còn gọi là ion đồ, của nhóm này lại bật thêm một kết quả bất ngờ: gần 2/3 trong số đó có lượng khoáng tố natri trong máu rất thấp! Do đó không lạ gì nếu huyết áp là đà ngọn cỏ.

Khi điều nghiên “phạm trường” mới vỡ lẽ là do các bà, các cô ăn rất lạt! Lý do là vì tuy chưa cao huyết áp nhưng vừa sợ bệnh lại thêm sợ mập nên quyết định cữ muối cho chắc ăn. Chẳng những cữ cho mình mà thường khi kiêng giùm cho người thân, nên cả nhà đều đồng lòng tụt… huyết áp!

Ăn lạt phòng bệnh: chưa chắc

Người cao huyết áp, người bệnh tim mạch đúng là không được ăn mặn để tránh tình trạng muối ăn giữ nước trong cơ thể và gây thêm gánh nặng cho trái tim. Nhưng điều đó không có nghĩa là cữ sạch muối khi chưa bệnh!

Nhiều người hiện nay nấu ăn nhạt như nước lã là do ảnh hưởng của những bản tin y học đổ hết tội cho muối ăn. Kẹt một nỗi là người sợ muối hơn sợ kẹt xe vẫn bệnh, chưa kể chi đến chuyện món ăn nuốt không trôi vì mất đi khẩu vị độc đáo.

Quan điểm ăn quá lạt như biện pháp thiết yếu để phòng chống bệnh tim mạch đã từ nhiều năm không còn đứng vững sau khi nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây công bố:

* Người nén lòng ăn quá lạt ngay từ khi còn trẻ cũng không phòng ngừa bệnh tim nếu so sánh với người hiểu cách nêm muối vừa phải nhưng đồng thời có nếp sinh hoạt còn nhớ đến trái tim.

* Ăn lạt tuyệt đối không giúp ích bao nhiêu cho người đang điều trị bệnh tim mạch. Nếu “đúng thầy, đúng thuốc” người bệnh vẫn có thể yên tâm nêm thêm chút muối cho đời bớt tẻ nhạt khi cuộc đời đằng nào cũng đến ngã ba chưa biết về đâu. Người sau cơn nhồi máu cơ tim nếu có chút muối trong khẩu phần lại dễ hồi phục và ít tái phát hơn bạn đồng cảnh bị thầy thuốc bắt cữ muối.

* Tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer của người cao tuổi thuộc nhóm có chế độ dinh dưỡng kiêng muối lúc còn trẻ cao gấp ba lần số đối tượng thuộc nhóm cho thêm chút muối!

* Bệnh trầm uất được cải thiện thấy rõ nếu khẩu phần của người gặp chuyện gì cũng buồn đừng quá nhạt.

Nếu natri là nhân tố giữ vai trò quyết định trong dẫn truyền thần kinh và biến dưỡng tế bào thì không lạ gì nếu nhiều bệnh chứng nghiêm trọng thành hình chỉ vì khẩu phần quá thiếu muối ăn.

Thực trạng đó càng đáng được lưu tâm hơn nữa ở xứ mình, nơi người dân khó tránh đổ mồ hôi do khí hậu oi bức. Ăn mặn, nói đúng hơn, ăn cho đủ muối trong bữa cơm, nếu có hại cho sức khỏe là vì nhiều người vô tình tăng lượng muối thu nhập qua thói quen quên pha loãng bằng cách uống nước cho đủ trong ngày, uống nước cho nhiều trong và sau bữa ăn.

Ốm tong vẫn tăng mỡ

Hết muối đến mỡ. Nhiều người hiện nay sợ mỡ tăng cao trong máu còn hơn sợ… ma dù là chưa hề gặp ma vì cholesterol là đề tài liên tục bị bi thảm hóa trên truyền thông đại chúng. Đáng nói chính ở điểm chất mỡ không đồng nghĩa với chất độc, như định kiến của nhiều người.

