Theo Định Luật Ii Newton Thì Lực Và Phản Lực / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Định Luật Iii Newton, Lực Và Phản Lực

Định luật III Newton: khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều và điểm đặt vào hai vật khác nhau. 1/ Định luật III Newton Quan sát thí nghiệm vật lý trên ta nhận thấy rằng khi xe A chuyển động đến va chạm với vật B (tác dụng lực lên vật B) sau đó xe A đổi hướng chuyển động ngược trở lại, điều này chứng tỏ có một lực từ vật B tác dụng trở lại xe A làm đổi chiều chuyển động của xe A. Kết luận: khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực, hai lực này cùng phương ngược chiều nhau. Bỏ qua ma sát giữa bánh xe và mặt phẳng nằm ngang, nếu sau khi va chạm với vật B, xe A trở lại được vị trí ban đầu xuất phát thì chứng tỏ độ lớn lực từ vật B tác dụng lên vật A là cân bằng nhau. Thực nghiệm đã chứng minh những điều trên là đúng.

Nội dung của định luật III Newton Khi vật 1 tác dụng lên vật 2 một lực, thì vật 2 cũng tác dụng trở lại vật 1 một lực. Hai lực này là hai lực trực đối, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn và điểm đặt khác nhau.Biểu thức của định luật III Newton

[vec{F_{12}}=-vec{F_{21}}]​

F$_{12}$: là lực do vật 1 tác dụng lên vật 2

F$_{21: }$là lực do vật 2 tác dụng lên vật 1

Bác nông dân, xe bò kéo và định luật III Newton ​

Vào một ngày đẹp trời, sau khi học xong bài định luật III Newton, một anh nông dân may mắn gặp được Newton và nói: Thưa ông Newton theo định luật III của ông thì con bò của tôi kéo xe bằng với lực của xe kéo con bò, vậy tại sao xe của tôi có thể chuyển động về phía con bò, định luật III Newton của ông chắc là sai rồi.

Theo bạn, Newton sẽ trả lời như thế nào?

2/ Khái niệm lực tác dụng và phản lực: Biểu thức của định luật III Newton:

[vec{F_{12}}=-vec{F_{21}}]​

chọn hệ quy chiếu gắn với vật 1 thì F$_{12}$ là lực tác dụng còn F$_{21}$ là phản lực và ngược lại. Đặc điểm của lực tác dụng dụng và phản lực

Lực và phản lực xuất hiện và mất đi đồng thời

Lực và phản lực là hai lực trực đối

vì sao chúng ta bật nhảy được ạ

khi bật nhảy ta tác dụng vào mặt đất một lực, đồng thời mặt đất cũng tác dụng lại chân ta một lực gọi là phản lực. Hai lực này cùng độ lớn cùng phương ngược chiều, lực do mặt đất tác dụng vào chân giúp ta có thể nhảy lên.

dạ em cảm ơn

Xác Định Và Tính Phản Lực Liên Kết

Xin chào! Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn xác định phản lực liên kết, và tính nó một cách dễ dàng, đơn giản nhất… giúp các bạn dễ dàng tìm hiểu. ^^

1. Các khái niệm cơ bản và các định nghĩa.

Lực là đại lượng biểu thị tác dụng cơ học tương hỗ giữa các vật, có tác dụng làm biến đổi trạng thái của vật hoặc làm biến dạng vật. Lực là đại lượng vectơ. Vectơ lực được xác định bởi 3 yếu tố:

– Điểm đặt

– Phương, chiều

– Cường độ

Đơn vị của lực là: N

Mô men lực là một đại lượng trong vật lý, thể hiện tác động gây ra sự quay quanh một điểm hoặc một trục của một vật thể. Nó là khái niệm mở rộng cho chuyển động quay từ khái niệm lực trong chuyển động thẳng.

Biểu thức mô men lực:

Trong đó:

M: momen lực (N.m)

F: lực tác dụng (N)

d: là khoảng cách từ tâm quay đến giá của lực F gọi là cánh tay đòn của lực F

Tập hợp các lực đặt trên một cơ hệ hoặc một vật thể nào đó gọi là hệ lực.

Là hệ lực tương đương với không. Hệ lực cân bằng không gây một tác dụng cơ học nào lên cơ hệ cả.

+ Liên kết cố định (gối cố định): Tại gối cố định có hai phản lực liên kết là H và V theo hai phương là x và y, chọn chiều tùy ý. (Tính ra âm kết luận ngược chiều quy ước).

Bước 1: Xác định và ký hiệu các PLLK lên hình.

Bước 2: Chia các lực ra gồm: Lực hoạt động và PLLk.

Bước 3: Xét cân bằng: Cho tổng các lực bằng 0.

Bước 4: Kết luận.

4. Các ví dụ và bài tập mẫu.

Bài 1: Cho cơ hệ cân bằng như hình vẽ. Cho biết: M = 20 kN.m, lực phân bố đều q = 1 kN/m, P = 0,6 kN, AB = CD = a = 0,6m, AC = b = 2m.

Xác định phản lực liên kết tại A và C.

Các lực tác dụng lên dầm AD:

Xác định phản lực liên kết tại A, C và lực liên kết tại B.

Admin: Mr. Shin

Liên hệ: Bộ môn Kỹ thuật cơ khí – Đại học Mỏ Địa chất.

Số điện thoại: 0243.755.0500

Đào tạo đại học: Chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy.

Đào tạo đại học: Chuyên ngành Máy và Tự động thủy khí.

Đào tạo Sau đại học: Thạc sĩ Kỹ thuật cơ kh í.

Trang Fanpage: https://www.facebook.com/ktck.humg/

Email: bomonktck.humg@gmail.com

Website: www.ktck-humg.com

Chương Ii: Bài Tập Lực Đàn Hồi Của Lò Xo, Định Luật Húc

Chương II: Bài tập lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc

Chương II: Bài tập lực ma sát, lực cản

Bài tập lực đàn hồi, định luật Húc, các dạng bài tập lực đàn hồi, định luật Húc, phương pháp giải bài tập lực đàn hồi, định luật Húc chương trình vật lý lớp 10 cơ bản nâng cao

Dạng bài tập lực đàn hồi, định luật Húc cơ bản Công thức định luật Húc

Trong đó:

k: độ cứng của lò xo (N/m)

Fđh: độ lớn lực đàn hồi (N)

Δl=l – lo: độ biến dạng của lò xo (m)

Δl < 0: lò xo biến dạng nén

lo: chiều dài ban đầu của lò xo (m)

l: chiều dài của lò xo sau khi biến dạng nén hoặc giãn (m)

Dạng bài tập lực đàn hồi, định luật Húc có cân bằng lực Lò xo treo thẳng đứng, một đầu gắn cố định, đầu còn lại treo vật m, ở trạng thái vật m nằm cân bằng

Trong đó:

m: khối lượng của vật treo (kg)

g: gia tốc rơi tự do (m/s2)

Lò xo có độ cứng ko chiều dài lo cắt thành hai lò xo có k1;l1 và k2; l2

Bài tập lực đàn hồi, định luật Húc: Bài tập 1. Trong giới hạn đàn hồi của một lò xo treo thẳng đứng đầu trên gắn cố định. Treo vật khối lượng 800g lò xo dài 24cm; treo vật khối lượng 600g lò xo dài 23cm. Lấy g=10m/s2 tính chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng 1,5kg

Bài tập 2. Treo vật 200g lò xo có chiều dài 34cm; treo thêm vật 100g thì lò xo dài 36cm. Tính chiều dài ban đầu của lò xo và độ cứng của lò xo, lấy g =10m/s2

Bài tập 3. Chiều dài ban đầu của lò xo là 5cm, treo vật khối lượng 500g lò xo có chiều dài 7cm; Tính độ cứng của lò xo và khối lượng vật treo vào để lò xo có chiều dài 6,5cm. Lấy g=9,8 m/s2

Bài tập 4. cho lò xo có l0=30 cm; k0=100 N/m. OM=10 cm và ON=20 cm (như hình vẽ).

a) O cố định tác dụng vào đầu A lực F=6 N theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Xác định độ dài các đoạn OA’, OM’ và ON’ (A’; M’; N’ là vị trí mới của A; M; N sau khi lò xo bị giãn) b) Cắt lò xo thành hai lò xo có chiều dài l1=10 cm và l2=20 cm, Tính độ dãn và độ cứng của mỗi lò xo khi chịu lực F=6N

Bài tập 5. Một lò xo treo thẳng đứng một đầu cố định có chiều dài ban đầu 40 cm và độ cứng 100 N/m. Treo vật 500g vào đầu dưới của lò xo, sau đó treo tiếp vật khối lượng 500g vào điểm chính giữa của lò xo đã giãn. Tính chiều dài của lò sau khi treo 2 vật lấy g=10 m/s2

mA=40tấn; mB=20tấn; k=150000 N/m. Sau 1 phút hệ vật đạt vận tốc 32,4km/h. Tính độ biến dạng của các lò xo, biết ban đầu hệ vật đang đứng yên.

Vật (1) nối với vật (2) bằng dây không giãn, m1=m2=2 kg; kéo vật m1 bằng lực 10N theo phương ngang là hệ vật chuyển động với gia tốc 2 m/s2. Tính lực căng dây và hệ số ma sát của mặt sàn. Lấy g=10 m/s2.

Bài tập 8. Một xo có chiều dài tự nhiên 90cm, độ cứng 200N/m cắt thành 2 lò xo có chiều dài 50cm độ cứng k1 và 40cm độ cứng k2 và a)Tính k1, k2 b) Tính độ cứng của hệ lò xo ghép nối tiếp và song song

Bài tập 9. Một lò xo bố trí theo phương thẳng đứng và có gắn quả nặng khối lượng 150 g. Khi quả nặng ở phía dưới thì lò xo dài 37 cm, khi quả nặng ở phía trên thì lò xo dài 33 cm. Biết gia tốc rơi tự do là 10 m/s2. Tính độ cứng của lò xo.

Bài tập 10. Một quả nặng khối lượng m = 100g được gắn vào một lò xo có độ cứng 20 N/m. Hệ trên được bố trí trên mặt phẳng nghiêng không ma sát với góc nghiêng α = 300 so với phương ngang. Biết gia tốc rơi tự do là 10 m/s2. Tính độ biến dạng của lò xo khi quả nặng nằm cân bằng. ( 2,5 cm).

Bài tập 11. Một lò xo gắn quả nặng, được bố trí trên mặt nghiêng không ma sát. Nếu góc nghiêng là 300 so với phương ngang thì lò xo biến dạng 2 cm. Nếu góc nghiêng là 300 so với phương thẳng đứng thì lò xo biến dạng bao nhiêu? (2√3 cm).

Bài tập 12. Cho hai lò xo có cùng chiều dài tự nhiên và độ cứng lần lượt là k1 = 40 N/m, k2 = 60 N/m. Đầu trên của hai lò xo cùng gắn vào một điểm cố định, đầu dưới của hai lò xo cùng gắn vào quả nặng khối lượng 180 g. Biết gia tốc rơi tự do là 10 m/s2.. Tính độ biến dạng của chúng khi quả nặng nằm cân bằng. (1,8cm).

Bài tập 13. Cho hệ lò xo và quả nặng được bố trí như hình vẽ. Qủa nặng có khích thước không đáng kể. Lò xo một có độ cứng 25 N/m và chiều dài tự nhiên l01= 48 cm. Lò xo hai có độ cứng 50 N/m và dài l02 = 46 cm. Biết AB = 100 cm. Khi quả nặng ở vị trí cân bằng, tính độ biến dạng của mỗi lò xo.

Chương Ii: Định Luật I Newton, Quán Tính, Hệ Qui Chiếu Quán Tính

Chương II: Định luật I Newton, quán tính, hệ qui chiếu quán tính

Chương II: Định luật III Newton, Lực và phản lực

Định luật I Newton: một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, một vật đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều nếu như không có lực nào tác dụng vào vật, hoặc hợp các lực tác dụng vào vật bằng 0.

1/ Định luật I Newton:

Các vận động viên trượt băng chỉ cần một cú đẩy mình thì sẽ trượt trên sân băng và nếu không có gì ngăn họ lại chắc chắn họ sẽ tiếp tục chuyển động mãi.

Trên thực tế định luật I Newton gần như một tiên đề không có kiểm chứng, chúng ta chỉ biết là nó đúng nhưng chưa chứng minh được là nó đúng tuyệt đối vì có một yếu tố không thể loại bỏ trong các thí nghiệm vật lý đó là lực ma sát.

2/ Hệ quả của định luật I Newton khái niệm quán tính:

Quán tính: là tính chất của mọi vật chuyển động, nó có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

Giải thích hiện tượng trên: khi xe đang chuyển động đều chọn hệ quy chiếu gắn với mặt đất thì người cũng đang chuyển động đều cùng vận tốc với xe. Chiều của véc tơ vận tốc cùng hướng với chuyển động của xe về phía trước. Khi xe hãm phanh đột ngột, do quán tính hướng của vận tốc được bảo toàn nên người sẽ bị ngã về phía trước.

Trong trường hợp xe đột rẽ phải, người sẽ nghiêng sang trái hoặc xe đột ngột rẽ sang trái người sẽ nghiêng sang phải. Trong hệ quy chiếu gắn với xe người đang ngồi yên (v=0) nên khi xe đột ngột rẽ trái (phải) do tính chất bảo toàn độ lớn của vận tốc nên sẽ xuất hiện một vận tốc ngược hướng với vật tốc sinh ra khi xe đột ngột rẽ trái (phải) vận tốc này làm người bị nghiêng theo hướng ngược lại.

Vào một ngày đẹp trời, một anh nông dân quyết định bỏ tất cả các công việc của mình lại và quyết định đi vòng quanh thế giới, anh mua một kinh khí cầu. Anh đã biết rằng Trái Đất tự quay quanh mình nó nên anh chỉ việc cho khí cầu bay lên một độ cao h rồi đợi Trái Đất quay thế là anh có thể đi đến bất kỳ đâu anh muốn. Trái Đất quay quanh mình nó mất khoảng thời gian 1 ngày (tương đương với tốc độ khoảng 1.674,4 km/h). Hỏi anh nông dân có thành công với kế hoạch du lịch của mình không? tại sao? 3/ Hệ quy chiếu quán tính: Trong ví dụ về xe đang chuyển động đều đột ngột dừng lại, người lái xe sẽ bị ngã về phía trước do quán tính điều này chứng tỏ tồn tại một lực đẩy người đó về phía trước, lực này gọi là lực quán tính.

Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu trong đó không xuất hiện các lực quán tính hay nói cách khác hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu gắn với các vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

Hệ quy chiếu phi quán tính được khái quát là hệ quy chiếu trong đó tồn tại các lực quán tính, đơn giản nhất là hệ quy chiếu gắn với các vật chuyển động biến đổi đều có gia tốc.