Thắng Xe Abs Là Gì / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Phanh Abs Là Gì? Vì Sao Người Việt Chuộng Xe Có Phanh Abs?

Phanh ABS là một trang bị an toàn mà bất kỳ người Việt Nam nào mua xe cũng muốn được sở hữu. Vậy phanh ABS có thực sự quan trọng?

PHANH ABS LÀ GÌ?

ABS là viết tắt của Anti-lock Brake System, một trong những hệ thống an toàn giúp hỗ trợ chống bó cứng phanh. ABS của các dòng xe đều được nhà sản xuất chăm chút khi thiết kế nên hệ thống an toàn hoàn thiện và chặt chẽ, đảm bảo tối đa an toàn cho người sử dụng.

Phanh ABS hoạt động trên nguyên lý chống bó cứng phanh. Khi đó, với tác dụng của cảm biến và hệ thống điều khiển trên từng bánh xe, trong quá trình phanh gấp, hệ thống phanh ABS giúp má phanh liên tục kẹp và nhả đĩa phanh (chứ không bám ghì má phanh vào đĩa như những loại phanh thường), điều này tránh khỏi việc má phanh ôm cứng vào đĩa phanh khiến bánh xe không quay trên đường mà trượt dài. Với hệ thống phanh ABS, bánh xe vẫn tiếp tục quay, nhưng với tốc độ chậm và vẫn bám đường.

VÌ SAO NÊN CHỌN Ô TÔ/XE MÁY CÓ PHANH ABS

Trong xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng xe 4 bánh ngày càng nhiều. Người ta dùng ô tô trong nhiều mục đích khác nhau, nhất là vận chuyển hành khách, hàng hóa, giao thông công cộng,…

Nhu cầu cao dẫn đến mật độ ô tô lưu thông trên đường ngày càng cao dẫn đến tai nạn giao thông ngày càng nhiều. Chính vì thế, đảm bảo tính an toàn vấn đề tai nạn giao thông là một trong những hướng giải quyết cần thiết nhất, luôn được quan tâm của các nhà thiết kế và chế tạo ô tô và thậm chí cả xe máy.

Đặc biệt, ABS là một trong những công nghệ an toàn bổ sung cho hệ thống phanh hữu dụng nhất của ngành công nghiệp ô tô thời gian gần đây. Vai trò chủ yếu của hệ thống ABS là giúp tài xế duy trì khả năng kiểm soát xe trong những tình huống phanh gấp. Càng về những thế hệ sau này, hệ thống phanh càng được cải tiến, tiêu chuẩn về thiết kế, chế tạo, và sử dụng ABS cũng ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ.

SO SÁNH PHANH CBS VS PHANH ABS

Rõ ràng là về lực phanh, với cùng sự tác động đồng thời trên tất cả các bánh xe, nên lực phanh của cả 2 hệ thống phanh đều tương đương nhau.

Tuy nhiên, với việc được trang bị công nghệ hiện đại hơn với hệ thống cảm ứng từng bánh xe và CPU điều khiển trung tâm, chính vì thế, hệ thống phanh ABS cho phép áp dụng hệ thống phân phối lực phanh trên các bánh tốt hơn.

Cụ thể, các bánh xe có tải trọng nặng hơn sẽ được phân phố lực phanh nhiều hơn những bánh xe ít tải trọng hơn. Chính điều này khiến hệ thống phanh ABS được sử dụng ở hầu hết các dòng xe ô tô và các dòng mô tô hiện đại. Xe bạn gặp phải sự cố hãy sử dụng dịch vụ cứu hộ xe máy honda bên công ty Gia Hòa chúng tôi.

Cùng xem lại nguyên lý hoạt động, hệ thống phanh CBS giúp phân bổ lực phanh lên đồng thời cả 2 bánh, nên rõ ràng an toàn hơn hẳn so với cách phanh xe truyền thống. Tuy nhiên, nguyên lý phanh của CBS vẫn giống như hệ thống phanh đĩa (hoặc tang trống), do đó, khi phanh gấp, hoặc trong điều kiện đường trơn trượt, thì rõ ràng vẫn có thể xảy ra tình trạng bó cứng phanh.

Nhưng phanh ABS lại khác, ngoài việc phân bổ lực phanh lên các bánh xe, thì nguyên lý phanh của ABS là liên tục bám và nhả má phanh, do đó, rõ ràng tránh khỏi tình trạng bó cứng phanh, an toàn hơn hẳn so với hệ thống phanh CBS. Như vậy, rõ ràng là về sự an toàn thì hệ thống phanh ABS được đánh giá cao hơn hẳn so với hệ thống phanh CBS.

Tại sao xe có phanh ABS đắt hơn xe có phanh CBS?

Hệ thống phanh CBS chỉ cần thêm bộ phận phân bổ lực phanh từ phanh tay trái đồng thời cho cả bánh trước và bánh sau, nên rõ ràng là sẽ rẻ hơn khá nhiều so với hệ thống phanh ABS, khi mà hệ thống phanh ABS không những cần cảm biển trên từng bánh xe để xác định lực ma sát của bánh, rồi bộ xử lý trung tâm CPU, rồi đèn báo hiệu… Do đó, những xe sử dụng phanh ABS sẽ có mức giá đắt hơn hẳn so với những dòng xe sử dụng phanh CBS.

Phanh Abs Là Gì? Có Nên Mua Xe Dùng Hệ Thống Chống Bó Phanh Abs

Dân lái xe thường truyền tai nhau rằng, có phanh ABS không bao giờ lo trượt ngã, tai nạn! Vậy phanh ABS là phanh gì? Liệu phanh ABS có thực sự “thần thánh” như lời đồn không?

Khái niệm về hệ thống phanh ABS là gì?

ABS (Anti-lock Brake System) là một trong những hệ thống an toàn giúp hỗ trợ chống bó cứng phanh hiện đại nhất.

Hệ thống phanh ABS trên xe máy, ô tô giúp phanh không bị khoá cứng khi thắng gấp. Người lái xe dễ dàng kiểm soát được tay lái, không bị té ngã, tai nạn khi di chuyển trong trường hợp trời mưa, đường trơn, đường nhiều cát sỏi, đá dăm…

Cấu tạo và nguyên lí hoạt động

Cấu tạo của phanh ABS

Hệ thống phanh ABS gồm 4 bộ phận chính:

– Cảm biến: Giúp phát hiện lực phanh, đo tốc độ quay, khả năng cân bằng, đo tốc độ trượt của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến bộ điều khiển ECU. Thành phần chính của cảm biến là cảm biến tốc độ. Được thông báo liên tục thông qua bộ đo lường tốc độ bằng một cái đĩa nhỏ có các khe hở nằm sát vào trục quay của bánh xe, được gọi là vòng xung (pulser ring).

– Bộ điều khiển (ECU): là bộ não của phanh ABS. Có nhiệm vụ tiếp nhận, phân tích, so sánh thông tin cảm biến gửi về. Nếu nhận thấy xe rơi vào trạng thái không an toàn, ECU sẽ ra lệnh cho các bộ phận khác kích hoạt. Ngoài ra, ECU còn có tính năng ghi nhớ. Dựa trên những thông số nhận được từ ABS cho lần kích hoạt trước đó.

– Bơm thủy lực: Bơm thủy lực có cấu tạo là một piston và xi-lanh. Tác dụng điều chỉnh lực đẩy lượng dầu tác động lên má phanh. Khi lực bóp phanh quá lớn so với mức an toàn sẽ cần đến sự trợ giúp của van điều chỉnh.

– Van điều chỉnh: sẽ được di chuyển tới các vị trí cần thiết để ngăn cản bớt lực tác động vào má phanh. Khi đã hết trượt bánh, các van sẽ di chuyển đến vị trí khác; để phục hồi lực tác động mạnh nhất, giúp xe dừng nhanh. Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi xe đạt trạng thái cân bằng nhất.

Nguyên lí hoạt động của phanh ABS là gì?

Khi nhận thấy xe có nguy hiểm, các cảm biến tốc độ phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt.

Hệ thống phanh ABS sẽ thực hiện động tác bấm – nhả thanh kẹp trên phanh đĩa liên tục khoảng 15 lần mỗi giây. Thay vì tác động một lực cực mạnh trong 1 khoảng thời gian khiến bánh có thể bị “chết” như trên các xe không có ABS.

Lúc này, thông qua bơm thủy lực và van điều chỉnh, hệ thống phanh tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (quá trình nhả). Giúp xe giảm tốc mà bánh xe không bị bó cứng.

Sau khi tránh được tình huống nguy hiểm, hệ thống sẽ tái áp dụng lực phanh lớn nhất để xe dừng lại kịp thời. Hoặc cho đến khi phát hiện tình huống khoá bánh mới.

Nếu hệ thống phanh ABS trục trặc (đèn cảnh báo trên đồng hồ ABS sáng lên), hệ thống tự động được chuyển về hệ thống phanh tiêu chuẩn.

Tác dụng của thắng ABS trong ô tô, xe máy

Thắng ABS có tác dụng giúp người điều khiển xe kiểm soát được hướng lái. Chống hiện tượng trượt khi phanh gấp. Tuy nhiên, thắng ABS chỉ giúp bánh xe không bị khóa cứng khi phanh gấp, chứ không phải là ghìm bánh xe lại nhanh hơn.

Nguyên nhân là do khi gặp chướng ngại vật, người lái xe thường đạp phanh mạnh và gấp khiến xe dễ bị mất lái. Có thể gây tai nạn đáng tiếc như: đổ xe, lật xe, chệch tay lái khỏi làn đường đang đi, va chạm với các phương tiện khác…. Trong tình huống này, nếu phanh xe không bị bó cứng, người lái xe làm chủ được tay lái sẽ tránh được nguy hiểm. Nhất là khi đường ướt, trơn trượt, kém ma sát…

Người lái xe cần giữ chắc tay lái, thả lỏng vai và chân đạp mạnh vào phanh dứt khoát, không bấm nhả phanh liên tục. Việc đánh lái và tự bấm nhả phanh trong lúc hệ thống ABS đang hoạt động sẽ khiến hệ thống bị vô hiệu hóa.

So sánh nên mua xe chạy phanh ABS hay CBS

Phanh CBS là gì?

CBS (Combined Braking System) là hệ thống phanh kết hợp. Chỉ sử dụng duy nhất một tay phanh cho cả phanh trước và sau. Tạo sự cân bằng và an toàn cho người lái. Tránh tình trạng 1 bánh dừng, bánh còn lại vẫn chuyển động sẽ dễ bị trượt ngã. Tính năng này phù hợp với những lái xe thiếu kinh nghiệm, không đi tốc độ cao.

So sánh hệ thống phanh ABS và hệ thống phanh CBS

Về lực phanh, 2 hệ thống phanh tương đương nhau. Do cùng tác động đồng thời trên tất cả bánh xe.

Về độ an toàn, phanh ABS tốt hơn nhiều so với phanh CBS.

Hệ thống phanh CBS phân bổ lực phanh lên đồng thời cả 2 bánh xe. Không thể điều chỉnh lực phanh giữa các bánh. Do đó, khi phanh gấp hoặc đường trơn trượt, thì vẫn xảy ra tình trạng bó cứng phanh, gây mất an toàn cho người điều khiển xe.

Hệ thống chống bó phanh ABS được trang bị công nghệ hiện đại với hệ thống cảm ứng từng bánh xe và bộ điều khiển trung tâm. Giúp phân phối lực phanh trên các bánh tốt hơn. Cụ thể, bánh xe có tải trọng nặng sẽ được phân phối lực phanh nhiều hơn bánh xe ít tải trọng. Bên cạnh đó, nguyên lý phanh của ABS là liên tục bấm nhả má phanh. Giúp xe không bị trượt bánh khi phanh gấp, tránh gây tai nạn, an toàn cho người lái xe.

Người lái không thể tắt được hệ thống phanh CBS. Đối với hệ thống phanh ABS, người lái có thể chủ động tắt hoặc mở chế độ này.

Về giá cả

Giá phanh ABS cao, hợp với các dòng xe cao cấp, công suất lớn.

Phanh CBS có giá thấp hơn, phù hợp với các dòng xe giá rẻ, công suất thấp.

Có nên lắp phanh ABS cho xe máy, ô tô không?