Trái lại chất béo, bên cạnh chất đạm và chất đường, là dưỡng chất tối cần thiết cho tất cả tiến trình biến dưỡng, nội tiết, miễn dịch…

Nói cách khác, thừa hay thiếu mỡ đều khó khỏe. Nếu người đời có kẻ tốt người xấu thì mỡ trong máu cũng có loại này loại kia. Thừa cholesterol một chút không sao vì cơ thể muốn tổng hợp kháng thể, nội tiết tố… phải đủ chất béo, miễn các loại chất béo độc hại như LDL, triglyceride… vẫn trong định mức bình thường.

Vấn đề vẫn chưa dừng lại ở đó. Không ít người đang mất ngủ vì tuy không béo phì, thậm chí ốm tong teo, nhưng vẫn tăng mỡ trong máu. Nếu tưởng phải béo phì, phải ăn nhiều mỡ mới tăng chất béo trong máu thì sai! Nghịch lý là nhiều người mình hạc xương mai nhưng lại thừa mỡ trong máu!

Kết quả nghiên cứu thậm chí cho thấy nhiều người mình hạc xương mai vừa tăng mỡ máu một cách nghịch lý, vừa có lá gan nhiễm mỡ nặng hơn người béo phì! Lý do là các loại chất béo độc hại vẫn bội tăng do lá gan tự tổng hợp bất kể nạn nhân kiêng cữ thế nào.

Nếu dựa vào phân tích nêu trên để quả quyết ăn nhậu thả giàn không hại gì hết thì sai. Mặt khác, mọi hình thức kiêng khem nếu thái quá, nếu phiến diện, nếu đơn điệu đều có hại cho sức khỏe vì chính nạn nhân tự gây rối loạn biến dưỡng thông qua cách ăn uống vừa không ngon, vừa mất cân đối.

Với người chưa bệnh tất nhiên không nên vung tay quá trán với muối ăn, với thịt mỡ. Nhưng nếu gọi là để khỏe mà phải quay mặt với miếng ăn thì lắm khi thà chết sướng hơn vì tuy được tiếng sống lâu nhưng sống chi cho khổ!

Thiếu mỡ bánh làm sao béo! Quên dằn chút muối bánh dễ gì ngọt đến tận đáy lòng! Ai chưa tin xin mời thử qua bánh pía Sóc Trăng. Sức khỏe tính lại cho cùng cũng thế mà thôi.

Cây Muối Là Cây Gì? Tác Dụng Của Cây Muối Trị Bệnh Gì?

Cây muối hẳn còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, nó là thảo dược thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông Y chữa bệnh thận, sốt rét, ghẻ lở,… Người xưa đã tin dùng cây này như một loại dược liệu tự nhiên an toàn và hiệu quả. Vậy cây muối là cây gì? Tác dụng của cây muối trị bệnh gì?

Cay muoi

Cây muối là cây gì?

Cây muối hay còn gọi là cây sơn muối hay cây diêm pu mộc, còn tên khoa học là rhus eemialata murr. Cây thường mọc ở trong rừng là nhiều, cây phân bố ở các tỉnh miền núi, Thanh Hóa, Quảng Nam, Lâm Đồng, Hòa Bình,… Trong đó có các tỉnh miền Nam hay Tây Nguyên cây mọc hoang rất nhiều.

Mô tả hình ảnh cây muối

Đây là cây thuộc loại thân gỗ, toàn bộ các phần thân của cây đều được sử dụng làm thuốc, từ thân, lá, rễ. Cây này là một trong những loại thuốc chữa các bệnh thận hư, hay suy thận.

Đặc điểm nhận diện của cây muối

Cây này thường mọc hoang, hay có rất nhiều trong rừng là cây thuộc loại gỗ nhỏ thường thì có chiều cao 6 – 10 m, trên cuống lá và hoa thì lại có các lông ngắn được bao bọc lại có màu hơi nâu.

