Thế Nào Là Thuật Ngữ Tin Học / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Thuật Ngữ Tin Học (2)

Viết tắt của Compact Disc-Recordable drive, có nghĩa là ổ ghi đĩa CD. Nhưng bây giờ, người ta quen dùng CD-R để chỉ loại đĩa CDROM (Compact Disc-Read-Only Memory, đĩa CD bộ nhớ chỉ có thể đọc) chỉ có thể ghi dữ liệu một lần.

■ CD-RW: CD-ReWritable disc là loại đĩa CD-ROM có thể ghi rồi xóa và ghi lại nhiều lần. Đĩa CD-RW phải đạt tiêu chuẩn ghi xóa 1.000 lần trở lên.

Tốc độ ghi và đọc của ổ CD-R/CD-RW được tính bằng x (mỗi x tương đương 150KB/s). Vậy nếu ổ CD ghi 52x thì tương đương tốc độ đọc là 7.800KB/s và của CDRW là 32x thì tương đương 4.800KB/s. Chữ x viết thường dùng cho CD, trong khi đó đối với DVD thì tốc độ lại được ký hiệu với X (chữ X viết hoa) và tốc độ của 1X = 1,38 MBps. Như vậy 1 X bằng 9x.

■ Version: Phiên bản của một chương trình ứng dụng, một phần mềm… Người dùng thường thấy ghi là phần mềm ABC 1.0 hoặc XYZ 2.1 có nghĩa là phần mền ABC đang ở version (phiên bản) 1.0. Còn phần mềm XYZ thì đã ở phiên bản 2.1 và trước nó có thể là các phiên bản 1.0 rồi 2.0. Về lý thuyết thì phiên bản sau thường tối ưu hơn phiên bản trước, có nhiều tính năng hơn để phục vụ người dùng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người dùng không cần phiên bản sau vì nó nặng nề hơn, những tính năng mới đối với họ là không cần thiết. Có thể từ phiên bản cũ cập nhật lên phiên bản mới hoặc sử dụng phiên bản mới mà không cần biết tới phiên bản cũ.

viết tắt của Graphical User Interface: Được dịch là giao diện đồ hoạ dành cho người sử dụng. Với giao diện dòng lệnh, người dùng phải tiếp xúc và thao tác với máy tính bằng cách gõ phím để thực hiện tuần tự từng lệnh một, vừa khó khăn đối với người không thông thạo tiếng Anh, vừa phải nhớ các lệnh khá phiền phức. Với giao diện đồ hoạ, các file, thư mục, chương trình… được biểu thị bằng những hình ảnh, thường là các biểu tượng nhỏ như ngày nay chúng ta gặp trong môi trường Windows XP. Nhờ vậy, người dùng dễ thao tác hơn, khỏi phải nhớ đường dẫn, nhớ địa chỉ như trước mà chỉ đơn giản là bấm chuột vào biểu tượng để ra lệnh thực hiện. và cũng nhờ đơn giản hoá việc thực hiện mà sử dụng máy tính ngày càng dễ dàng hơn từ em bé đến cụ già chứ không phải chỉ giới hạn trong những chuyên gia như ngày trước.

■ Adobe Flash (trước đây là Macromedia flash) hay gọi ngắn gọn là Flash. Là từ dùng để chỉ chương trình sáng tạo đa phương tiện (multimedia) và phần mềm để hiển thị chúng Macromedia flash player. Flash dùng kỹ thuật đồ họa vectơ và đồ họa điểm ( raster graphics). Ngoài ra Flash còn có một ngôn ngữ văn lệnh riêng gọi là ActionScript và có khả năng truyền và tải luồng âm thanh hoặc hình ảnh. Đúng ra thì từ Macromedia Flash nên được dùng để chỉ chương trình tạo ra các tập tin Flash. Còn từ Flash Player nên được dành để chỉ ứng dụng có nhiệm vụ thi hành hay hiển thị các tập tin Flash đó. Tuy vậy, chữ Flash được dùng để chỉ cả hai chương trình nói trên.

■ Ổ đĩa Flash hay còn gọi là ổ đĩa USB Flash là thiết bị lưu trữ dữ liệu sử dụng bộ nhớ flash tích hợp với giao tiếp USB (Universal Serial Bus). Chúng có kích thước nhỏ, nhẹ, có thể tháo lắp và ghi lại được. Dung lượng của các ổ USB flash trên thị trường có thể từ 32 MB trở lên (hiện đã có ổ đĩa dạng này có dung lượng hàng trăm GB. “Ổ USB” là loại thiết bị nhớ không mất dữ liệu khi ngừng cung cấp điện. Ổ USB flash có nhiều ưu điểm hơn hẳn các thiết bị lưu trữ tháo lắp khác, đặc biệt là đĩa mềm. Chúng nhỏ hơn, nhanh hơn, có dung lượng lớn hơn và tin cậy hơn đĩa mềm, do đó ngày nay ổ USB flash đã hoàn toàn thay thế cho các ổ đĩa mềm trong các máy tính cá nhân được sản xuất trong một vài năm gần đây.

■ Storage: Có nghĩa là lưu trữ, tích trữ. Thực ra người ta viết đầy đủ sẽ là Storage Device tức là nói về các thiết bị lưu trữ trong một hệ thống máy tính. Có thể đó là đĩ mềm, đĩa cứng, đĩa CD/DVD, USB Flash Driver…

■ Boot: Hay chính xác hơn là Boot Record: Là bản ghi khởi động, chương trình dùng để khởi động máy tính. Khi ấn nút Power để khởi động máy tính thì một chương trình nằm trong ROM sẽ đọc dữ liệu trong Boot Sector. Chương trình này sẽ tiến hành nạp hệ điều hành rồi chuyển quyền cho hệ điều hành điều khiển các bước kế tiếp. Có thể quy định Boot (khởi động máy tính) từ nhiều thiết bị khác nhau như: Đĩa mềm, đĩa CD, đĩa cứng…

■ Crop: Là cắt hoặc xén. Trong các ứng dụng đa phương tiện như video, hình kỹ thuật số, nhạc số… thì crop là gọt bỏ bớt những khoảng thừa hoặc cắt lấy một đoạn nhỏ để minh họa cho các chương trình khác.

■ Cut and Paste: Nghĩa là cắt và dán. Động tác dịch chuyển và sao chép một đoạn dữ liệu từ nơi này đến nơi khác.

