Thích Là Gì Wikipedia / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Shophouse Là Gì? Đặc Điểm Shop House Wikipedia

SHOPHOUSE LÀ GÌ? SHOP-HOUSE hay SHOP HOUSE

Shop House là khái niệm một loại hình bất động sản thương mại, là một thuật ngữ tiếng anh trong lĩnh vực nhà đất, hay thường gặp ở các khu đô thị, thành phố lớn. Shophouse hay Shop House có nghĩa được cộng gộp bởi 2 danh từ đơn là “shop” và “house”, theo nghĩa tiếng anh:

SHOP: là danh từ để chỉ cửa hàng, có chức năng như 1 mặt bằng kinh doanh

HOUSE: là danh từ để chỉ nhà ở, có chức năng để ở

Như vậy SHOPHOUSE hay SHOP HOUSE hay SHOP-HOUSE đề là để chỉ nơi vừa có chức năng ở, vừa có chức năng kinh doanh được (Nhà ở có chức năng kinh doanh).

Một số định nghĩa tại wikipedia về shophouse còn gọi đây là hộ kinh doanh (vừa là hộ gia đình, vừa kinh doanh thương mại.

2 LOẠI HÌNH SHOPHOUSE PHỔ BIẾN

Ở Việt Nam, Shophouse thường có 2 dạng chính: Căn hộ Shophouse và Nhà phố thương mại

CĂN HỘ SHOPHOUSE LÀ GÌ?

Căn hộ Shophouse là gì? Là căn hộ bố trí tại các tầng dưới mặt đất, tầng lửng, hoặc kề tầng lửng,… của các tòa căn hộ – chung cư cao tầng. Và các căn hộ này có chức năng ở và kinh doanh phục vụ nhu cầu của người dân sống tại khu dân cư.

Ví dụ: căn hộ shophouse Tecco Town, căn hộ shophouse Moonlight Park View, căn hộ Shophouse Tecco Green Nest quận 12, căn hộ shophouse Stown Thủ Đức, Căn hộ Shophouse Tecco Central Home Bình Thạnh…

NHÀ PHỐ THƯƠNG MẠI – SHOPHOUSE LÀ GÌ?

Nhà phố thương mại là gì? Là các nhà phố có được chức năng kinh doanh. Thường là những nhà phố nhiều tầng đặt ở các vị trí nhiều người qua lại, khu dân cư, mặt tiền đường,..

CÓ NÊN ĐẦU TƯ SHOPHOUSE HAY KHÔNG?

ĐẶC ĐIỂM CỦA SHOPHOUSE LÀ GÌ?

VỊ TRÍ CỦA SHOPHOUSE

Giá trị của Shophouse phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố quan trọng: vị trí của bất động sản này. Vị trí của Shophouse có khả năng giúp Shophouse trở thành “con gà đẻ trứng vàng”

Thông thường, nếu chọn mua shophouse, nhà đầu tư sẽ chọn những vị trí trung tâm khu dân cư sầm uất, mặt tiền đường đông người qua lại, gần những tụ điểm trung tâm đông người (ví dụ: rạp phim, khu thể thao, chợ, trường học,..)

ƯU ĐIỂM CỦA SHOPHOUSE

Shophouse là một trong những loại hình bất động sản thương mại rất có giá trị ở các khu đô thị lớn, có tinh thanh khoản cao: DỄ SỬ DỤNG – DỄ CHO THUÊ – DỄ MUA BÁN!

NHƯỢC ĐIỂM CỦA SHOPHOUSE

Khó mua chính là nhược điểm của SHOPHOUSE. Hầu hết, số lượng Shophouse tại các dự án bất động sản chỉ chiếm tỷ lệ dưới 5% tổng số sản phẩm nhà ở. Do đó, nếu không nhanh tay hoặc không may mắn, khách hàng rất khó có thể đăng ký đặt mua được Shophouse.

Giá trị Shophouse thường rất cao, thông thường sẽ gấp 1.5 đến 2 lần so với nhà ở thông thường. Cùng vị trí và diện tích

Pháp lý, thời gian sở hữu ngắn

Nhà phố thương mại sẽ có thời gian sở hữu lâu dài ổn định. Tuy nhiên, các căn hộ Shophouse thông thường chỉ được sở hữu 50 năm, và có thể chỉ được xin gia hạn sử dụng khi hết thời gian.

Chính vì những đặc điểm trên, Đầu tư Shophouse là kênh đầu tư bất động sản mà các nhà đầu tư “có tiền” lựa chọn. Shophouse sẽ mang lại giá trị ngay lập tức cho nhà đầu tư và giá trị của shophouse cũng tăng nhanh theo thời gian

Thích, Thương Và Yêu! Bạn Là Gì?

Thích, thương và yêu: Sự khác biệt.

Dành cho những ai đã và đang có tình cảm với một ai đó.