Hình của lá hai bên lại có răng cưa thuộc loại lá kép mọc xen kẽ nhau, hoa thì ra ở ngọc cành và có màu trắng, quả lại có màu hơi hồng một chút có lông, thường thì ra hoa gần tàng thì mới bắt đầu kết quả.

Thành phần hóa học của cây muối

Cây muối có các thành phần hóa học: Cây chứa rất nhiều Tanin, Acidgallic, trong đó còn có Lipid, nhựa hay tinh bột. Trong rễ cây có chứa chất Flavon, Phenol, dầu béo, Acid hữu Cơ.Trong lá chứa khá nhiều parveen, nazneem,….

Trong đó có một số chất có tác dụng sinh học Acid Moronic , Betulentic , 6 Pemtadecylsaliccylic.

Cách chế biến để sử dụng được cây: Khi người ta sử dụng thì thu hoạch cây không phân biệt theo mùa, bởi cây có thể có trong tất cả các mùa của năm.

Người ta thu hoạch cả cành và lá về kể cả rễ luôn. Sau đó tách lá ra khỏi cành phơi riêng và còn cành và thì thái thành lát mỏng sau đó cũng mang đi phơi. Tương tự như cây thì rễ cũng được rửa lại thiệt sạch và cắt lát mỏng đem đi phơi. Bảo quản nơi thoáng mát tránh bị ẩm móc do thời tiết.

Tác dụng của cây muối là gì?

Cây muối được sử dụng làm thuốc chữa bệnh với tác dụng điều trị các bệnh về thận là tác dụng đáng nói của cây muối, chữa các bệnh về thận như suy thận, thận hư.

· Cây còn có tác dụng chữa bệnh đái dầm ở trẻ em.

· Chữa các bệnh kiết lị, ỉa chảy.

· Có tác dụng chữa bệnh phù thũng, tiểu ra máu, sa trực tràng .

· Quả cũng có tác dụng chữa chữa mụn nhọt ghẻ lở.

· Lấy lá của cây muối ngận trị chảy mủ hoặc máu của răng.

· Chữa bệnh sốt rét, lấy rễ cây muối nấu lấy nước pha thêm một ít đường đỏ có thể uống , cách chữa trị được lưu truyền trong dân gian rất hiểu quả.

· Ngoài ra, nó còn có một số tác dụng khác như giải độc, trị viêm gan, các bệnh về mạch vành, khi bị cảm mạo phát sốt, phong thấp, rất tốt cho thận nâng cao chức năng của thận …

Cây muối trị bệnh gì?

Cây muối sử dùng chữa các bệnh về thận bài thuốc rất có hiểu quả dùng thêm Cây Mực khô, cây Quýt Gai khô, cây nổ. Cho tất cả vào nấu với nước, chia ra một ngày nên uống ba lần. Khi bj các bệnh suy thận thì lúc sắc thuốc nên sắc thuốc đặc thì đem lại tác dụng cao và không làm cho thận phải hoạt động quá nhiều.

Khi trẻ em bị đái dầm thì dùng lấy cây muối giã nhỏ ra bỏ vào thêm ít nước sau đó đắp lên rốn của trẻ.

Điều trị thận hư, suy thận.

Chữa phù thũng.

Điều trị kiết lị, tiểu ra máu.

Bài thuốc cây muối trị suy thận

Đặc biệt, cây muối chữa bệnh thận được biết đến như một bài thuốc hay trong dân gian, là cứu cánh cho nhiều bệnh nhân suy thận. Khi đem cây muối kết hợp với các cây thuốc Đông Y khác có chức năng tương tự thì việc điều trị bệnh suy thận là rất có hiệu quả.

Bài thuốc trị bệnh suy thận:

Cây quýt gai 20g, cây muối 20g, cây nổ 20g, cây mực 20g.

Cách làm:

Đem bỏ vào 1.5l nước, nấu cạn lại còn 250ml nước. Sau đó chia ra làm 3 lần uống.

