Tham Chiếu Là Gì Trong Excel / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Các Kiểu Tham Chiếu Trong Excel

Lượt Xem:2051

Các kiểu tham chiếu trong Excel

Kiểu A1 là dạng tham chiếu Excel phổ biến nhất và là kiểu mặc định.

Kiểu tham chiếu này được tạo thành từ một chữ cái và một số, đại diện cho tham chiếu cột và số hàng tương ứng.

Các ô A1-D4 được gắn nhãn trong bảng tính bên dưới:

Kiểu tham chiếu R1C1 được tạo thành chữ R theo sau là một số hàng và chữ cái C theo sau là một số cột.

Các ô R1C1-R4C4 được gắn nhãn trong bảng tính bên dưới:

Nếu số hàng hoặc cột bị bỏ qua, điều này sẽ cho Excel biết sử dụng số hàng hoặc cột hiện tại.

Ví dụ: nếu ô hiện tại là R3C3 (hoặc ô C3 kiểu ô A1), thì:

R [2] C [2]- -đề cập đến ô R5C5 (hoặc ô kiểu A1 E5)

(thêm 2 hàng và 2 cột vào ô hiện tại)

RC [-2]- -đề cập đến ô R3C1 (hoặc ô kiểu A1 A3)

(sử dụng hàng hiện tại; trừ 2 cột khỏi ô hiện tại)

R [2] C1- -đề cập đến ô R5C1 (hoặc ô A5 kiểu A5)

(thêm 2 hàng vào ô hiện tại; sử dụng cột tuyệt đối 1)

Kiểu tham chiếu R1C1

Lưu ý rằng bạn cần phải cho Excel biết kiểu tham chiếu nào bạn đang sử dụng. Điều này được đặt bằng cách chọn hoặc bỏ chọn tùy chọn tham chiếu R1C1 tùy chọn trong menu tùy chọn Excel.

Trong các phiên bản Excel hiện tại (Excel 2010 trở lên):

Trong menu Tệp , trong Tùy chọn → Công thức

Trong menu Excel chính (truy cập bằng cách nhấp vào Biểu trưng Excel ở trên cùng bên trái của bảng tính), trong Excel Opt i ons → Công thức

Trong T ools trình đơn thả xuống, dưới O ptions → chung

Theo mặc định, Excel sử dụng kiểu tham chiếu A1 và các cột trong bảng tính của bạn được gắn nhãn bằng chữ cái. Tuy nhiên, nếu bạn chọn tùy chọn R1C1, bạn sẽ nhận thấy rằng các nhãn ở đầu các cột Bảng tính của bạn hiển thị số, thay vì chữ cái.

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Tham Chiếu (Reference) Trong C++

1. Tham chiếu (Reference) trong C++

Khi một biến được khai báo là tham chiếu, nó sẽ có tên khác với tên biến hiện tại. Để khai báo một biến là tham chiếu, chúng ta sử dụng “&” trong phần khai báo.

Cho một số ví dụ về tham chiếu trong C++:

– Ví dụ 1:

#include

sử dụng namespace std;int main(){int x = 10;// ref là tham chiếu tới x.int& ref = x;// Giá trị của x thay đổi thành 20ref = 20;cout < “x=” << x << endl ;// Giá trị của x thay đổi thành 30x = 30;cout << ” ref=” << ref << endl ;trả về 0;}Kết quả đầu ra có dạng:x = 20ref = 30

Kết quả đầu ra là: 3 và 2.

2. Tham chiếu và con trỏ trong C++

Trong C++, cả tham chiếu và con trỏ đều được sử dụng để thay đổi các biến cục bộ của một hàm bên trong hàm khác, hoặc sử dụng để lưu trữ bản sao các đối tượng lớn khi được truyền dưới dạng đối số cho một hàm hoặc được trả về từ hàm.

Mặc dù giữa tham chiếu và con trỏ có nhiều điểm giống nhau, xong cũng có những điểm khác:

– Con trỏ có thể được khai báo là void nhưng tham chiếu thì không.