*thích*

Đầu tiên, hãy nói về “thích“. Theo tôi, thích có hai loại là “thích từ tận trong lòng” và “thích nhất thời”.

“Thích từ tận trong lòng”, đúng với tên gọi của nó, chính là thứ tình cảm bắt nguồn từ trái tim, bạn chân thật thích một người nào đó. Nhưng đây không có nghĩa là “thương” hay “yêu“. Tình cảm của bạn lúc này chỉ dừng lại ở mép ngoài trong vùng đất của tình yêu, nghĩa là muốn đến được “yêu“, bạn phải vượt qua “thương” nữa.

“Thích nhất thời” bắt nguồn từ những điều thoáng qua. Rất phổ biến với các bạn trẻ ở độ tuổi từ  12 – 21 tuổi (người ta thường gọi là “cảm nắng” hay “crush” của tuổi học trò ^^). Khi bất chợt gặp một ai đó có ngoại hình bắt mắt, có những hành động lôi cuốn, một ai đó mang lại cho bạn cảm giác nể phục, ngưỡng mộ vô cùng… vậy là bạn thích. “Thích nhất thời” có nhược điểm không thể chối cãi là thời gian ngắn, nhưng ưu điểm của nó là giúp con người ta trưởng thành hơn trong cảm xúc, phải không nào? Thêm vào đó, “thích nhất thời” đôi lúc cũng tự nhiên chuyển biến thành thích kiểu trẻ con. Người “thích nhất thời” cũng có những biểu hiện tương tự như người “thích từ tận trong lòng”, nhưng đối với loại “thích” thứ hai này, người “thích” nhất thời thường hay có những mộng mơ xa vời.

*thương*

“Thích” là vòng ngoài của “thương” và “yêu“. Nghĩa là nếu muốn “yêu” thì bạn phải vượt qua “thương“. Vậy “thương” là gì?

“Thương” khác “thích” ở điểm là tình cảm của bạn đặt vào người đó sẽ sâu hơn, nặng hơn (là thích sâu nặng chăng? ^^). Và một điều kỳ lạ là người ta không hề hay biết mình chuyển từ “thích” sang “thương” tự lúc nào. Bởi lẽ, giai đoạn này âm thầm, lặng lẽ đến nỗi có lẽ chưa người nào nhận ra được bản thân đang “thương” người ta sau một thời gian “thích“. “Thương” có được làm ba giai đoạn: thương cảm, thương hại và thương yêu.

Thứ hai, thương hại. Thương hại thì ai cũng biết. Nhưng xin đừng hiểu theo kiểu thương và làm hại người ta nha. Thương hại là kiểu thương xót tình cảnh của một ai đó. Lòng thương này dễ khiến cho bạn nổi máu anh hùng, muốn che chở và bảo bọc, quan tâm và chăm sóc cho người ta. Rồi từ khi nào không hay, bạn tự nhiên muốn ở bên người ta… cả đời! Thường gặp trong trường hợp một người mới chia tay người yêu, còn bạn thì đã có chút để ý đến người ta từ lâu. Vậy là bùm, từ một người bạn ở bên an ủi hoặc chỉ nhân cơ hội người ta yếu lòng mà nhảy vào để đi tiếp mối dây duyên tình với người ta luôn. Bạn à, tôi thành thật khuyên bạn, trước khi quyết định đến với một ai đó đã từng bị tổn thương trong tình yêu thì hãy suy nghĩ cho thật kỹ là bạn đang “yêu” hay chỉ là đang thương hại người ta mà thôi. Bạn có biết vì sao tôi khẩn khoản xin bạn nghĩ lại như vậy không? Bởi vì nếu bạn cứ nằng nặc cho rằng mình “yêu” người ta rồi thời gian trôi qua đến khi mà bạn chợt nhận ra tình cảm này chỉ là ngộ nhận, thì cũng là lúc bạn vô tình khiến cho vết thương lòng kia vừa mới kịp làm sẹo nay lại rướm máu. Và vết cắt này lại sẽ sâu hơn, làm người ta sợ hãi tình yêu đó. Cho nên, trước khi vội vã, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nói lời yêu nha bạn. Người mới chia tay người yêu, hoặc đã từng trải qua một cuộc tình thường có xu hướng rút lui, thu hẹp cảm xúc của mình lại, không dám mở lòng vì sợ rằng sẽ bị tổn thương một lần nữa. Những người như thế đã hiểu và sẽ không muốn đùa với tình yêu nữa đâu. Vấn đề ở đây là làm sao để bạn biết là mình chỉ đang thương hại người ta mà thôi? Vậy phải xem bạn có thấy tội nghiệp người ta, thấy mình muốn che chở và bảo vệ, muốn quan tâm và chăm sóc người ta, thấy người ta có hoàn cảnh gần giống mình, muốn ở bên cạnh người ta lúc này hơn bao giờ hết. Nếu chỉ là thương hại, xin hãy chỉ dừng lại ở mức tình bạn, xin đừng hấp tấp tiến xa thêm. Bạn phải cân nhắc cho thật kỹ trước khi nói lời yêu lúc này.