■ Default: Mặc nhiên, mặc định. Đó là việc mà một thuộc tính, một điều kiện, một giá trị hay một tùy chọn được thừa nhận là đúng là hẳn nhiên lựa chọn nó trong điều kiện chưa có gì tường minh. Ví dụ như chọn font chữ trong MS Word là Times New Roman và kích cỡ là 14 rồi bấm nút Default để mặc định cho nó. Sau này, mỗi khi chạy MS Word, người dùng sẽ luôn luôn bắt đầu với font chữ này cho đến khi thay đổi font khác.

■ Install: Cài đặt, khởi tạo. Thông thường thì một hệ thống máy tính bao gồm các thiết bị phần cứng và phần mềm được cài đặt để hoạt động. Việc cài đặt phải bắt đầu từ hệ điều hành. Sau khi cài đặt hệ điều hành xong thì cài thêm một số phần mềm khác tùy theo nhu cầu sử dụng.

■ Remove: Gỡ bỏ. Thuật ngữ này không ngầm chỉ gỡ một thiết bị, một phần cứng khỏi hệ thống máy tính mà thường là mang ý nghĩa việc gỡ bỏ một phần mềm đã được cài đặt vào hệ thống.

■ Hiden: Ẩn – là thuộc tính được quy định cho file, thư mục… Nó không bị xóa bỏ đi nhưng không hiển thị trong môi trường bình thường của hệ điều hành. Quy định thuộc tính ẩn là một trong những cách bảo mật cho dữ liệu, tránh bị người khác xóa nhầm làm mất đi những dữ liệu quan trọng. Đặc biệt là những file hệ thống mà bị xóa bỏ thì máy tính sẽ bị trục trặc ngay.

■ Bộ Office và Open Office: Từ Office có nghĩa là văn phòng. Nhưng khi nói “bộ Office” thì người ta muốn nói về những phần mềm của hãng Microsoft có mục đích phục cụ công tác văn phòng. Các phần mềm thuộc bộ Office thông dụng nhất là: Word-soạn thảo văn bản; Excel – Bảng tính; Access – Quản lí dữ liệu; Power Point – Trình chiếu… Open Office cũng là bộ phần mềm phục vụ cho công tác văn phòng. Nhưng, Open Office là phần mềm mã nguồn mở và miễn phí. Không cần phải tốn tiền mua để sử dụng như bộ Office của hãng Microsoft.

■ Modem: Viết tắt của Modulator/Demodulator là thiết bị giúp chuyển dữ liệu của máy tính qua đường dây điện thoại. Nó biến dữ liệu số hóa từ máy tính thành tín hiệu analog để truyền tin. Đến với thiết bị nhận nó lại chuyển tín hiệu analog trở thành kỹ thuật số để hiển thị trên máy tính khác. Hiện nay băng thông rộng đang trở nên phổ biến do vậy modem đã dần lui về “dĩ vãng”.

■ Enable: Tạo khả năng, cho phép. Là việc cho phép thực hiện chức năng nào đó đối với máy tính. Trái nghĩa của nó là disable tức là vô hiệu hóa, hủy bỏ việc được phép thực hiện

■ Magnify: Khuyếch đại, phóng đại. Trong đồ họa máy tính là cách tăng lên bằng một hệ số chung cho các kích thước của một hình ảnh. Nhiều chương trình phần mềm trang bị công cụ magnify hình đôi kính, bấm vào công cụ này để phóng lớn hình ảnh hoặc ký tự cho dễ xem đối với người thị lực kém.

viết tắt của Three Dimentional hiểu nôm na là ba chiều. Thực ra đầy đủ phải là 3D computer graphic là những hình họa hiển thị trên máy tính với không gian 3 chiều. Khác biệt với hình họa phẳng 2D. Từ đó thêm nhiều thuật ngữ khác với 3D như: 3D Area: Vùng 3 chiều; 3D bar: Thanh 3 chiều; 3D effect: Hiệu ứng 3 chiều; 3D style: Kiểu (dáng) 3 chiều…

■ Overclock: Viết tắt là OC, là một thuật ngữ trong giới phần cứng nhằm diễn tả một trạng thái của thiết bị có tốc độ xử lý hiện tại vượt quá quy định của nhà sản xuất. Mục đích của việc Overclock là nhằm tăng hiệu suất xử lý của các thiết bị phần cứng. Làm sao lại có thể Overclock? Vì nhà sản xuất bao giờ cũng hạ thấp hiệu suất quy định xuống dưới mức tối đa theo tính toán để bảo đảm tính ổn định của thiết bị trong mọi hoàn cảnh. Việc Overclock có thể làm cho hệ thống kém ổn định hơn và giảm bớt tuổi thọ của thiết bị. OC rất đa dạng: OC card màn hình, OC RAM, OC monitor, OC chuột, OC card sound,… Tuy vậy, OC CPU là thông dụng nhất.

S.M.A.R.T (viết rời, có dấu chấm, hổng phải “smart” – thông minh) là viết tắt từ thuật ngữ tiếng Anh : Self-Monitoring Analysis and Reporting Technology (ổ đĩa cứng có tích hợp kỹ thuật tự kiểm tra, phân tích và báo cáo các trục trặc). Khi phát hiện ra các dấu hiệu hư hỏng, nó sẽ phát cảnh báo. Có thể là các thông báo của BIOS trên màn hình lúc khởi động máy tính, hoặc thông qua một phần mềm chẩn đoán có khả năng truy cập thông tin S.M.A.R.T. S.M.A.R.T được phát triển dựa trên kỹ thuật Predictive Failure Analysis (phân tích sự cố dự báo trước, PFA) của hãng IBM.

■ Slide Show: Là một từ ghép trong đó + Slide: có nghĩa là trượt nhẹ nhàng hoặc bản kính dương của đèn chiếu… + Show: Sự bày tỏ, trình bày, trình diễn… Ghép hai từ lại với nhau thì trong tin học được hiểu là “Trình chiếu”. Một file với nhiều hình ảnh, ký tự, lồng ghép bên trong có thể là nhạc nền… Lần lượt được tự động trình bày từng khung hình một từ đầu đến cuối và có thể lặp lại vô hạn. Thường gặp nhất của việc trình chiếu là các file được tạo bởi Powerpoint định dạng ppt; file flash… Một từ khác cũng có thể hiểu “Trình chiếu” là Presentation.

