Thị Trường Chứng Khoán Là Gì Chức Năng / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Chức Năng Của Thị Trường Chứng Khoán

Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền tạm thời nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó, góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, thị trường chứng khoán đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ cho các nhu cầu chung của xã hội.

Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Có nhiều loại chứng khoán trên thị trường với các mức độ rủi ro khác nhau, để các nhà đầu tư có thể chọn lựa cho phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.

Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoản

Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán mà họ đang sở hữu thành tiền mặt, hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn dầu tư. Chức năng cung cấp thanh khoản cho các chứng khoán là chức năng quan trọng, đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động một cách năng động và có hiệu quả.

Đánh giá giá trị của doanh nghiệp và của nền kinh tế

Thị trường chứng khoán là nơi đánh giá của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế một cách tổng hợp và chính xác (kể cả giá trị hữu hình và vô hình) thông qua chỉ sổ giá chứng khoán trên thị trường. Từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mái, cải tiến sản phẩm.

Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kỉnh tế vĩ mô

Thị trường chứng khoán là nơi cung và cầu vốn dài hạn gặp nhau. Trên thị trường chứng khoán giá cả các chứng khoán phản ánh sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế nói chung, giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư dang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng, và ngược lại giá chứng khoán sẽ giảm cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế, và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu, bù đắp thâm hụt ngân sách và kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một sô chính sách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư, đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.

Thị Trường Chứng Khoán (Stock Market) Là Gì? Chức Năng Và Phân Loại

Khái niệm

Thị trường chứng khoán trong tiếng Anh gọi là Stock Market.

Thị trường chứng khoán là thị trường mua bán, trao đổi các loại chứng khoán giữa các chủ thể tham gia.

Các chứng khoán dài hạn là các công cụ có thời gian đáo hạn ngay từ khi phát hành dài hơn 1 năm.

Xét về mặt bản chất thì thị trường chứng khoán chính là một định chế tài chính trực tiếp, nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm hoặc tạm thời nhàn rỗi, nơi giao dịch các công cụ tài chính của thị trường vốn.

– Đây là phương thức cung cấp và huy động vốn trực tiếp người có vốn nhàn rỗi và người có nhu cầu vốn trực tiếp tham gia thị trường mà không thông qua trung gian tài chính như ngân hàng.

– Là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo với sự tham gia của nhiều người mua và bán; giá hình thành trên cơ sở quan hệ cung – cầu.

– Là thị trường vừa gắn với hình thức tài chính dài hạn, vừa gắn với hình thức tài chính ngắn hạn.

Nhìn chung, thị trường chứng khoán là thị trường liên tục khi các chứng khoản thường xuyên được mua bán nhiều lần trên thị trường thứ cấp sau khi đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

Chức năng của thị trường chứng khoán

Kênh huy động và phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh

Đây là chức năng quan trọng nhất của thị trường chứng khoán. Thực hiện chức năng kinh tế cơ bản là đưa các nguồn vốn từ các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ có nguồn vốn dư thừa khi chi tiêu ít hơn thu nhập của họ sang những chủ thể thiếu vốn khi họ muốn chi tiêu nhiều hơn thu nhập họ có.

Do vậy, về bản chất, thị trường chứng khoán nếu vận hành tốt sẽ nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế.

Công cụ để ổn định kinh tế vĩ mô

Thêm vào đó, thị trường chứng khoán vận hành một cách lành mạnh và an toàn là một nhân tố quan trọng để bảo đảm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng thông qua nâng cao hiệu suất của nền kinh tế.

Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một kênh quan trọng qua đó Chính phủ thực thi các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tài chính – tiền tệ để ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát. Một thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh sẽ tạo điều kiện giảm thiểu vấn đề về sai lệch kép, trong đó các thị trường trái phiếu và công cụ phái sinh đóng vai trò rất quan trọng.

Thị trường chứng khoán giúp cho các chủ thể tham gia có thể mua bán chứng khoán một cách thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp.

Tính thanh khoản do thị trường chứng khoán mang lại sẽ giúp cho dòng vốn được luân chuyển nhanh và trở thành một kênh huy động vốn và đầu tư hiệu quả.

