Thí Nghiệm Định Luật Húc / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Lò Xo Thí Nghiệm Định Luật Húc, Bằng Thép Đường Kính 2Cm, Chiều Dài Tự Nhiên 6Cm Vietvalue

Lò xo thí nghiệm định luật Húc, bằng thép đường kính 2cm, chiều dài tự nhiên 6cm

+ Mô tả sản phẩm:

– lò xò thí nghiệm được sử dụng trong các thí nghiệm thực hành vật lí giúp học sinh khám phá việc sử dụng  lò xò nén trong cuốc sống hàng ngày và hiểu biết rõ thêm về định luật húc.

– với thiết kế nhỏ gọn đường kính 2 cm và cao 6cm được làm từ bề mặt dây thép mạ crôm cao cấp chống gỉ có độ bền lâu dài .

– Sản phẩm này đặt lò xo nén thẳng đứng trên máy tính để bàn hoặc bề mặt nằm ngang khác và ấn lò xo bằng tay. Lúc đầu, nó cảm thấy một chút ánh sáng. Từ từ, bạn cảm thấy rằng bạn càng nhấn xuống, lực càng lớn.

 Mua Lò xo thí nghiệm định luật Húc, bằng thép đường kính 2cm, chiều dài tự nhiên 6cm ở đâu tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ?

            Công ty Cổ Phần Đầu tư và phát triển Giáo Dục Đào Tạo VIETVALUE  với nhiều năm kinh nghiệm nhập khẩu và phân phối dụng cụ thí nghiệm, bình thí nghiệm , dụng cụ tiêu hao, cốc thí nghiệm, ống thủy tinh thí nghiệm… – dòng xuất xứ Đức, Nhật, Anh, Trung Quốc…

VIETVALUE luôn cam kết với khách hàng về chất lượng , giá thành và dịch vụ bán hàng uy tín. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp nhiều mặt hàng vật tư tiêu hao và nồi hấp tiệt trùng khác trong phòng thí nghiệm như: Dụng cụ nhựa thí nghiệm – Ca nhựa, Ống đong nhựa, Ống ly tâm, Đầu côn, Giá treo dụng cụ,…

Mọi thông tin liên hệ VIETVALUE

Điện thoại: Ms Trang 01668607681

Email: vietvalue.edu@mail.com

Địa chỉ: Số 03 ngõ 01 Trần Quý Kiên, dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: chúng tôi hoặc thietbithinghiemvietvalue.com

Skkn Thiết Kế Bộ Thí Nghiệm Dạy Học Bài “Định Luật Sác

Hiện nay toàn ngành giáo dục đang tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá để đáp ứng với yêu cầu về con người mới của xã hội năng động, phát triển, hội nhập đó là những con người phát triển toàn diện, những con người không chỉ có kiến thức mà quan trọng là khả năng áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Về phương pháp dạy học, để đào tạo được con người vừa đảm bảo kiến thức vừa có các kỹ năng cần thiết thì đã có rất nhiều các phương pháp dạy học mới, hiện đại đã và đang được áp dụng như phương pháp nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học theo dự án, đặc biệt là phương pháp bàn tay nặn bột (Lamap) rất phù hợp với các môn khoa học tự nhiên như Vật lý.

MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. Mở đầu:.................................................................................... 2 1.1. Lí do chọn đề tài......................................................... 2 1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................. 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................ 3 2. Nội dung của SKKN:............................................................... 4 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN............................................. 4 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN....... 4 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề........... 5 2.4. Hiệu quả của SKKN................................................... 8 3. Kết luận, kiến nghị:................................................................. 9 3.1. Kết luận....................................................................... 9 3.2. Kiến nghị.................................................................... 9 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay toàn ngành giáo dục đang tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá để đáp ứng với yêu cầu về con người mới của xã hội năng động, phát triển, hội nhập đó là những con người phát triển toàn diện, những con người không chỉ có kiến thức mà quan trọng là khả năng áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Về phương pháp dạy học, để đào tạo được con người vừa đảm bảo kiến thức vừa có các kỹ năng cần thiết thì đã có rất nhiều các phương pháp dạy học mới, hiện đại đã và đang được áp dụng như phương pháp nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học theo dự án,đặc biệt là phương pháp bàn tay nặn bột (Lamap) rất phù hợp với các môn khoa học tự nhiên như Vật lý. Đối với bộ môn Vật lý, có rất nhiều các năng lực được hình thành cho người học thông qua các hoạt động dạy và học như năng lực tự học, tự nghiên cứu; năng lực giải quyết các tình huống có vấn đề; năng lực tư duy logic; năng lực thực hành, trong đó năng lực thực hành là vô cùng quan trọng bởi Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, các định luật về cơ bản đều được rút ra từ thực nghiệm nên không thể không chú trọng năng lực này trong quá trình dạy học. Để phát triển hết các năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực thực hành cần có rất nhiều yếu tố, ví như: Giáo viên phải là người tích cực, chủ động trong việc tự học, tự nghiên cứu, để bổ sung thêm kiến thức và đổi mới về phương pháp dạy học; cơ sở vật chất của nhà trường phải đảm bảo, thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp dạy học mới, thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học phải luôn được bổ sung, đổi mới phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của giáo dục. Trên thực tế việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm vào dạy học còn nhiều hạn chế. Có nhiều nguyên nhân như giáo viên chưa đầu tư nhiều vào các tiết học, ngại chuẩn bị đồ dùng dạy học vì mất thời gian, do trình độ chuyên mô,...đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm còn thiếu thốn, lạc hậu, thường xuyên hư hỏng nên hiệu quả sử dụng không cao. Tại các trường THPT nói chung và trường THPT Mai Anh Tuấn nói riêng, các thiết bị thí nghiệm phục vụ dạy học chương Chất khí (Vật lý lớp 10) còn thiếu, chỉ có thí nghiệm tìm hiểu định luật Bôi lơ - Mariôt còn thí nghiệm tìm hiểu định luật Sác-lơ, thí nghiệm kiểm chứng định luật Gayluyxac thì không có. Đối với bài "Định luật Sác - lơ" trên các trang Web cũng không có phần mềm mô phỏng đủ tốt, hiệu quả, cũng không có Video thí nghiệm thực, thí nghiệm ảo rõ ràng, hiệu quả để sử dụng cho việc dạy học bài này. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài của tôi nhằm mục đích chế tạo, lắp đặt 2 bộ bị thí nghiệm phục vụ dạy học bài "Định luật Sác - lơ" đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao để bổ sung cho việc thiếu thiết bị thí nghiệm dạy học phần Chất khí - Vật lý lớp 10. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Thí nghiệm dạy học phần Chất khí - chương trình Vật lý lớp 10 - THPT - Thí nghiệm về quá trình đẳng tích của khí thực. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài, tôi có sử dụng phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Theo thuyết động học phân tử về cấu tạo chất, khi thể tích của một lượng khí xác định không đổi thì mật độ các phân tử khí trong bình chứa không đổi như vậy nếu các phân tử khí chuyển động càng nhanh (nhiệt độ càng cao) thì số lượng các phân tử khí va chạm vào thành bình trong một đơn vị thời gian càng lớn, lực va chạm của các phân tử khí lên thành bình chứa càng mạnh dẫn đến áp suất chất khí càng lớn. Vậy nếu dùng một chai thủy tinh nút kín và làm cho nhiệt độ khí trong chai (bình chứa) tăng thì áp suất chất khí gây lên nút chai cũng tăng. Điều này phù hợp với định luật Sác-lơ. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Tiến hành các thí nghiệm đo nhiệt độ, áp suất cho thấy kết quả là khi nhiệt độ tăng thì áp suất cũng tăng tỷ lệ với nhiệt độ tuyệt đối. Tóm lại đây là đề tài: Thiết kế thí bộ nghiệm dạy học bài "Định luật Sác - lơ" (Vật lí 10-CB). Đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các đồng nghiệp góp ý. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: - Cấu tạo chất: Vật (chất) được cấu tạo từ các phân tử; nguyên tử; iôn...rất nhỏ bé, giữa chúng có khoảng cách. Các hạt nhỏ bé này luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ khối chất càng cao[1]. - Lực tương tác giữa các phân tử: Giữa các phân tử luôn có lực tương tác (hút hoặc đẩy), lực này gần giống lực tương tác giữa hai vật nhỏ gắn vào hai đầu lò xo, lực tương tác phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử và chỉ có tác dụng khi khoảng cách giữa các phân tử đủ nhỏ [2]. - Thuyết động học phân tử về cấu tạo của chất khí: + Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng [2]. + Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động của các phân tử càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao [2]. + Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình chứa [2]. + Mỗi phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình một lực không đáng kể nhưng vô số các phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình một lực đáng kể. Lực này gây áp suất của chất khí lên thành bình chứa [2]. - Trạng thái của một lượng khí: Được xác định bởi áp suất (p), thể tích (V) và nhiệt độ tuyệt đối (T). Một lượng khí xác định khi biến đổi trạng thái thì thông thường cả ba thông số trạng thái (p,V,T) đều thay đổi [2]. - Đẳng quá trình: Là quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định trong đó có một thông số trạng thái không thay đổi [2]. Ví dụ: Đẳng nhiệt (T không đổi), Đẳng tích (V không đổi), đẳng áp (p không đổi). - Quá trình đẳng tích: Là quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định khi thể tích không đổi [2]. (V=hằng số). - Định luật Sác - lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất (p) tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối (T) [2]. - Để đo áp suất chất khí người ta thường dùng áp kế, đo nhiệt độ là nhiệt kế. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: a. Thực trạng của thiết bị thí nghiệm tại trường THPT: Thiết bị thí nghiệm tại các trường phổ thông hàng năm vẫn được bổ sung nhưng số lượng còn hạn chế và chất lượng chưa thực sự tốt. Tình trạng thiếu thiết bị thí nghiệm và có nhưng không sử dụng được diễn ra thường xuyên. Thiết bị thí nghiệm nhanh hỏng, kết quả đo không chính xác, ... b. Thực trạng của việc dạy học bài "Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ" (Vật lí 10-CB): Khi dạy học phần này, do không có thiết bị thí nghiệm về quá trình đẳng tích, đẳng áp nên thông thường giáo viên chỉ cho học sinh làm được thí nghiệm về quá trình đẳng nhiệt (bài định luật Bôilơ-Mariôt) còn bài "Quá trình đẳng tích. Định luật Sác -lơ" giáo viên thường giới thiệu thí nghiệm (học sinh xem hình thí nghiệm SGK) và kết quả thí nghiệm có sẵn để học sinh xử lí kết quả và sau đó giải thích dựa trên thuyết động học phân tử về chất khí sau đó phát biểu định luật rồi vận dụng. Việc dạy học như vậy khó tạo hứng thú cho học sinh, học sinh không được nhìn và làm trực tiếp thí nghiệm nên khó tạo niềm tin cho người học. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Để giải quyết vấn đề thiếu thiết bị thí nghiệm dạy bài "Định luật Sác-lơ" tôi có thiết kế hai thí nghiệm sau: a. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm định tính về mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ khi thể tích không đổi - Mục đích thí nghiệm: Tìm hiểu áp suất khi tăng nhiệt độ của một lượng khí xác định trong quá trình đẳng tích (thể tích không đổi). - Dụng cụ thí nghiệm: + 01 cái chai thủy tinh rỗng, sạch. + 01 Nút chai. + Nước nóng (sôi). + 01 bình (Ca) đựng nước. ( Có hình ảnh thiết bị thí nghiệm kèm theo) - Lắp đặt thí nghiệm: + Đậy nút chai (ấn xuống vừa phải) để có một lượng khí xác định ở trong chai (bình chứa). Nút chai không quá chật để có thể bật ra khỏi bình. + Đổ nước nóng ra bình đựng nước (Ca). - Tiến hành thí nghiệm: + Cầm cổ chai, đưa phần cuối chai vào bình nước nóng (cho nước nóng ngập càng sâu thì kết quả thí nghiệm diễn ra càng nhanh) và giữ yên cho nhiệt độ khí trong chai tăng lên trong khoảng thời gian 10 -15 giây. Quan sát nút chai (Có hình ảnh kết quả thí nghiệm kèm theo) - Kết quả thí nghiệm: nút chai bị bật (văng ) mạnh ra xa chứng tỏ khi nhiệt độ khí trong bình tăng thì áp suất tăng, đẩy nút văng ra khỏi bình (có Video quay thí nghiệm kèm theo) b. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm đo áp suất chất khí khi nhiệt độ thay đổi - Mục đích thí nghiệm: Đo sự thay đổi của áp suất chất khí khi nhiệt độ khí thay đổi. - Dụng cụ thí nghiệm: + 01 cái chai thủy tinh rỗng, sạch + 01 Nút chai. + 01 bình (Ca) đựng nước. + 01 áp kế. + 30cm ống dây nhỏ, mềm (ống dây chuyền của bệnh nhân là tốt nhất vì kích thước vừa với đầu của ống áp kế). + 01 lọ keo dán 502. + 01 bộ giá đỡ thí nghiệm. + Nước nóng (sôi) ( Có hình ảnh thiết bị thí nghiệm kèm theo) - Lắp đặt thí nghiệm: + Khoét một lỗ nhỏ chính giữa nút chai vừa đủ để luồn ống dây qua sau đó lấy keo 502 đổ lên khe hở giữa ống dây với nút chai cho kín lại. + Đầu còn lại của ống dây nối với áp kế, dùng keo 502 dán phía ngoài để ống dây kín và không bị tuột ra trong quá trình làm thí nghiệm và di chuyển. + Đậy nút chai lên chai (đậy chặt để lượng khí trong chai không đổi và nút không bị văng ra khi tiến hành thí nghiệm) khi đó ta có một lượng khí hoàn toàn xác định trong chai được nối với áp kế thông qua ống dây mềm. + Gắn áp kế lên giá đỡ (hình bên). (Có hình ảnh thiết bị thí nghiệm được lắp đặt hoàn chỉnh kèm theo) - Tiến hành thí nghiệm: + Đổ nước nóng ra bình (ca) + Cầm phần cổ chai đưa phần dưới của chai vào bình nước nóng cho nhiệt độ khí trong chai tăng lên và quan sát kim (số chỉ) của áp kế. - Kết quả thí nghiệm: kim áp kế chỉ số chỉ ngày càng tăng khi nhiệt độ khí trong chai tăng. (có Video quay thí nghiệm kèm theo) ( Có hình ảnh kết quả thí nghiệm kèm theo) * Lưu ý: - Muốn đo cả nhiệt độ và áp suất thì đổ pha nước sôi với nước thường (theo nhiều tỉ lệ) sau đó cho đồng thời cả chai và nhiệt kế vào Ca nước, đọc số chỉ áp kế khi ổn định và đọc số chỉ của nhiệt kế (sai số phép đo hơi lớn nhưng vẫn có thể sử dụng được cho quá trình dạy học, kết quả của thí nghiệm này được trình bày ở phần sau ). - Nếu làm thí nghiệm nhiều lần nên sử dụng thêm nước ở nhiệt độ thường để sau mỗi