■ Partition – Phân vùng ổ đĩa (cứng). Mỗi máy tính thường được gắn một hoặc vài ổ đĩa cứng làm nơi lưu trữ dữ liệu. Thông thường thì chỉ một ổ đĩa cứng mà thôi. Thế nhưng trong môi trường hệ điều hành chúng ta có thể thấy nhiều ổ đĩa cứng ký hiệu C; D; E; F… Thực ra đó là một ổ đĩa cứng về mặt vật lý, được chia thành nhiều phân vùng (partition) về mặt logic. Phân vùng ổ đĩa C thường là nơi cài đặt hệ điều hành và các phần mềm tiện ích. Các phân vùng còn lại thường chứa dữ liệu. Mỗi khi hệ điều hành bị trục trặc, không khắc phục được thì phải định dạng (format) lại phân vùng ổ đĩa C, cài lại hệ điều hành, mọi dữ liệu cũ trên ổ C sẽ mất sạch. Đó là lý do chính tại sao người ta phải tạo nhiều phân vùng khác nhau trên 1 ổ đĩa cứng duy nhất.

■ Symbol: theo nghĩa thông thường thì đó là ký hiệu, là vật tượng trưng. Nhưng trong môi trường tin học, đặc biệt là soạn thảo văn bản với MS-Word thì Symbol được hiểu là những ký tự đặc biệt. Ví dụ như đồng bảng Anh; đồng Euro, những ký tự Hy Lạp; La Mã… không hề có trên bàn phím do vậy không gõ để thể hiện trên văn bản được mà phải dùng hộp Symbol rồi bấm chuột lựa chọn ký tự phù hợp đưa vào văn bản.

■ Delete: Xóa bỏ, có thể là một ký tự, một file, một thư mục… ngược lại là Undelete. Đối với hệ điều hành Windows khi đã xóa bỏ khỏi thùng rác tái sinh (Recycle Bin) thì cần phải có một phần mềm để phục hồi và thao tác đó được gọi là Restore.

■ Access: Truy cập, truy nhập là thao tác để tiếp cận với nguồn dữ liệu mà máy tính đang quản lý. Sự truy cập có thể là trực tiếp tại một máy tính hoặc gián tiếp thông qua mạng máy tính.

+ Access key: Phím truy cập.

+ Access permission: quyền được truy cập (để phân biệt với sự truy cập trái phép).

+Accessibility: Khả năng truy cập rộng rãi.

■ Active Window: Cửa sổ hiện hành. Đối với hệ điều hành đa nhiệm, người dùng có thể cùng một lúc mở nhiều chương trình ứng dụng khác nhau như vừa nghe nhạc vưà gõ văn bản… Mỗi chương trình sẽ được mở với một cửa sổ riêng biệt. Cửa sổ hiện hành là cửa sổ đang được chọn hay đang làm việc. Tương tự như vậy thì Active Document là tài liệu hiện hành; Active Object là đối tượng hiện hành….

■ Boot: Khởi động. Khi ấn nút Power cấp điện nguồn cho máy tính thì máy bắt đầu khởi động, có thể quy định cho máy khởi động từ một thiết bị nào đó như: đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD… Quá trình khởi động hoàn tất thì hệ điều hành mới được nạp đầy đủ để bắt đầu làm việc.

+ Boot Disk: Là đĩa khởi động.

+ Boot Drive: Là ổ đĩa khởi động.

■ Custom: Nếu theo nghĩa thông thường thì đó là phong tục, tục lệ. Nhưng trong thuật ngữ tin học thì Custom/Customize lại có nghĩa là tùy biến. Khả năng để ngỏ cho người dùng chỉnh sửa các chức năng của một phần mềm, một ứng dụng nào đó theo ý thích, theo khả năng, mục đích sử dụng…

+ Custom Installation: Cài đặt tùy biến.

+ Custom setup: Thiết lập tùy biến.

+ Customzable: Có thể tùy biến.

(Sưu tầm)

Thế Nào Là Chủ Ngữ Và Vị Ngữ

Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong câu sau và cho biết câu nào là câu miêu tả, câu nào là câu tồn tại

a, Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đanh lộn nhau để hút mật ở hoa

b, Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình,mái chùa cổ kính

Câu 1: Lấy 3 ví dụ xác minh thành phần chính của câu (là chủ ngữ và vị ngữ) và trả lời các câu hỏi cho chủ ngữ và vị ngữ!!??

“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy” ​xác định chủ ngữ ,vị ngữ và cho bt câu nào là câu tồn tại , câu nào là câu miêu tả

​. ​Giúp mình với ​

câu văn : ” Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian. ” chủ ngữ của câu là

A.thảo quả B.Thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp C. Thảo quả lan tỏa D. dưới bóng râm của rừng già

Hôm đó ,chú Tiến Lê – Họa sĩ, bạn thân của bố tôi -đưa theo bé Quỳnh đến chơi ….2 đứa lôi nhau ra vườn . Tại đây , Mèo đưa toàn bộ bức tranh nó vẽ giấu ra cho bé Quỳnh xem bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên khe khẽ

Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong đoạn văn sau và cho biết cấu tạo của chúng

LÀM HỘ MÌNH NHÉ KHÓ QUÁ MÌNH KHÔNG LÀM NỔI

Cho đoạn văn sau : “Ngày mai,trên đất nước này sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa nhưng trên đường trường ta dấn bước,tre xanh vẫn là bóng mát.Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình.Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi.Những chiếc đu tra vẫn dướn lên bay bổng.Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.”

-Em hãy xác định chủ ngữ,vị ngữ của các câu trong đoạn trích trên.

-Đoạn trích trên có mấy câu trần thuật đơn

Bai 2: Tim chu ngu, vi ngu cho biet chung co cau tao nhu the nao?

a) Trong tranh, mot chu be dang ngoi nhin ra cua so, noi bau troi trong xanh

b) Trang si mac ao giap, cam roi, nhay len minh ngua

c) Bong tre trum len au yem lang, ban, xom, thon

d) Cho Nam Can nam sat ben bo song, on ao, dong vui, tap nap

e) Tu trong hang, hai nguoi dan ong lao ra

g) Giua bien lua vang, nhung chiec non trang nhap nho

h) Ngang troi, mot bong chim vut qua

Đặc điểm thành phần chính của câu

xac dinh trang ngu , chu ngu ,vi ngu trong nhung cau tho sau day 1Gio ra choi tuy rat ngan nhung là thoi gian ma chung em rat thich 2Tu cac cua lop ,cac ban hoc sinh chay ua ra nhu dan chim vo to 3Nhung co phuong, bang ,thi cu dung dua trong lan gio mat 4O giua san truong, co may ban la hoa si cua truong dang ngoi tren ghe da cham chu ve cai gi do 5cac ban ay choi nhin vui lam, tren mat co mo hoi roi ma mieng van cuoi y nhu nhung nang tien trong truyen

tìm chủ ngữ trong câu sau : Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc .

66 Thuật Ngữ Du Học Thường Gặp – Du Học Sinh Nào Cũng Cần Biết

Nếu bạn tìm kiếm thông tin du học trên các website nước ngoài – ắt hẳn sẽ gặp rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Chuyên trang chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ du học phổ biến nhất.

► 66 Thuật ngữ du học thường gặp

STT

Thuật ngữ du học

Ý nghĩa

1

Academic year

Năm học – thời gian học chính thức, thường từ tháng 8,9 năm này đến tháng tháng 5, 6 năm sau. Mỗi năm học có thể chia thành: 2, 3 hoặc 4 học kỳ.

2

Coed

Dành cho cả 2 giới – Trường Đại học, Cao đẳng/ khu ký túc xá dành cho cả nam và nữ.

3

College

Trường cao đẳng hoặc dùng để chỉ 1 bộ phận của trường Đại học, ví dụ – College of Business (Trường Kinh doanh)

4

College catalog

Tài liệu giới thiệu về trường – ấn phẩm cung cấp các thông tin về chương trình học, cơ sở vật chất, yêu cầu nhập học…

5

Condition Admission

Tiếp nhận có điều kiện – Trường ĐH hay CĐ yêu cầu sinh viên phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể hoặc hoàn thành bài tập trước khi ghi danh xin học

6

Core Requirementes

Những môn học bắt buộc

7

Course load

Khối lượng chương trình – số lượng tín chỉ hay khóa học phải học trong 1 học kỳ nhất định

8

Credits

Tín chỉ – là “đơn vị” để các trường quy định khối lượng học phần hay ghi nhận việc hoàn thành chương trình học của sinh viên

9

Grade Point Average (GPA)

Điểm trung bình

10

Advance registration

Đăng ký trước – Thủ tục chọn lớp trước các sinh viên khác

11

Prerequisite

Điều kiện cần – Khóa học hay chương trình sinh viên cần hoàn thành để được phép đăng ký ở trình độ cao hơn

12

Add/ Drop

Thêm/ bớt buổi học – 1 thủ tục đầu học kỳ, sinh viên có thể thêm hoặc bớt buổi học với sự cho phép của giảng viên

13

14

Affidavit of support

15

Assistantship

Học bổng trợ giảng – học bổng hỗ trợ tài chính được trả cho nghiên cứu sinh làm công tác trợ giảng/ trông phòng nghiên cứu hay thực hiện nghiên cứu như một trợ lý nghiên cứu.

16

Audit

Dự thính – lớp học chỉ để lấy bằng sau này, không có trong hệ thống đào tạo tín chỉ.

17

Accreditation

Kiểm định – Là việc công nhận chất lượng của các trường ĐH – CĐ do các cơ quan/ hiệp hội chuyên ngành chứng nhận.

18

Bachelor’s degree

Bằng cử nhân – cấp cho sinh viên hoàn thành chương trình học bậc Đại học

19

Baccalaureate degree

Bằng cử nhân – cấp cho hầu hết sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ ở Mỹ

20

Class rank

Xếp loại trong lớp – là con số/ tỷ lệ cho biết vị trí của 1 sinh viên so với cả lớp vào cuối học kỳ hoặc năm học. (1 lớp học có 50 sinh viên, sinh viên đứng nhất lớp được xếp hạng 1/50 – tương tự sinh viên đứng cuối xếp hạng 50/50)

21

Campus

Khu học hiệu – là các khu nhà A, B,C… của nhà trường

22

Dean

Trưởng khoa – người có thẩm quyền cao nhất 1 khoa thuộc trường Đại học.

23

Electives

Môn học tự chọn

24

English as a Second Language (ESL)

Tiếng Anh như ngoại ngữ thứ 2 – khóa học dạy tiếng Anh cho sinh viên sử dụng tiếng anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ

25

Faculty

Đội ngũ giáo viên – Giáo viên bộ phận giảng dạy và bộ phận hành chính hoạch định kế hoạch giảng dạy của nhà trường

26

Extracurricular activities

Hoạt động ngoại khóa

27

Tuition

Học phí – tính theo năm học hoặc số tín chỉ

28

Fees

Lệ phí – số tiền sinh viên phải nộp ngoài học phí, trang trải cho các dịch vụ của nhà trường

29

Scholarship

Học bổng – hình thức trợ cấp tài chính trao cho sinh viên bậc Đại học, dưới dạng miễn học phí hoặc các lệ phí khác.

30

Financial aid

Hỗ trợ tài chính – các khoản vay hay chương trình vừa học vừa làm giúp sinh viên trang trải học phí, lệ phí, chi phí sinh hoạt.

31

Incomplete

Nợ môn – sinh viên không đạt điểm số tối thiểu của 1 môn học

32

Independent study

Nghiên cứu độc lập – bài tập thực hiện ngoài bối cảnh lớp học do mỗi sinh viên thực hiện

33

Freshman

Sinh viên năm đầu

34

Sophomore

Sinh viên năm thứ hai

35

Junior

Sinh viên năm thứ 3

36

Senior

Sinh viên năm cuối

37

Graduate

Sinh viên tốt nghiệp

38

Special student

Sinh viên đặc biệt

39

Internship

Thực tập sinh – sinh viên trải nghiệm môi trường làm việc thực tế để thực hành kiến thức chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm làm việc

40

Lecture

Thuyết giảng – phương pháp dạy học phổ biến trong các trường ĐH, CĐ; giảng viên trình bày bài giảng trước lớp học từ vài chục đến hàng trăm sinh viên

41

Liberal arts

Các môn khoa học tự nhiên và xã hội

42

Major

Chuyên ngành chính

43

Minor

Chuyên ngành phụ

44

Major professor

Giáo viên môn chuyên ngành

45

Midterm exam

Thi giữa kỳ

46

Nonresident

Người phi cư trú – Sinh viên không đáp ứng yêu cầu cư trú của bang/ quốc gia; mức học phí với sinh viên phi cư trú thường cao hơn sinh viên cư trú.