Cho ví dụ:

int a = 10;

void* aa = &a;.

void &ar = a;

– Sau khi tham chiếu được tạo, nó không thể tham chiếu đối tượng khác, không thể sửa đổi được, nhưng con trỏ thì có.– Tham chiếu không thể là NULL. Con trỏ thường tạo ra NULL để thông báo nó không trỏ đến bất kỳ giá trị hợp lệ nào.– Tham chiếu phải được khởi tạo khi khai báo, con trỏ thì không.

Vì những hạn chế trên, tham chiếu trong C++ không được sử dụng để triển khai cấu trúc dữ liệu như danh sách liên kết, cây, … . Trong Java, các tham chiếu không bị hạn chế, vì vậy Java không cần con trỏ.

– Tham chiếu an toàn hơn và dễ sử dụng hơn:

+ An toàn hơn: Vì các tham chiếu phải được khởi tạo, nên các tham chiếu tự nhiên nhyw con trỏ khó có thể tồn tại.

Cuối cùng các tham chiếu phải được sử dụng để nạp chồng một số toán tử như ++.

3. Ví dụ về tham chiếu trong C++

// tham chiếu.cpp

Hướng Dẫn Cách Chuyển Kiểu Tham Chiếu R1C1 Trong Excel

Kiểu tham chiếu R1C1

Trong Excel tồn tại 1 dạng tham chiếu là R1C1. Trong đó các ký tự R, C và các con số đều có 1 ý nghĩa.

Chữ R đại diện cho từ Row, nghĩa là dòng

Chữ C đại diện cho Column, nghĩa là cột.

Các con số đại diện cho vị trí, khoảng cách tính từ ô đang chọn tới các tham chiếu khác là bao nhiêu dòng, bao nhiêu cột.

Khi ở dạng tham chiếu này, giao diện của Excel như sau:

1 là vị trí NameBox sẽ hiện tọa độ tham chiếu của ô đang chọn. Tại vị trí ô A7 sẽ có dạng tham chiếu R7C1 (dòng 7 cột 1)

2 là công thức trong ô A7 sẽ có dạng tham chiếu R1C1, trong đó số nhỏ hơn 0 sẽ đặt trong ngoặc vuông, số 0 sẽ không nhập, số dương sẽ viết liền không nằm trong ngoặc. Số âm với R sẽ là dòng phía trên, Số âm với C sẽ là cột bên trái (số dương là chiều ngược lại).

3 là thanh Headers với phần tên Cột sẽ thay đổi từ dạng A-B-C-… sang dạng 1-2-3…

Cách thay đổi kiểu tham chiếu trong Excel

Trong thẻ File (với Excel 2010 trở lên, còn Excel 2007 là hình cửa sổ ở góc trên bên trái) chọn mục Formulas.

Bỏ đánh dấu ở mục R1C1 reference style (kiểu tham chiếu R1C1)

Nếu đánh dấu là áp dụng kiểu tham chiếu R1C1, bỏ đánh dấu là tham chiếu bình thường.

Tại sao lại có kiểu tham chiếu R1C1

Bản chất Excel là 1 ma trận. Trong đó các ô là giao nhau giữa các dòng và cột. Khi xây dựng ngôn ngữ tham chiếu trên máy tính, máy tính sẽ hiểu dạng R1C1 nhanh hơn rất nhiều.

Ngoài ra khi sử dụng các hàm tham chiếu như OFFSET, chúng ta rất dễ bắt gặp tư duy Dịch chuyển mấy hàng, mấy cột, dịch về hướng nào. Đây chính là đặc thù của phương thức tư duy dạng tham chiếu R1C1.

Khi sử dụng Record Macro trong Excel, chúng ta cũng nhận thấy kết quả khi Ghi lại công thức trong excel sang VBA có dạng tham chiếu này.

Một số ưu điểm của kiểu tham chiếu R1C1

Nhược điểm thì đã nói ở trên rồi, vậy còn ưu điểm là gì?

