Theo Định Luật Hacđi Vanbec / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Người Đại Diện Theo Pháp Luật Của Doanh Nghiệp Theo Quy Định Pháp Luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, công ty là ai ? Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật như thế nào ?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ai

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp 2014 được quy định khá nhiều điểm mới so với Luật doanh nghiệp trước đây. Cũng như quy định trong Bộ luật dân sự 2015 về chế định đại diện, người đại diện của doanh nghiệp bao gồm: Người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào định nghĩa này rất khó để xác định một người là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Vì người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp cũng có thể được ủy quyền một phần hoặc toàn bộ phạm vi nêu trên. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo các quy định nội bộ của doanh nghiệp cũng có thể không có đầy đủ thẩm quyền theo như định nghĩa.

Do đó, tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, để xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, còn cần phải lưu ý các quy định sau đây của Luật doanh nghiệp.

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

– Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các điều trên.

Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH một thành viên

– Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH một thành viên được ghi nhận trong Điều lệ công ty. Đây là quy định tại điểm g khoản 1 Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014.

– Người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác ( khoản 2 Điều 78 Luật doanh nghiệp 2014).

Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH hai thành viên trở lên n cũng được ghi nhận trong Điều lệ công ty.

Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH hai thành viên nếu chỉ có hai thành viên thì trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú … thì thành viên còn lại đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của Công ty cho đến khi bầu mới.

Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần

Tương tự hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần cũng phải ghi nhận người đại diện trong Điều lệ.

Trong công ty cổ phần trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty (khoản 2 Điều 134 Luật doanh nghiệp 2014).

Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Luật Doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, chỉ có Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty Hợp danh có các nhiệm vụ ” Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác ” theo điểm đ khoản 4 Điều 179 Luật Doanh nghiệp 2014.

Do đó, Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là thành viên hợp danh giữ chức vụ hoặc đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty và có quyền ” đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác “.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 185 luật Doanh nghiệp.

Số lượng người đại diện theo pháp luật

So với luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 có điểm tiến bộ hơn khi quy định tăng số người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hơn con số 1 trong một số trường hợp. Khi thành lập doanh nghiệp, cần thống nhất và quy định rõ về số lượng người đại diện theo pháp luật trong hồ sơ, điều lệ để làm cơ sở thực thi.

Số người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần

Theo khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Số lượng cụ thể, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật được quy định cụ thể tại Điều lệ doanh nghiệp.

Là 01 trong trường hợp thành viên hợp danh được Hội đồng thành viên bầu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc giữ một trong các chức vụ này và Điều lệ công ty quy định của có một trong các chức vụ này có quyền đại diện theo điểm đ khoản 4 Điều 179 Luật doanh nghiệp 2014.

Có thể là 02 thành viên nếu thành viên hợp danh được bầu làm Chủ tịch hội đồng thành viên không đồng thời là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc mà thành viên hợp danh khác được cử giữ các chức vụ này, đồng thời Điều lệ công ty quy định cả hai chức vụ này đều có thẩm quyền đại diện theo điểm đ khoản 4 Điều 179 Luật doanh nghiệp 2014.

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một người đại diện theo pháp luật. Vì chỉ có Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải luôn đảm bảo có một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam

một * Trường hợp doanh nghiệp chỉ có người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

+ Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

* Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong một số trường hợp đặc biệt

* Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

* Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Ronaldo Theo Định Luật Euclid Còn Messi Theo Trường Phái Einstein

Đối với Cristiano Ronaldo: khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm chính là một đường thẳng, còn Lionel Messi: khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm luôn là một đường cong.

Cuốn “Messi vs Ronaldo – Đại chiến giữa những vị thần” không chỉ hé lộ khởi đầu rất khiêm tốn của hai siêu sao trước khi trở thành kỳ phùng địch thủ của nhau trong cuộc đua trở thành cầu thủ vĩ đại nhất.

