Thân Yêu Nghĩa Là Gì / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

“Yêu Thương Bản Thân” Thực Sự Nghĩa Là Gì?

Chúng ta đều biết yêu thương bản thân là việc quan trọng. Nhưng yêu thương và chăm sóc bản thân thật sự nghĩa là gì?

Đối với một số người, yêu thương bản thân là chăm sóc thân thể, chẳng hạn như thư giãn trong bồn tắm, mát-xa hoặc chăm chút cho bộ móng tay của mình. Nhưng “yêu thương bản thân” mà chúng tôi đề cập ở đây mang nghĩa sâu xa hơn so với những việc mà bạn có thể “làm” cho chính mình.

Yêu thương bản thân là tìm thấy sự bình yên trong chính mình, thoải mái thật sự trong sâu lắng của chính con người chúng ta. Có thể chúng ta tìm thấy sự thư thái tạm thời khi làm gì đó để chăm sóc bản thân. Nhưng bình an trong sâu thẳm tâm hồn đòi hỏi sự tu dưỡng nhất định trong cách nhìn nhận bản thân – thái độ ấm áp và vun bồi với những trải nghiệm bên trong nội tâm.

Những đề xuất trong bài viết này được chắt lọc dựa theo viện quốc tế Focusing được phát triển bởi giáo sư Eugene Gendlin. Đôi khi được gọi là tư duy tập trung, nó đơn giản là thái độ tử tế không phán xét, tập trung vào hiện tại và để tâm đến các trải nghiệm mà chúng ta có.

Giáo sư Gendlin từng nói: “Thái độ và phản ứng của mỗi người đối với các cảm xúc nội tâm cần phải giống như một nhà trị liệu để tâm tới bệnh nhân của mình.” Chúng ta cần phải có sự cảm thông và tích cực vô điều kiện đối với những điều xảy ra trong nội tâm.

Hãy yêu thương và nhẹ nhàng với bản thân

Tử tế và mềm mỏng với người khác luôn dễ hơn là với chính mình. Tiếng nói phán xét từ quá khứ có thể đã để lại nỗi hổ thẹn vô hình khiến chúng ta không tôn trọng, thậm chí phớt lờ cảm xúc thật mà chúng ta cảm nhận được.

Mềm mỏng với chính mình nghĩa là tiếp nhận và thoải mái hơn với những cảm xúc nảy sinh trong chúng ta. Việc con người cảm thấy buồn khổ, tổn thương và sợ hãi là rất đỗi bình thường. Đó chính là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải yếu đuối, để chúng ta lưu tâm nhiều hơn và cởi mở tiếp nhận những cảm xúc này.

Khi đối phương nhận thấy trong lòng họ các cảm giác khó chịu, tôi sẽ hỏi: “Bạn có chấp nhận được cảm giác hiện tại này không? Bạn có thể tiếp nhận một cách mềm mỏng và để tâm đến nó không?” Tôi sẽ giúp họ tạo ranh giới với những cảm xúc đau khổ để họ không bị chúng lấn át.

Biết cách chấp nhận nhẹ nhàng với các cảm xúc, chúng ta sẽ có thêm không gian ở quanh chúng. Chúng ta có thể “ở chung” với các cảm xúc thay vì bị chúng lấn át.

Nhà trị liệu tâm lý Laury Rappaport đưa ra một số câu hỏi tinh tế về cảm xúc trong cuốn sách “Liệu pháp nghệ thuật” định hướng vào khả năng tập trung.

Bạn có thể thân thiện với cảm xúc của mình? Bạn có thể nói lời chào với cảm xúc đó bên trong?

Hãy tưởng tượng mình đang ngồi cạnh chúng. Bạn có thể chấp nhận sự tồn tại của chúng như thể chúng là những đứa trẻ yếu ớt không?

Chấp nhận tử tế với những cảm xúc tồn tại trong bạn chính là liều thuốc xóa bỏ nỗi hổ thẹn vô hình. Điều này tốt hơn so với việc đấu tranh nội tâm hay cố gắng sửa đổi bản thân mình.

Chúng ta sẽ có được sự bình yên trong tâm hồn chỉ bằng cách đơn giản là tiếp nhận các trải nghiệm nội tâm khi chúng lộ diện.