lần tiến hành thí nghiệm ngâm và súc bình bằng nước ở nhiệt độ thường cho khí trong bình nhanh lấy lại nhiệt độ ban đầu để tiến hành lần thí nghiệm tiếp theo. 2.4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm: Đề tài trên đã được tôi sử dụng giảng dạy ở lớp 10B, 10G năm học 2018 - 2019 tại trường THPT Mai Anh Tuấn. Kết quả: - Bảng kết quả thí nghiệm đo áp suất thay đổi theo nhiệt độ Lần đo Nhiệt độ Áp suất (.105Pa) (.105) (0C) (K) 1 25 298 1,01 0,00339 2 52 325 1,07 0,00329 3 80 353 1,23 0,00348 4 100 373 1,25 0,00351 - Học sinh hào hứng, hợp tác, hiểu bài, giải thích tốt hiện tượng và rất tích cực trong quá trình học tập. So với tiết dạy học của các năm trước đây (không được sử dụng thiết bị thí nghiệm thực mà chỉ hướng dẫn học sinh nghiên cứu thí nghiệm SGK sau đó xử lí kết quả thí nghiệm có trong SGK và đưa ra định luật) thì số lượng học sinh hiểu bài, nắm được nội dung trọng tâm của bài, hào hứng với môn học tăng lên rất lớn (khoảng 90%) . Theo tiết dạy học cũ thì chỉ có khoảng 50% số lựợng học sinh đáp ứng được các yêu cầu này. - Bộ thí nghiệm trên của tôi đã được các đồng nghiệp trong trường sử dụng để dạy học bài này ở các lớp khác và đạt kết quả cao. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 3.1. Kết luận: Bộ thí nghiệm này hoàn toàn phù hợp dạy chương Chất khí (Vật lý 10) cho cả chương trình chuẩn và chương trình nâng cao trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục theo yêu cầu chung của sự phát triển, người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, học tập, sáng tạo trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Trong quá trình thiết kế một bài học, chuẩn bị các phương tiện dạy học đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư, chịu khó tìm tòi, suy nghĩ để có được những phương án tối ưu nhất. Thiết bị thí nghiệm là yếu tố không thể thiếu trong dạy học vật lý nhưng hiện nay do điều kiện trang thiết bị còn thiếu thốn, thường xuyên hư hỏng nên sự vận dụng, sáng tạo của người giáo viên là hết sức cần thiết để có được một giờ dạy học đạt hiệu quả cao. 3.2. Kiến nghị: Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị dạy học còn chưa đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giờ dạy của người giáo viên do vậy tôi xin phép được đề xuất một số giải pháp sau: - Hàng năm, các nhà trường cần rà soát cẩn thận, đầu tư một khoản kinh phí đủ lớn để mua bổ sung các thiết bị thí nghiệm phục vụ dạy học (hàng năm vẫn bổ sung nhưng số lượng còn ít, nhiều thiết bị dạy học chất lượng chưa cao, nhanh hỏng). - Trong quá trình thanh tra, kiểm tra của Sở giáo dục nên có thêm nội dung kiểm tra các thiết bị thí nghiệm để điều chỉnh, nhắc nhở và bổ sung kịp thời. - Một số thiết bị dạy học cũ, hỏng vẫn có thể sửa chữa, lắp đặt thành bộ mới và có thể chế tạo thành các thí nghiệm khác sử dụng hiệu quả cao trong quá trình dạy học, điều này đỏi hỏi người giáo viên phải chịu khó suy nghĩ, tâm huyết với sự nghiệp trồng người. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 26 tháng 05 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. GIÁO VIÊN Mai Văn Tâm TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Sách giáo khoa vật lý 8 - Bùi Gia Thịnh (chủ biên), NXB Giáo Dục 2011. [2] Sách giáo khoa vật lý 10 (Chuẩn) - Lương Duyên Bình (chủ biên), NXB Giáo Dục, 2006. PHỤ LỤC Đĩa hình ghi các Video: 1. Video thí nghiệm định tính về sự phụ thuộc của áp suất vào nhiệt độ. 2. Video thí nghiệm đo áp suất chất khí khi nhiệt độ thay đổi. DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Mai Văn Tâm Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Mai Anh Tuấn - Nga Sơn TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại Tích hợp bảo vệ môi trường trong tiết Bài tập các nguyên lí nhiệt động lực học (Vật lí 10-CB) tỉnh C 2011-2012 ----------------------------------------------------

