Thế Nào Là Định Luật Truyền Thẳng Ánh Sáng / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Định Luật Truyền Thẳng Ánh Sáng

Ngoài ra ta có thể vận dụng đặc điểm về sự truyền thẳng của ánh sáng để giải thích nhiều hiện tượng lí thú khác trong tự nhiên.

Hãy bắt đầu từ “bóng tối” và “bóng nửa tối” …

Bóng tối là gì ? Đặt một nguồn sáng nhỏ S (như bóng đèn, ngọn nến) trước một màn chắn (có thể là bức tường chẳng hạn), trong khoảng từ nguồn sáng đến màn chắn đặt một vật cản ánh sáng (như tấm bìa cứng), quan sát trên màn chắn ta thấy có một phần không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới phần đó gọi là bóng tối .

Bóng nửa tối là gì? Nếu nguồn sáng là rộng như ngọn lửa chẳng hạn, quan sát trên màn chắn ta thấy ngoài là bóng tối còn có một phần không tối hoàn toàn bao xung quanh, phần này chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng chiếu tới gọi là bóng nửa tối.

Trên hình bên là nghệ thuật tạo bóng bàn tay.

… Cùng định luật đi vào cuộc sống

Trên một thửa ruộng người ta cắm 3 cái cọc thẳng đứng. Nếu trong tay không có một dụng cụ nào, làm thế nào để xác định 3 cái cọc đó có thẳng hàng hay không?

Đơn giản quá, những người nông dân vẫn thường làm mà: Nheo một mắt và nhìn bằng mắt kia trước một cọc (đầu tiên) ngắm thẳng theo hướng của 2 cái cọc còn lại, nếu 2 cọc còn lại bị cọc đầu tiên che khuất thì cả 3 cọc đã thẳng hàng. Đó là một hệ quả rút ra từ định luật truyền thẳng ánh sáng đấy!

Còn các bác thợ mộc thì sao? Những người thợ mộc khi bào những thanh gỗ thẳng, thỉnh thoảng họ lại nâng một đầu thanh gỗ lên để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì ? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào? Bây giờ thì bạn cũng biết rồi: Người thợ mộc nâng một đầu thanh gỗ lên để ngắm nhằm mục đích kiểm tra xem mặt gỗ bào đã phẳng chưa. Nguyên tắc của cách làm này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Đơn giản quá, việc lắp đặt bóng đèn thắp sáng trong các lớp học phải thỏa mãn ba yêu cầu sau: Phải đủ độ sáng cần thiết; Học sinh ngồi ở dưới không bị chói khi nhìn lên bảng đen và tránh các bóng tối và bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh viết bài có thể tạo ra. Trong ba yêu cầu trên, một bóng đèn lớn chỉ có thể thỏa mãn yêu cầu thứ nhất mà không thỏa mãn được hai yêu cầu còn lại. Trong khi đó, nếu dùng nhiều bóng đèn lắp ở những vị trí thích hợp sẽ thỏa mãn được cả ba yêu cầu. Đó chính là lý do giải thích vì sao trong lớp học người ta thường lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau.

… Cùng định luật đi vào vũ trụ bao la Nhật thực và nguyệt thực chỉ là hai hiện tượng tự nhiên gần với ta nhất mà khi giải thích, cần phải có kiến thức về sự truyền thẳng ánh sáng, bóng tối và bóng nửa tối …

Nhật thực: Mặt trời chiếu sáng Mặt trăng và Trái Đất, khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất cùng nằm trên đường thẳng, Mặt trăng ở giữa thì trên Trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Một số nơi trên Trái Đất sẽ quan sát thấy nhật thực.

Trong khi xảy ra hiện tượng nhật thực, chỉ có những người đứng trong vùng bóng tối của Mặt trăng trên Trái đất và những người đứng trong vùng lân cận (vùng bóng nửa tối) mới có thể quan sát được hiện tượng. Những người không đứng trong những vùng này thì không thể quan sát được hiện tượng nhật thực.

Nguyệt thực: Mặt trời chiếu sáng Mặt trăng. Đứng từ Trái đất về ban đêm ta nhìn thấy ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng. Khi Mặt trăng bị Trái Đất che khuất, nó không được Mặt trời chiếu sáng nữa, lúc đó ta không nhìn thấy Mặt trăng, ta nói là có nguyệt thực.

… Đến lúc phải kết thúc Vật lý thật là tuyệt!

TS. NGUYỄN THANH HẢI

Khoa Cơ Bản – Đại học Phạm Văn Đồng – Quảng Ngãi

Định Luật Phản Xạ Ánh Sáng

Khi ánh sáng tiếp xúc với một vật cản bất kỳ sẽ xuất hiện 2 trường hợp là khúc xạ ánh sáng và phản xạ ánh sáng. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu những nội dung chính trong định luật phản xạ ánh sáng.

Phản xạ ánh sáng là gì?

Khi một tia sáng chiếu vào bất kỳ vật thể nào, thì tia sáng đó bị chiếu ngược lại hoàn toàn, hiện tượng này được gọi là phản xạ ánh sáng. Các vật thể có bề mặt sáng bóng hoặc được đánh bóng phản chiếu nhiều ánh sáng hơn so với các vật thể có bề mặt xỉn màu hoặc không được đánh bóng. Bạc là kim loại phản xạ ánh sáng tốt nhất. Đây là lý do tại sao gương máy bay được tạo ra bằng cách đặt một lớp kim loại bạc mỏng ở một mặt của tấm kính phẳng.

Phân loại phản xạ ánh sáng

Có 2 loại phản xạ ánh sáng là phản xạ thường xuyên và phản xạ khuếch tán của ánh sáng.

Phản xạ thường xuyên

Một chùm ánh sáng tới song song được phản xạ ngược lại song song theo một hướng. Trong trường hợp này, các tia tới song song vẫn song song ngay cả sau khi phản xạ, chỉ đi theo một hướng và nó xuất hiện từ các bề mặt nhẵn như gương phẳng hoặc bề mặt kim loại có độ bóng cao. Do đó, một gương phẳng tạo ra sự phản xạ ánh sáng thường xuyên. Do góc tới và góc phản xạ là gần bằng hoặc bằng nhau, nên một chùm tia song song rơi trên một bề mặt nhẵn chỉ được phản xạ dưới dạng một chùm tia sáng song song theo một hướng.

Phản xạ khuếch tán

Một chùm ánh sáng tới song song được phản xạ theo các hướng khác nhau. Trong trường hợp này, các tia tới song song không tồn tại song song sau khi phản xạ, chúng bị tán xạ theo các hướng khác nhau. Nó còn được gọi là sự phản xạ hoặc tán xạ không đều. Thường thì các bề mặt gồ ghề như giấy, bìa cứng, phấn, bàn, ghế, tường và các vật kim loại chưa được đánh bóng. Vì, góc tới và góc phản xạ là khác nhau, các tia sáng song song rơi trên một bề mặt gồ ghề đi theo các hướng khác nhau.

Định luật phản xạ ánh sáng

Định luật phản xạ ánh sáng áp dụng cho cả gương phẳng cũng như gương cầu lồi, cầu lõm. Có 2 định luật phản xạ ánh sáng gồm:

Định luật phản xạ thứ nhất: Theo định luật thứ nhất, tia tới, tia phản xạ tất cả đều nằm trong cùng một mặt phẳng.

Định luật phản xạ thứ hai: Theo định luật thứ hai, góc phản xạ luôn bằng góc tới.

Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý là khi một tia sáng chiếu trên bề mặt gương thì góc tới và góc phản xạ của một tia sáng như vậy sẽ bằng không. Tia sáng này sẽ được phản xạ ngược lại bằng với vật.