Sách còn ghi lại những nốt thăng lẫn trầm trong cuộc đời, sự nghiệp và những câu chuyện bên lề của hai siêu sao mà không phải ai cũng biết.

Được sự đồng ý của THbooks, Zing trích đăng một phần nội dung sách.

“Tôi chơi bóng với mục tiêu trở thành người xuất sắc nhất.” Ai cũng biết Ronaldo là người thường nói câu này. Nhưng Leo Messi chắc cũng có cùng câu thần chú.

Hai phong cách hoàn toàn khác biệt

Họ mang những tính cách gần như trái ngược, và điều đó được thể hiện rõ trên sân. Cả hai đều kiểm soát trái bóng, chọn vị trí và tương tác với các đồng đội theo cách riêng của mình. Họ đại diện cho hai phong cách chơi bóng hoàn toàn khác biệt, nếu không muốn nói là trái ngược.

Theo Eduardo Gonçalves de Andrade, vẫn được biết đến với cái tên Tostão, Messi mang phong cách của một người theo chủ nghĩa tối giản. Huyền thoại bóng đá Brazil giải thích: “Cậu ấy không di chuyển quá nhiều, cũng không có quá nhiều động tác. Cậu ấy chỉ làm những gì thực sự cần thiết để tạo ra những điều thực sự đặc biệt.”

Nói cách khác, mối bận tâm duy nhất của Messi là vượt qua đối thủ và ghi bàn. Giống như Pelé thời đỉnh cao, anh không bao giờ thực hiện những pha đi bóng không mục đích. Anh đánh bại đối thủ với một mục tiêu duy nhất là tiến gần hơn tới khung thành.

“Với chỉ một cú lắc người hay một cú sút, Leo có thể khiến cả các cổ động viên lẫn giới phê bình phấn khích. Đó là điều mà nhiều cầu thủ giỏi mất cả 90 phút cũng không làm nổi.”

Vậy còn Cristiano? “Cristiano Ronaldo theo định luật Euclid: khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm chính là một đường thẳng,” tác giả nổi tiếng người Tây Ban Nha Manuel Vicent so sánh trên tờ El País. “Không những thế, bạn còn phải đốt cháy đường thẳng đó với tốc độ lớn nhất có thể cho tới khi bạn tiến tới khung thành.

Lionel Messi thì theo trường phái Einstein: khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm luôn là một đường cong, và để có thể đi từ điểm này tới điểm kia, cách duy nhất là di chuyển zíc zắc khó lường như một chú lợn đang nháo nhào chạy trốn lưỡi dao mổ. Ronaldo tạo ra cảm xúc – Messi, sự ngưỡng mộ.” Và đó là lý do tại sao họ được xem như những vị thần trong thế giới bóng đá hiện đại.

Leo là sự linh hoạt, còn Ronaldo là sức mạnh

Trong nỗ lực theo đuổi sự hoàn hảo, CR7 có vẻ như đã chọn đi theo một hệ tư tưởng cho những người theo chủ nghĩa kinh điển. Anh không ngừng mài giũa, tinh chỉnh phong cách của mình, loại bỏ những nhược điểm, giữ lại các ưu điểm, cho tới khi tìm ra được phương thức hoàn hảo để chiến thắng.

Cả hai đã chứng tỏ là phong cách chơi của mình có giá trị không kém gì nhau. Phong cách của Ronaldo phản ánh sự phát triển của một cầu thủ đã chuyển từ Sporting tới Manchester United và sau đó là Real Madrid – mỗi nơi lại có những trải nghiệm và những phong cách khác nhau.

Trong khi đó, phong cách của Messi là sự kết hợp giữa nguồn gốc Argentina của anh với nền tảng văn hóa riêng biệt và sâu sắc của một người được đào tạo ở Barcelona.

Cả hai đều có thừa tài năng, nhưng lại mang những phẩm chất khác nhau. Với Leo là sự linh hoạt, còn với Ronaldo là sức mạnh. Cách chơi của Ronaldo, do đó, thiên về thể lực hơn nhiều. Anh thể hiện xu hướng đó ngay từ những ngày đầu của sự nghiệp, khi còn ở Sporting.