*yêu*

Ăn mừng thôi, cuối cùng chúng ta cũng đến được điểm cuối cùng trong bài phân tích này: “yêu“. Bắt nguồn từ “thích“, sang đến “thương” rồi cuối cùng là “yêu“. Tức là bạn phải bắt đầu bằng việc hay để ý đến người ta, hay nhớ nhung người ta, lấy cả vui buồn của người là tâm trạng cho chính mình, khóc vì người. Và “yêu” thì sâu đậm hơn tất thảy. Khi “thích“, tính sở hữu của con người ta rất mạnh, phải có bằng được người thì ta mới vừa lòng. Còn “yêu“, bạn không nghĩ mình nhất thiết phải có được người. Ý niệm của bạn khi đã “yêu” rồi chính là mong muốn người ta được hạnh phúc, điều đó không phải cứ ở bên mình thì người ta mới có được. Dù có phải cố gượng cười chúc mừng cho hạnh phúc của người ta, để rồi sau đó một mình khóc lặng trong đêm khi cánh cửa phòng bạn đóng lại, bạn sẽ vẫn thấy hài lòng. Là vui nhưng lại nhói đau trong lồng ngực. Bạn vui vì người bạn yêu đã tìm được hạnh phúc, bạn khóc vì mình không có may mắn trở thành người mang đến cho người ta hạnh phúc đó mà phải nhờ vào một người khác. Sau đó, sau khi mà người ta đã có hạnh phúc rồi ấy, bạn lại vẫn sẽ luôn bên cạnh, lặng lẽ và âm thầm bảo vệ, quan tâm người ta trên danh nghĩa một-người-bạn-thân. Ngạc nhiên chưa?! “Yêu” thật sự là ngớ ngẩn, là ngốc ngếch như vậy đấy. Nhưng đây mới mới thật sự là “yêu“. Yêu trong đơn phương và thầm lặng.

“Yêu” là không bao giờ ép buộc người mình yêu làm điều gì khiến người ta không vui. Dù muốn hay không, bạn cũng luôn hy vọng rằng mình là người có lỗi, thay vì người ta. Và tính chiếm hữu của “yêu” thực sự còn mạnh hơn cả “thích“.  “Yêu” là không có nhún nhượng. Khi xác định được bản thân mình “yêu” một ai đó thì nhất định phải có người đó bên cạnh mình. Bạn sẽ thấy bất ngờ với bản thân mình, bạn chấp nhận làm tất cả, kể cả những chuyện đồi bạn nhất mà bản thân chưa bao giờ nghĩ tới trước đây, chỉ để có được người mà mình yêu. Yêu mù quáng, bạn chỉ thấy mỗi người ấy trong mắt mình mà thôi. Bạn mặc kệ những lời nói bên ngoài về bạn, về tình yêu của bạn, bạn chỉ biết rằng nếu từ bỏ tình yêu này thì cuộc đời bạn và những tháng ngày về sau bạn không biết phải sống như thế nào. Vì vì quá cuồng nhiệt trong tình yêu, dù biết đang làm tổn thương người mình yêu, bạn cũng không muốn dừng lại.

“Yêu” cũng đồng nghĩa với đau. Càng yêu nhiều con người ta càng dễ bị tổn thương, càng phải khóc nhiều. “Yêu” thực sự là không thể quên được. Nếu ai đó hỏi tôi: “Làm sao để có thể quên đi người mà mình từng yêu?”. Tôi sẽ mỉm cười và bảo rằng: “Hãy thử khắc tên hai người lên một thân cây, khắc thật sâu vào. Xong, giờ bạn hãy xóa đi.” Để quên một người mình từng yêu thương hết lòng, về cơ bản là rất khó, nếu như không muốn dùng từ “không thể”. Nếu đã từng yêu ai rồi thì bạn sẽ không bao giờ có thể quên được. “Yêu” chính là khắc sâu hình bóng một ai đó trong tim. Chỉ khi nào bạn chưa thật sự “yêu” thì thời gian có lẽ sẽ là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để bạn quên đi tất cả. Cho nên, xin đừng cố gắng tìm quên. Vì càng quên sẽ càng nhớ. Nhưng cũng xin đừng cố nhớ, vì càng nhớ sẽ càng đau. Có muốn thử không? Bạn hãy nghĩ về người đó như một phần ký ức đẹp của mình và mong muốn người đó có được hạnh phúc. Sau đó, hãy tìm cho mình một tương lai khác. Như vậy, bạn sẽ nhẹ nhõm hơn nhiều, thay vì cứ ép lòng cố quên đi. Xin đừng bao giờ có ý định rũ bỏ quá khứ. Vì quá khứ là nền tảng cơ bản xây dựng nên con người bạn của hiện tại, và từ đó bạn có tương lai. Quá khứ làm nên con người bạn của hôm nay. Nếu “yêu” trước đây là đau buồn, hãy cố gắng sống cho thật tốt, thật vui vẻ với bản thân mình, để rồi bạn sẽ nhận ra cuộc sống này vẫn còn rất đẹp và tương lai đang đợi bạn phía trước.