Cho phép các trải nghiệm nội tâm được triển hiện

Khi tôi mở lời muốn đối phương chú ý đến cảm xúc của họ, đôi khi họ hỏi ngược lại: “Tại sao tôi cần phải cảm nhận điều đó?” Tôi giải thích rằng khi chúng ta chối bỏ cảm xúc của mình, chúng thường sẽ trở nên dữ dội hơn. Hoặc chúng sẽ khiến chúng ta gây hại đến chính mình hoặc người khác, ví dụ như uống rượu bia, các cách khác để làm tê liệt bản thân hoặc chuyển nỗi đau sang cho người khác bằng cách nổi giận hay đổ lỗi.

Yêu thương bản thân là đối mặt và tiếp nhận thành thực các cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cố đẩy xa những cảm xúc không vui và bám víu lấy những gì vui vẻ. Nhưng theo giáo lý nhà Phật, nếu cứ bám vào những cảm xúc vui vẻ, ghét bỏ cảm giác đau đớn thì chúng ta chỉ càng tạo ra nhiều khổ đau hơn cho chính mình.

Thường thì một nỗi sợ hãi và xấu hổ mơ hồ có thể ngăn cản chúng ta thừa nhận những trải nghiệm trong thế giới nội tâm. Ví dụ, nếu chúng ta cảm thấy (hoặc thể hiện) cảm xúc buồn đau, tổn thương hay lo lắng, ta có thể cho đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Hoặc có lẽ chúng ta tự đưa ra thông điệp cho mình rằng không được có cảm xúc đó, chúng ta sợ bị người khác đánh giá.

Sự khôn ngoan của việc “không biết”

Khi thành thật với chính mình, có thể chúng ta sẽ nhận ra mình thường không hiểu rõ cảm xúc mà bản thân đang có là gì. Chúng thường rất mờ nhạt và không rõ ràng. Nếu chúng ta có thể cho phép mình dừng lại, cho phép sự mơ hồ và kiên nhẫn chào đón, khám phá cảm giác không rõ ràng đó, thì dần dần chúng sẽ hiện ra rõ nét hơn (ở đây tôi dùng thuật ngữ “lấy nét” – focusing).

Giả dụ, ẩn sau cơn giận dữ của chúng ta với người khác là một điều gì đó mà ta chưa biết rõ. Chúng ta chỉ nhìn thấy được bề nổi của tảng băng, nhưng nếu muốn biết cái gì nằm bên dưới thì cần phải quan sát kỹ hơn.

Xã hội chúng ta luôn đánh giá cao kiến thức và sự quyết đoán. Nhưng thường thì chúng ta lại không rõ cảm xúc thật sự mà mình trải nghiệm là gì. Các chính trị gia nếu không có tài hùng biện, không có ý kiến rõ ràng về một vấn đề thì sẽ bị xem là thiếu chính kiến. Để nói được câu “Tôi không chắc về việc này. Để tôi xem lại.” quả thực phải có năng lực và trí huệ .

Cảm xúc của con người là một món quà đáng để đón nhận. Chúng ta cần tìm cách hòa hợp với chúng để biến chúng thành đồng minh chứ không phải kẻ thù. Các xúc cảm như đau buồn cho phép chúng ta giải tỏa nỗi đau để có thể bước tiếp về phía trước. Còn các cảm giác về thể lý khác có thể hơi mơ hồ như: bụng đau quặn hay ngực thắt lại.

Khi chúng ta có một thái độ mềm mỏng tiếp nhận các cảm xúc của mình, chúng ta sẽ cảm nhận được chúng có liên kết với điều gì đó quan trọng, có lẽ là chúng ta đã không xem trọng bản thân hay sợ tỏ ra ngốc nghếch trước mặt người khác.

Cảm xúc thường hàm chứa các thông điệp tinh tế, chỉ cần chúng ta biết cách giải mã nội hàm của chúng. Và nếu chúng ta có thể nuôi dưỡng một thái độ ấm áp và thân thiện với các cảm xúc của mình, chúng sẽ trở thành những bạn đồng hành với chúng ta trên đường đời. Điều này sẽ mang tới các ý nghĩa mới, hiểu biết mới, cơ hội mới giúp cuộc sống của chúng ta trọn vẹn hơn.