“Anh ấy rất tài năng, có thể chơi tốt cả hai chân, và đặc biệt nhanh. Khi anh ấy chơi bóng, ta có cảm giác quả bóng là một phần của cơ thể anh ấy,” Aurélio Pereira, một trong những huấn luyện viên đầu tiên của Ronaldo ở đội bóng Lisbon, nhớ lại.

“Nhưng điều khiến tôi bị ấn tượng hơn cả là quyết tâm của anh ấy. Là sự mạnh mẽ của anh ấy. Anh ấy rất dũng cảm – về mặt tinh thần mà nói, anh ấy là người không thể bị đánh sập. Anh ấy không biết sợ, không bao giờ bị các cầu thủ lớn tuổi hơn lấn át.

Anh ấy sở hữu những phẩm chất lãnh đạo chỉ có ở những cầu thủ vĩ đại nhất. Cả triệu người mới có một người như thế. Từ đầu anh ấy đã có tất cả những điều đó, và rõ ràng là thời gian chỉ càng khiến cho anh ấy trở nên mạnh mẽ hơn mà thôi.”

Ngược lại, hậu vệ người Argentina Pablo Zabaleta lại ngưỡng mộ người bạn và cũng là đồng đội ở đội tuyển – Lionel Messi – ở khả năng xử lý mềm mại hiếm có…

Gianluca Zambrotta khi còn là đồng đội của Messi ở Barça cũng nhiều lần há hốc mồm trước những pha xử lý của Messi: “Khả năng kiểm soát bóng của anh ấy là không thể tin được. Bóng như thể lúc nào cũng được dính vào chân trái của anh ấy. Anh ấy cũng đặc biệt nhanh, rất thoải mái khi di chuyển trong những không gian hẹp cả khi có bóng lẫn không bóng, giống hệt Maradona.

Phải chống lại Messi là một cơn ác mộng. Bạn không bao giờ biết tiếp theo anh ấy sẽ làm gì. Anh ấy có thể di chuyển sang phải, hay sang trái, hay xâu kim bạn. Anh ấy thuộc về một nhóm nhỏ những cầu thủ bóng đá mà nếu có được phong độ tốt có thể một mình quyết định cả trận đấu.”

Messi là một trong số ít những cầu thủ trên thế giới có thể dẫn bóng mà không cần nhìn vào trái bóng. Điều đó cho phép anh quan sát được cả đối thủ lẫn đồng đội, để từ đó tung ra những đường chuyền ngoài dự kiến của người bình thường. Người ta nói rằng Messi có thể bao quát được toàn bộ mặt sân.

Một điểm khác biệt nữa của anh là vẫn duy trì được sự chính xác ngay cả trong những pha xử lý ở tốc độ cao nhất có thể.

Lối chơi giàu tính tưởng tượng và sáng tạo của Messi cũng khiến cho mỗi lần anh có bóng hay mỗi lần anh chuẩn bị đối mặt với các cầu thủ của đối phương là một lần người xem tin tưởng rằng sẽ có một điều đặc biệt nào đó xảy ra.

Nguồn: https://news.zing.vn/ronaldo-theo-dinh-luat-euclid-con-messi-theo-truong-phai-einstein-post1090210.html

Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Là Gì Theo Quy Định Pháp Luật?

Luật Hôn nhân và gia đình là gì theo quy định pháp luật? Luật Hôn nhân và gia đình là tập hợp những quy định về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực…

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH LÀ GÌ?

Kiến thức của bạn về luật hôn nhân và gia đình là gì

Luật Hôn nhân và gia đình là gì theo quy định pháp luật?

Kiến thức của Luật sư về luật hôn nhân và gia đình là gì

1. Căn cứ pháp lý về luật hôn nhân và gia đình là gì:

2. Nội dung tư vấn về luật hôn nhân và gia đình là gì

Hôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Theo Luật Hôn nhân và gia đình hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà (Nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới) trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện, đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ và hạnh phúc. Cụ thể, khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích: ” Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn “.