Đối tượng và hình ảnh trong phản xạ ánh sáng

Bất cứ thứ gì phát ra ánh sáng đều bị phản xạ bởi chính nó được gọi là một vật thể. Ví dụ, một bóng đèn, một ngọn nến, một cái cây, mặt trăng, ngôi sao…

Khi các tia sáng phát ra từ một vật thể được phản chiếu từ gương thì hình dạng quang học được tạo ra được gọi là hình ảnh. Ví dụ, khi chúng ta nhìn vào gương, chúng ta thấy hình ảnh khuôn mặt của chúng ta. Hình ảnh có hai loại, ảnh thật và ảnh ảo.

Hình ảnh thật: Hình ảnh có thể nhìn thấy trên màn hình được gọi là hình ảnh thực.

Ảnh ảo: Hình ảnh không thể thu được trên màn hình được gọi là ảnh ảo.

Đảo ngược phản xạ ánh sáng:

Khi chúng ta đứng trước gương và nâng tay phải thì hình ảnh được hình thành sẽ nâng bàn tay trái. Do đó, bên phải của cơ thể chúng ta trở thành bên trái trong hình ảnh của nó và bên trái của cơ thể chúng ta trở thành bên phải trong hình ảnh của nó trong gương.

Sự thay đổi các mặt của một đối tượng trong hình ảnh phản chiếu của nó được gọi là đảo ngược bên. Nó xảy ra do sự phản xạ của ánh sáng.

Kết luận: Phản xạ ánh sáng là hiện tượng quen thuộc trong tự nhiên và nó được ứng dụng rất nhiều trong thực tế.

Bài 4. Định Luật Phản Xạ Ánh Sáng Tiet4 Doc

Tr ường THCS Mỹ An Giáo án Lý 7 tiết 4

– Qua TN để nghiên cứu.

– Đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng.

– Xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ trong mỗi TN.

– Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.

– Biết vận dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn.

– Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận khi làm TN.

– Có tinh thần phối hợp với bạn trong hoạt động chung của nhóm.

– Chuẩn bị bảng phụ của phần II.2 , bảng phụ bài tập 4.2.

– Bảng phụ hình 4.4 SGK trang 14.

Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ + giới thiệu bài mới (5 phút)

– Thế nào là vùng bóng tối, bóng tối ,vùng bóng nữa tối, bóng nữa tối ?

– Hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào? Thế nào là nhật thực toàn phần, nhật thực một phần ?

– Khi nào có nguyệt thực ?

– 1 HS lên bảng làm BT 3.1, 3.2 trong SBT trang 5.

– GV Đặt vấn đề: dùng gương như thế nào để có thể điều khiển tia sáng theo ý muốn của mình và giới thiệu bài mới.

-1 HS trả lời 3 câu hỏi của GV.

+ Bóng tối :Trên màn chắn phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng nguồn tới gọi là bóng tối.

+ Bóng nữa tối :Trên màn chắn phía sau vật cản có một phần chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.

+ Nhật thực toàn phần : (hay một phần) quan sát được ở chổ có bóng tối ( hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.

– 1 HS lên bảng làm BT

– HS dự đoán và trả lời

– HS tiếp thu và ghi tựa bài mới.

Hoạt động 2: Giáo viên đưa ra khái niệm gương phẳng (5 phút)

Quan sát : Hình ảnh ta quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

Gương phẳng : Là một mặt phẳng nhẵn bóng.

– GV yêu cầu HS cầm gương lên soi và nói xem đã nhìn thấy gì trong gương.

– GV thông báo: ảnh của vật tạo bởi gương.

– Yêu cầu HS nhận xét xem mặt gương có đặc điểm gì?

– GV uốn nắn câu trả lời và đi đến kết luận về gương phẳng cho HS ghi vào vơ.

Hoạt động 3: Hình thành khái niệm về sự phản xạ ánh sáng (7 phút)

– Tia tới truyền tới mặt gương phẳng, bị hắt lại theo một hướng xác định gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.

– Tia sáng truyền tới gương là tia tới , tia sáng hắt lại là tia phản xạ.

– GV hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm.

– GV phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm.

– Gọi 1 đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

– Dựa vào kết quả thí nghiệm yêu cầu HS phát biểu phần kết luận.

