Thc Fee Là Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Cic/ Ebs/ Thc/ Cfs/ Handling/ Bill Fee

Quy trình vận tải gồm hàng hóa được xếp lên tàu ở cảng đi, vận chuyển đến cảng đích và dỡ hàng lên bãi container để giao cho khách hàng. Chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích được gọi là cước biển (ocean freight) và các loại phụ phí (surcharges). Ngoài ra, hãng tàu còn phải làm một số công việc để đưa hàng hóa xếp lên tàu ở cảng đi và dỡ hàng xuống bãi container ở cảng đến gọi là chi phí địa phương (local charges).

1. CIC – Phụ phí chuyển vỏ rỗng: Phụ phí mất cân đối vỏ container (Container Imbalance Charge) hay (Equipment Imbalance Surcharge), có thể hiểu nôm na là Phụ phí chuyển vỏ rỗng.

Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu chợ thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. Phí CIC hiện được xem là phí địa phương (Local Charge), không phải Surcharges.

2. EBS/ ENS – Phụ phí xăng dầu: EBS là phụ phí xăng dầu (Emergency Bunker Surcharge) cho tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Tương tự hàng đi châu Âu thì tính phí ENS (Entry Summary Declaration). Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển (Surcharges), không phải là phí được tính trong Local Charge.

4. CFS – Phí làm hàng lẻ: Phí gom hàng lẻ (Container Freight Station fee) chỉ phát sinh đối với hàng lẻ LCL. Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì các công ty Consol/ Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hàng lẻ hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.

6. D/O fee – Phí lệnh giao hàng: Khi hàng cập cảng và Consignee muốn nhận hàng thì phải đến Hãng tàu/ Forwarder để lấy lệnh giao hàng (D/O) và bị thu phí lệnh giao hàng. Cosignee mang lệnh ra cảng xuất trình cho kho (đối với hàng lẻ LCL) hoặc làm phiếu EIR (đối với hàng nguyên FCL) thì mới lấy được hàng.

7. Bill fee, Documentation fee – Phí vận đơn, phí chứng từ: Mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu/ Forwarder phải phát hành Bill of Lading (đối với hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (đối với hàng vận tải bằng đường không) và thu phí phát hành vận đơn.

8. Amendment fee – Phí chỉnh sửa B/L: Khi hãng tàu đã phát hành B/L cho Shipper nhưng sau đó Shipper cần chỉnh sử một số chi tiết trên B/L và yêu cầu hãng tàu/ Forwarder chỉnh sửa thì sẽ bị thu phí.

9. Telex Surrender Fee – Phí điện giao hàng: Phát sinh khi thực hiện Surrendered B/L.

Phụ Phí Thc Là Gì ?

THC – Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phụ phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…

Thứ nhất, việc tách THC khỏi cước biển giúp tăng tính minh bạch của các khoản phí vận tải, theo đó đó chủ hàng có thể biết được họ phải trả bao nhiêu cho hãng tàu và bao nhiêu cho việc làm hàng tại cảng xếp và cảng dỡ.

Thứ hai, việc tách riêng phí THC giúp bảo vệ các hãng tàu tránh được ảnh hưởng của sự biến động tiền tệ, vì chi phí xếp dỡ tại cảng do các công ty khai thác cảng tính thường được trả bằng tiền địa phương, trong khi cước biển được tính theo đồng đô la Mỹ.

Cước phí vận tải tàu chợ đã bao gồm phí xếp dỡ. Vì vậy, cũng có thể thắc mắc rằng tại sao lại thu thêm phụ phí xếp dỡ. Thực ra, đây chỉ là việc tách ra hay gộp một khoản phí mà hãng tàu gọi là THC.

Lấy ví dụ, giả sử cước biển all-in từ Hải Phòng đi Singapore là 200USD; nếu thu phí THC 60USD, thì cước biển sẽ chỉ là 140USD. Về tổng số chi phí mà hãng tàu thu được (và chủ hàng phải trả) là như nhau. Nhưng việc tách riêng như vậy, ít ra về lý thuyết, sẽ giúp chủ hàng biết phải trả cho mỗi bên bao nhiêu chi phí.