Gia đình là tế bào của xã hội, là sản phẩm của xã hội, phát sinh và phát triển cùng sự phát triển của xã hội. Quan hệ bình đẳng của vợ và chồng trong gia đình thể hiện quan hệ bình đẳng nam và nữ ngoài xã hội. Hôn nhân là một quan hệ giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, là tiền đề xây dựng gia đình.

Hiện nay, khái niệm gia đình được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình như sau: ” Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này “. Gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Luật Hôn nhân và gia đình là tập hợp những quy định về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa những người thân thích ruột thịt khác.

Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, phù hợp với ý chí của Nhà nước.

2.4. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

Một vợ, một chồng;

Bình đẳng vợ chồng, bình đẳng nam nữ, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, quốc tịch;

Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

Để được tư vấn chi tiết về luật hôn nhân và gia đình là gì, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình 24/7: 1900 6500để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Quy Định Chung Về Người Đại Diện Theo Pháp Luật

Thế nào là người Đại diện Pháp Luật?

Người đại diện theo pháp luậtlà người mà công ty đăng ký với vị trí là “người đại diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy đăng ký kinh doanh (thường là Giám đốc) được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính … vì lợi ích của doanh nghiệp.

Trong nội bộ, người đại diện theo pháp luật quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp.

Điều kiện để làm người Đại diện Pháp Luật?

Căn cứ Luật Doanh Nghiệp 2005, Đại diện Pháp Luật là cá nhân:

– Trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự và không bị Luật cấm tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh Nghiệp.

– Đến từ bất cứ đâu, không phân biệt nơi lưu trú, quốc tịch. – Được xác nhận thường trú tại Việt Nam. Nếu là người nước ngoài thì người đó phải ở Việt Nam trong suốt thời hạn của nhiệm kỳ và phải có Thẻ tạm trú theo quy định tại Nghị định 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001. – Đối với con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) – Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật. – Đối với người được giám hộ – Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật. – Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự – Người được Toà án chỉ định là người đại diện theo pháp luật. – Đối với hộ gia đình – Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật. Đại diện Pháp Luật thường giữ những chức vụ quan trọng trong công ty như Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.

Đại diện Pháp Luật trong từng loại hình công ty:Trong mỗi loại hình công ty, Đại diện Pháp Luật có những chức danh khác nhau và luật quy định khác nhau về việc thành lập thêm doanh nghiệp. Vì thế bạn cần lưu ý:

1/ Công ty TNHH một thành viên:

– Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc.

– Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc Công Ty TNHH một thành viên đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên /Tổng Giám Đốc/Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

– Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc.

– Sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ.

– Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc Công Ty TNHH hai thành viên đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên /Tổng Giám Đốc/Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên cũng có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

3/ Công ty Cổ Phần:

– Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Quản trị / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc.

– Sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông.

– Tổng Giám Đốc /Giám Đốc Công Ty Cổ Phần không thể làm Tổng Giám Đốc/Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào khác, tuy nhiên vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty khác với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên.

5/ Doanh nghiệp tư nhân:

– Chức danh Đại diện Pháp Luật: Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc.

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. (Khoản 3, Điều 141, Luật Doanh nghiệp năm 2005);

– Tổng Giám Đốc /Giám Đốc Doanh nghiệp Tư Nhân đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên /Tổng Giám Đốc/Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Khi xuất cảnh khỏi Việt Nam trong thời hạn quá 30 ngày liên tục, ĐDPL phải thực hiện các công việc sau:

– Ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Ðiều lệ công ty.

– Gửi văn bản uỷ quyền đó đến Sở Kế hoạch và Ðầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính để biết ít nhất 2 ngày trước khi xuất cảnh.

Các dịch vụ chính của Luật NTV:

Nếu vẫn còn thắc mắc, băn khoăn về điều kiện, quyền lợi, trách nhiệm của người đại diện pháp luật đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn