Thế Nào Là Khái Niệm Ngôn Ngữ Sinh Hoạt / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Phong Cách Ngôn Ngữ Sinh Hoạt

I. Khái quát chung: 1. Về khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

Ngôn ngữ sinh hoạt là chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con ngư­ời dùng để thông tin, suy nghĩ, trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng những nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.

– Dạng nói, gồm các kiểu: đối thoại, độc thoại và đàm thoại (qua các phư­ơng tiện nghe nhìn).

– Dạng lời nói bên trong, gồm các kiểu:

+ Độc thoại nội tâm: là tự mình nói với mình nh­ưng không phát ra thành tiếng.

+ Đối thoại nội tâm: tự t­ưởng tư­ợng ra một ngư­ời nào đó đang trò chuyện với mình, đối đáp như­ một cuộc thoại.

+ Dòng tâm sự: là những suy nghĩ bên trong thành một chuỗi mạch lạc, trong đó có thể có cả đối thoại và độc thoại nội tâm.

1. Thể hiện đúng giọng điệu các đoạn ghi chép Trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nguwqx điệu, giọng nói là điều cần chú ý nhất. Lấy một ví dụ – Khi gọi bạn bè:

2. Trong hoạt động giao tiếp, thường ng­ười ta nói ra những điều mà mình nghĩ

Nh­ưng không phải bao giờ suy nghĩ bên trong và lời nói ra cũng đồng nhất với nhau. Suy nghĩ và lời nói không thống nhất xảy ra trong trư­ờng hợp ngư­ời nói chủ động nói ra những điều không thật hay hoàn cảnh nói không cho phép thông tin đư­ợc nói ra ngay lúc ấy – Ví dụ: Bác sĩ nói với bệnh nhân về tình trạng bệnh tật, thông tin về cái chết…). Còn rất nhiều điều khác tác động đến việc ngư­ời ta có nói thật lòng mình hay không.

-Câu châm ngôn: Hãy uốn l­ưỡi bảy lần trư­ớc khi nói là lời khuyên hãy suy nghĩ kĩ càng tr­ước khi nói ra những điều mà mình mong muốn. Câu châm ngôn còn nhắc nhở ta về cách nói, nghĩa là phải nói như­ thế nào cho đúng, cho khéo, cho phù hợp với lòng ngư­ời.

Có những lời khen như­ng lại khiến ngư­ời khác không đồng ý. Có những lời góp ý (thậm chí chê bai) mà ngư­ời khác vẫn bằng lòng. Tất cả những điều ấy có khi không nằm ở phần thông tin mà nằm ở cách nói. Một lời khen vụng về, lộ liễu sẽ có thể khiến ng­ười khác phật lòng. Như­ng một lời góp ý chân thành khéo léo lại giúp tình bạn, tình đồng nghiệp… của chúng ta thêm bền chặt.. Lời nói cũng là một nghệ thuật. Chính vì thế mà mới cần “học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Đây là một lời khuyên của nhân dân ta về cách thức nói năng. Lời nói tuy “chẳng mất tiền mua” nh­ưng không phải cứ nói tùy tiện theo suy nghĩ và theo ý thích. Từ ngữ và ngữ pháp của tiếng Việt ta vô cùng phong phú cũng bởi vậy mà cùng một lời nói có thể có nhiều cách nói khác nhau. Lựa chọn cách nào để nói khiến ng­ười nghe đ­ược “vừa lòng” là điều ai cũng cần phải l­ưu tâm. Khi nói, chúng ta phải quan tâm đến hoàn cảnh, đến thứ bậc của mình và người nghe, đến mục đích của cuộc giao tiếp… có như vậy “lời nói” của chúng ta mới đạt đ­ược hiệu quả giao tiếp nh­ư mong muốn. Tuy nhiên, làm “vừa lòng nhau” cũng phải tùy từng hoàn cảnh. Nếu cứ làm “vừa lòng nhau” một chiều, thì không khác gì những ng­ười hay xu nịnh, thích vuốt ve. Lời nói thẳng thư­ờng đơn giản và hiệu quả, tuy không phải lúc nào cũng làm vừa lòng của ng­ười nghe.