47

Part-time student

Sinh viên hệ phi chính quy

48

Placement test

Kiểm tra trình độ đầu vào

49

Teaching assistant (TA)

Trợ giảng viên – sinh viên cao học làm trợ giảng cho giáo viên bậc Đại theo chuyên môn của mình

50

Thesis

Luận văn – là văn bản nghiên cứu do sinh viên đang học Đại học để lấy bằng cử nhân hoặc thạc sĩ thực hiện vào kỳ học cuối cùng

51

Drop

Dừng học

52

Withdrawal

Rút lui – sinh viên ngừng học hoặc rời khỏi trường

53

Culture shock

Cú sốc văn hóa – những cú sốc về mặt tinh thần của sinh viên khi thích nghi nghi với nền văn hóa mới

54

Reverse culture shock

Cú sốc văn hóa ngược – cú sốc sinh viên gặp phải khi về nước sau thời gian sinh sống ở nước ngoài

55

Zip code

Mã vùng điện thoại

56

Social security number

Số an ninh xã hội – cấp cho người có tham gia hệ thống an sinh xã hội

57

Bulletin

Tập san – ấn phẩm do các trường xuất bản hàng năm, thông tin về các ngành học…

58

Dormitories

Ký túc xá – khu nhà ở dành cho sinh viên nằm trong khuôn viên các trường CĐ, ĐH

59

Resident assistant (RA)

Nhân viên ký túc xá – người phụ trách theo dõi hoạt động ký túc xá sinh viên, là người đầu tiên sinh viên tiếp xúc khi gặp vấn đề có thắc mắc gì.

60

Internal Revenue Service (IRS)

Dịch vụ thu nhập nội bộ – cơ quan giám sát việc thu thuế thu nhập

61

Tư vấn sinh viên quốc tế – người phụ trách cung cấp thông tin, hướng dẫn sinh viên quốc tế các quy định của chính phủ về thị thực, pháp lý, bảo hiểm, học tập, chỗ ở, đi lại…

62

Maintenance

Chi phí tối thiểu – gồm ăn ở, sách vở, quần áo, đi lại…

63

Master’s degree

Bằng thạc sĩ

64

Dissertation

Luận án – luận văn tốt nghiệp để lấy bằng Tiến sĩ

65

Doctorate

Bằng tiến sĩ – Ph.D

66

Postdoctorate

Học trên tiến sĩ – dành cho người đã có bằng Tiến sĩ Ph.D

(Nguồn sách If you want to STUDY in the UNITED STATES – NXB Thanh Niên)

Ms. Smile

Một Số Thuật Ngữ Tin Học Thông Dụng

Một số thuật ngữ tin học thông dụng

Account: Tài khoản ,là sự kết hợp của hai yếu tố username và password do một dịch vụ nào đó đã cung cấp cho bạn khi bạn đã đăng ký với họ để bảo mật cho bạn

ATM: Là chữ viết tắt của “Asynchronous Transfer Mode”. Đây là một kỹ thuật mạng định hướng kết nối mà sử dụng những cell nhỏ có kích thước cố định ở mức thấp nhất. ATM có ưu điểm về khả năng hỗ trợ dữ liệu thoại và video

ACK: Là chữ viết tắt của “Acknowledgement”

ARP: Là chữ viết tắt của “Address Resolution Protocol”. Giao thức TCP/IP được sử dụng để liên kết động một địa chỉ IP cấp cao vào một địa chỉ phần cứng cấp thấp

Anonymous: Ẩn danh, nặc danh

Buffer Overflow: Lỗi tràn bộ đệm. Đây là một trong những kỹ thuật Hacking kinh điển nhất

CGI: Là chữ viết tắt của “Common Gateway Interface”. Đây là một phương pháp cho phép giao tiếp giữa server và chương trình nhờ các định dạng đặc tả thông tin. – Lập trình CGI cho phép viết chương trình nhận lệnh khởi đầu từ trang web, trang web dùng định dạng HTML để khởi tạo chương trình – Chương trình CGI chạy dưới biến môi trường duy nhất. Khi WWW khởi tạo chương trình CGI nó tạo ra một số thông tin đặc biệt cho chương trình và đáp ứng trở lại từ chương trình CGI. Sau đó server xác định loại file chương trình cần thực thi. – Nói tóm lại lập trình CGI là viết chương trình nhận và truyền dữ liệu qua Internet tới WWW server. Chương trình CGI sử dụng dữ liệu đó và gửi đáp ứng HTML trở lại máy khách

Cookie: Là những phần dữ liệu nhỏ có cấu trú được chia sẻ giữa web site và browser của người dùng đã được mã hoá bởi Website đó. cookies được lưu trữ dưới những file dữ liệu nhỏ dạng text (size dưới 4k). Chúng được các site tạo ra để lưu trữ/truy tìm/nhận biết các thông tin về người Những thông tin này có thể bao gồm tên/định danh người dùng, mật khẩu, sở thích, thói quen…

Crack Password: Bẻ khoá mật khẩu

Compile: Biên dịch (1 chương trình nào đó)

Client: Máy con,khách ,dùng để kết nối với máy chủ (Server) Covering Tracks: Sau khi đã có những thông tin cần thiết, hacker tìm cách xoá dấu vết, xoá các file log của hệ điều hành làm cho người quản lý không nhận ra hệ thống đã bị xâm nhập hoặc có biết cũng không tìm ra kẻ xâm nhập là ai

Daemon: Daemon (hay còn được gọi là “service”) là một chương trình chạy trên một cổng nhất định nào đó. Nó sẽ chịu đáp ứng lại mọi yêu cầu của client khi client này kết nối đến server trên cổng đó. Ví dụ như smtp daemon theo mặc định chạy trên cổng 25. Để có thể check mail, máy của bạn phải kết nối đến server này trên cổng 25, cổng mà smtp daemon đang nắm giữ!

DNS: Là chữ viết tắt của “Domain Name System”. Một máy chủ DNS đợi kết nối ở cổng số 80, có nghĩa là nếu bạn muốn kết nối vào máy chủ đó, bạn phải kết nối đến cổng số 80. Máy chủ chạy DNS chuyển hostname bằng các chữ cái thành các chữ số tương ứng và ngược lại. Ví dụ : 192.168.2.0 –localhost và localhost–192.168.2.1

DoS: Là chữ viết tắt của “Denial of Service”, tức là “Tấn công từ chối dịch vụ”. Nghĩa là Hacker sẽ chiếm dụng một lựợng lớn tài nguyên trên server, tài nguyên có thể là băng thông, bộ nhớ, cpu, đĩa cứng, … làm cho server không thể nào đáp ứng các yêu cầu khác từ các clients của những người dùng bình thường và có thể nhanh chónh bị ngừng hoạt động, crash hoặc reboot

Debug: Là chương trình đi kèm với DOS-dĩ nhiên là mọi version của Win đều có chương trình này. Đây là một công cụ tuyệt vời để gỡ rối chương trình,unassembling và cracking,đọc bộ nhớ bị che giấu như boot sector và nhiều hơn nữa… Yêu cầu các bạn phải biết assembly mới dùng được debug