Tại Việt Nam, chỉ có một số dòng xe tay ga hạng sang được trang bị hệ thống phanh ABS như: SH 125/150, AirBlade 2020, Winner X của Honda, NVX của Yamaha, Vespa Primavera 2017/Liberty 2016 ABS… của Piaggio. Trong khi đó, rất nhiều dòng xe tốc độ cao khác không được trang bị. Dẫn đến nhu cầu lắp thêm phanh ABS. Vậy có nên tự lắp thêm phanh ABS cho xe máy không?

Theo lý thuyết, phanh ABS giúp tăng độ an toàn trong quá trình lái xe. Nhưng nếu bạn tự lắp thêm hệ thống này vào xe thì chưa chắc. Các cửa hàng chính hãng sẽ không lắp thêm phanh ABS cho xe bạn. Do đó bạn sẽ phải ra các cửa hàng độ xe và phải chấp nhận rủi ro sau.

Nguy cơ chập, cháy hoặc hoạt động sai do cài đặt không chuẩn

ABS có cấu tạo tương đối phức tạp. Gồm cảm biến, bộ điều khiển, bơm thuỷ lực, các van điều chỉnh lực phanh. Mỗi xe có động cơ, thông số lốp và kích thước vành… không giống nhau. Đòi hỏi người lắp phải có kỹ thuật cực chuẩn xác và độ chuyên nghiệp cao.

Nếu thợ lắp phanh ABS ô tô, xe máy không chuẩn có thể gây ra hiện tượng chập, cháy hoặc phanh xe vận hành không chính xác. Khi đó, phanh ABS độ thêm sẽ khiến xe trở nên mất an toàn thay vì đảm bảo an toàn cho xe.

Mất bảo hành chính hãng

Một điều bất tiện là khi bảo hành phanh ABS ở cửa hàng ngoài, thợ sửa xe sẽ phải mất rất nhiều thời gian để tìm và sửa lỗi do không có thiết bị chuyên dụng.

Bộ thắng ABS giá bao nhiêu?

Giá phanh ABS cho xe máy ở các cơ sở độ xe rơi vào khoảng 10-15 triệu đồng. Bảo hành 6 tháng đến một năm. Tuy nhiên, rủi ro khi lắp ABS không chính hãng vẫn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Nếu thực sự muốn lắp thêm hệ thống ABS vào xe, hãy tìm các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp. Tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.

Gửi đánh giá

Độ Phanh Abs Xe Winner 150

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-Lock Braking System) phát minh từ những năm 1920 bởi Gabriel Voisin. Ban đầu, ABS chỉ áp dụng vào phanh của máy bay. Mấy thập kỷ sau, hệ thống phanh này mới được áp dụng vào ngành công nghiệp ôtô. Đến năm 1988, BMW K100 là chiếc môtô đầu tiên trang bị hệ thống phanh ABS. Từ đó đến nay, hệ thống ABS đã nâng cấp công nghệ lên tầm cao mới nhưng cơ cấu của hệ thống vẫn bám nhả để giảm tốc độ của xe giúp xe an toàn khi chạy tốc độ cao.

Khi mưa, đường trơn trượt, ướt sẽ rất dễ té ngã khi bạn phanh thắng bất ngờ dẫn đến má phanh và đĩa áp chặt vào nhau dẫn đến bánh xe cứng và không xoay được dẫn đến hiện tượng bánh xe bị bó chặt làm mất đi độ bám của lốp làm trượt bánh và tai nạn xảy ra.

Chính vì thế, ABS sẽ hỗ trợ bằng cách bóp nhả liên tục, hạn chế lực tác động mạnh má phanh vào đĩa phanh khi người lái bóp hoặc đạp phanh quá nhanh với lực lớn và giữ bánh xe vẫn quay không bị khóa cứng. Sau tình huống nguy hiểm tránh được, hệ thống sẽ tái áp dụng lực phanh lớn nhất để xe dừng lại nhanh hoặc cho tới khi phát hiện mối nguy khóa bánh mới.