“Yêu” thực sự là không còn biết phân biệt phải-trái, đúng-sai gì nữa. Một người dù cho có làm nhiều chuyện khiến bạn đau, bạn chỉ luôn nghĩ về những điều đẹp đẽ của người, thứ đã khiến bạn “yêu” mà thôi. Khi “yêu”, người ta không bận tâm nhiều đến khuyết điểm của đối phương nữa. Cho nên, ngoại hình, tuổi tác, giới tính… nhiều khi cũng không là trở ngại lúc này nữa. “Yêu” thực sự là cho đi rất nhiều nhưng không mong nhận lại gì. Khi đã “yêu” và được “yêu“, xin bạn hãy trân trọng tình cảm thiêng liêng này, xin đừng bao giờ để mất nó. Bởi lẽ, càng yêu sâu đậm lại càng dễ mất nhau vì một lý do bên ngoài hay bên trong nào đó. Chính vì thế, tôi thành tâm khuyên bạn rằng, tình yêu thật sự rất khó được tìm thấy, và một khi đã tìm được rồi, xin bạn hãy cố gắng nâng niu và trân trọng, giữ lấy nó không phải chỉ cho riêng mình, mà còn là cho cả người bạn yêu nữa.

Vậy thì các bạn của tôi, sau khi đọc hết bài phân tích này, bạn có thấy tình yêu rắc rối không? ^^ Yêu là gì? Yêu là chi? mà muôn đời nay nhân loại vẫn cứ mãi tìm yêu. Cảm ơn các bạn đã đọc hết một hơi bài phân tích này, và cũng hy vọng nó sẽ hữu ích cho những ai đang thật sự cần để nhìn nhận lại tình cảm và bản thân mình.

Thân!

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Facebook Ads Là Gì? (Giải Thích Dễ Hiểu) =

PHẦN TIẾP: TẠO TÀI KHOẢN FACEBOOK BUSINESS & FANPAGE

Bạn đang đọc phần đầu tiên trong series bài viết hướng dẫn về Facebook Ads cho người mới.

Cho dù bạn đang kinh doanh online hay kiếm tiền online thì Facebook Ads luôn là 1 kênh quảng cáo trả phí mang lại hiệu quả cao. Có tiềm năng mang lại hiệu quả, doanh thu cho bạn ngay lập tức, đó là Facebook Ads

Ở bài viết đầu tiên nay, mình sẽ giúp bạn tìm hiểu vì sao hàng triệu nhà quảng cáo trên khắp thế giới lại chọn Facebook Ads để quảng bá sản phẩm online, tiếp cận khách hàng một cách chính xác nhất.

Facebook dường như trở thành một mạng xã hội quen thuộc trên khắp thế giới, dựa vào những ưu thế riêng của mình, quảng cáo trên Facebook dường như đã và đang thu hút càng ngày càng đông các cá nhân, doanh nghiệp tham gia.

Các nhà quảng cáo đang giảm thiểu các kiểu quảng cáo truyền thống và không ngừng chi tiêu nhiều hơn vào quảng cáo trên Facebook.

Tại sao lại như vậy, đơn giản là quảng cáo trên Facebook mang lại hiệu quả tốt hơn nhiều, giúp nhà quảng cáo tiếp cận khách hàng một cách chính xác hơn và hiệu quả của quảng cáo Facebook sẽ được hiển thị ngay lập tức.

Vì vậy rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp sẵn sáng nâng chi phí quảng cáo Facebook ngày càng cao hơn để mở rộng, tối ưu hóa hiệu quả mang lại hơn. Hay còn gọi vui là “Cúng tiền cho Mark”

Mình đang sử dụng quảng cáo Facebook cho công việc kinh doanh & MMO thì kết quả mang lại rất tốt hơn so với ngoài mong đợi.

Ví dụ mình có thể tạo ra hàng trăm ngàn tương tác trên Fanpage bán hàng. Với những mẫu quảng cáo bán hàng, tương tác nhiều luôn tỉ lệ thuận với đơn hàng.

Đọc thêm:

Nhưng vì sao quảng cáo trên Facebook lại mang lại hiệu quả như vậy ? Mình sẽ đi sâu vào phân tích để giúp bạn có được câu trả lời.

