URL là gì? Theo định nghĩa chuyên ngành thì URL (Viết tắt của cụm từ “Uniform Resource Locator”) là một phương tiện để người dùng sử dụng để truy cập đến các tài nguyên trên mạng máy tính. Các tài nguyên online được lưu trữ trên Internet mà chúng ta hằng ngày truy cập hay tìm kiếm sẽ được gán cho một “địa chỉ” (đường LINK) rõ ràng, địa chỉ đó gọi là URL.
Đường dẫn URL hiện nay được sử dụng cực kì phổ biến trong quá trình lướt web hay sử dụng Internet của người dùng, đây cũng là yếu tố rất được quan tâm ở trong SEO. Nó có ảnh hưởng rất nhiều đến toàn bộ chiến lược SEO Marketing của các đơn vị, công ty hay doanh nghiệp.
URL là gì? Viết tắt của cụm từ “Uniform Resource Locator”
2. Cấu trúc của địa chỉ URL là gì?
Một đường dẫn địa chỉ URL thường có cấu trúc:
Các giao thức kết nối (URL scheme), nó giúp yêu cầu từ máy tính của bạn được gửi đến các máy chủ, từ đó các máy chủ sẽ phản hồi bằng cách hiển thị các thông tin, hình ảnh trên trang bạn muốn kết nối.
Địa chỉ website bất kì, đây là thành phần chính và quan trọng của một URL dẫn đến trang chính mà bạn muốn kết nối. Bao gồm kí tự “www” (World Wide Web) , tên miền của website , và . phần đuôi theo mã khu vùng, quốc tế
Cổng giao tiếp (port): 443, 80, 2082, 2222…
Ví dụ về 1 địa chỉ URL: https://ladigi.vn/seo/dao-tao-seo
Đường dẫn tuyệt đối của URL giúp bạn truy cập vào một trang con của hệ thống máy chủ, có thể dùng kí tự “/” để phân chia giữa các thành phần của đường dẫn. Đường dẫn URL sẽ hướng bạn về đúng trang bạn cần tìm.
3. Phân loại địa chỉ URL
Cấu trúc của địa chỉ URL là gì?
Hầu hết mọi website đều sẽ có cả 2 loại URL:
URL động (?id=..): là URL có thể thay đổi. URL động thường là các diễn đàn hoặc website thiết kế mã nguồn mở. Nó không thân thiện với công cụ tìm kiếm, và nó gần như giống nhau.
URL tĩnh (.html): là URL không thể thay đổi. URL tĩnh được xếp hạng tốt hơn trong công cụ tìm kiếm. URL tĩnh được index nhanh hơn URL động. Nó giúp người dùng dễ dàng hiểu đươc website có ý nghĩa gì. Khi mọi người nhìn thấy một URL cụ thể phù hợp với tiêu đề và mô tả, khả năng họ nhấp chuột vào tìm hiểu sẽ cao hơn một địa chỉ URL không có ý nghĩa gì với họ.
4. Công dụng của đường dẫn URL là gì?
Thông thường, đường dẫn URL được sử dụng như ” anchor text ” dẫn đến các trang chứa các bài viết của website. Vì vậy, nó có công dụng quan trọng trong thiết kế website.
Đường dẫn URL có thể giúp người dùng miêu tả một site hay page. Do đó, tạo nên URL chính xác, hấp dẫn và thuyết phục sẽ giúp bạn có được ấn tượng và có vị trí tốt trước cộng đồng Internet. URL của web đòi hỏi phải ngắn gọn và phải mang tính miêu tả cao. Ví dụ, nếu cấu trúc web bao gồm nhiều cấp độ file, thì đường dẫn URL cũng cũng cần phải được thể hiện điều này bằng folder và subfolder.
Đường dẫn URL của một page riêng cũng không được quá dài. Cần phải mang tính miêu tả, để người dùng dễ dàng nhận biết được page của bạn. Muốn thu hút được traffic, đường dẫn của bạn phải thật chính xác.
Lượng traffic của URL cũng bị ảnh hưởng bởi từ khóa. Keyword (từ khóa) cần suất hiện trong tiêu đề và URL. Điều này cũng ảnh hưởng đến thứ hạng của website đối với từ khóa trên Google.
Đường dẫn URL chuẩn còn đóng vai trò là một anchor text. Điều này vừa tạo sự đa dạng vừa có thể xem như một từ khóa vì trong URL có chứa các từ khóa cần SEO.
5. Tầm quan trọng của URL trong SEO
Và những kết quả hiện về đầu tiên, là những hiển thị cho trang web chuẩn SEO được đánh giá tối ưu nhất. Những đường link cũng nằm trong tiêu chuẩn đánh giá của Google về một website hay bài viết cũng sẽ được đánh giá và ưu tiên.
6. Tiêu chuẩn của đường dẫn URL
Nếu đang sử dụng các công cụ dành cho việc hỗ trợ SEO, check SEO chuyên nghiệp cho các website, bạn cũng sẽ nhận thấy một số điều trong phần “Slug” – phần này có thể hiểu là cách các đường dẫn URL được hiển thị trên các công cụ tìm kiếm, đại diện cho một nội dung trong website của bạn.
Các tiêu chuẩn SEO ở Google thường dùng để đánh giá các đường dẫn URL là:
Từ năm 2011, Google đã thay đổi thuật toán về tìm kiếm, dường như các từ khóa dài đã không còn được sử dụng nhiều như trước. Và chiều dài URL lí tưởng đối với các loại bài viết, trang như sau: độ dài lí tưởng đường URL của Gmail, Email là 59 ký tự. Độ dài lí tưởng đường URL của Webmaster Tools là 90 ký tự. Cho URL của blog từ Google là 76 ký tự.
URL thường không viết có dấu hay chứa quá nhiều kí tự đặc biệt: Thông thường, các đường URL của các trang web dù viết dưới dạng Tiếng Việt thì đều được để kiểu chữ dưới dạng không dấu, được nối với nhau bởi những dấu gạch nối. Ví dụ:” Duong-chi-url”
Hạn chế tối đa việc đưa quá nhiều các kí tự đặc biệt trong 1 đường dẫn như *,&,^,%,$… Những kí tự này được xem là khó hiểu gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng xếp hạng chất lượng và hiển thị website của bạn.
Cấu trúc đường URL
7. Một số tiêu chí tối ưu URL
Tối ưu nội dung gì của URL?
Từ khóa: Đường dẫn URL nên chứa từ khóa và từ khóa đó nên đặt ngay đầu URL.
Đảm bảo ngắn gọn và mang tính mô tả. Để người dùng nhìn vào đó có thể hiểu được nội dung của trang web là gì.
Giới hạn ký tự trong của bạn chỉ nên gồm 10 từ hoặc 96 ký tự.
Stop words: Hạn chế sử dụng những chữ dạng stop words trong url. Những từ dạng stop words sẽ làm cho công cụ tìm kiếm tránh quét chúng.
Tối ưu cấu trúc URL như thế nào?
Không chứa ký tự lạ: Nên Sử dụng URL ở dạng tĩnh, Sử dụng dấu nối (-) để ngăn cách các từ. Không nên sử dụng dấu gạch dưới (_) hay bất kì kí tự lạ ( ví dụ như “^”, “#”, “%”, “=”, “@”,”?”, “$” ) vì Google sẽ không nhận diện được liên kết của bạn.
Giữ nguyên cấu trúc đường dẫn URL: Không nên thay đổi cấu trúc đường dẫn URL khi Google đã index liên kết đó. Trong trường hợp buộc phải đổi thì nên sử dụng redirect 301 chuyển URL cũ sang mới. Điều này giúp website của bạn không bị ảnh hưởng nhiều.
Đường dẫn URL nên hạn chế dần về thư mục con: URL của bạn không nên đi qua quá nhiều trang chính mới đến trang cần SEO. Điều này sẽ không được Google đánh giá cao. Một đường link tối ưu nên dẫn về đúng bài viết và không nên phân chia thành nhiều thư mục nhỏ.
URL Friendly = URL tĩnh và chứa từ khóa: URL chứa từ khóa sẽ làm tăng giá trị của bài viết. Ngoài ra, Google thích trang web tĩnh (.html) hơn là trang web động (?id=..).
5. Mối quan hệ URL và SEO
Các đường URL chứa từ khóa SEO: Nếu muốn SEO từ khóa quan trọng nào, hãy đảm bảo chắc chắn rằng từ khóa muốn SEO được hiển thị trong đường dẫn URL đó. Đó là điều mà các công cụ SEO chuyên nghiệp thường xuyên khuyến nghị bạn trước khi bạn Update hay cho đăng tải bài viết nào.
URL còn hạn chế dẫn về thư mục con: Các phần tử sau kí tự “/” mà đã được đề cập ở trên. Đường dẫn cần SEO của bạn không nên chứa quá nhiều các tệp thư mục con hay phải đi qua quá nhiều tab trang chính để có thể đến nội dung cần SEO. Việc đó sẽ khiến Google không đánh giá cao đường link này của các bạn.
Vậy nên, để có đường link tốt thì bạn nên chỉ dẫn về đúng bài viết chính cần SEO và không cần phân chia quá nhiều thư mục con khác, trong khi những thiết kế web bạn có thể yêu cầu những bộ phận kĩ thuật, những người lập trình viên điều chỉnh và cài đặt phần này, thì bạn có thể sở hữu một website chuyên nghiệp, chuẩn SEO nhất.
6. Tại sao làm SEO cần tối ưu hóa URL?
Ngoài ra, việc Tối ưu hóa URL giúp người dùng có thể nhớ và đánh dấu lại URL nếu có nhu cầu muốn tham khảo hoặc lưu trang của bạn.
Cuối cùng việc sở hữu Đường dẫn URL tốt và được tối ưu sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến SEO và thứ hạng các từ khóa của bạn trên mạng internet. Vì vậy, thay vì chú trọng đầu tư nội dung cho website, hay một bộ từ khóa chuẩn, thì bạn có thể trang bị thêm cho mình các kiến thức về đường dẫn URL.
Nhiễm URL là gì: mal sẽ mình đi đồng thời tự xâm nhập vào toàn bộ những trình duyệt trên máy tính của bạn như những Firefox, Internet Explorer, Chrome, Microsoft và Safari. Tiếp đó, nó sẽ điều chỉnh trang đích, cài đặt những chương trình đồng thời chuyển hướng bạn đi đến 1 vài website lạ. Điểm hạn chế của trình duyệt của bạn là không gửi thông báo vấn đề này đến cho người dùng vì vậy URL mal sẽ dễ dàng xâm nhập và chiếm 1 khoản lợi lớn từ điều này.
Từ khóa: submit url, shorten url, url, url là gì, submit url google, url shortener, google short url, short url, url decode, google submit url, google url, add url, url encode, google url shortener, decode url, url submit, url builder, url:mal, submit url lên google, tiny url, steam trade url, chúng tôi @import url(/css/example.css)