Hoạt động 4: Tìm hiểu qui luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương (15 phút )

III/. Định luật phản xạ ánh sáng:

1. TN:

-Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tớivà pháp tuyến tại điểm tới.

– Góc phản xạ và góc tới luôn luôn bằng nhau.

– HS quan sát.

– HS tiếp th u thông tin.

— HS dự đoán mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ.

– HS phát biểu và ghi vào vở H4.3 theo hướng dẫn của GV :Vẽ tia tới SI, pháp tuyến IN, và góc i.

– HS phát biểu kết luận.

– HS thực hiện C3 hoàn thành tia IR và góc r

Hoạt động 5: Phát biểu định lụât (3 phút)

3. Định luật phản xạ ánh sáng:

-Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.

– Yêu cầu HS phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng (cho HS nhắc lại nhiều lần và ghi vào vở ).

– HS phát biểu định luật và ghi vào vở.

Hoạt động 6: Vận dụng (8 phút)

– Cho HS đọc câu C4 và 1 em lên bảng vẽ tiếp tia phản xạ H4.4.

– GV cho HS đọc lại nội dung định luật phản xạ ánh sáng.

– GV treo bảng phụ bài tập 4.1, gọi 1 HS đọc đề.( HS hoạt động cá nhân)

– Cho HS đọc phần có thể em chưa biết .

Học bài: Trong vở và trong SGK .

Làm BT: 4.2, 4.3 SBT trang 6.

Xem trước bài: bài 5: ” Anh của một vật tạo bởi gương phẳng”.

Kinh nghiệm rút ra từ tiết dạy:

Gương soi thường dúng có mặt phẳng là…………….

A. Hình của một vật đó mà ta nhìn thấy trong gương.

B. Hình của một vật đó ở trong gương.

C. Bóng của vật đó.

D. Bóng của vật đó xuất hiện trong gương.

Sự phản xạ ánh sáng là hiện tương………………..một gương phẳng, bị hắt lại theo……………

A. tia sáng truyền tới; hương khác.

B. tia sáng truyền tới; một hướng xác định.

C. tia sáng gặp; hướng ngược lại.

D. ánh sáng chiếu vào; nhiều hướng khác.

B. tia tới và mặt gương.

C. tia tới và pháp tuyến với gương tại điểm tới.

B. Tia phản xạ và pháp tuyến với gương tại điểm tới.

C. Tia phản xạ và mặt phẳng gương.

A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến với gương tại điểm tới.

C. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương.

D. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến với gương tại điểm tới, về phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. Góc phản xạ bằng góc tới.: r=i

A. Góc phản xạ bằng gó c tới.

C. Góc phản xạ lớn hơn góc tới.

D. Góc tới lớn hơn góc phản xạ.

C â u 9 : Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i’= 30 0 H ã y tìm g ó c tạo bởi tia tới v à tia phản xạ.

treo thẳng đứng. Giữ nguyên tia tới, hỏi gương phải quay như thế nào

quanh điểm treo để tia phản xạ có hướng thẳng đứng xuống dưới.

B. Gương quay sang phải 45 0

C. Gương nghiêng sang trái 30 0

D. Gương phải nằm ngang.

C â u 11 : Trong hình b ê n, biết g ó c tới i=30 0 . Giữ nguy ê n tia tới SI,

muốn thu được tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dươí lên trên

thì ta phải quay gương quanh mép trên của nó theo chiều nào,

B. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.

C. Tia phản xạ bằng tia tới.

1. D, 2. D, 3.A, 4. B, 5. C, 6. B. 7. D, 8. A, 9. B, 10. B, 11. C, 12. C,

13. Vẽ ảnh A’ của A qua gương, Nối B với A’ cắt gương tại một điểm đó là điểm tới I, tia IB là tia phản xạ. Nối A với I ta được tia tới AI.

14:Vẽ tia phân giác của góc giữa tia tới và tia phản xạ, sau đó vẽ mặt gương vuông góc với tia ph â n gi á c tr ê n.