Cây muối mua ở đâu TP HCM?

Caythuoc.vn là địa chỉ bán Cây muối lâu năm và uy tín. Sản phẩm của chúng tôi được rất nhiều tại Nhà thuốc, Nhà hàng, khách sạn và người tiêu dùng trên cả nước tin dùng trong nhiều năm nay.

Sản phẩm cay muoi tại https://caythuoc.vn/ có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi.

Địa chỉ bán cây muối

Chúng tôi Thảo dược An Quốc Thái là địa chỉ bán cây muối uy tín chất lượng nhất, giao hàng tại nhà toàn quốc, miễn phí giao hàng tại TP. HCM với mỗi đơn hàng từ 2kg trở lên.

Liên hệ đặt hàng : 0902743250 (Mobi)- 0961744414 (Viettel)

Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định,Phường 14, Quận Tân Bình, TP HCM

Giá cây muối bao nhiêu 1kg?

Giá bán Cây muối: 100.000 đ/1kg

Giá bán chưa bao gồm phí vận chuyển.

Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Trích dẫn nguồn: https://caythuoc.vn/cay-muoi

Bệnh Da Do Thiếu Kẽm (Zinc Deficiency)

— Lần khám 1

– Viêm da cơ địa, điều trị corticoid, thương tổn không giảm.

— Lần khám 2

– Viêm da thiếu kẽm, uống lại kẽm gluconate  trong 11 ngày, thương tổn hết, ngừng thuốc

— Lần khám 3

– Sau 3 tuần ngừng uống thương tổn tiến triển. Hướng tới chẩn đoán Thiếu kẽm bẩm sinh:

– Nồng độ kẽm huyết thanh 18,8 mg/dL (bình thường 66-110 mg/dL)

– Điều trị lại kẽm gluconate 3mg/kg/day

– Thương tổn hết, nồng độ kẽm huyết thanh tăng 90,1 mg/dL

ĐẠI CƯƠNG VỀ KẼM TRONG CƠ THỂ

— Là một vi khoáng nhiều thứ 2 sau sắt, người trưởng thành chứa khoảng 1,5-2,5g kẽm,

—  Khoảng 90% kẽm tập trung ở cơ và xương

— Trên 95% kẽm của cơ thể gắn với các metalloenzym (MT) của tế bào và màng tế bào.

—  Kẽm huyết tương chiếm 0,1%  lượng kẽm trong cơ thể; thay đổi rất nhanh tuỳ theo tình trạng sinh lý và lượng kẽm trong thức ăn.

— Trên 80% kẽm trong máu được tập trung trong các tế bào máu. HC người có khoảng 1mg kẽm/106 tế bào và BC có khoảng 6mg kẽm/106 tế bào.

CHỨC NĂNG SINH HỌC

— Hoạt động của các enzym: Kẽm tham gia vào thành phần của trên 100 enzym. Kẽm là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymerase, có vai trò quan trọng trong nhân bản ADN và tổng hợp protein.

— Điều hoà kiểu gen:  Các ngón tay kẽm có vai trò điều hoà CT và CN protein, AND, và các thụ thể màng tế bào.

— Kẽm tập trung nhiều ở hệ TKTW, chiếm 1,5% tổng lượng kẽm trong cơ thể.

— Hoạt động của một số hormon: Kẽm giúp tăng cường TH FSH và testosterol, tăng chuyển hoá glucose của insulin.

— Miễn dịch: Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, B và đại thực bào.

— Kẽm và vitamin A: Kẽm cần thiết để tổng hợp men retinal dehydrogenase.

HẤP THU VÀ BÀI TIẾT KẼM

— Lượng kẽm được hấp thu khoảng 5mg/ngày.

—  Kẽm được hấp thu chủ yếu tại tá và hỗng tràng, hồi tràng.

— Tại tá tràng, 40-70% lượng kẽm được hấp thu vào trong cơ thể.

— Trong điều kiện chuẩn, tỷ lệ hấp thu kẽm vào khoảng 33%.