Domain: Là tên miền của 1 Website nào đó Ví dụ : http://www.langdu.de

Decryption: Giải mã

DES: Là chữ viết tắt của “Data Encrypt Standar”. Đây là một trong những chuẫn mã hoá password thông dụng, rất khó bị crack, chỉ có một cách duy nhất và cũng là dễ nhất là dùng tự điển

Exploit: Khai thác (lỗi nào đó)

Encryption: Mã hoá

Ethernet: Là công nghệ nối mạng có năng lực mạnh được sử dụng hầu hết trong các mạng LAN. Đây là mạng dùng CSMA/CD (carrier sense media access/collision detection)

EGP: Là chữ viết tắt của “Exterior Gateway Protocol”. Đây là một thuật ngữ áp dụng cho giao thức nào được sử dụng bởi bộ định tuyến trong một hệ tự quản để thông báo khả năng đi đến mạng cho ho bộ định tuyến trong hệ tự quản khác

Enumeration: Là tìm kiếm những tài nguyên đựoc bảo vệ kém, hoạch tài khoản người dùng mà có thể sử dụng để xâm nhập. Nó bao gồm các mật khẩu mặc định, các script và dich vụ mặc định. Rât nhiều người quản trị mạng không biết đến hoặc không sửa đổi lại các giá trị này

Escalating Privileges: Là Hacker tìm cách kiểm soát toàn bộ hệ thống. Hacker sẽ tìm cách crack password của admin, hoặc sử dụng lỗ hổng để leo thang đặc quyền trong trường hợp họr xâm nhập đựợc vào mạng với tài khoản guest. John và Riper là hai chương trình crack password rất hay được sử dụng

FTP: Là chữ viết tắt của “File Transfer Protocol”. Đây là giao thức truyền file trên mạng. Thường dùng để upload file lên Host, Server. Cổng mặc định là 21

Fake IP: IP giả mạo, IP không có thật

Fragmentation Scanning: Là một bước tiến hoá nữa của các chương trình Scanner. Thay vì gởi các packet như trước để thăm dò , ta sẽ chia nhỏ packet này ra thành nhiều packet nhỏ hơn nhằm tránh sự phát hiện của các chương trình packet filter. Các packet này sau khi lọt qua được các chương trình kiểm tra sẽ được các deamon ráp nối lại .

Firewall: Là bước tường lửa dành cho mạng server hãng xữơng hoặc cá nhân.

GNU Debugger: Là chương trình biên dịch gcc và công cụ gỡ rối gdb

GUI: Là chữ viết tắt của “Graphic User Interface”. Đây là giao diện đồ hoạ người sử dụng trong hệ điều hành Linux

Get Admin: Là “Leo thang đặc quyền” hay còn gọi là “Leo thang mức ưu tiên”. Đây được coi là một trong những bước quan trọng khi Hacker đột nhập vào các hệ thống. Giả sử bạn chiếm được quyền và đăng nhập vào hệ thống Win NT. Nhưng user bạn lấy được không có quyền tương đương như nhóm Administrators mà thuộc nhóm có quyền thấp hơn. Như vậy ta không có quyền làm nhiều thao tác như Admin. Vậy điều ta phải làm là leo thang đặc quyền để có được quyền như Admin. Có rất nhiều cong cụ thể thực hiện điều này : Get admin, Sechole, ntuser …

Global: Tiện ích dòng lệnh này sẽ hiển thị các thành viên của Global Group trên server hay domain được chỉ định.

Gaining Access: Là dựa vào những thông tin đã nắm được ở bước Enumeration mà hacker tấn công vào lỗi tràn bộ đệm, lấy và giả mã file password, hay thô thiển nhất là brute force (kiểm tra tất cả các trường hợp) password. Các tool thường được sử dụng ở bước này là NAT, podium, hoặc Lopht

HTTP: Là chữ viết tắt của “Hyper-Text Transfer Protocol”. Đây là giao thức được sử dụng trên Internet

HTML: Là chữ viết tắt của “Hyper Text Markup Language”, tức là ngôn ngữ siêu văn bản. Đây là một ngôn ngữ dùng để tạo trang web, chứa các trang văn bản và những tag (th&#7867 định dạng báo cho web browser biết làm thế nào thông dịch và thể hiện trang web trên màn hình.

Web page là trang văn bản thô (text only), nhưng về mặt ngữ nghĩa gồm 2 nội dung: – Đoạn văn bản cụ thể. – Các tag (trường văn bản được viết theo qui định) miêu tả một hành vi nào đó, thường là một mối liên kết (hyperlink) đến trang web khác

IP: Là chữ viết tắt của “Internet Protocal”. Mỗi máy khi kết nối vào Internet đều có 1 địa chỉ duy nhất, đó là địa chỉ IP. Địa chỉ này dùng để phân biệt máy tính đó với các máy khác còn lại trên mạng Internet. Địa chỉ IP chia làm 2 loại : IP động & IP tĩnh. Thường các bạn kết nối bằng PC cá nhân là IP động, còn IP của những server cung cấp Hosting/Domain có IP tĩnh. Địa chỉ IP là một số 32 bit, = 4 byte nên có thể xem một địa chỉ IP được tạo thành từ 4 số có kích thước 1 byte, mỗi số có giá trị từ 0 đến 255. Mỗi địa chỉ IP đều gồm 2 phần là địa chỉ mạng (network) và địa chỉ máy (host). Để xem IP của máy tính mình, bạn Để xem IP của một trang Web thì bạn dùng lệnh nslookup

ICMP: Là chữ viết tắt của “Internet Control Message Protocol”. Đây là giao thức xử lý các thông báo trạng thái cho IP. ICMP được dùng để thông báo các lỗi xảy ra trong quá trình truyền đi của các gói dữ liệu trên mạng. ICMP thuộc tầng vận huyển – Transpoort Layer

IIS: Là chữ viết tắt của “Internet Information Server”. Đây là một chương trình WebServer nổi tiếng của Microsoft và đã từng bị một lỗi bảo mật rất lớn

IPC: Là chữ viết tắt của “Inter-Process Communication”. Được dùng trong việc chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng và máy tính trên mạng (NT/2K). Khi một máy được khởi động và log vào mạng, hdh sẽ tạo 1 chia sẻ ngầm định tên là IPC$. Nó sẽ giúp cho các máy khác có thể nhìn thấy và kết nối đến các chia sẻ trên máy này

Info: Là chữ viết tắt của “Information”, tức là thông tin

LAN: Là chữ viết tắt của “Local Area Network”. Một hệ thống các máy tính và thiết bị ngoại vi được liên kết với nhau. Người sử dụng mạng nội bộ có thể chia sẻ dữ liệu trên đĩa cứng, trong mạng và chia sẻ máy in