Như vậy, ngôn ngữ sinh hoạt tưởng chừng đơn giản nhưng trong thực tế, khố ai có thể không lỡ lời, khó ai có thể chưa bao giờ mắc sai lầm trong lời nói. Bởi vậy mà hãy cố gắng trong giao tiếp và ứng xử thật khéo léo nhất

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuần 12. Phong Cách Ngôn Ngữ Sinh Hoạt

THPT NGUYỄN THẦN HIẾNKính chào quý Thầy Cô!PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠTNỘI DUNG BÀI HỌC Tiết 2: II/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT: 1/ KHÁI NIỆM 2/ ĐẶC TRƯNG 3/ LUYỆN TẬP Tiết 1: I/ NGÔN NGỮ SINH HOẠT 1/ KHÁI NIỆM: 2/ CÁC DẠNG BIỂU HIỆN: 3/ LUYỆN TẬPI.NGÔN NGỮ SINH HOẠT.1.Khái niệm (Buổi trưa tại khu tập thể X, hai bạn Lan và Hùng gọi bạn Hương đi học.)– Hương ơi !Đi học đi! (Im lặng)– Hương ơi ! Đi học đi! (Lan và Hùng gào lên)– Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à! (tiếng một người đàn ông nói to)– Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với!…Nhanh lên con, Hương! (tiếng mẹ của Hương nhẹ nhàng ôn tồn)– Đây rồi, ra đây rồi! (tiếng Hương nhỏ nhẹ)– Gớm, chậm như rùa ấy! Cô phê bình chết thôi! (tiếng Lan càu nhàu) Hôm nào cũng chậm. Lạch bà lạch bạch như vịt bầu!… (tiếng Hùng tiếp lời)Các từ, ngữ được dùng trong cuộc hội thoại có đặc điểm gì?Các câu được sử dụng trong cuộc hội thoại ntn? Nêu nội dung, mục đích của cuộc hội thoại.HĐ nhómXĐ: kh/gian, thời gian Nhân vật giao tiếp (ai, quan hệ ntn?)* Không gian Tại khu tập thể X;- Thời gian Buổi trưa.* Nhân vật giao tiếp, quan hệ giữa các nhân vật+ Lan + Hùng + Hương: bạn bè, vai ngay hàng + Mẹ Hương, người đàn ông là hàng xóm, họ là bề trên, lớn tuổi.* Đặc điểm về từ ngữ, câu văn:– Từ hô – gọi : ơi , rồi, à, chứ, với, gớm, ấy, chết thôi …

– Câu văn: ngắn, tỉnh lược, đặc biệt…– Từ ngữ thân mật: khẽ chứ!, chậm như rùa ấy, lạch bà lạch bạch…/; các cháu; chúng mày.* Nội dung: Gọi nhau đi học * Mục đích : đến lớp đúng giờ. * Phương tiện phụ trợ: ngữ điệu I. NGÔN NGỮ SINH HOẠT.1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt.a. Tìm hiểu ngữ liệu (sgk)b. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt : Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.Nêu khái niệmNNSH?“Mẹ kính yêu, dạo này mẹ khỏe không? Mẹ có còn bị những cơn đau hành hạ liên miên như hồi trước nữa không? Ở nơi đó mẹ sống thế nào?…”(Trích bài văn viết thư cho mẹ) 2. Các dạng biểu hiện – “Em chut ar2 dzui dzetrong ngey le tizh iu nha!”– “Ar2 ui, hum ney em bun wa…”Theo dõi các hình ảnh sau“- Tao mét má nghen! Má ơi thằng Bỉnh nó cởi truồng nè má! Chị Hai cho em đi với! Tao đi đái chứ đi đâu mà theo! Cho em một trái. Trái gì, tao làm gì có mà cho.”( Nguyễn Thi – Mẹ vắng nhà)