Nguồn: trithucvn

Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa

BÀI TẬP

1. Nêu định nghĩa ngắn gọn về ca dao. Theo anh (chị), đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của ca dao là gì ?

Thân em giả tỉ như chiếc thuyền tình, Mười hai bến nước linh đinh, Biết đâu trong đục mà mình gửi thân.

Bài ca dao than thân này là lời của ai ? Ngưòi đó than điều gì ? Vì sao lại than như vậy ?

2. Phát hiện những nét nghệ thuật đặc trưng của ca dao trong bài này và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng.

3. Tìm 5 bài ca dao có biểu tượng thuyền và nêu sắc thái ý nghĩa của chúng.

4. Ngoài chiếc cầu – dải yếm đã học, hãy tìm thêm hình ảnh những chiếc cầu khác trong ca dao về tình yêu.

(1) Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

(2) Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lạt nên hòn núi cao.

(3) Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

(4) Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

(5) Thật vàng chẳng phải thau đâu

Chớ đem thử lửa mà đau lòng vàng.

(6) Vàng thì thủ lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

7. Trong bài thơ sau, tác giả đã mượn ý tứ của những câu ca dao nào, ở những câu thơ nào ? Cách sử dụng khéo léo và sáng tạo ra sao ? Anh (chị) thích nhất cách sử dụng câu ca dao nào ? Vĩ sao ?

BÓNG CHIỀU Ai vừa trao nụ tầm xuân Cho lòng ai lại âm thầm xót xa Nỗi niềm trong một cánh hoa Chiều nghiêng nghiêng cả cánh cò chân mây. Lời yêu thương để gió bay Hẹn thề xưa để tháng ngày phong rêu Quả cau xanh chút vôi điều Trầu xanh một lá người yêu một thời Sâu làm chi bấy giếng thơi Để trầu cau héo trong coi nhà người Duyên mình không thắm thì thôi Xin ai đừng xuống dạo chơi vườn cà Đừng lên cây bưởi hái hoa Đừng đi qua ngõ… người ta đặt điều Đừng làm gợn sóng ao bèo Và đừng xô ngã bóng chiều vào em…

(Thảo Vi, báo Vãn nghệ)

1. a) Ca dao là những lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

b) Đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của ca dao :

– Nội dung : Ca dao thuộc loại hình trữ tình của văn học dân gian (phân biệt với các truyện dân gian thuộc loại hình tự sự), diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong xã hội cũ, ca dao là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa, những tiếng cười trào lộng, châm biếm,…

– Nghệ thuật: Lời ca dao thường ngắn, phần lớn đặt theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, và đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.

2. a) Bài ca dao than thân này là lời của ngưòi phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Người phụ nữ đó than cho thân phận trôi nổi, lênh đênh của mình không biết gửi thân nơi nào. Họ đã ý thức rõ số phận của mình cũng lênh đênh như chiếc thuyền tình kia, bởi trong xã hội cũ, họ luôn bị phụ thuộc, không làm chủ được số phận của mình.

b) – Những nét nghệ thuật đặc trưng của ca dao trong bài này :

+ Mô thức mở đầu : Thân em (giả tỉ) như…

+ Biểu tượng truyền thống : thuyền (tình), bến (nước).

+ Cách nói quen thuộc : mười hai bến nước, trong đục, gửi thân.

3. Có thể tham khảo đoạn trích sau :

Mượn cớ chiếc thuyền mắc cạn, chàng trai tinh nghịch bày tỏ : Thuyền anh đã cạn lên đây Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền. Thông thường, con thuyền là sự chuyển động, tự do, được ví với người con trai: Thuyền đà đến bến anh ơi Sao anh chẳng bắc cầu noi lên bờ. Nhưng, cá biệt có trường hợp, người con gái lại được hình dung như một chiếc thuyền lênh đênh, trôi nổi: Thuyền em lựa bến cắm sào Em chờ phụ mẫu định nơi nào sẽ hay.