Có mặt ở Việt Nam đã hơn 5 năm và ngày càng hoàn thiện, Facebook Ads hiện tại đã trở thành 1 kênh quảng cáo quen thuộc đối với bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào muốn đưa sản phẩm bán trên mạng.

Cho dù bạn đang kinh doanh bất cứ lĩnh vực gì (Hoặc làm MMO), miễn là có lãi tốt. Tất cả đều có thể dùng Facebook Ads để tăng trưởng doanh thu.

Vậy Facebook có những gì mà nhà quảng cáo lại đâm đầu vào?

Hãy nhìn ảnh trên, Facebook có 1,8 tỉ người dùng mỗi tháng. Mỗi người sử dụng Facebook ở Mỹ, cứ 5 phút trôi qua họ lại bỏ 1 phút Facebook, ngoài ra mạng xã hội Instagram đã có trên 500 triệu người dùng mỗi tháng.

Đây quả thực là những con số không thể tưởng tượng nổi. Facebook là mạng xã hội đông người sử dụng nhất thế giới và không ngừng lớn mạnh. Và trong số hàng tỉ người sử dụng Facebook, có rất nhiều người sau này có thể là khách hàng của bạn, mua những gì bạn bán, sử dụng dịch vụ bạn cung cấp.

Và bạn hoàn toàn có thể tiếp cận họ bằng Facebook Ads. Họ sẽ nhìn thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, và nếu nội dung quảng cáo của bạn làm người xem quảng cáo ấn tượng, họ sẽ trở thành khách hàng.

Chắc hẳn bạn có nghe tới vụ scandal của Facebook vào tháng 03/2018. Bằng 1 cách nào đó, Cambridge Analytica – Một đơn vị chuyên phân tích data (Dữ liệu người dùng) của Facebook & can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Và dữ liệu từ Facebook đã ảnh hưởng lớn tới kết quả của cuộc bầu cử.

Hầu như ai trong số cũng ta cũng sử dụng Facebook, và không quên được Facebook hỏi chúng ta tất cả mọi thứ: Từ những thông tin cơ bản như tên thật, năm sinh, giới tính, nơi sinh, nơi ở,…Cho đến những thông tin “sâu hơn” như: Học trường nào, đang làm nghề gì, sở thích là gì, tình trạng hôn nhân,…

Và qua quá trình sử dụng, Facebook lại biết được hành vi, thói quen của chúng ta như: Hành vi tương tác, mua hàng, các loại nội dung quan tâm, thói quen,…

Đó cũng chính là lý do mà bạn có thể thấy tính năng “Đề xuất cho bạn” hiển thị rất nhiều nội dung mà bạn thích:

Với người dùng, Facebook lấy lý do lấy những thông tin này để hiển thị nội dung chính xác hơn những gì chúng ta đang thực sự quan tâm.

Đúng là như vậy, tuy nhiên mục đích xa hơn nữa là Facebook có được dữ liệu người dùng (data) để giúp cho những nhà quảng cáo trên Facebook có thể tiếp cận khách hàng 1 cách chính xác.

Như vậy, với vai trò của nhà quảng cáo. Chúng ta sẽ “có lợi” khi Facebook làm như thế. Bởi vì chúng ta sẽ có những “dữ liệu đã được phân tích”, thậm chí áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích những data này.

Vậy cụ thể bạn sẽ có thể tiếp cận tới khách hàng mục tiêu như thế nào ? Hãy đọc tiếp

Thời đại công nghệ số cũng là thời đại của Data, “thấu hiểu khách hàng” là điều các doanh nghiệp luôn muốn hướng tới.

Vì vậy không chỉ Facebook, các ông lớn khác như Google, Twitter, Hicrosoft,…hay bất cứ nền tảng nào khác luôn tìm cách khai thác dữ liệu từ người dùng 1 cách triệt để nhất.

Mục đích là để họ tận dụng vào các chiến dịch kinh doanh, marketing, truyền thông hay cho phép nhà quảng cáo đồng thời khai thác dữ liệu đó, hay nói cách khác là bán dữ liệu cho nhà quảng cáo.

Với Facebook, khi bạn là 1 nhà quảng cáo, nền tảng quảng cáo của họ sẽ cung cấp cho bạn 3 dạng “audience” để bạn có thể tiếp cận.

Core Audiences

Đây là dạng audience giúp bạn có thể tiếp cận khách hàng theo:

Nhân khẩu học (Demographics): Tiếp cận khách hàng theo độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, giáo dục, nghề nghiệp,…

Vị trí địa lý (Location): Tiếp cận khách hàng ở tỉnh thành/ hoặc xung quanh ví trí bạn mong muốn

Sở thích (Interests): Bạn có thể tiếp cận đúng khách hàng thích 1 hoặc nhiều thứ gì đó, ngoài ra tính năng Narrow Audience của Facebook còn giúp bạn tiếp cận những khách hàng đồng thời thích nhiều thứ khác nhau, nhằm mang lại hiệu quả hơn.