— Hấp thu kẽm phụ thuộc nhiều vào các  yếu tố: số lượng và dạng kẽm, các chất gây ức chế hấp thu (Fe, Phytate, ..), tình trạng sinh lý.(có thai, cho con bú, sinh non…)

— Tương tác kẽm và sắt: Nếu bổ sung cả sắt và kẽm cùng lúc thì hấp thu kẽm có thể giảm. Tỷ lệ sắt/kẽm phù hợp nhất để hạn chế sự ức chế hấp thu này  là < 2:1.

THIẾU KẼM VÀ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

—        Lười ăn

—        Chậm phát triển thể lực

—         Giảm khả năng miễn dịch, tổn thương da niêm mạc

—        Giảm khả năng phát dục, sinh sản .

—        Bệnh lý mắt

LÂM SÀNG VỀ BỆNH DA DO THIẾU KẼM

LÂM SÀNG BỆNH DA DO THIẾU KẼM

—        Dát đỏ ranh giới rõ với da lành, có vảy da

—        Vị trí: quanh hốc tự nhiên, đầu các cực, chi

—        Có thể có: mụn nước, bọng nước, mụn mủ, thương tổn dạng vảy nến

—        Nhiễm khuẩn thứ phát: Candida, tụ cầu vàng

—        Niêm mạc: viêm môi, viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm bờ mi, sợ ánh sáng

—        Móng: viêm quanh móng và loạn dưỡng móng

—        Tóc: rụng tóc, rụng lông mày, lông mi

MÔ BỆNH HỌC

Á sừng, mỏng lớp hạt

– Thoát BCĐNTT lên thượng bì

– Phù tế bào ở 1/3 trên thượng bì

—        Giai đoạn muộn: tăng sản dạng vảy nến

ĐỊNH LƯỢNG KẼM

Nồng độ Kẽm huyết tương: < 50 mg/dL là gợi ý (bình thường 66-110 mg/dL)

—        Nồng độ Kẽm trong tóc, nước tiểu, nước bọt.

—        Trường hợp nồng độ kẽm huyết tương bình thường: định lượng alkaline phosphatase (enzym phụ thuộc Zn): 20-140 UI/L

CHUẨN ĐOÁN

—        Lâm sàng đặc trưng

—        Định lượng kẽm huyết thanh

—        Mô bệnh học

Chẩn đoán phân biệt

Thiếu kẽm bẩm sinh

Thiếu kẽm mắc phải

•         Acrodermatitis enteropathica (AE)

•         Congenital zinc deficiency

•         Hội chứng Brandt

•         Hội chứng Danbolt-Cross

•         Acquired zinc deficiency disroder

•          Dietary zinc deficiency

Căn nguyên

–      AE là bệnh di truyền lặn trên NST thường do đột biến gen SLC39A4 thuộc nhánh 8q24.3 

–      Gen này mã hóa cho protein ZIP vận chuyển Fe/Zn xuyên màng.

–       Protein này có mặt ở hỗng tràng, hồi tràng dẫn tới giảm hấp thu kẽm.

–      Bệnh lý  tuyến tụy.

–       Chế độ ăn thiếu kẽm.

–      Bệnh lý ở ruột (gây giảm hấp thu)

–      Bệnh lý cầu thần (gây mất kẽm)

–      Trẻ đẻ non có nhu cầu kẽm cao hơn, dự trữ trong cơ thể thấp.

–      Trẻ bú mẹ hoàn toàn song nồng độ kẽm trong máu mẹ thấp hoặc rối loạn bài tiết kẽm từ sữa.

.

Tuổi khởi phát

Vài tuần đầu sau sinh nếu trẻ không bú mẹ hoặc sau khi cai sữa.

Muộn hơn, có thể gặp ở người lớn

Diến biến

Nhanh

Từ từ

Giới tính

Giống nhau

Tiền sử

–      Tiêu chảy, chậm phát triển, kích thích, viêm da xuất hiện sau cai sữa.