Trong quan hệ thuyền – bến, thuyền là người con trai, bến là người con gái (như ” Thuyền ơi có nhớ bến chăng “), nhưng trong quan hệ thuyền – khách, sự thay đổi, chuyển dời lại là khách đi thuyền và sự cố định, thuỷ chung lại là thuyền. Bởi vậy, khách thường được ví với người con trai và thuyền được ví với người con gái:

Thuyền tình đến bến anh ơi Sao anh chẳng bước xuống chơi thuyền tình Thuyền tình đã ghé tới nơi Khách tình sao chả xuống chơi thuyền tình. Thuyền nhân ngãi (nghĩa) lại càng trừu tượng nhưng đó chính là loại thuyền cần tìm đến: Thuyền chài, thuyền lái, thuyền câu Biết thuyền nhân ngãi nơi đâu mà tìm.

(Theo Phan Đăng Nhật, Phương pháp hệ thống và

việc nghiên cứu giảng dạy ca dao)

Câu ca dao cuối trong đoạn trích trên cho chúng ta biết quan niệm về tình yêu của người lao động xưa : Trong tình yêu phải có cả tình thương, có cả nghĩa nữa, nhất là nghĩa, ở đây là sự thuỷ chung, gắn bó. Khi đã yêu thì phải có trách nhiệm và tình cảm đối với người yêu.

4. Ngoài chiếc cầu – dải yếm, ca dao còn có những chiếc cầu khác, mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau :

(1) Cô kia cắt cỏ bên sông

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.

(2) Cách nhau có một con đầm

Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang. Cành trầm lá dọc lá ngang Đố người bên ấy bước sang cành trầm.

(3) Gần đậy mà chẳng sang chơi

Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.

Sợ rằng chàng chả đi cầu

Cho tốn công thợ, cho sầu lòng em.

(4) Chàng về ngắt ngọn mồng tơi

Bắc cầu sông Cái thiếp thòời nên chăng ?

(5) Chỉ xanh chỉ đỏ chỉ vàng

Một trăm thứ chỉ bắc ngang đầu cầu. Nào em đã có chồng đâu Mà chàng đón trước rào sau làm gì.

5. Anh (chị) có thể tham khảo cách viết lời bình sau đây để viết lời bình bài ca dao theo cảm nhận riêng của mình.

Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Đây là câu hát bộc lộ nỗi băn khoăn lo lắng của người con gái mới lớn lên, bước vào tuổi lấy chồng, hay nói như Nguyễn Du trong Truyện Kiều là “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Hình ảnh “tấm lụa đào” lộng lẫy tượng trưng cho nhan sắc và tuổi xuân phơi phới của người con gái. Thấy mình “như tấm lụa đào”, chứng tỏ cô gái ở đây ý thức rất rõ về sắc đẹp và giá trị của mình. Nhưng đây không phải là lụa đào được cất trong rương hay vắt trong buồng mà tấm lụa đào đang treo “phất phơ giữa chợ”. Nghĩa là cô gái đã cảm thấy mình như một thứ hàng cần bán. Cụm từ “biết vào tay ai” cho thấy cô gái không sợ ế, sợ rẻ, chỉ băn khoăn về người chủ tương lai chưa biết của đời mình. Đó cũng là câu hỏi và nỗi băn khoăn lo lắng chung của mọi người con gái thực sự có ý thức và nhu cẩu làm chủ bản thân khi bước vào tuổi lấy chồng.

(Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992)

6. Câu 1, 4,- 5 là ca dao ; câu 2, 3, 6 là tục ngữ. Có thể khẳng định như vậy vì ca dao thiên về cảm xúc (nói lên nỗi lòng của con ngưòi), còn tục ngữ thiên về lí trí, trí tuệ (đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống).

7. a) Trong bài thơ Bóng chiều, tác giả đã mượn ý từ ca dao ở những câu thơ sau :

– Câu 3 :

Giữa đường thấy cánh hoa rơi Hai tay nâng lấy, cũ người mới ta.

– Câu 5 :

Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.

– Câu 7 :

Quả cau nho nhỏ Cái vỏ vân vân […].

– Câu 9 – 10 :

Đàn ông nông nổi giếng thơi Đàn bà sâu sắc như coi đựng trầu.