Giáo Giáo viên: Trương Phúc Lộc Trang:

Ánh Sáng Ipl Là Gì

IPL là gì? IPL # Intense Pulsed L ight: là một nguồn ánh sáng dạng xung, cường độ mạnh, đa sắc với phổ bước sóng rộng từ 515nm đến 1200nm

I. IPL của Dr Hung SHC làm được gì?

Sau 25 tuổi, các dấu hiệu lão hóa da bắt đầu xuất hiện. IPL được dùng chủ yếu để cải thiện sắc tố màu đen và sự giãn mạch đỏ của da, làm đều màu da, điều trị những dấu hiệu lão hóa da do tuổi và do ánh nắng, cải thiện cấu trúc da và độ mịn của da

Trẻ hóa da đối với xóa nếp nhăn và lỗ chân lông to: IPL sử dụng một chùm ánh sáng mạnh đủ để xuyên thấu và năng lượng đủ để hấp thu collagen ở lớp bì của da, giúp xóa các nếp nhăn và thu nhỏ lỗ chân lông thông qua việc tái tạo collagen

Trẻ hóa da làm giảm các sắc tố không mong muốn : Các đốm nâu, nám nắng là hậu quả của việc tiếp xúc ánh nặng mặt trời trong thời gian dài. IPL sử dụng chùm ánh sáng xung điện cường độ mạnh phân tán được sâu vào da giúp đều màu và sáng da, giảm nám, tàn nhang và các sắc tố không mong muốn ở lớp nông bề mặt da.

Trẻ hóa da đối với tình trạng dãn mạch : IPL giúp loại bỏ những mạch máu sung huyết gây đỏ da ở những vùng da bị tổn thương do môi trường, chẳng hạn trên ngực và má, cổ.

Đầu chiếu Motif HR:

Ứng dụng dựa trên nền tảng công nghệ elôs, làm việc ở tần số cao để loại bỏ lông “KHÔNG ĐAU” trên tất cả các loại da.

Nhanh hơn và an toàn hơn nhiều so với các thế hệ trước đây, cạnh tranh về ánh sáng băng thông rộng khi chọn nút loại bỏ lông “KHÔNG ĐAU”

Ngòai tác dụng triệt lông, IPL giúp da vùng đó trẻ hóa do kích thích tăng sinh collagen dưới da, do đó sau triệt lông, da sẽ mịn, các lỗ chân lông trông khít hơn, vì vậy sẽ trông đẹp và trẻ trung hơn .

So với laser triệt lông truyền thống, IPL trong triệt lông đạt được hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian,có thể áp dụng cho mọi loại da , đặc biệt là không gây tổn thương bề mặt da

Đầu chiếu Refirme ST hoạt động như thế nào?

Sự kết hợp giữa ánh sáng hồng ngoại và tần số vô tuyến lưỡng cực (RF) làm nóng các lớp bì nông và sâu, qua đó kích thích nguyên bào sợi sản sinh collagen và elastin

Đầu làm lạnh giúp làm giảm tổn thương ở lớp thượng bì nhưng vẫn đạt được hiệu quả làm nóng các lớp bì, kích thích sự tái tạo của collagen và elastin làm cho việc nâng cơ, săn chắc rõ rệt

Loại da I-VI

Nhão da vùng má, cằm

Nhão da vùng cổ

Xệ dưới mắt

Xệ chân mày .

Nếp mũi má

Săn chắc cơ thể

Đầu chiếu AC

IPL đã được FDA công nhận là một phương pháp điều trị mụn. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, dễ dàng, ít chịu tác dụng phụ như thuốc. IPL điều trị nguyên nhân gốc rễ của mụn là tuyến bã nhờn.

IPL được áp dụng cho bệnh nhân có nam và nữ có tình trạng mụn trứng cá, mụm viêm nhẹ hoặc vừa.