Hành vi (Behaviours): Bạn có thể tiếp cận khách hàng dựa vào hành vi mua sắm, thiết bị họ đang sử dụng

Chẳng hạn dưới đây là giao diện quảng cáo Facebook, mình có thể tiếp cận được những ông đực ở HCM, đang sử dụng iphone 7, thích thể thao và Gyms:

Custom Audiences

Dạng audience này giúp bạn có thể tiếp cận với những khách hàng đã tương tác với bạn trước đó, chẳng hạn:

Chẳng hạn, mình có thể tạo ra tệp những người đã vào page của mình, và mình có thể chạy quảng cáo đến tệp audience này:

Lookalike Audience

Tính năng này giúp bạn tiếp cận đến 1 lượng khách hàng nào đó có hành vi sử dụng Facebook giống với 1 tệp audience mà bạn có, rất là hay ho đúng không ?

Chẳng hạn mình có 1 tệp khách hàng đã mua hàng của mình, mình có thể tạo ra 1 tệp audience có hành vi sử dụng Facebook giống với tệp này, họ có chung sở thích, hành vi mua sắm giống nhau thì có thể trong tệp bạn tạo ra, sẽ có rất nhiều khách hàng khác muốn mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của bạn.

Với mình, 3 tính năng target trên của Facebook thực sự mạnh mẽ, nó có thể giúp mình tiếp cận đến “chân dung khách hàng” mà mình mong muốn.

Ngoài những tính năng hỗ trợ target “siêu cụ thể” ở trên, Facebook còn phát triển 1 công cụ có tên “Audience Insight” giúp bạn có thể nghiên cứu & tìm ra khách hàng tiềm năng, hỗ trợ target hiệu quả hơn.

Với slogan “Understand your audience better”, công cụ này bạn có thể hiểu sâu hơn về 3 nhóm đối tượng:

Những người thích trang của bạn

Những người trong tệp custom audience của bạn

Những người bạn đang hướng tới trên Facebook

Đó là bạn có thể nhìn, khám phá 1 cách tổng quan về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, công việc, trạng thái mối quan hệ, sở thích, gia đình,...của tệp khách hàng. Chẳng hạn Fanpage Kiemtiencenter của mình phân tích được 1 số thông tin quan trọng sau:

Độ tuổi trẻ chiếm phần lớn: 18-24 chiếm 69%, và nam giới là phổ biến:

“Hiểu sâu” hơn là như thế nào ? Tỉ lệ độc thân và học vấn cao:

Từ đó mình có thể vẽ lên 1 chân dung khách hàng khi target trên Facebook Ads. Ví dụ mình muốn tiếp cận đến 1 lượng khách hàng mới (không phải page của mình), mình có thể target đến: Nam giới, 20-25 tuổi, đang độc thân, trình độ đại học, nghề thiệp thuộc Management, Production, Administrative,…

Biết được nghề nghiệp nào là phổ biến:

Cộng thêm nhiều thủ thuật target khác, mình có thể tiếp cận được những khách hàng tiềm năng có thể quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình đang cung cấp.

Đầu tiên, hãy nhìn vào độ tăng trường của người dùng Facebook 8 năm qua:

Và sự tăng trưởng doanh thu Facebook:

Để đạt được lượng người dùng và doanh thu khủng khiếp như vậy, Facebook đã làm rất tốt, luôn đổi mới và ngày càng hoàn thiện hơn cho cả 2 bên: Người dùng & nhà quảng cáo

Còn nhớ ngày đầu mới xuất hiện, quảng cáo Facebook rất sơ sài, không có Business Manager, không có Narrow Audience, Interest & Behavior đang còn sơ sài, Facebook Pixel hay Custom Audience cũ khá đơn giản, không có Lookalike Audience, Creative Hub, Instagram Ads,….

Mà bây giờ mọi thứ đã quá đầy đủ nếu không muốn nói nó phát triển quá nhanh, nhanh đến nỗi hôm nay mình viết hướng dẫn quảng cáo Facebook Ads, tuần sau hướng dẫn đó lại trở thành bản cũ vì Ads Manager thay đổi giao diện:(

Hãy xem ảnh dưới đây để biết công cụ cho nhà quảng cáo của Facebook khủng khiếp như thế nào:

Nền tảng Facebook Ads sẽ hoàn thiện hơn mỗi ngày, đó là điều chắc chắn. Facebook liên tục có nhiều cập nhận giúp cho các nhà quảng cáo dễ dàng hơn trong việc hướng đến khách hàng mục tiêu. Nếu biết áp dụng các tính năng mới 1 cách bài bản và khoa học, các nhà quảng cáo đã giảm được chi phí nhiều lần.

Các nhà quảng cáo đang tập trung vào nền tảng di động, bạn cũng phải tận dung ưu thế này với thời đại Smartphone bùng nổ như hiện nay.

Facebook Ads trở thành một công cụ Marketing hữu hiệu, tiếp cận được khách hàng tiềm năng một cách chính xác, là một đối thủ cạnh tranh lớn nhất với Google Ads, và thực sự thì Facebook ads có nhiều ưu điểm tốt hơn Google Ads.

Chắc hẳn bạn đã biết Google Ads hoạt động như thế nào ? Người dùng sẽ tìm kiếm từ khóa trên Google , quảng cáo sẽ hiện theo từ khóa , click vào trang web của bạn . Với 5 tỉ lượt tìm kiếm mỗi ngày thì Google Ads cũng là một công cụ quảng cáo rất hiệu quả, mang lại các khách hàng chính xác theo từ khóa họ tìm kiếm.

Nghe qua thì Google Ads sẽ mang lại hiệu quả chính xác hơn Facebook Ads nhưng Google Ads lại có những nhược điểm riêng:

Mình sẽ có 1 chút so sánh để bạn dễ hình dung hơn.

Đầu tiên phải nói là chi phí, nếu bạn không phải là một người chạy Google Ads chuyên nghiệp và biết tối ưu landing page thì có thể bạn sẽ tốn rất nhiều tiền cho Google Ads. Đặc biệt là ở những ngành cạnh tranh chi phí bị đẩy lên rất cao.

Cho dù lợi nhuận mang lại cao đi chăng nữa nhưng chi phí cũng cao theo thì doanh thu của bạn cũng không bù vào được, nên để chạy được Google Ads tối ưu hóa chi phí thì bạn sẽ phải tìm hiểu và trải nghiệm rất nhiều .

Thứ 2 là giới hạn về chữ và hình ảnh minh họa, Google kiểm duyệt khó hơn Facebook, nhiều lúc làm mình khó chịu. Sẽ có những sản phẩm, câu từ, hình ảnh mà Facebook có thể dễ dàng cho bạn chạy quảng cáo, còn Google rất khó khăn.

Còn ở Facebook ? Trên Facebook bạn không cần quan tâm đến người dùng tìm kiếm đến thứ gì, mà bạn sẽ chạy Ads đến với đối tượng mà bạn nghĩ đối tượng đó có thể sẽ là khách hàng của bạn , bạn sẽ nhắm vào sở thích, công việc của họ bằng những công cụ hỗ trợ target kinh điển của Facebook

Bạn có thể thu hút những đối tượng của bạn like vào Fanpage riêng của bạn, nơi bạn có thể tiếp tục đăng tải các dịch vụ liên quan và sản phẩm khác mà bạn nghĩ khách hàng của bạn sẽ cần đến.

Nếu biết tận dụng, có sản phẩm tốt & nội dung quảng cáo gây được sự chú ý cao. Thì áp dụng Quảng cáo Facebook sẽ mang lại cho bạn những kết quả tốt với chi phí tương đối rẻ.

Và điều tuyệt vời nhất là Facebook gần như biết hết các thông tin cơ bản, sở thích của người dùng vì vậy bạn có thể hướng đến người dùng tốt hơn về đ ộ tuổi , sở thích , nơi sinh sống, hôn nhân, học vấn, hành vi…điều này có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Tuy nhiên sẽ có nhiều ngành riêng biệt, Google Ads lại phát huy hiệu quả & phù hợp hơn Facebook Ads, vì vậy công việc của bạn đó là nghiên cứu 2 nền tảng quảng cáo này thật sâu, sau đó test độ hiệu quả và tự đưa ra kết luận. Bạn cũng có thể kết hợp 2 nền tảng này đồng thời nếu cả 2 đều mang lại lợi nhuận cho bạn.

[sociallocker id=”3900″]

1/ Suy cho cùng, Facebook Ads cũng chỉ là 1 công cụ , họ không phải thần thánh để giúp cho mọi cá nhân, doanh nghiệp có thể hái ra tiền. Đơn giản họ chỉ tạo ra công cụ, việc sử dụng công cụ đó như thế nào để quảng cáo là phụ thuộc vào bạn.

2/ Chất lượng sản phẩm/dịch vụ và đặc biệt là nội dung quảng cáo (ảnh/video/website) vẫn sẽ được đặt lên hàng đầu chứ không phải công cụ quảng cáo, audience insight hay cách target.