Lực Đàn Hồi Của Lò Xo, Định Luật Húc

Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi, có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng đàn hồi. 1/ Lực đàn hồi

Biến dạng đàn hồi là những biến dạng có khả năng khôi phục lại hình dạng ban đầu khi chưa có lực tác dụng vào.

Một số ví dụ về biến dạng đàn hồi.

Lò xo bị biến dạng đàn hồi nén, lực đàn hồi xuất hiện có xu hướng kéo giãn lò xo trở lại hình dạng ban đầu

Lực xuất hiện khi vật bị biến dạng có tác dụng khôi phục lại hình dạng ban đầu gọi là lực đàn hồi. Lực đàn hồi có điểm đặt vào vật bị biến dạng, cùng phương, ngược chiều có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng tại thời điểm xuất hiện.

Khi lực tác dụng vào vật quá lớn vật mất khả năng khôi phục lại hình dạng ban đầu ta nói lực tác dụng vượt qua giới hạn đàn hồi của vật liệu.

Giới hạn đàn hồi của vật là giá trị mà tại đó còn xuất hiện lực đàn hồi.

Định luật Húc (Hooke): Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xoBiểu thức định luật Húc (Hooke)

Trong đó

k: hệ số đàn hồi hay độ cứng của lò xo (N/m)

F$_{đh}$: lực đàn hồi (N)

Δl=l – lo: độ biến dạng của lò xo (m)

Δl < 0: lò xo chịu biến dạng nén

Cầu brooklyn được xây dựng nhờ cáp treo, lực căng của dây treo tác dụng vào trụ cầu và thân cầu giúp giữ thăng bằng cho cầu ​

Khi một sợi dây bị kéo căng nó sẽ tác dụng lên hai vật gắn với đầu dây. Trong trường hợp này lực đàn hồi được gọi là lực căng dây. Lực căng dây có điểm đặt và hướng giống như lực đàn hồi.

4/ Ứng dụng của lực đàn hồi: Sử dụng lò xo làm bộ phận chính của lực kế đo độ lớn của lực tác dụng, cân lò xo đo trọng lượng của một vật.