Về cấu tạo, ABS có bộ phận cảm biến, bộ điều khiển, bơm thủy lực và các van điều chỉnh lực phanh. Bộ phận cảm biến có nhiệm vụ phát hiện khi có lực phanh, đo tốc độ quay, khả năng cân bằng, độ trượt không nằm trong giới hạn an toàn. Thành phần chính của bộ cảm biến là loại cảm biến tốc độ. Dễ dàng nhận ra bởi cấu tạo đặc biệt là đĩa nhỏ có các khe hở nằm sát trục quay của bánh. Bộ điều khiển ECU là bộ não của phanh ABS. Nhiệm vụ của ECU là tiếp nhận, phân tích, so sánh các thông tin do cảm biến gửi về. Ngoài ra, ECU còn có tính năng “ghi nhớ”. Dựa trên những thông số đã kích hoạt trước đó, ECU sẽ ghi nhớ cho những lần sau khi cùng tình huống. Cũng giống như các hệ thống phanh đĩa khác, bơm thủy lực cũng gồm piston và xi-lanh, tác dụng điều chỉnh lực đẩy lượng dầu lên má phanh, trong đó có sự trợ giúp của các van. Các van này sẽ trợ giúp điều chỉnh lực tác động vào má phanh.

Hệ thống ABS hỗ trợ người lái rất nhiều nhưng không phải là tuyệt đối vì thế không nên phó mặc an toàn cho công nghệ. Quan trọng nhất vẫn là rèn luyện lỹ năng để xử lý các tình huống bất ngờ.Hiện nay, tại một số nước như Ấn Độ hay khu vực châu Âu, các môtô, xe máy sản xuất và bán ra sau 2016 có dung tích xi-lanh từ 125 phân khối trở lên bắt buộc phải trang bị hệ thống phanh ABS.

Độ phanh ABS xe Winner 150 tại Hoàng Trí Racing Shop:

Hiện nay, Hoàng Trí Racing Shop đã nhận độ phanh ABS xe Winner 150. Giúp cho xe chống bó cứng phanh trong những trường hợp thắng gấp, cân bằng xe khi thắng khẩn cấp ngay cả khi trên đường trơn trợt. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chạy xe khi Winner 150 trang bị phanh ABS giúp bạn an toàn trên đường.

Nút đèn báo trạng thái ABS đặt tại vị trí bên trái của tay thắng giúp bạn dễ dàng bật tắt phanh thắng ABS trên Winner 150:

– : Đang bật phanh thắng ABS Winner 150

– Không bật phanh thắng ABS Winner 150

Công nghệ ABS trên xe máy nói chung và trang bị công nghệ ABS trên Winner 150 là điều cần thiết bởi ở các nước Châu Âu với phân khối hơn 125cc đã bắt buộc phải được trang bị hệ thống ABS trên xe để đảm bảo cho người sử dụng. Đừng quên trang bị cho xế cưng Winner 150 của bạn ngay hôm nay để bảo vệ người thân, người thương khi ngồi phía sau. Bạn có thể đến 1 trong 2 chi nhánh Hoàng Trí Racing Shop để có thể được tư vấn thêm:

Địa chỉ 1: 158 -160 Hàn Hải Nguyên, Phường 8, Quận 11, chúng tôi

Địa chỉ 2: 586 Phạm Thế Hiển, Phường 4, Quận 8, chúng tôi

Tất cả chi tiết phanh thắng ABS Winner 150

Xe Winner 150 đã được trang bị phanh thắng ABS trên xe

Có thể dễ dàng nhận biết hệ thống cảm biến trên xe

Hệ thống chống bó cứng phanh giúp bạn chống trơn trượt khi phanh thắng gấp

Ngay cả đi mưa cũng không sợ trơn trợt xảy ra

Nút báo trạng thái ABS lắp bên tay trái kế nút kèn

Đã bật hệ thống ABS trên xe Winner 150

Abs Là Viết Tắt Của Từ Gì ? – Tư Vấn Xe Ô Tô

Thuật ngữ ABS là một thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trên bảng thông số xe ô tô, vậy bạn có biết ABS là viết tắt của từ gì không? Tuvanxeoto.info sẽ giải thích qua bài viết sau đây.