Thứ 1 là sự nhanh chóng.

Khi đã quen với dạng tham chiếu R1C1, chúng ta thấy việc đọc hướng di chuyển, phạm vi di chuyển rất nhanh và rõ. Di chuyển mấy hàng, mấy cột, về hướng nào. Điều này rõ ràng nhanh hơn việc di chuyển từ A154 sang AC874 chúng ta không rõ là đã di chuyển bao nhiêu cột, bao nhiêu dòng. Cột AC là cột thứ bao nhiêu. Trong khi với kiểu R1C1 có thể ngay lập tức đọc được hết các kết quả trên.

Thứ 2 là sự chính xác.

Trong 1 vùng ô được trộn vào nhau bởi merge cells, chúng ta thấy rất khó để xác định đúng tham chiếu. Khi đó với kiểu tham chiếu R1C1 sẽ giúp tăng sự chính xác khi đọc việc di chuyển các dòng, các cột.

Cả 2 yếu tố này đều quan trọng trong việc lập trình. Khi các bạn muốn đi sâu vào học VBA trong Excel, chúng ta nên làm quen với kiểu tham chiếu này.

Cách giữ ô tham chiếu cố định trong Excel Tạo tham chiếu ngoại trong excel để dẫn tới trang tính/bảng tính khác Hàm OFFSET và các kết hợp hàm của nó trong Excel, công thức ví dụ

Tạo Tham Chiếu Ngoại Trong Excel Để Dẫn Tới Trang Tính/Bảng Tính Khác

Bài viết này, Học Excel Online sẽ giúp bạn giải thích tham chiếu ngoại trong Excel một cách cơ bản và hướng dẫn cách lập tham chiếu cho một trang tính hoặc bảng tính trong công thức của bạn.

Khi tính toán dữ liệu trong Excel, đôi khi bạn sẽ gặp phải trường hợp cần lấy dữ liệu từ một trang tính hoặc thậm chí một file Excel khác. Để làm được điều này, bạn chỉ cần tạo liên kết giữa hai trang tính (cùng một bảng tính hoặc khác bảng tính) bằng cách sử dụng ô tham chiếu ngoại hoặc đường link.

Ô tham chiếu ngoại trong Excel là sự tham chiếu dẫn tới một ô hoặc một mảng các ô (range) không nằm trong trang tính hiện tại. Lợi ích của việc dùng tham chiếu ngoại là bất cứ khi nào ô tham chiếu thay đổi, giá trị trả về bởi ô tham chiếu ngoại sẽ tự động cập nhật.

Giữa tham chiếu ngoại trong Excel và ô tham chiếu vẫn có những điểm khác biệt mặc dù chúng tương tự nhau. Trong bài hướng dẫn này, chúng ta cùng bắt đầu với những bước cơ bản và tạo một vài loại tham chiếu ngoại qua các ví dụ cụ thể

Tạo tham chiếu từ một trang tính khác

Để tham chiếu một ô hoặc một mảng các ô từ một trang tính khác cùng nằm trong một bảng tính, đưa tên trang tính đằng sau dấu (!) nằm trước đại chỉ ô.

Công thức có dạng như sau

Tên_trang_tính!Địa_chỉ_ô

Ví dụ tham chiếu tới ô A1 nằm trong Sheet2, đánh Sheet2!A1.

Tên_trang_tính!Ô_đầu:Ô_cuối

Ví dụ tham chiếu tới các ô A1:A10 trong Sheet2, đánh Sheet2!A1:A10

Lưu ý: Nếu tên trang tính chứa dấu cách hoặc kí tự không phải chữ cái, bạn phải đặt tên trang tính trong dấu nháy. Ví dụ một tham chiếu ngoại tới ô A1 trong trang tính có tên là Thống kê, công thức như sau: ‘Thống kê’!A1.