– Câu 14 :

Mình nói với ta mình hãy còn son Ta đi qua ngõ thấy con mình bò […].

– Câu 15 :

b) Cách vận dụng ca dao thật tự nhiên, nhuần nhị, khéo léo khiến bài thơ mang sắc thái dân gian rất đậm đà (nêu cách sử dụng câu ca dao mà anh (chị) thích nhất).

‘Friendzone’: Yêu Nhầm Bạn Thân

Khái niệm friendzone gần đây đã trở thành một trào lưu không còn quá xa lạ với các bạn trẻ. Friendzone chính là một mối quan hệ mở, không rõ ràng, không phải thích chẳng phải yêu. Khi đó người bạn thích sẽ dành cho bạn sự quan tâm như những người đang yêu nhau, nhưng cả hai chỉ có thể gọi nhau là bạn bè mà thôi. Thật khó hiểu, đúng không? Không chỉ những khán giả Việt mong đợi tác phẩm này, các khán giả xứ Chùa Vàng cũng ngóng trông không ngừng. Chỉ vỏn vẹn trong ngày ra mắt đầu tiên tại Thái Lan, bộ phim đã nhanh chóng chạm mốc doanh thu 24 triệu Bath và đứng đầu phòng vé.

Yêu nhầm bạn thân (tên tiếng Việt của Friendzone) vẫn giữ lại cho mình chất liệu phim rất riêng của “xứ sở Chùa Vàng” – hài hước, vui nhộn nhưng vẫn nhẹ nhàng, không phô trương. Palm ( Nine Naphat ) và Gink ( Baifern Pimchanok ) là đôi bạn rất thân từ thuở cấp ba, một mối quan hệ rất đẹp, rất đáng trân trọng. Việc họ mãi không thể chung đôi khiến nhiều người phải tiếc nuối. Vì sao ư?

Vì khi Gink nghi ngờ cha mình có quan hệ mờ ám với người phụ nữ khác và lên kế hoạch theo dõi, Palm đã không ngần ngại giao cho cô nàng thẻ ngân hàng của mình để cả hai có thể chi trả cho cặp vé máy bay đắt đỏ. Khi lo sợ rằng cô bạn thân của mình có thể sẽ không chấp nhận nổi sự thật, chính Palm là người ngăn cản Gink đặt chân vào thế giới hiện thực đau lòng ấy. Khi Gink trải qua nỗi buồn gia đình khó khăn nhất, Palm lại chính là bờ vai để cô nàng tựa vào.

Mọi chuyện có lẽ sẽ khác, nếu cả hai không liên tục nói với nhau rằng họ chỉ là “bạn tốt”. Palm đã có vô số cơ hội để thổ lộ lòng mình, nhưng anh chưa bao giờ đủ can đảm để nói ra điều đó. Rơi vào tình trạng “friendzone” dở khóc dở cười, tình bạn đột nhiên lại trở thành một rào cản vô hình ngăn cản tình yêu nảy nở. Phía có tình cảm – trong trường hợp này, là Palm – luôn lo sợ rằng nếu như Gink biết được điều đó, cô sẽ rời xa anh chàng. Nhưng sự thật có phải là như vậy, rằng chỉ cần Palm giữ im lặng, giấu tình cảm ấy trong lòng, thì cả hai đều sẽ hạnh phúc?

Mọi thứ dần khó khăn hơn khi đôi bạn nhắng nhít ngày nào giờ đã trưởng thành và dần có cuộc sống riêng, những mối quan hệ riêng. Gink chịu nhiều tan vỡ khiến cô nàng có xu hướng nhạy cảm với tất cả biểu hiện của người yêu, lo sợ rằng mình sẽ bị phản bội. Trong khi đó, Palm cũng chẳng khá khẩm hơn, anh chàng cũng thử hẹn hò với vài người nhưng không có kết quả.

Suốt nhiều năm như vậy, dường như người duy nhất Palm luôn dành sự lo lắng, quan tâm chỉ có Gink. Lựa chọn cất giấu tình cảm của mình, Palm đang tự tước đi quyền được chăm sóc cô ấy với tư cách một người bạn trai, chấp nhận nhìn cô ấy hạnh phúc vì người khác, đau khổ cũng vì người khác.