nguồnhọc vật lý trực tuyến

Bài 12. Lực Đàn Hồi Của Lò Xo. Định Luật Húc

Bài 12. Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc

BÀI 12LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XOĐỊNH LUẬT HOOKEBÀI 12LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XOĐỊNH LUẬT HOOKEHƯỚNG VÀ ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XOĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKE LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEHƯỚNG VÀ ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO 1. Khái niệm về lực đàn hồi:LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKELỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEI. HƯỚNG VÀ ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO1. Khái niệm lực đàn hồi:Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi, và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng.LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEI. HƯỚNG VÀ ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO1. Khái niệm lực đàn hồi:2. Giới hạn đàn hồi:LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEI. HƯỚNG VÀ ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO1. Khái niệm lực đàn hồi:3. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo:2. Giới hạn đàn hồi:LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEI. HƯỚNG VÀ ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO1. Khái niệm lực đàn hồi:3. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo:Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo, làm nó biến dạng.2. Giới hạn đàn hồi:LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEI. HƯỚNG VÀ ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO1. Khái niệm lực đàn hồi:3. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo:2. Giới hạn đàn hồi:LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEI. HƯỚNG VÀ ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO1. Khái niệm lực đàn hồi:3. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo:Hướng của lực đàn hồi ở mỗi đầu lò xo ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.2. Giới hạn đàn hồi:LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEI. HƯỚNG VÀ ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO1. Khái niệm lực đàn hồi:3. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo:Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo, làm nó biến dạng.Hướng của lực đàn hồi ở mỗi đầu lò xo ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.2. Giới hạn đàn hồi:LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEII. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKELỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEII. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKE1. Thí nghiệm:LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEII. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKE2. Định luật Hooke:Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xoLỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEII. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKE2. Định luật Hooke:│∆l│: độ biến dạng của lò xo (m)LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEII. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKE2. Định luật Hooke:│∆l│: độ biến dạng của lò xo (m)k: độ cứng của lò xo(N/m)LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEII. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKE2. Định luật Hooke:│∆l│: độ biến dạng của lò xo (m)k: độ cứng của lò xo(N/m)Độ cứng của lò xo k phụ thuộc vào vật liệu làm lò xoLỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEII. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKE3. Chú ý:LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEII. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKE3. Chú ý:Lực căng dây:* Xuất hiện: khi sợi dây bị kéo căng.* Điểm đặt: là điểm trên vật mà đầu sợi dây tiếp xúc với vật.* Phương: trùng với chính sợi dây.* Hướng: hướng từ hai đầu dây vào phần giữa của sợi dây.LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEII. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKE3. Chú ý:Dây vắt qua ròng rọc:Ròng rọc có tác dụng đổi phương của lực tác dụng.LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEII. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKE3. Chú ý:Nếu khối lượng của dây, của ròng rọc, và ma sát ở trục quay không đáng kể thì:LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEII. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKE3. Chú ý:Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEII. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKE4. Lực kế:Bộ phận chủ yếu của lực kế là một lò xoLỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEĐiểm đặt: đặt lên vật tiếp xúc với lò xo làm nó biến dạngLực đàn hồi của lò xoPhương:Trùng với phương trục của lò xoChiều:Ngược với chiều biến dạng của lò xo│∆l│: độ biến dạng của lò xo (m)k: độ cứng của lò xo (N/m)LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEVai trò của lực đàn hồi trong cầu bật của vận động viên nhảy cầu (trên bể bơi)LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEVai trò của lực đàn hồi trong hệ thống cung – tênLỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEVai trò của lực đàn hồi trong bộ phận giảm xóc ở xe máy.LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKEBÀI TẬP VẬN DỤNGĐiền vào chỗ trống các từ thích hợp:1. Lò xo khi bị biến dạng sẽ tác dụng lực ……………… vào cả hai vật ở hai đầu.2. Khi bị ……………. lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong có xu hướng kéo hai đầu vào gần.3. Khi bị ……………. lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài có xu hướng đẩy hai đầu ra xa.4. Với cùng một ngoại lực tác dụng, lò xo nào có độ cứng càng lớn thì độ biến dạng càng ……….. và ngược lại. 5. Lực căng dây có điểm đặt trên hai vật làm căng dây và hướng vào trong dây giống như lực đàn hồi của lò xo khi bị ………BÀI TẬP VẬN DỤNGĐiền vào chỗ trống các từ thích hợp:1. Lò xo khi bị biến dạng sẽ tác dụng lực ……………… vào cả hai vật ở hai đầu.2. Khi bị ……………. lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong có xu hướng kéo hai đầu vào gần.3. Khi bị ……………. lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài có xu hướng đẩy hai đầu ra xa.4. Với cùng một ngoại lực tác dụng, lò xo nào có độ cứng càng lớn thì độ biến dạng càng ……….. và ngược lại. 5. Lực căng dây có điểm đặt trên hai vật làm căng dây và hướng vào trong dây giống như lực đàn hồi của lò xo khi bị ……………đàn hồidãnnénnhỏkéo dãnBÀI TẬP VẬN DỤNGBÀI TẬP VẬN DỤNGĐánh dấu vào ô đúng – sai1. Đối với các vật tiếp xúc bị biến dạng khi bị ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc. 2. Lực tác dụng lớn lên bao nhiêu lần thì độ biến dạng lò xo cũng lớn lên bấy nhiêu lần. 3. Lực đàn hồi xuất hiện ở cả hai đầu lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc làm nó biến dạng. 4. Khi vượt quá giới hạn đàn hồi, bỏ lực tác dụng đi lò xo không về được chiều dài cũ của nó.5. Lò xo bị dãn có xu hướng đẩy hai đầu ra xa.ĐSĐSĐSĐSĐSCâu 1. Treo một vật vào đầu dưới của một lò xo gắn cố định thì thấy lò xo dãn ra 5cm. Tìm trọng lượng của vật. Cho biết lò xo có độ cứng 100 N/m. A. 500NB. 0,05N C. 20ND. 5NCâu 2. Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 4,5 N. Khi ấy lò xo dài 18 cm. Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?A. 30 N/mB. 25N/mC. 1,5N/mD. 150N/mBÀI TẬP VẬN DỤNG