Nguyên tắc hoạt động

– Nguyên tắc trung gian

– Nguyên tắc công khai thông tin

Căn cứ vào tính chất luân chuyển vốn

– Nguyên tắc đấu giá

Thị trường sơ cấp: Là thị trường lần đầu tiên chứng khoán được chào bán và huy động vốn mới cho tổ chức phát hành. Do đó, đây là thị trường mang lại lợi ích trực tiếp cho tổ chức phát hành chứng khoán. Việc phát hành chứng khoán sẽ phải tuân thủ theo các quy định của luật chứng khoán,.

Thị trường sơ cấp có thể được phân loại thành thị trường chào bán ra công chúng và chào bán riêng lẻ.

Căn cứ vào phương thức giao dịch

Thị trường thứ cấp (còn gọi là thị trường cấp II hay thị trường luân chuyển chứng khoán). Đây là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

Có 2 cấu trúc thi thị trường để thực hiện giao dịch bao gồm:

– Thị trường xác định giá theo lệnh (order driven).

Căn cứ theo hình thức tổ chức

– Thị trường xác định giá theo giá yết (quote driven).

Thị trường thứ cấp cũng có thể được phân loại thành:

– Thị trường tổ chức (sở giao dịch chứng khoán).

– Thị trường phi tập trung (OTC).

Các Sở giao dịch chứng khoán là các địa điểm giao dịch tập trung, tại đó các công cụ tài chính được giao dịch. Các công cụ tài chính giao dịch phải là những công cụ được niêm yết bởi Sở giao dịch chứng khoán.

Căn cứ theo thời gian thanh toán

Trong khi đó, nhìn chung thị trường OTC là thị trường giao dịch các công cụ tài chính không niêm yết (unlisted), ví dụ như đối với cổ phiếu, có cả các cổ phiếu được niêm yết và không niêm yết.

– Thị trường giao ngay: Là thị trường thực hiện giao dịch mua và bán công cụ tài chính ngay khi giao dịch.

Thanh Hoa

Thị Trường (Market) Là Gì? Chức Năng Của Thị Trường

Khái niệm

Thị trường trong tiếng Anh được gọi là market.

Thị trường là một thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu và chúng ta thường xuyên nhắc tới trong mọi khía cạnh của nền kinh tế.

Khái niệm thị trường rất đa dạng, mỗi quan điểm khác nhau, trường phái khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau.

– Gegory Mankiw (2003) lại đưa ra một khái niệm khá đơn giản: ” Thị trường là tập hợp của một nhóm người bán và người mua một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định”.

– S.Pindyck và Rubinfeld (2005), khái niệm thị trường được hiểu theo nghĩa tương tự: ” Thị trường là tập hợp người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi”.

Có nhiều quan điểm khác nhau nhìn nhận về thị trường, căn cứ vào những quan điểm đó cũng như dựa trên thực tế chúng ta có thể thống nhất chung một khái niệm về thị trường như sau:

Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó những người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

Thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể và bị giới hạn trong một không gian cụ thể mà chính là những thỏa thuận giữa người mua và người bán. Nơi nào có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán để mua bán hàng hóa, dịch vụ thì nơi đó có là thị trường.

Do đó, thị trường có thể là một quán cà phê, một chợ, một cuộc kí kết hợp đồng mua bán, chợ trái cây, tiệm cắt tóc, quán ăn, một số thị trường lại được vận hành thông qua các trung gian như thị trường chứng khoán, thị trường vô hình như thương mại điện tử (ebay.com)…

Hình thức của thị trường khác nhau nhưng các thị trường có cùng một chức năng kinh tế đó là điều tiết nền kinh tế: Xác lập mức giá và số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà tại đó người mua muốn mua và người bán muốn bán.

Giá cả và số lượng hàng hóa hay dịch vụ được mua bán trên thị trường thường song hành với nhau. Ứng với một mức giá nhất định, một số lượng hàng hóa nhất định sẽ được mua bán.

Trên thị trường tồn tại các qui luật kinh tế cơ bản như: qui luật cung cầu, qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh, qui luật giá cả. Những qui luật này luôn tác động, hạn chế và thúc đẩy nhau tạo thành tập hợp các mối quan hệ hết sức phức tạp.

Diệu Nhi

Khái Niệm Thị Trường Tiền Tệ, Thị Trường Vốn Và Thị Trường Chứng Khoán

MỤC LỤC – Thị trường Chứng khoán

Là thị trường ngắn hạn. Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vì các ngân hàng thương mại là chủ thể quan trọng nhất trong việc thu hút và cung cấp các nguồn vốn ngắn hạn.