3/ Nếu bạn đang trả tiền để xây dựng khách hàng tiềm năng like page, bạn không quản lý và chăm sóc Fanpage tốt, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng

4/ Quảng cáo không đúng khách hàng = lãng phí tiền bạc: Nếu bạn không biết các cách target khách hàng tiềm năng thì bạn sẽ thu lại kết quả rất tệ, bạn phải xác định xem dịch vụ, mặt hàng mình đang muốn bán, muốn quảng bá là gì, hãy hình dung ai sẽ là khách hàng của bạn, và bạn sẽ chạy cho các đối tượng bạn nhắm đến, không được chạy ads tràn lan, sẽ không có hiệu quả

5/ Không phải dịch vụ nào cũng được quảng cáo: Có nhiều dịch vụ quảng cáo bị giới hạn . Một số dịch vụ không được quảng bá trên Facebook: Các quảng cáo liên quan đến việc kiếm tiền, thu nhập tại nhà, những quảng cáo về hẹn hò, kết bạn,….

Không sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, thô tục, đe dọa hoặc tạo ra phản hồi tiêu cực cao. Không sử dụng ngôn ngữ lăng mạ, quấy rối hoặc hạ thấp phẩm giá con người, hoặc địa chỉ tuổi, giới tính, tên, chủng tộc, tình trạng thể chất,…

[/sociallocker]

Facebook là 1 kênh quảng có nhiều khách hàng tiềm năng mà bất cứ ai kiếm tiền hay kinh doanh online đều phải cân nhắc để đầu tư vào.

Facebook Ads là 1 dịch vụ kiêm công cụ hoàn hảo của Facebook giúp bạn có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng 1 cách dễ dàng. Nếu áp dụng tốt, đây là hướng đi có thể mang về cho bạn lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên chặng đường từ “hiểu Facebook Ads” cho đến “chạy quảng cáo tốt” vô cùng khó khăn, sai lầm và làm việc không nghiêm túc sẽ chỉ khiến bạn tốn ngân sách.

Đừng quá phụ thuộc vào Facebook Ads, hãy tạo ra nội dung thật tốt, đề ra chiến lược xây dựng Fanpage, đầu tư mạnh vào hình ảnh & video giới thiệu sản phẩm. Và điều đáng quan tâm hàng đầu đó là chất lượng sản phẩm và thử nghiệm quảng cáo đa kênh, từ đó phát hiện ra kênh bán hàng tốt nhất.

PHẦN TIẾP: TẠO TÀI KHOẢN FACEBOOK BUSINESS & FANPAGE

Input Là Gì? Giải Thích Và Định Nghĩa Input

Input là những tín hiệu số được mã hóa sau đó đưa vào các thiết bị để xử lý thông tin. Hầu hết các thiết bị điện tử hiện nay đều chia ra các bộ phận input và output một các rõ ràng.

Input là gì? giải thích và định nghĩa input

Một hệ thống có input và output rõ ràng nhất phải kể đến là camera quan sát, input của hệ thống camera chính là đầu vào dây tín hiệu hình ảnh thường là cáp mạng hoặc cáp đồng trục.

Các dữ liệu hình ảnh được mã hóa thành tín hiệu số sau đó truyền vào đầu ghi hình để xử lý thông tin và lưu trữ.

Ngày nay các thiết bị điện tử ngày càng nhiều nhưng hầu hết đều hoạt động dự trên nguyên tắc nhận dữ liệu từ các hệ thống input như camera, chuông cửa, cảm biến, remote… sau đó đưa và thiết bị trung tâm để xử lý và xuất các hành động ra các hệ thống output thực hiện.

Tại sao phải quan tâm input là gì?

Input thường được sử dụng để thể hiện cho các tín hiệu đầu vào nhưng nhiều lúc nó cũng được sử dụng để mô tả các thông số quan trọng như:

Tần số tín hiệu đầu vào (hz)

Loại lữ liệu đầu vào (img, doc, jpg, rar, zip)

Việc bạn cung cấp đúng dữ liệu đầu vào cho thiết bị giúp chúng hoạt động ổn định hơn, kéo dài tuổi thọ và tránh các trường hợp hỏng hóc đáng tiếc.

Trước khi sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào các bạn nên đọc kỹ thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng để nắm được các thông số output, input. Ví dụ khi vừa mua một tivi kỹ thuật số sử dụng cáp mạng để truyền tín hiệu nếu bạn lỡ cắm cáp đồng trục thế hệ cũ thì có thể làm hư hỏng thiết bị đúng không nào.

Làm thế nào để sử dụng đúng input, output của thiết bị

Nếu bạn vừa mua một thiết bị mới lạ mới sử dụng lần đầu các tốt nhất là bạn nên tìm một hướng dẫn viên chuyên nghiệp.

Có rất nhiều thiết bị lạ khó sử dụng như micro thu âm, công tắc cảm ứng, thiết bị chống trộm… việc cung cấp thiết bị đầu vào(input) sai dễ khiến thiết bị hỏng ngay lần đầu sử dụng.

Giải pháp tôi đưa ra là tìm các bài hướng dẫn trên internet đặc biệt là các clip hướng dẫn sử dụng của sản phẩm đó trên youtube hoặc website chính hãng của sản phẩm đó.