DẠNG NÓI Đối thoại, độc thoạiCÁC DẠNG BIỂU HIỆNDẠNG VIẾTNhật kí, tin nhắn, thư từ…DẠNGNÓI TÁI HIỆNmô phỏng lời nói của các nhân vật Văn họcBài tập 1a (sgk)Bài tập 1 b (sgk) Bài tập 2Vận dụng sáng tạo: thể hiện trực tiếp một cuộc hội thoại ngắn+ có ít nhất 3 nhân vật+ Chú ý cử chỉ, ngữ điệu của giọng nói3/ Luyện tậpa) Ý kiến về nội dung những câu ca dao – “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” ” Vàng thì thử lửa thử than,Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”3/ Luyện tậpb: Nhận xét dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt và cách dùng từ ngữ của đoạn trích (Bắt sấu rừng U Minh hạ) “Ông Năm Hên đáp: – Sáng mai sớm, đi cũng không muộn. Tôi cần một người dẫn đường đến ao cá sấu đó. Có vậy thôi! Chừng một giờ đồng hồ sau là xong chuyện! Sấu ở ao giữa rừng tôi bắt nhiều lần rồi. Bà con cứ tin tôi! Xưa nay, bị sấu bắt là người đi ghe xuồng hoặc ngồi rửa chén dưới bến, có bao giờ sấu rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt? Tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thì họ nói đó là bùa phép để kiếm tiền. Nghề bắt cá sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không mang thứ phú quới đó…Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miền Rạch Giá, Cà Mau này có nhiều con rạch, ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu, sau này hỏi lại tôi mới biết đó là nơi ghê gớm, hồi xưa lúc đất còn hoang. Rạch Cà Bơ He, đó là chỗ sấu lội nhiều, người Miên sợ sấu không dám đi qua nên đặt tên như vậy, cũng như phá Tam Giang, truông Nhà Hồ của mình ngoài Huế…” ( Sơn Nam)* Nhận xét :– Ngôn ngữ trong đoạn trích ở dạng lời nói tái hiện (mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt của nhân vật Năm Hên ở vùng Nam Bộ)– Về từ ngữ: Dùng nhiều từ địa phương, khẩu ngữ Nam Bộ: quới (quý), chén (bát), ngặt (nhưng), ghe (thuyền nhỏ), rượt (đuổi), cực (đau). Ý nghĩa: Làm cho văn bản sinh động, mang đậm dấu ấn địa phương (Nam Bộ) và khắc hoạ được những đặc điểm riêng của nhân vật Năm Hên-chuyên bắt cá sấu ở Nam Bộ. + Từ xưng hô gần gũi: tôi, bà con+ Nhiều tên riêng, cụ thể: Rạch Giá, Cà Mau,…CẢM ƠN THẦY CÔ KÍNH CHÚC SỨC KHỎE!

Khái Niệm Ngôn Ngữ Của Nghệ Thuật Ngôn Từ

Để lý giải cho mình câu hỏi ấy, xin hãy tự đặt ra một nhiệm vụ tầm thường thế này. Chúng ta hãy lựa chọn các văn bản sau đây: nhóm I: tranh của Delacroix, trường ca của Byron, giao hưởng của Berlioz; nhóm II: trường ca của Mickiewicz, kịch dương cầm của Chopin; nhóm III: các văn bản thơ của Derzavin, quần thể kiến trúc của Bazenov. Bây giờ thử đặt ra mục đích hệt như nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về lịch sử văn hoá vẫn thường làm: quy các văn bản về những biến thể của một loại hình bất biến nào đó để trình bầy chúng theo nội bộ mỗi nhóm như một văn bản. Loại hình bất biến với nhóm thứ nhất sẽ là “chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu”, với nhóm thứ hai: “chủ nghĩa lãng mạn Ba Lan”, với nhóm thứ ba: “tiền lãng mạn chủ nghĩa Nga”. Tất nhiên, cũng có thể đặt ra nhiệm vụ miêu tả cả 3 nhóm như một văn bản duy nhất bằng cách vận dụng mô hình trừu tượng của cái bất biến ở cấp độ thứ hai.