Chắc hẳn ai trong tình cảnh ấy, cũng sẽ có suy nghĩ “Nếu là tôi, tôi nhất định sẽ làm cô ấy hạnh phúc hơn”. Vậy nếu có đủ tự tin có thể làm cô ấy hạnh phúc hơn hiện tại, thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không tỏ tình với người “bạn thân” ấy ngay đi? Chúng ta luôn than phiền vì hành trình tìm thấy tình yêu đích thực của đời mình sao mà gian nan và khó khăn quá, nhưng lại không nhận ra rằng tình yêu ấy đang ở rất gần, rất gần. Palm đã lựa chọn lắng nghe theo tiếng gọi của trái tim mình sau 10 năm chờ đợi. Câu trả lời của Gink chắc chắn là điều khán giả luôn tò mò, song hơn thế nữa, cái kết đẹp cho tình yêu chân thành của Palm mới là thứ nhiều khán giả mong chờ từ khi phim bắt đầu chiều.

Ngoài thông điệp ý nghĩa: cổ vũ các “anh trai mưa” chủ động nắm lấy cơ hội của mình, Yêu nhầm bạn thân cũng là một bộ phim tình cảm-hài rất đáng xem, mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả trong dịp cuối tuần.

Ngoài ra, độ đẹp đôi của hai diễn viên chính cũng làm khán giả không khỏi “rung rinh”.

Trailer “Friendzone – Yêu nhầm bạn thân”.

Soạn Bài Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa

Bài 1, 2a) Hai lời than thân đều mở đầu bằng Thân em như… với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào? b) Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau. Anh (chị) cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh? (Chú ý mối liên hệ giữa tấm lụa đào với phất phơ giữa chợ biết vào tay ai; giữa ruột trong thì trắng với vỏ ngoài thì đen).Trong nỗi đau đó, ta vẫn thấy nét đẹp của họ. Đó là nét đẹp gì và nó được ẩn chứa trong lời than thân như thế nào?

a)Hai bài ca dao đều có hình thức mở đầu là cụm từ “Thân em như…” với một âm điệu ngậm ngùi, xót xa. Từ đó có thể xác định đây là lời than của những cô gái đang trong độ tuổi xuân thì. Tuy họ có phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng nhưng lại bất hạnh khi không được nâng niu, yêu thương. Họ không tự quyết định được tương lai, hạnh phúc của mình. Họ khát khao, chờ mong hạnh phúc nhưng cuối cùng vẫn lại phải gửi gắm hạnh phúc ấy cho số phận định đoạt.

b)Cả hai bài ca dao đều nói đến thân phận chìm nổi, long đong lận đận của những người phụ nữ trong xã hội xưa, tuy nhiên mỗi bài lại mang một sắc thái tình cảm riêng biệt:

-Bài 1: Người phụ nữ ý thức được tuổi xuân và vẻ đẹp của mình (“như tấm lụa đào”). Nhưng bi kịch là người phụ nữ ấy lại không thể nào tự chọn lấy tương lai của mình (“phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”). Nhân vật rơi vào một nỗi đau đớn đó là khi họ bước vào tuổi xuân đẹp nhất của cuộc đời, tự nhận thức mình là một người có sắc đẹp thì lại ngay lập tức họ nghĩ đến thân phận của mình, rồi sẽ lênh đênh về nơi nào, phương trời nào. Vì vậy mà họ cảm thấy chơi vơi mất phương hướng trước cuộc đời.

-Bài 2: Bài ca dao là lời khẳng định phẩm chất và vẻ đẹp đích thực của người con gái (“ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”). Không chỉ vậy, bài ca còn là lời mời mọc tha thiết của người con gái, lời mời mọc ấy thể hiện khát khao được khẳng định vẻ đẹp chân chính, cái chân giá trị ở người con gái, hãy đánh giá em từ tâm hồn bên trong chứ xin đừng nhìn vào bên ngoài mà nỡ hắt hủi ai ơi!

