Người phạm tội lần đầu (lần đầu phạm tội) được coi là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật hình sự. Vậy, như thế nào là phạm tội lần đầu ? Hình phạt với tội phạm lần đầu được quy định như thế nào ? Luật sư tư vấn và giải đáp:
1. Như thế nào là phạm tội lần đầu ?
Cho tôi hỏi trong trường hợp nào thì được quyền tha tù trước hạn có điều kiện?
Trả lời
Phạm tội lần đầu theo quy định của Bộ luật hình sự là một tình tiết có thể nói là “tốt” cho người phạm tội, bởi lẽ:
Phạm tội lần đầu là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
… i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
Phạm tội lần đầu còn là một trong những điều kiện để người phạm tội được xem xét tha tù trước thời hạn:
Điều 66. Tha tù trước thời hạn có điều kiện
1. Người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phạm tội lần đầu;
Như vậy, thế nào là phạm tội lần đầu? Mới đây, ngày 24/4/2018 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn Bộ luật Hình sự 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện; trong đó có giải thích các trường hợp người phạm tội được coi là phạm tội lần đầu, theo đó các trường hợp sau được coi là phạm tội lần đầu:
a) Trước đó chưa phạm tội lần nào;
b) Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự;
c) Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;
d) Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích.
2. Phạm tội lần đầu (Tội cướp giật) bị phạt bao nhiêu năm tù giam ?
Xin chào luật sư, xin hỏi: Em tôi 29 tuổi ,phạm tội lần đầu về tội cướp giật,1 vụ ở huyện gò dầu tây ninh quả tang, 3 vụ con lại huyện tràng bàng tây ninh tổng 120 triệu. Em tôi có tình tiết giảm nhẹ là ba tôi tham gia chiến trường camphuchia, có thực hiện nghĩa vụ quân sự, hoàn toàn không gây ra thiệt hại về người.
Cho tôi hỏi vụ em tôi có được xử khoảng 1 cướp giật, từ 1 đến 5 năm không ?
Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Sau khi nghiên cứu các thông tin của chị đưa ra và các văn bản pháp luật hiện hành chúng tôi xin được trả lời chị như sau.
Căn cứ theo Điều 171 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 có quy định cụ thể như sau:
Điều 171 Tội cướp giật tài sản.
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Từ căn cứ nêu trên chị có thể thấy rằng nếu em của chị không vi phạm vào các lỗi quy định tại khoản 2 điều này thì hoàn toàn có thể sẽ được xử theo điều 1 với khung hình phạt từ 1 đến 5 năm. Vậy nên còn phụ thuộc vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra nên ở đây tôi chỉ có thể tư vấn cho chị ở mức tham khảo.
Chị cũng có đề cập đến tình tiết giảm nhẹ, nội dung này có quy định tại điều 51 bộ luật hình sự như sau.
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;m) Phạm tội do lạc hậu;n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;r) Người phạm tội tự thú;s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạmu) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;x) Người phạm tội là cha, mẹ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Cũng theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định thì người phạm tội phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì mới được giảm hình phạt xuống mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề nên chỉ một tình tiết là cha có công với cách mạng thì chưa đủ.Với số tiền cướp giật lên đến 120 triệu thì rõ ràng em của bạn đã phạm vào điểm c khoản 2 Điều 171 nên khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù.
3. Lần đầu đánh bạc nhân thân tốt, bố thương binh, phạm tội lần đầu bị phạt thế nào ?
Thưa luật sư, Chồng em bị bắt về tội đánh bạc, khi khám xét trên người chồng em có 2,8tr đồng (tiền anh em góp để chuẩn bị đi liên hoan chia tay cuối năm), trong người có 1 điện thoại trị giá trên 1 triệu.
Nhóm anh em cùng công ty đánh bài với mốc khởi điểm là 10k chơi theo hình thức đánh Liêng. Chồng em thân nhân tốt, bố là thương, bệnh binh 3/4, lần đầu phạm tội vậy chồng em được hưởng mức giảm nhẹ nào và phải chịu khung hình phạt nào?
Hỏi đáp pháp luật hình sự về tội đánh bạc trực tuyến, gọi ngay: 1900.6162
Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Về số tiền để khởi tố hình sự thì theo quy định của pháp luật hiện hành thì “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
4. Những trường hợp không cho hưởng án treo theo quy định pháp luật hiện hành ?
Chào Luật sư Minh Khuê, Em trai tôi 37 tuổi. Vào tháng 5/2018 em trai tôi có dùng gậy gây thương tích cho 1 người. Do quá hoảng sợ nên đã bỏ trốn khỏi địa phương và có quyết định truy nã. Nghe nói về tội cố ý gây thuơng tích. Được gia đình khuyên bảo thì tháng 8/2018 em tôi đầu thú. Cho tôi hỏi trong trường hợp này liệu em tôi có được hưởng án treo không ạ ? Thời gian để được xóa án tích là bao lâu ạ ?
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 về án treo, quy định:
Điều 3. Những trường hợp không cho hưởng án treo
1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
5. Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Căn cứ vào quy định trên, khi em trai bạn thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã có quyết định truy nã thì thuộc trường hợp không được hưởng án treo ( kể cả khi em bạn đã đầu thú trước cơ quan có thẩm quyền).
Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 quy định về đương nhiên xóa án tích như sau:
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Em trai bạn bị khởi tố về tội xâm phạm sức khỏe con người ( cố ý gây thương tích ) nên không thuộc các tội quy định tại Chương XIII ( các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia ) và Chương XXVI ( các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 cho nên thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích. Do vụ án của em bạn chưa có bản án, ấn định hình phạt và thời gian chấp hành hình phạt là bao lâu nên chúng tôi chưa thể xác định cụ thể thời gian đương nhiên xóa án tích. Vì vậy, khi có bản án của Tòa án bạn có thể đối chiếu quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự 2015.
5. Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là từ khi nào ?
Cho tôi hỏi thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là từ khi nào? tôi đang rất quan tâm?
Căn cứ theo Nghị quyết số: 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22 tháng 10 năm 2010 thì:
Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được xác định như sau:Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.
Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.
Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu.
Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.
Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hình sự- Công ty luật Minh Khuê