Đặc điểm nổi bật:

Thời gian luân chuyển vốn ngắn hạn: Công cụ của thị trường này là những món nợ vay hay các loại chứng khoán có thời gian đáo hạn dưới 1 năm.

Hình thức tài chính đặc trưng là hình thức tài chính trực tiếp. Đóng vai trò trung gian giữa những người vay và người cho vay là các ngân hàng thương mại.

Các công cụ trên thị trường tiền tệ có độ an toàn tương đối nhưng thường mang lại lợi tức thấp.

Thị trường tiền tệ được chia thành 3 loại như sau:

Thị trường cho vay ngắn hạn của các định chế tài chính trung gian, hoạt động các tổ chức này. Các tổ chức này huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các công ty kinh doanh hoặc cá nhân bằng việc hình thức huy động gửi tiết kiệm, sau đó cho vay lại với những ai có nhu cầu.

Thị trường hối đoái (thị trường ngoại hối) là nơi diễn ra hoạt động mua bán và trao đổi ngoại tệ. Thị trường khác có thể dùng tiền để đổi hàng hóa, nhưng thị trường hối đoái dùng tiền để lấy tiền. Đặc tính riêng biệt nữa của thị trường ngoại hối là tất yếu sẽ là thị trường quốc tế. Đây là thị trường bền vững, bởi thị trường hối đoái luôn luôn vận hành khi các quốc gia trên thế giới luôn trao đổi và hợp tác với nhau.

Thị trường liên ngân hàng hoạt động phục vụ cho các khách hàng là các ngân hàng thương mại. Không phải lúc nào ngân hàng cũng đủ tiền để cho vay và cũng không phải lúc nào ngân hàng cũng tìm được đủ khách cho vay hết vốn. Vì thế sẽ phát sinh nhu cầu vay và cho vay giữa các ngân hàng, với mục đích phục vụ hoạt động của chính mình, qua việc huy động và cho vay vốn. Đặc điểm của thị trường này: chỉ dành cho ngân hàng với khối lượng, giá trị giao dịch lớn.

THỊ TRƯỜNG VỐN

Khác với thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường của các khoản vốn dài hạn. Thị trường cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn của chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình. Do thời gian luân chuyển vốn dài hạn hơn so với thị trường tiền tệ nên công cụ trên thị trường vốn có độ rủi ro cao và tất nhiên mức lợi tức cũng sẽ cao hơn.

Trong lịch sử hình thành của thị trường tài chính thì thị trường tiền tệ được hình thành trước bởi ban đầu do kinh tế chưa phát triển nên nhu cầu vốn và nhu cầu tiết kiệm chưa nhiều, chủ yếu mang tính ngắn hạn. Sau khi phát triển, nhu cầu của nền kinh tế về nguồn vốn dài hạn cho đầu tư xuất hiện thì thị trường vốn ra đời. Bên cạnh việc huy động vốn dài hạn thông qua các định chế tài chính trung gian thì chính phủ và doanh nghiệp còn tự huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.

Thị trường tín dụng thuê mua (cho thuê tài chính): Còn được gọi là hoạt động cho thuê tài chính hoặc có thể được gọi là thuê vốn. Đây là hình thức tín dụng trung và dài hạn, trong đó người cho thuê cam kết mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người thuê và là người nắm giữ quyền sở hữu tài sản đó. Người thuê là người sử dụng tài sản và phải thanh toán tiền thuê trong một khoảng thời gian được thỏa thuận trước. Trong thời gian thuê, người thuê không được hủy bỏ hợp đồng trước kì hạn. Khi kết thúc, người thuê có thể chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê như đã thỏa thuận từ đầu. Thông thường hoạt động tín dụng thuê mua được cung cấp bởi các ngân hàng lớn hoặc các công ty tài chính. Đây là thị trường hoạt động của ngân hàng và công ty tài chính.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Là thị trường được hình thành để giao dịch mua bán chứng khoán. Hoạt động của thị trường này khá là phức tạp nhưng cũng rất hấp dẫn; với 2 loại thị trường cơ bản:

Sở giao dịch chứng khoán: Là thị trường chứng khoán chính thức bởi nó được tổ chức tập trung tại địa chỉ cụ thể và tuân thủ theo những quy chế được ban hành chặt chẽ.