Login: Đăng nhập, liên kết

Log: Là thao tác ghi nhận lại quá trình sử dụng dịch vụ của bạn. Khi xâm nhập 1 máy tính hay server thì việc xoá log là không thể thiếu. Bởi vì, nếu không xoá log thì từ đó người ta có thể tìm ra IP thật của bạn

Local: Giống như Global nhưng nó hiển thị các thành viên của Local Group. Chẳng hạn như bạn muốn truy vấn danh sách Administrator Group.

mIRC: Là chương trình chat (client: dành cho người sử dụng chat) đựơc anh chàng Khaled Mardam-Bey khởi đầu, mIRC chỉ chuyên dụng cho Windows thôi, nó được viết bằng VC++ , tuy nhiên vẫn có chương trình chat xài cho Macintosh, linux như: X-Chat …, có thể nói mIRC là phần mềm chat đầu tiên (hình như vào năm 1989), sau đó là các sản phẩm khác của Yahoo, AOL (ICQ,AIM)

MAC: Là chữ viết tắt của “Media Access Control”

NAV: Là chữ viết tắt của tên chương trình “Norton Anti-Virus” của hãng Symantec. Đây là chương trình quét Virus rất nổi tiếng và phổ biến

Nuke: Là một trong những kỹ thuật khá lợi hại. Nếu như bạn biết được IP của 1 máy tính bất kỳ đang kết nối thì nuke hoàn toàn có thể làm cho máy tính đó disconnect, cho dù đó là của cả 1 mạng LAN

OS: Là chữ viết tắt của “Operation System”. Tức là hệ điều hành

OSI: Là chữ viết tắt của “Open System Interconnection”.

OWA: Là chữ viết tắt của “Outlock Web Access”. Đây là Module của Microsoft Exchanger Server (một Server phục vụ Mail), nó cho phép người dùng truy cập và quản trị Mailbox của họ từ xa thông qua Web Browser

Ping: Là chương trình cho phép bạn xác định một host còn hoạt động (alive) hay không ? rất hữu ích cho việc chẩn đoán mạng

Port: Cổng

Packet: Gói dữ liệu

PPP :Là chữ viết tắt của “Point-to-Point”. Đây là 1 giao thức kết nối Internet tin cậy thông qua Modem

POP3: Là chữ viết tắt của “Post Office Protocol Version 3”. POP3 daemon thường được chạy ở cổng 110 (đây là cổng chuẩn của nó). Dùng để check mail, bạn phải kết nối đến server đang chạy POP3 daemon ở cổng 110 trong Outlook Express hoặc Outlook

Port surfing: Là kết nối đến các cổng của một máy chủ để thu thập các thông tin, chẳng hạn như thời gian, hệ điều hành, các dịch vụ đang chạy

PKC: Là chữ viết tắt của “Public key cryptos”. Có nghĩa là hệ thống mật mã sử dụng từ khóa chung

PHP: Là chữ viết tắt của “PHP Hypertext Preprocessor”, tạm dịch là ngôn ngữ tiền xử lý các siêu văn bản. Các mã lệnh PHP được nhúng vào các trang web, các trang này thường có phần mở rộng là .php, .php3, .php4. Khi client gởi yêu cầu “cần tải các trang này về” đến web server, đầu tiên web server sẽ phân tích và thi hành các mã lệnh PHP được nhúng trong, sau đó trả về một trang web kết quả đã được xử lí cho client. PHP là một ngôn ngữ rất dễ dùng, dễ học và cực kì đơn giản hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác như C, Perl. PHP hiện nay rất phổ biến tuy nhiên PHP scripts chẳng an toàn chút nào, các Hacker có thể lợi dụng khe hở này để attack các servers

PUB: 1 PUB thông thường có chứa các file để cho mọi người dowload, 1 số PUB có thể cho upload. Tuy nhiên, 1 PUB có thể không chỉ chứa các file dùng cho việc download, mà có thể chứa cả 1 “trang web”.

RFC: Là chữ viết tắt của “Request For Comment”, là tập hợp những tài liệu về kiến nghi thức mạng INTERNET. Các tài liệu RFC đựợc chỉnh sửa, thay đổi đến khi tất cả các kỹ sư thành viên của IETF (Internet Engineering Task Force) đồng ý và duyệt, sau đó những tài liệu này được xuất bản và được công nhận là 1 chuẩn, nghi thức cho Internet. Tài liệu RFC nổi tiếng và làm tạo được tiếng vang lớn nhất là tài liệu RFC số 822 về Internet Email bởi Dave Crocker.

Race Conditions: là một trong những cuộc tấn công phổ biến trên các hệ thống Unix/Linux

Race Conditions xảy ra khi một chương trình hoặc quy trình xử lý nào đó thực hiện một sự kiểm tra. Giữa thời gian mà một sự kiểm tra được làm và hoạt động được thực hiện, kêt quả của cuộc kiểm tra đó có thể sẽ phản chiếu trạng thái của hệ thống. Hacker sẽ lợi dụng chương trình hoặc quy trình này trong lúc nó thực hiện đặc quyền

Remote Access: Truy cập từ xa qua mạng

Shell: Là chương trình giữa bạn và Linux (hay nói chính xác hơn là giữa bạn với nhân Linux). Mỗi lệnh bạn gõ ra sẽ được Shell diễn dịch rồi chuyển tới nhân Linux. Nói một cách dễ hiểu Shell là bộ diễn dịch ngôn ngữ lệnh, ngoài ra nó còn tận dụng triệt để các trình tiện ích và chương trình ứng dụng có trên hệ thống…

SYN: Là chữ viết tắt của “The Synchronous Idle Character” nghĩa là ký tự đồng bộ hoá. Đầu tiên, A sẽ gửi cho B yêu cầu kết nối và chờ cho B trả lời. Sau khi B nhận được yêu cầu này sẽ trả lời lại A là “đã nhận được yêu cầu từ A” (ACK) và “đề nghị trả lời lại để hoàn thành kết nối” (SYN). Đến lúc này, nếu A trả lời lại “đồng ý” (SYN) thì kết nối sẽ được tạo

SQL Injection: Là một trong những kiểu hack web đang dần trở nên phổ biến hiện nay. Bằng cách inject các mã SQL query/command vào input trước khi chuyển cho ứng dụng web xử lí, bạn có thể login mà không cần username và password, remote execution, dump data và lấy root của SQL server. Công cụ dùng để tấn công là một trình duyệt web bất kì, chẳng hạn như Internet Explorer, Netscape, Lynx

Source Code: Mã nguồn (của 1 file hay 1 chương trình nào đó)

SUID: Là chữ viết tắt của “Set User ID on execution”.

SGID: Là chữ viết tắt của “Set Group ID on execution”, tức là đặt thuộc tính thừa kế groupid cho một thư mục nào đó

Sniffer: Là chương trình cho phép bạn chộp tất cả các gói dữ liệu đang chuyển card mạng của máy bạn. Các dữ liệu đó có thể là tên người dùng, mật khẩu, một số thông tin quan trọng khác

SSI: Là chữ viết tắt của “Server Side Includes”. Đây là các chỉ dẫn được đặt trong các file html. Server sẽ chịu trách nhiệm phân tích các chỉ dẫn này và sẽ chuyển kết quả cho client

Server: Máy chủ chứa tài liệu

Serial Direct Cable Connection: Là công nghệ kết nối máy tính bằng Cable truyền nhận dữ liệu

SMB: Là chữ viết tắt của “Server Message Block”. Đây là một trong những protocols phổ biến cho PC, cho phép bạn dùng những share files, disks, directory, printers và trong vài hướng cả cổng COM

SOCKS: SOCKS được tạo ra bởi chữ SOCKetS và được phán triển chủ yếu bởI NEC, cũng như được ITEF đưa thành 1 chuấn của Internet, đựợc định Nhiệm vụ của SOCKS là cầu nối trung gian giữa 1 đầu của SOCKS server đến đầu kia của SOCKS server

TCP: Là viết tắt của “Transmission Control Protocol” tạm dịch là Cách thức điều khiển truyền. TCP phụ trách việc truyền và nhận dữ liệu. TCP giúp cho lớp ứng dụng (Application layer) sử dụng lớp IP (lớp IP là vì lớp Internet chỉ có IP) (Internet Protocol, tạm dịch Giao thức liên mạng) một cách trong suốt. Điều này có nghĩa là lớp ứng dụng không cần biết đến phần cứng sẽ làm việc gì, ra sao, mà chỉ cần quan tâm đến việc xử lý dữ liệu của riêng mình. TCP cũng đảm trách việc nhận đúng dữ liệu và gửi dữ liệu đó đến đúng chương trình cần nhận. TCP còn có chức năng kiểm tra và sửa lỗi thông qua việc đồng bộ hoá (synchronize) thông tin 2 đầu truyền dữ liệu và lời nhận biết (acknowledgement) từ phía nhận dữ liệu

Traceroute: Là chương trình cho phép bạn xác định được đường đi của các gói packets từ máy bạn đến hệ thống đích trên mạng Internet.

TCP/IP: Là chữ viết tắt của “Transmission Control Protocol and Internet Protocol”. Gói tin TCP/IP là một khối dữ liệu đã được nén, sau đó kèm thêm một header và gửi đến một máy tính khác. Đây là cách thức truyền tin của internet, bằng cách gửi các gói tin. Phần header trong một gói tin chứa địa chỉ IP của người gửi gói tin. Bạn có thể viết lại một gói tin và làm cho nó trong giống như đến từ một người khác!!

UDP: Là chữ viết tắt của “User Datagram Protocol”. Có nhiệm vụ giống như TCP, nhưng nó không đảm bảo sự chính xác của thông tin được chuyển tải. UDP chỉ đơn giản là những gói tin có điểm xuất phát và điểm đích xác định

URL: Là chữ viết tắt của “Uniform Resource Locator”, dùng để chỉ tài nguyên trên Internet. Sức mạnh của web là khả năng tạo ra những liên kết siêu thì là những trang web khác, những hình ảnh, âm thanh… Những liên kết này thường được biểu diễn bầng những chữ màu xanh có gạch dưới được gọi là anchor. Các URL có thể được truy xuất thông qua một trình duyệt (Browser) như IE hay Netscape

Usestat: Tiện ích dòng lệnh này có thể hiển thị User, Full name, ngày tháng và thời gian đăng nhập cho mỗi người dùng trên mỗi doamin đã chỉ định.

Virtual Port: Virtual Port (Cổng ảo) là 1 số tự nhiên đựợc gói ở trong TCP (Tranmission Control Protocol) và UDP (User Diagram Protocol) header (hiện có lẽ bạn còn xa lạ với 2 từ này, chúng tôi sẽ đề cập sau). Như mọi người đã biết, Windows có thể chạy nhiều chương trình 1 lúc, mỗi chương trình này có 1 cổng riêng dùng để truyền và nhận dữ liệu. khi một gói tin được gửi đến làm thế nào máy tính của chúng ta phân biệt được gói tin này đi vào dịch vụ nào WebServer hay FTP server hay SMTP? Chính vì thế Port xuất hiện. Mỗi dịch vụ có 1 số port mặc định, ví dụ FTP có port mặc định là 21, web service có port mặc định là 80, POP3 là 110, SMTP là 25

Vulnerability: Là một vùng, điểm dễ bị tổn thương trong hệ thống theo một yêu cầu được phát hiện ra, một đặc điểm hay một tiêu chuẩn, hay một vùng không được bảo vệ trong toàn bộ an ninh của hệ thống mà để lại cho hệ thống các điểm dễ bị tấn công hoặc chịu ảnh hưởng các vấn đề khác. Các Hacker thường dựa vào đây để khai thác

Web spoofing: Là một dạng tấn công cho phép một người nào đó xem và chỉnh sửa mọi trang web gửi đến máy nạn nhân. Họ có thể theo dõi mọi thông tin do nạn nhân điền vào các form. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những thông tin cá nhân như địa chỉ,số thẻ tín dụng,số tài khoản ngân hàng,mật mã truy cập vào tài khoản đó…. Web spoofing hoạt động trên cả IE lẫn NETSCAPE.Nó hoạt động dựa vào việc giao thức SSL được dùng như một dạng giấy chứng nhận cho những Website xác thực. Việc tấn công theo kiểu này có thể được thi hành bằng cách dùng Javascript và Web server plug-ins

WWW: Là chữ viết tắt của “World Wide Web”

WU-FTP: Là chữ viết tắt của “Washington University – File Transfer Protocol”. Đây là một phần mềm Server phục vụ FTP được dùng khá phổ biến trên các hệt thống Unix & Linux. Chương trình này từng bị 1 lỗi khá nghiêm trọng, đó là sự thi hành của file globbing trên Server chứa tính dễ tổn thương cho phép các hacker thi hành các code lệnh trên server từ xa (tất nhiên là code có hại rồi). dẫn đến việc ghi đè các file lên servervà cuối cùng dẫn đến crash hệ thống”

*****Sưu tầm*****