Nếu đặt cho mình nhiệm vụ như vậy, thì dĩ nhiên chúng ta buộc phải lựa chọn một hệ thống giao tiếp nào đó, tức là chọn một “ngôn ngữ”, trước tiên là dành cho từng hệ thống, và sau đó là đồng thời dành cho cả ba hệ thống nói trên. Chúng ta giả định việc miêu tả các hệ thống ấy được tiến hành bằng tiếng Nga. Hiển nhiên là trong trường hợp này, tiếng Nga sẽ có chức năng như một siêu ngữ được sử dụng để miêu tả (tạm gác sang một bên sự sai lệch của việc miêu tả như vậy, bởi vì dưới sự tác động của siêu ngôn ngữ, đối tượng tất yếu sẽ bị mô hình hoá), nhưng bản thân cái “ngôn ngữ lãng mạn chủ nghĩa” được miêu tả (hay bất kỳ một loại ngôn ngữ chuyên ngành nào đó tương ứng với ba nhóm đã nói ở trên) không thể đồng nhất với một loại ngôn ngữ tự nhiên nào, vì nó sẽ được dùng để miêu tả các văn bản không phải phi lời. Tuy nhiên, mô hình ngôn ngữ lãng mạn chủ nghĩa mà ta có được bằng cách trên sẽ được ứng dụng vào các tác phẩm văn học và ở một cấp độ nào đó, nó có thể mô tả hệ thống cấu trúc của chúng (ở cấp độ chung cho cả các văn bản ngôn từ và văn bản phi ngôn từ).

Nhưng cần phải xét xem những cấu trúc được tạo ra bên trong các tổ chức nghệ thuật ngôn từ và không thể mã hoá bằng ngôn ngữ của các nghệ thuật phi lời có quan hệ thế nào với ngôn ngữ tự nhiên?

Văn học nghệ thuật nói bằng một ngôn ngữ đặc biệt, loại ngôn ngữ được kiến tạo chồng lên bên trên ngôn ngữ tự nhiên như một hệ thống thứ sinh. Vì thế, người ta xem nó là hệ thống mô hình hoá thứ cấp. Dĩ nhiên, văn học không phải là hệ thống mô hình hoá thứ cấp duy nhất, và nếu dừng lại để nghiên cứu nó theo hướng này, chúng ta sẽ đi trệch ra ngoài nhiệm vụ trực tiếp của mình.

Nói văn học có ngôn ngữ riêng, không trùng với ngôn ngữ tự nhiên, dẫu được kiến tạo trên ngôn ngữ ấy, tức là nói văn học có một hệ thống ký hiệu riêng, chỉ thuộc về nó và những quy tắc tổ chức các ký hiệu ấy để chuyển tải những thông tin đặc biệt, những thông tin không thể chuyển tải bằng các phương tiện khác. Xin thử chứng minh.

Có thể dễ dàng chia tách các ký hiệu, tức là dễ dàng chia tách những đơn vị văn bản ổn định, bất biến, và các quy tắc tổ chức ngữ đoạn trong ngôn ngữ tự nhiên. Ký hiệu được chia tách rõ rệt thành các bình diện nội dung và biểu hiện, quan hệ giữa chúng là quan hệ tự do, không ràng buộc lẫn nhau, là quan hệ chịu sự ước định của lịch sử. Trong văn bản nghệ thuật ngôn từ, các ký hiệu không chỉ có ranh giới khác, mà bản thân khái niệm ký hiệu cũng rất khác.

Chúng tôi đã từng viết, rằng ký hiệu trong nghệ thuật có đặc tính hình tượng, tạo hình, chứ không mang tính ước lệ giống như trong ngôn ngữ. Luận điểm hoàn toàn hiển nhiên với các nghệ thuật tạo hình này khi vận vào nghệ thuật ngôn từ sẽ kéo theo hàng loạt kết luận quan trọng. Các ký hiệu tạo hình được kiến tạo theo nguyên tắc ràng buộc lẫn nhau giữa biểu hiện và nội dung. Do đó rất khó phân định các bình diện nội dung và biểu hiện theo ý nghĩa thông thường của ngôn ngữ học cấu trúc. Ký hiệu mô hình hoá nội dung của nó. Thay vì phân định ngữ nghĩa rạch ròi, ở đây chỉ có sự bện kết phức tạp: yếu tố ngữ đoạn ở cấp độ này trong trình tự thứ bậc của văn bản hoá ra lại là yếu tố ngữ nghĩa ở cấp độ khác.

Nhưng ở đây cũng cần nhớ, rằng chính những yếu tố ngữ đoạn trong ngôn ngữ tự nhiên luôn vạch ra ranh giới của các ký hiệu và chia tách văn bản thành các đơn vị ngữ nghĩa. Xoá bỏ cặp đối lập “ngữ nghĩa – cú pháp” sẽ làm mờ ranh giới của ký hiệu. Nói: tất cả các yếu tố của văn bản thực chất đều là các yếu tố ngữ nghĩa – cũng tức là nói: trong trường hợp này, khái niệm văn bản đồng nhất với khái niệm ký hiệu.