Câu 2 trang 84 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: a) Cách mở đầu bài ca dao này có gì khác với hai bài trên? Anh (chị) hiểu từ “ai” trong câu “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!” như thế nào? b) Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững, thuỷ chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống so sánh, ẩn dụ như thế nào? Vì sao các tác giả dân gian lại lấy những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người? c) Phân tích để làm rõ vẻ đẹp của câu cuối “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” (xem kĩ chú thích)

a)Trong ca dao, motip dùng từ “Ai” – chỉ các thế lực ép gả hoặc ngăn cản tình yêu của đôi nam nữ- thường xuất hiện nhiều lần:

– Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng Chàng nam thiếp bắc gió tây lạnh lung

Bài ca dao này, từ “Ai” cũng mang nghĩa như vậy. Ai ở đây có thể là cha mẹ, hoặc là những hủ tục cưới xin phong kiến, hay có khi là chính người tình

b)Những hình ảnh so sánh ẩn dụ mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai khẳng định cái tình của con người, mặc dù lỡ duyên nhưng tình nghĩa vẫn bền vững, sắt son. Điểm đặc biệt của những hình ảnh nghệ thuật trên là chúng bất biến theo thời gian, theo sự biến đổi của vụ trụ. Tác giả dân gian lấy cái bất biến của đất trời để khẳng định tấm lòng thuỷ chung son sắt của con người, mãi mãi trường tồn không thay đổi dù có vật đổi sao dời

c)Sao Vượt là tên gọi cổ của sao Hôm, ngôi sao này thường mọc sớm vào buổi chiều, khi nó lên đến đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc. Vì vậy mà câu thơ cuối “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” giống như là một lời khẳng định về tình nghĩa thuỷ chung son sắt không đổi thay và ý chí quyết tâm vượt qua rào cản tình yêu của nhân vật trữ tình. Bên cạnh đó, câu ca dao- cũng là một lời nhắn nhủ với người yêu, là khát khao mong tình yêu của chúng ta có thể đi đến bến bờ hạnh phúc

Câu 3 trang 84 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Bài 4: Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung – nhất là thương nhớ người yêu – vậy mà trong bài ca dao này, nó lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Đó là nhơ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thết nào (phân tích thêm cách gieo vần trong thể thơ bốn tiếng của bài ca dao)?

Bài ca dao này diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm tình cảm thương nhớ của người đang yêu bằng các hình tượng nghệ thuật gần gũi: khăn, đèn, mắt

Nếu hình tượng khăn, đèn được xây dựng bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hoá (khăn, đèn chính là cô gái), thì hình ảnh mắt được xây dựng bằng phép hoán dụ (dùng bộ phận để chỉ toàn thể, chỉ nhân vật trữ tình) è Hình ảnh khăn, đèn, mắt đã trở thành biểu tượng cho trái tim đang nhớ thương người yêu khôn nguôi của cô gái

Chi tiết chiếc khăn được lặp đi lặp lại nhiều lần bởi trong cuộc duyên của nữ, nó thường là vật để định tình, vật kỉ niệm, vật trao duyên. Nó còn là một đồ vật luôn luôn ở bên người con gái, vì thế chiếc khăn có thể cất lên lời tâm sự thay cho nhân vật trữ tình. Hình ảnh chiếc khăn gắn với các động từ như: thương nhớ, rơi xuống, vắt lên, chùi nước mắt… nói lên tâm trạng ngổn ngang bộn bề trăm mối của người con gái.

Bên cạnh đó, nỗi nhớ thương của nhân vật trữ tình còn được thể hiện qua hình ảnh ngọn đèn – đó là nỗi nhớ được trải dài ra theo nhịp thời gian. Đèn không tắt cũng chính là ngọn lửa tình yêu trong lòng cô gái đang thắp sáng mãnh liệt suốt đêm thâu.

Từ hình ảnh khăn, đèn đến hình ảnh mắt là cả một sự thay đổi lớn, nhân vật đi từ tâm trạng day dứt, triền mien sang khắc khoải, ngổn ngang. Đến đây cô gái đã đổi diện với lòng mình và tự hỏi: “Mắt thương nhớ ai”. Hình tượng thơ vẫn liền mạch, thống nhất về ý nghĩa. Các câu hỏi cứ liên tục được cất lên ngày càng day dứt hơn, nhưng câu trả lời có lẽ chỉ có trong lòng cô gái, trong nỗi niềm nhớ thương dâng trào ngày một đong đầy của cô mà thôi.