–       Gia đình có người xuất hiện biểu hiện tương tự.

–      Tiền sử mắc các bệnh nội ngoại khoa gây  giảm hấp thu, tăng thải kẽm.

–       Trẻ đẻ non…

–       Không có tiền sử gia đình

Lâm sàng

Giống nhau

Chẩn đoán

–      Liệu pháp bổ sung kẽm thất bại.

–       Xác định được gen đột biến  SLC39A4

CHUẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

—        Viêm da cơ địa

—        Nhiễm Candida niêm mạc

—        Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh

—        Viêm da dầu

—        Vảy nến

ĐIỀU TRỊ

Bổ sung kẽm đường uống kéo dài 1-3mg/kg /ngày (zinc gluconate or sulfate).

–         Chế độ dinh dưỡng : Vì cơ thể không tự sản và  không có nơi dự trữ kẽm nên cần ăn nhiều các thực phẩm giàu chất kẽm hằng ngày.

–         Nuôi con bằng sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ được hấp thụ tốt hơn sữa công thức, sữa bò.

–         Điều trị kháng sinh chống vi khuẩn, nấm đối với các nhiễm trùng thứ phát.

THỰC PHẨM CHỨA KẼM

Hàm lượng kẽm trong con hàu (oysters) cao gấp 10 lần so với bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Một con hàu tươi có chứa tới 12 mg kẽm, tương đương 200g thịt bò.

Bài và ảnh: Ths. BsNT Quách Thị Hà Giang, BV Da liễu TW

Đăng tin: Phòng CNTT&GDYT

Thiếu Kẽm Gây Bệnh Gì? Khi Nào Nên Bổ Sung Kẽm?

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể mỗi người. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý như xơ vữa động mạch, suy giảm thính giác, loét miệng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Kẽm là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học và cần thiết cho hoạt động của enzyme trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến một vài bệnh lý sau đây.

Thiếu kẽm là nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn gây rụng tóc trên da đầu hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, qua đó nó giúp cho tóc dày và bóng mượt.

Thiếu kẽm cũng gây nên tình trạng có những nốt đóng vảy do bị mụn hoặc lâu. Thiếu kẽm sẽ làm các vết thương có thể mất nhiều thời gian hơn để tự hồi phục các vết thương.

Mắt chứa hàm lượng lớn kẽm, đặc biệt là trong võng mạc. Đó là bởi vì kẽm giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc để tạo ra các sắc tố bảo vệ mắt.

Kẽm cũng là một chất hoạt động như một chất chống oxy hóa và viêm thuần hóa trong tai, hoặc phần bên trong của tai. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có nồng độ kẽm thấp luôn có những biểu hiện ù tai.

Kẽm cũng là một chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương bên cạnh can-xi. Kẽm có chức năng vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như thay mới collagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh.

Những người có chế độ ăn nhiều chất bột ít chất đạm, bởi vì phần lớn kẽm từ thực phẩm xuất phát từ các sản phẩm thịt.

Những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột loét miệng, viêm ruột kết, bệnh thận mạn tính.

Phụ nữ mang thai và cho con bú là những người cần được cung cấp đầy đủ kẽm, đặc biệt là những người có lượng kẽm dự trữ thấp khi mới có bầu thì mỗi ngày sẽ cần thêm nhiều kẽm hơn những người khác.

Kẽm thường được tìm thấy ở võng mạc mắt, gan, tế bào máu, thận, xương và tuyến tụy. Một số thực phẩm giàu kẽm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống là hàu, củ cải, đậu, yến mạch, đậu phộng, sò, hạt bí ngô, thịt đỏ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và gừng. Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu nằm trong số những nguồn tốt nhất vì kẽm trong những thực phẩm này có sinh khả dụng cao – nghĩa là cơ thể chúng ta có thể hấp thu dễ dàng hơn so với các nguồn khác.