Ở một phương diện nào đó, vấn đề đúng là như vậy: văn bản là một ký hiệu toàn vẹn, và trong đó, tất cả các ký hiệu riêng lẻ của văn bản bằng ngôn ngữ chung đều quy về cấp độ các yếu tố của ký hiệu. Bởi vậy, mỗi văn bản nghệ thuật là một ký hiệu cấu trúc độc nhất vô nhị, ad hoc[1] của một nội dung đặc biệt. Thoạt nghe, điều này có vẻ như mâu thuẫn với luận điểm ai cũng biết, theo đó, chỉ những yếu tố thường xuyên lặp lại tạo thành một tập hợp khép kín nào đó mới có khả năng truyền đạt thông tin. Nhưng mâu thuẫn ở đây chỉ mang tính bề ngoài. Thứ nhất, như chúng tôi đã chỉ ra, cấu trúc ngẫu nhiên của mô hình do nhà văn sáng tạo ra được áp đặt cho người đọc như ngôn ngữ nhận thức của anh ta. Tính ngẫu nhiên được thay thế bằng tính phổ quát. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy. Ký hiệu “độc nhất vô nhị” hoá ra là ký hiệu được “tập hợp” từ những yếu tố mang tính loại hình và ở một cấp độ nào đó nó vẫn được đọc theo những quy tắc truyền thống, quen thuộc. Mọi tác phẩm cách tân đều được xây dựng bằng chất liệu truyền thống. Nếu văn bản không lưu giữ cho ký ức những cấu trúc truyền thống, thí sự cách tân của nó sẽ không được tiếp nhận.

Văn bản tạo ra một ký hiệu cũng chính là một văn bản (trình tự các ký hiệu) được viết bằng một ngôn ngữ tự nhiên nào đó và nhờ thế mà nó vẫn duy trì được sự phân bố thành các từ – ký hiệu của hệ thống ngôn ngữ chung. Cho nên mới nảy sinh hiện tượng mang tính đặc thù của riêng nghệ thuật, theo đó, cùng một văn bản, nếu áp vào những bộ mã khác nhau, nó sẽ rã ra thành những ký hiệu theo một cách khác nhau.

Có một quá trình đầy mâu thuẫn diễn ra đồng thời với sự chuyển hoá của các ký hiệu ngôn ngữ chung thành các yếu tố của một ký hiệu nghệ thuật. Được đặt vào cùng dẫy với một số lặp lại theo sự điều chỉnh, các yếu tố ký hiệu trong hệ thống ngôn ngữ tự nhiên – các âm vị, hình vị – được ngữ nghĩa hoá và trở thành các ký hiệu. Bởi vậy, cùng một văn bản, người ta vừa có thể đọc như một chuỗi ký hiệu được tổ chức theo quy tắc của ngôn ngữ tự nhiên, vừa có thể đọc như một trình tự các ký hiệu tương đối lớn hơn so với sự chia tách văn bản thành các từ, cho tới tận biến văn bản thành một ký hiệu duy nhất, lại cũng vừa có thể đọc như một chuỗi các ký hiệu được tổ chức theo kiểu đặc biệt, tương đối nhỏ hơn so với từ, cho tới tận âm vị.

Sẽ sai lầm nếu nghĩ rằng, sự hợp nhất các ranh giới của ký hiệu với ranh giới của văn bản sẽ xoá bỏ vấn đề cấu trúc ngữ đoạn. Văn bản được khảo sát theo cách ấy có thể tách ra thành các ký hiệu và được tổ chức phù hợp về mặt ngữ đoạn. Nhưng cái đó sẽ không phải là tổ chức ngữ đoạn của chuỗi dây chuyền, mà là tổ chức ngữ đoạn của thứ bậc: các ký hiệu sẽ gắn kết với nhau giống như những con búp bê – Matryoshka, con này được đặt trong lòng con kia.

Kiểu tổ chức ngữ đoạn như vậy hoàn toàn mang tính thực tế đối với việc tổ chức văn bản nghệ thuật, và nếu nó tỏ ra xa lạ với nhà ngôn ngữ học thì nhà lịch sử học lại dễ dàng tìm thấy sự lặp lại của nó ví như trong cấu trúc thế giới được nhìn bằng đôi mắt của thời trung đại.

Với nhà tư tưởng thời trung đại, thế giới không phải là tổng thể các bản chất, mà là bản chất, không phải là câu văn, mà là một từ. Nhưng từ ấy được cấu tạo bằng những từ riêng lẻ theo trật tự đẳng cấp, tựa như từ này đặt trong từ kia. Chân lý không nằm ở sự tích luỹ số lượng, mà ở sự đào sâu (không cần đọc nhiều sách, tức là nhiều từ, mà chỉ cần chăm chú vào một từ, không tích luỹ tri thức mới, mà chỉ luận bàn tri thức cũ).

Từ những gì đã nói có thể rút ra, dù có cơ sở ở ngôn ngữ tự nhiên, nhưng nghệ thuật ngôn từ chỉ dựa vào đó để cải tạo nó thành ngôn ngữ của mình, ngôn ngữ thứ sinh, ngôn ngữ nghệ thuật. Mà bản thân ngôn ngữ nghệ thuật là một trật tự đẳng cấp phức tạp của nhiều ngôn ngữ có quan hệ tương tác với nhau, nhưng không giống nhau. Đây là lý do giải thích vì sao với một văn bản nghệ thuật bao giờ cũng tồn tại rất nhiều cách đọc. Đó cũng chính là cơ sở tạo nên sự bão hoà ý nghĩa nghệ thuật mà không một một thứ ngôn ngữ phi nghệ thuật nào khác có thể đạt được. Nghệ thuật là phương thức lưu trữ và chuyển tải thông tin được nén chặt và tiết kiệm nhất. Nhưng nghệ thuật cũng sở đắc những phương tiện khác rất đáng được các chuyên gia – điều khiển học, và sau đó, các kỹ sư – thiết kế quan tâm.

Có khả năng cô đặc một lượng thông tin khổng lồ trên một “mặt bằng” văn bản không lớn (thử so sánh một truyện ngắn của Sekhov với một cuốn sách giáo khoa tâm lý học), văn bản nghệ thuật còn có thêm một đặc điểm: nó cung cấp cho người đọc khác nhau những thông tin khác nhau tuỷ theo mức độ hiểu biết của từng người, nó còn trao cho người đọc cái ngôn ngữ để khi sử dụng có thể lĩnh hội được phần tri thức tiếp theo ở những lần đọc lại. Nó hành xử như một cơ thể sống động nào đó tồn tại trong quan hệ đối thoại với người đọc, huấn luyện cho người đọc ấy.

Có thể đạt được điều trên bằng những phương tiện gì? Câu hỏi ấy không chỉ khiến nhà nhân văn học phải ngẫm nghĩ. Chỉ cần hình dung có một cơ cấu nào đó được kiến tạo theo kiểu tương tự như thế để chuyển tải thông tin khoa học cũng đủ để hiểu rằng, việc khám phá bản chất của nghệ thuật như một hệ thống giao tiếp có thể tạo ra bước ngoặt trong phương pháp lưu trữ và chuyển tải thông tin./

Người dịch: Lã Nguyên

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Khái Niệm Chung Về Ngôn Ngữ – Kipkis

1. Khái niệm chung về ngôn ngữ

1.1. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là hiện tượng lịch sử – xã hội nảy sinh trong hoạt động thực tiễn của con người. Trong quá trình cùng nhau lao động, loài người cổ xưa có nhu cầu trao đổi ý nghĩ, dự định, nguyện vọng, tâm tư tình cảm… Nhờ đó đến một giai đoạn phát triển nhất định đã xuất hiện những dấu hiệu quy ước chung để giao tiếp, trong đó có những dấu hiệu âm thanh, từ những tín hiệu này dần dần tạo thành từ ngữ và một hệ thống quy tắc ngữ pháp, đó chính là ngôn ngữ.

Vậy ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ đặc biệt dùng làm phương tiện giao tiếp và làm công cụ tư duy.