Câu 4 trang 84 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Bài 5: Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của người bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp đôc đáo của hình ảnh nghệ thuật này (có thể so sánh với những hình ảnh chiếc cầu khác trong ca dao về tình yêu).

Trong ca dao tình yêu, chiếc cầu là một mô típ rất quen thuộc. Nó là biểu tượng để chỉ nơi gặp gỡ, trao duyên của những đôi lứa đang yêu. Chiếc cầu ở trong ca dao là hình ảnh ước lệ độc đáo như cành hồng, ngọn mồng tơi…và ở trong bài ca dao này là dải yếm. Con sông đã không có thực (rộng một gang) nên hiển nhiên chiếc cầu dải yếm kia cũng không có thật. Ở đây thực chất chiếc cầu này là chiếc cầu tình yêu. Bài ca dao còn độc đáo ở chỗ nó là chiếc cầu do người con gái bắc cho người yêu mình như một lời mời gọi của tình yêu. Câu ca dao ấy vừa chủ động, táo bạo, mãnh liệt nhưng cũng thật trữ tình và ý nhị. Điểm nhấn ở đây là chiếc chiếc cầu tưởng tượng kia được làm bằng vật thuộc về chủ thể trữ tình (khác với cành hồng, cành trầm, ngọn mồng tơi… là những vật bên ngoài chủ thể). Từ đó mà chúng ta cũng có thể nhận ra được bài ca dao như là một thông điệp tượng trưng cho trái tim rạo rực, khao khát yêu đương mà người con gái muốn dâng hiến cho người yêu mình. Thật là một người con gái đầy chủ động mà cũng thật khéo léo, ý nhị biết bao!

Câu 5 trang 84 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Bài 6: Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca sao lại dùng hình ảnh muối – gừng? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của hình ảnh này trong bài ca dao và tìm thêm một số câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh muối – gừng để minh hoạ.

Bài 6 là câu hát về tình nghĩa thuỷ chung của những con người bình dân trong ca dao. Ở đây để biểu đạt những nội dung ý nghĩa ẩn giấu dưới bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc mang tính truyền thống của ca dao (gừng cay – muối mặn)

Muối và gừng là hai hình ảnh nghệ thuật cũng được xây dựng từ những hình ảnh có thực trong đời sống (những gia vị trong bữa ăn). Gừng có vị cay nồng nhưng thơm, muối có vị mặn đậm đà. Từ hai ý nghĩa ấy, gừng và muối đã được sử dụng làm biểu tượng cho tình người trong cuộc sống – đó là tình nghĩa thuỷ chung, gắn bó sắt son không bao giờ phai nhạt

Bài ca dao là câu hát về tình nghĩa thuỷ chung nhưng nó hướng nhiều hơn đến tình nghĩa vợ chồng – những người đã từng chung sống với nhau, gắn bó, chung lưng đấu cật, cùng chia sẻ với nhau mặn nồng ấm lạnh. Bài ca dao được viết bằng thể thơ lục bát đặc trưng nhưng lại phá cách ở câu bát (Có cách xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”), câu thơ kéo dài tới 13 tiếng như một số luyến láy ngân dài, vừa tạo ra tính nhạc cho lời ca dao, lại như vừa khẳng định giá trị bền vững không phai của tình nghĩa vợ chồng

Câu 6 trang 84 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Qua chùm ca dao đã học, anh (chị) thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó có nét gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết?

Những biện pháp nghệ thuật mà ca dao thường sử dụng:

-Sự lặp đi lặp lại của mô thức mở đầu: Thân em như…

-Những hình ảnh, mô típ đã trở thành biểu tượng: cái cầu, khăn, đèn, gừng cay – muối mặn…

-Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ: lụa đào, củ âu gai…

-Các mô típ về thời gian li biệt, không gian xa xôi, cách trở.

-Thể thơ lục bát – lục bát biến thể, vãn bốn (4 chữ), song thất lục bát (có cả biến thể)

GHI NHỚ: Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thuỷ của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.