Trên thực tế, nhiều nhà xuất khẩu phàn nàn rằng các hãng tàu bằng việc thu phí THC đã đẩy rủi ro thương mại sang cho họ, và rằng có chênh lệch lớn giữa số tiền THC thu được từ khách hàng so với số tiền hãng tàu thực tế phải trả cho cảng.

Nghi ngờ trên cũng là điều dễ hiểu bởi không hãng tàu nào công bố chính thức họ phải trả cho cảng cụ thể bao nhiêu chi phí cho một container.

Thu phí THC ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các hãng tàu quốc tế bắt đầu áp dụng việc thu phí THC (đúng hơn là tách THC khỏi cước biển) từ giữa năm 2007, với thời gian áp dụng khác nhau cho các hãng tàu.

Đầu tiên là Hiệp hội Các hãng tàu Viễn Đông (FEFC), dù không thông qua đàm phán với Việt Nam, đã đơn phương thông báo áp dụng thu THC từ 1/5/2007.

Tiếp theo đó, Hiệp hội Cước biển Đỏ (IRFA) cũng thông báo áp dụng việc tách THC ở Việt Nam từ 1/7/2007 với mức phí cũng giống như FEFC là 65USD/TEU và 98 USD/FEU. Mức phí này từ 1/8/2008 đã được tăng lên 85 USD/TEU và 115 USD/FEU.

Cùng trong khoảng thời gian này, Hội hiệp thương Các chủ tàu nội Á (IADA) cũng tiến hành đàm phán với Hội đồng đàm phán phí xếp dỡ container (THC) Việt Nam về việc tách THC khỏi cước biển. Thời gian áp dụng IADA đưa ra là từ ngày 1/6/2007. Mức áp dụng ban đầu có thể 50/USD container 20 feet và 75 USD/container 40 feet và từ 1/1/2008 sẽ thực hiện 60 USD/container 20 feet và 90 USD/container 40 feet.

Để hiểu rõ hơn bản chất của phụ phí THC, có thể tham khảo Bảng các chi phí cấu thành của THC tại Việt Nam do IADA đưa ra như sau.

Việc áp dụng thu phí THC ở Việt Nam cũng gặp phản ứng mạnh mẽ từ Hội đồng đàm phán phí xếp dỡ container (THC) Việt Nam, gồm đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng 7 Hiệp hội có nhiều hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container của Việt Nam là Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Da giày, Hiệp hội Thuỷ sản, Hiệp hội Cây điều, Hiệp hội Cà phê-Ca cao, Hiệp hội điện tử, Hiệp hội Chè.

Theo quan điểm từ phía chủ hàng Việt Nam, việc thu phí THC làm tăng chi phí cho các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên các chủ tàu lại cho rằng, khi tách THC ra khỏi giá cước vận chuyển container, hãng tàu thực tế đã tiến hành giảm giá cước vận tải biển, và do đó sẽ không ảnh hưởng đến chủ hàng.

Dù quan điểm qua lại có khác nhau nhưng các chủ tàu vẫn áp dụng THC tại Việt Nam như thông lệ quốc tế. Đến nay, hầu hết các hãng tàu tại Việt Nam đều thu phí THC tách khỏi cước biển đối với hàng xuất nhập khẩu.

Với hàng container vận chuyển nội địa, hiện vẫn áp dụng cước gộp (all-in), mặc dù cũng đã có đề xuất tách các phụ phí trong đó có THC ra khỏi cước biển, tương tự như đối với hàng xuất nhập khẩu.

Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp và biên tập

Cic, Cfs, Thc Là Phí Gì?

CIC, CFS, THC là phí gì? Trong thời buổi kinh tế hiện nay, các phương tiên giao thông ngày càng phát triển ,giúp cho việc trao đổi buôn bán ngày càng thuân lợi hơn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì vậy cho nên xuất hiện nhiều hình thức phụ phí vận tải để cho việc vận tải thuận lợi hơn.CIC, CFS, THS là 1 trong nhiều hình thức phụ phí vận tải biển hiện nay. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những hình thức này nhé.

Trước ta cùng tìm hiểu về “CIC“- PHỤ PHÍ CHUYỂN VỎ RỖNG:

Phụ phí mất cân đối vỏ container, trong tến Anh là “Container imbalance Charge” (CIC), hay ” Equipment Surcharge“, có thể hiểu là phụ phí chuyển vỏ rỗng.

Đây là một hình thức phụ phí cước biển mà các hang tàu chợ thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lương lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. PhíCIC là một loại phụ phí vận tải biển, phí CIC không phải phí đươc tính trong Local Charge

Những quốc gia có thâm hụt thương mại lớn thường xuyên xảy ra tình trang dư container như: Việt Nam, Mỹ,EU… Ngược lạ có những quốc gia xảy ra tình trạng thiếu container rỗng như : Trung Quốc, Ấn Độ…

Vì vậy mà các hãng tàu buộc phải điều chuyển container như thế nào cho hợp lý nhằm tiết kệm tối đa chi phí chuyển rỗng. Nhưng hiện tại hãng tàu bắt tay nhau , và cũng một phần hiệp hội xuất hang còn yếu nên hãng tàu muốn thu them phí này nhằm tang lợi nhuận và bù đắp một số chi phí làm hàng.

Phụ phí CFS- PHÍ XẾP DỠ HÀNG LẺ:

PhíCFS trong tiếng anh còn gọi la “Container Freight Station free” . Mỗi khi có một lô hang lẻ nhập khẩu thì sẽ phát sinh phí dỡ hang hóa từ container đưa vào kho hàng lẻ CFS và họ thu phí CFS Còn về phụ phíTHC– PHÍ LÀM HÀNG TẠI CẢNG:

Phí THC trong tiếng anh hay còn gọi làTerminal handling charge. Tương tự như phụ phí thu trên mỗi container để bù đắp ch phí cho các hoạt động làm hang tại cảng , như, xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác, và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng khoản phí gọi là THC.

Ở Việt Nam , các hãng tãu quốc tế bắt đầu áp dụng việc thu phíTHC (đúng hơn là tách THC khỏi cước biển) từ giữa năm 2007, với thời gian áp dụng khác nhau cho các hãng tàu.

Nhưng viêc thu phíTHC cũng gặp phải nhiều phản từ các chủ tàu vì khi tách THC ra khỏi giá cước vận chuyển container, hãng tàu thực tế đã tiến hành gảm giá cước vận tải biển và do đó sẽ không ảnh hưởng đến chủ hàng Dù vậy các chủ tàu vẫn áp dụngTHC tạ Việt Nam như thông lệ quốc tế. Đến nay, hầu hết các hãng tàu tại Việt Nam đều thu phí THC tách khỏi cước biển đổi với hàng xuất khẩu.

Đây là ba trong những hình thức thụ phí vận tải biển hiện nay, qua bài phân tích này chúng ta đã hiểu hơn về những hình thức trong lĩnh vực này

CFS còn có thể hiểu 1 nghĩa khác nữa là Certificate of Free Sale – có nghĩa là giấy chứng nhận lưu hành tự do . Các bạn có thể xem đầy đủ về cfs tại đây: luatleto.com/giay-chung-nhan-luu-hanh-tu-cfs.html

Định Nghĩa Bank Fees / Phí Ngân Hàng Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Nhiều ngân hàng tính phí tượng trưng cho các dịch vụ khác nhau, chẳng hạn như yêu cầu phiếu gửi tiền, chi phiếu đối chiếu hoặc công chứng tài liệu. Phí ngân hàng thường chiếm một phần lớn doanh thu của ngân hàng,đặc biệt đối với các chi nhánh khu vực và địa phương.

Giải thích

Phí ngân hàng thường không thể khẩu trừ, ngoại trừ phí quản lý thường niên được tính phí cho các tài khoản IRA. Thậm chí các chi phiếu dùng cho hồ sơ thuế cũng không thể khẩu trừ, trừ khi chi phiếu được chi từ các tài khoản thị trường tiền tệ với các đặc quyền ghi chi phiếu hạn chế, và vi phạm đặc quyền này dẫn đến tình trạng tài khoản thị trường tiền tệ bị tước quyền.