IPL trị mụn tại Dr. Hung SHC theo công nghệ ELOS

Tiêu diệt vi khuẩn bằng quang cảm ứng tự nhiên và thân nhiệt cao làm giảm hoạt động của tuyến bã và thu nhỏ lỗ chân lông nhờ đốt nóng sâu bằng tia hồng ngoại và RF

Thành phần RF ( tần số vô tuyến lưỡng cực) cũng làm cải thiện cấu trúc cho da bị viêm tuyến bã

Cấu trúc và chức năng của tuyến bã nhờn thay đổi làm giảm những sang thương mụn mà không nhiều tác dụng phụ như thuốc trong khi kéo dài thời gian tái phát và tỉ lệ có hiệu quả được cải thiện khi so sánh với những phương pháp khác

II. Ưu điểm máy IPL tại Dr. Hung SHC

Sự kết hợp giữa năng lượng ánh sáng và tần số vô tuyến làm tăng hiệu quả điều trị và hiệu quả lâu dài

Các đầu chiếu điều trị hiện đại có chế độ làm lạnh và đo được kháng trở của da giúp gỉam tổn thương lớp thượng bì nhưng vẫn đạt được sự xuyên thấu hiệu quả của các bước sóng qua các lớp sâu hơn của da giúp đạt được hiệu quả mong muốn

Giảm cảm gíac đau, nóng rát và các tác dụng phụ sau điều trị thường gặp ở các phương pháp laser truyền thống

Máy IPL có thể thay đổi linh hoạt các đầu điều trị tùy theo mục đích điều trị

III. Ai không nên làm IPL?

Chống chỉ định:

Hiện có hay tiền căn bị ung thư da , có sang thương tiền ung thư như nhiều Nevi loạn sản…

Da đang bị nhiểm trùng, nhiểm Herpes simplex

Nhạy cảm với ánh sáng do bênh lý (Lupus đỏ hệ thống..) hay do di truyền do thuốc gây nhạy cảm với ánh sáng : isotretinoin ,tetracycline , doxycycline… .

Đang điều trị bằng thuốc chống đông máu hay bệnh ưa chảy máu mãn tính.

Tiểu đường mãn tính.

Đang có tình trạng suy giảm miễn dịch : nhiễm HIV , AIDS ,đang uống thuốc ức chế miển dịch.

Rối loạn hormone nội tiết : buồng trứng đa nang…

BN dễ có sẹo lồi (keloid) hay sẹo phì đại .

Da đang rám nắng hay mới đi biển về.

Đang sử dụng steroid khu trú hay toàn thân ,thuốc kháng viêm Non-steroid.

BN đang có da rất khô.

BN da type VI.

BN đang đặt máy tạo nhịp.

Phụ nử đang mang thai và cho con bú.

IV. Chăm sóc da khi làm IPL

– Trước khi làm IPL

Không tắm nắng 4 tuần trước và trong khi điều trị

Tránh nắng tuyệt đối 2 tuần trước mỗi lần điều trị

Giúp làm giảm sự thay đổi màu da cùng như xuất hiện các sắc tố mới

Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF > 30 bôi lên vùng điều trị mỗi ngày, bất cứ khi nào tiếp xúc ánh nắng và trong suốt quá trình điều trị. Tuyệt đối không tiếp xúc ánh nắng giữa các lần điều trị, phải mang mũ, che chắn cẩn thận

Ngưng sử dụng kem tẩy tế bào như Retin-A và những sản phẩm tẩy tế bào khác 2 tuần trước và trong suốt quá trình điều trị

Đảm bảo kết thúc mọi kháng sinh 2 tuần trước điều trị, vì kháng sinh làm da nhạy cảm ánh sáng

Nếu có tiền căn Herpes tại khu vực điều trị nên nói với bác sĩ để đánh giá và có thể dự phòng trước điều trị

Chú ý có thể rụng lông kèm theo khi điều trị sắc tố ở những vùng có lông

Thuốc tê bôi không được khuyến cáo cho điều trị sang thương mạch máu bởi vì sự co mạch có thể làm giảm hiệu quả điều trị

– Sau khi làm IPL điều trị sắc tố

Cảm giác bỏng nắng nhẹ , thường kéo dài 2-24 giờ, hoặc có thể đến 72 giờ hoặc lâu hơn.