Kí hiệu từ ngữ là một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của con người, là một hiện tượng của nền văn hoá tinh thần của loài người,

Kí hiệu từ ngữ là một hệ thống, trong đó mỗi kí hiệu chỉ có ý nghĩa và thực hiện một chức năng nhất định ở trong hệ thống của mình.

Ngôn ngữ gồm ba bộ phận: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Các đơn vị của ngôn ngữ là âm vị, hình vị, từ, câu, ngữ đoạn, văn bản…. Bất cứ ngôn ngữ của dân tộc nào cũng chứa đựng phạm trù ngữ pháp và phạm trù lôgic. Phạm trù ngữ pháp là một hệ thống các quy định việc thành lập từ và câu, quy định sự phát âm. Phạm trù ngữ pháp ở các ngôn ngữ khác nhau là khác nhau. Phạm trù lôgic là quy luật, phương pháp tư duy đúng đắn của con người, vì vậy tuy dùng các ngôn ngữ (tiếng nói) khác nhau, nhưng các dân tộc khác nhau vẫn hiểu được nhau.

Ngôn ngữ có tác động thay đổi hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ, hoạt động bên trong của con người. Nó hướng vào và làm trung gian hoá cho các hoạt động tâm lý cấp cao của con người như tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng…

Ngôn ngữ do cá nhân tiến hành có thể có những xu hướng, mục đích khác nhau nhằm truyền đạt một thông báo mới, những tri thức mới, giải quyết một nhiệm vụ tư duy mới…

Ngôn ngữ của mỗi cá nhân phát triển cùng với năng lực nhận thức của cá nhân đó và bao giờ cũng mang dấu ấn của những đặc điểm tâm lý riêng. Song ngôn ngữ của mỗi cá nhân không chỉ phản ánh nghĩa của các từ mà còn phản ánh cả thái độ của bản thân đối với đối tượng của ngôn ngữ và đối với người đang giao tiếp. Việc nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ trong quá trình phát triển cá thể là nhiệm vụ của Tâm lý học. Vì thế ngôn ngữ là một hoạt động tâm lý, là đối tượng của tâm lý học. Ngôn ngữ đặc trưng cho từng người. Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ thể hiện ở cách phát âm, ở giọng điệu, cách dùng từ, cách biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm.

1.2. Các chức năng cơ bản của ngôn ngữ

Chức năng chỉ nghĩa: Chỉ nghĩa là quá trình dùng một từ, một câu đều chỉ một nghĩa nào đó, tức là quá trình gắn từ đó, câu đó với một sự vật, hiện tượng (ví dụ từ “cái bút” chỉ một vật dùng để viết, vẽ…).

Chức năng thông báo: Mỗi quá trình ngôn ngữ đều chứa đựng một nội dung thông tin, sự biểu cảm dùng để truyền đạt từ người này tới người kia, hay tự mình nói với bản thân mình bằng ngôn ngữ thầm.

Chức năng điều khiển, điều chỉnh: Con người trong quá trình giao tiếp nhận được thông tin từ người khác và cũng phát ra thông tin cho người khác. Nhận được thông tin ấy con người thường kịp thời điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình cho phù hợp với nội dung thông tin đó và hoạt động của bản thân. Đồng thời ngôn ngữ có chức năng thiết lập và giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động (trong đó có hoạt động trí tuệ). Nó bao gồm việc kế hoạch hóa hoạt động, thực hiện hoạt động và đối chiếu kết quả hoạt động với mục đích đã đề ra.

Trong ba chức năng của ngôn ngữ nêu trên, chức năng thông báo là chức năng cơ bản nhất. Chỉ trong quá trình giao tiếp con người mới thu nhận được các tri thức, do đó một điều chỉnh được hành vi của mình cho thích hợp với hoàn cảnh sống. Còn chức năng chỉ nghĩa là điều kiện để thực hiện hai chức năng trên.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương

Tác giả: Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) – Nguyễn Quang Uẩn – Nguyễn Văn Thạc – Trần Quốc Thành – Hoàng Anh – Lê Thị Bừng – Vũ Kim Thanh – Nguyễn Kim Quý – Nguyễn Thị Huệ – Nguyễn Đức Sơn

Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007

“Like” us to know more!

Knowledge is power