1. ABS là viết tắt của từ gì?

Có rất nhiều người không biết ABS là viết tắt của từ gì . Một cách tổng quát nhất thì ABS là viết tắt của Anti-lock Brake System, một trong những hệ thống an toàn giúp hỗ trợ chống bó cứng phanh. Hiện nay các dòng xe hiện đại đều được trang bị thiết bị này. Về sự ra đời của ABS.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS do nhà sản xuất Bosch nghiên cứu và chế tạo. Nhờ có hệ thống chống bó cứng phanh mà vô số vụ tai nạn giao thông đã được ngăn chặn. ABS đã trở thành thiết bị an toàn “hot” nhất mọi thời đại.

Tóm lại hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) là hệ thống phanh điều khiển điện tử, có tác dụng ngăn ngừa việc hãm cứng bánh xe trong các tình huống cần giảm hoặc phanh khẩn cấp, giúp cho xe ô tô tránh được tình tình trạng văng trượt và duy trì khả năng kiểm soát tay lái.

Khi kích hoạt bằng cách đạp phanh dứt khoát hệ thống chống bó cứng phanh sẽ tự động nhấp-nhả liên tục, giúp các bánh xe không bó cứng một chỗ, cho phép người lái duy trì hướng lái, đảm bảo độ ổn định của thân xe. Nếu không có hệ thống này, khi gặp sự có, người lái xe phanh đột ngột có thể dẫn đến tình trạng trượt bánh, mất lái và có thể gây tai nạn giao thông.

2. Vì sao phải trang bị hệ thống ABS ?

Trong một thời đại mà xe 4 bánh trở nên phổ biến, mật độ phương tiện tham gia giao thông là nhiều như hiện nay, việc trang bị hệ thống ABS là quan trọng hơn bao giờ hết. ABS là viết tắt của Anti-lock Brake System,đúng như tên gọi của nó chống bó cứng phanh.

ABS là công nghệ bổ sung an toàn cho hệ thống phanh hữu dụng nhất. Vai trò chủ chốt của ABS là giúp người lái xe làm chủ được tình huống khi lái ô tô của mình.

3. Nguyên lý hoạt động của ABS

Hệ thống ABS chuẩn gồm những nhân tố sau đây:

– Hydraulic Control Unit (HCU): Bộ Điều Khiển Thủy Lực.

– Anti-lock Brake Control Module: Bộ Điều Khiển ABS (chống bó cứng phanh)

– Front Anti-lock Brake Sensors/Rear Anti-lock Brake Sensors: Bộ cảm biến bánh trước/Bộ cảm biến bánh sau.

Khi hệ thống phát hiện ra một hoặc nhiều bánh xe đang có hiện tượng quay nhanh, hoặc giảm tốc độ so với các bánh xe còn lại, hệ thống sẽ ngầm hiểu là nó sắp bị bó cứng, để ngăn điều đó xảy ra, hệ thống sẽ điều chỉnh áp lực phanh tới má phanh tương ứng bằng cách đóng mở van liên tục trên đường dẫn thủy lưc cho phù hợp, để điều hòa.

Quá trình này xảy ra cực nhanh, cho phép áp lực phanh thay đổi 30 lần/s với độ lớn giao động từ cực đại tới cực tiểu. Hệ thống ABS là sự lựa chọn an toàn để bánh xe không bị trượt trong các điều kiện địa hình khác nhau, đường trơn trượt, đường khó di chuyển, phải phanh gấp…

Nhiều ưu điểm là vậy, nhưng ABS có nhược điểm là không phát huy được tối đa hiệu quả khi phanh vì lực phanh trên tất cả các bánh xe là như nhau đẫn tới tình trạng bánh bị giảm tải, bánh chưa đủ lực phanh ( bánh bị tăng tải ) nên vẫn lăn.

Dẫu biết rằng hệ thống chống bó cứng phanh ABS có thể đảm bảo độ an toàn khi lái, nhưng người lái xe luôn phải nhớ khi lái cần giữ khoảng cách an toàn với xe trước và cua ở tốc độ thấp để hệ thống ABS có thời gian thích nghi với những thay đổi xảy ra quá nhanh.

Qua bài viết trên. chúng ta có thể hiểu được ABS là viết tắt của từ gì? ABS hoạt động ra sao? và có thêm những thông tin để lái xe được an toàn nhất.

Điều hướng bài viết