Có thể sưng nhẹ hoặc đỏ da thường hết sau 2-3 ngày. Trong vài trường hợp, có thể xảy ra đỏ da kéo dài hoặc phồng rộp

Sang thương ban đầu có thể nhô cao hơn hoặc tối màu hơn với đỏ vùng xung quanh. Đắp gạc ướt mát hoặc gel lạnh trong 15 phút mỗi 2-4h để làm giảm sự khó chịu

Sang thương sậm màu hơn trong 24-48 kế tiếp

Sang thương tạo mài và bong tróc ra trong 2-3 ngày

Không cào, gãi,gỡ mài

Sang thương sẽ lành trong 7-30 ngày và mờ dần trong2-4 tuần

– Sau khi làm IPL điều trị dãn mạch

Cảm giác bỏng nắng nhẹ , thường kéo dài 2-24 giờ, hoặc có thể đến 72 giờ hoặc lâu hơn.

Có thể sưng nhẹ hoặc đỏ da thường hết sau 2-3 ngày. Trong vài trường hợp, có thể xảy ra đỏ da kéo dài hoặc phồng rộp

Đắp gạc ướt mát hoặc gel lạnh trong 15 phút mỗi 2-4h để làm giảm sự khó chịu

Vùng điều trị có thể rửa nhẹ nhàng và bôi mỡ kháng sinh nếu cần

Mạch máu ngay lâp tức trắng hoặc xám . Ở 1 vài trường hợp, chỉ có 1 sự tím nhẹ. Mạch máu biến mất 1 phần hoặc hoàn toàn trong 10-14 ngày, vùng đỏ sẽ mờ dần để lại 1 bề mặt da bình thường

– Sau khi làm IPL điều trị mụn

Tắm bình thường, vùng điều trị nhạy cảm với nhiệt độ nên tắm với nước mát trong 24 giờ đầu

Không sử dụng các tẩy tế bào chết vật lí ( scrub, miếng tẩy tế bào chết ) cho đến khi trở về trạng thái bình thường

Không đi bơi, đặc biệt là hồ bơi có chất tẩy rửa bằng Cloride, cùng như không đi tắm hơi/ xông hơi trong tuần đầu sau khi điều trị hoặc cho đến khi da trở về trạng thái bình thường

Tránh các hoạt động gây tăng tiết mồ hôi quá mức trong ít nhất 24 giờ đầu

Những nốt mụn sẽ đóng mài, không được cào/ gỡ. Mụn sẽ mờ dần 2-4 tuần

Các câu hỏi thường gặp

Trung bình 4 tuần

Số lần cần làm để đạt được hiệu quả điều trị?

Tùy thuộc vào việc bác sĩ thăm khám xác định tình trạng da của bạn và sự đáp ứng đối với điều trị của bạn, thường là 3-6 lần

Điều trị kéo dài từ 15 phút đến 1 giờ, tùy thuộc vào kích thước khách nhau của cùng điều trị và số lượng xung IPL được sử dụng trong quá trình điều trị

Vùng da điều trị sẽ ấm, đỏ, có thể sưng nhẹ như bỏng nắng

IPL sẽ không đạt được hiệu quả nếu chỉ thực hiện 1 lần, để đạt hiệu quả tối ưu nhất cần thực hiện nhiều lần và số lầnphụ thuộc vào sự đáp ứng của bạn

Tôi có thể kết hợp vừa làm IPL với các liệu trình điều trị/ chăm sóc da khác có được không?

Các sản phẩm dưỡng da rất được khuyến khích để tăng hiệu quả điều trị và cải thiện sức khỏe cơ thể cũng như tình trạng da của bạn. Tuy nhiên cần chú ý để giảm thiểu tình trạng nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt sinh ra trong quá trình điều trị IPL trẻ hóa da. Bác sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn sản phẩm chăm sóc da phù hợp trong quá trình điều trị