Trong thực tế khi nhân giá trị ô A1 trong trang tính Thống kê với 10, công thức tham chiếu ngoại như sau

=’Thống kê’!A1*10

Tạo tham chiếu tới một trang tính khác trong Excel

Khi viết công thức tham chiếu tới ô nằm trong trang tính khác, bạn có thể đánh tên trang tính khác đằng sau dấu (!) và tham chiếu một ô một cách thủ công và dễ mắc lỗi.

Cách tốt hơn là chỉ tới ô nằm trong trang tính khác mà bạn muốn công thức tham chiếu tới và để Excel tự sửa cú pháp. Để Excel chèn tham chiếu tới một trang tính khác, làm theo các bước sau

Đánh công thức vào vị trí ô hoặc vào thanh công thức

Khi muốn chèn tham chiếu tới trang tính khác, chuyển tới trang tính và chọn một ô hoặc một mảng ô bạn muốn tham chiếu tới

Kết thúc đánh công thức và ấn Enter để hoàn tất

Ví dụ, nếu bạn có một danh sách Doanh số bán hàng và bạn muốn tính thuế giá trị gia tăng (19%) cho mỗi sản phẩm trong một trang tính khác tên VAT, thực hiện theo các bước sau

Đánh công thức =19%* vào ô B2 nằm trong trang VAT

Ấn Enter để hoàn thành công thức

Lưu ý Khi chèn tham chiếu Excel tới một trang tính khác sử dụng phương thức trên, mặc định của Excel Microsoft là thêm tham chiếu tương đối (không có kí tự $). Vậy trong ví dụ trên, bạn có thể copy công thức cho các ô khác trong cột B nằm trong trang tính VAT, ô tham chiếu có thể điều chỉnh cho mỗi hàng, và bạn sẽ có VAT cho mỗi mẫu được tính toán chính xác.

Tương tự như trên, bạn có thể tham chiếu một mảng các ô trong trang tính khác. Điểm khác biệt duy nhất là chọn nhiều ô từ trang tính. Ví dụ, để tìm tổng doanh số bán hàng trong các ô B2:B5 trong trang tính Doanh số , bạn nhập công thức sau

Trong công thức Microsoft Excel, tham chiếu ngoại từ bảng tính khách được trình bày theo hai cách dựa trên vị trí nguồn của bảng tính mở hay đóng

Khi nguồn bảng tính mở, tham chiếu ngoại chứa tên bảng tính đặt trong dấu ngoặc vuông (bao gồm phần mở rộng tệp) đứng trước tên trang tính, dấu (!), và ô tham chiếu hoặc mảng tham chiếu. Cú pháp như sau:

[Tên_bảng_tính]Tên_trang_tính!Địa_chỉ_ô_tham_chiếu

Ví dụ tham chiếu ngoại tới B2:B5 trong trang tính Tháng 1 nằm trong bảng tính Doanh số.xlsx:

[Tổng.xlsx]’T1’B2:B5

Nếu muốn tính tổng các ô, công thức tham chiếu bảng tính như sau:

=SUM ([Tổng. xlsx]T1!B2:B5)

Khi tham chiếu từ một bảng tính khác, bảng tính này không nhất thiết phải mở. Nếu nguồn của bảng tính là đóng, bạn phải chèn đường dẫn tới tham chiếu ngoại

Ví dụ, để chèn ô B2:B5 vào trang tính Tháng 1 từ bảng tính Doanh số. xlsx nằm trong folder Báo cáo trong ổ D, công thức như sau:

=SUM (D:BC[Tổng. xlsx]’T1′!B2:B5)

với

Đường dẫn file: chỉ ra ổ và đường dẫn tới nơi lưu trữ file Excel (D:BC như trong ví dụ này)

Tên bảng tính: gồm tệp mở rông (.xlsx, .xls, hoặc xslm) và luôn được đặt trong ngoặc vuông như [Tổng.xlsx] trong công thức trên

Tên trang tính: nơi chứa ô tham chiếu. Phần này bao gồm tên trang tính và dấu chấm than theo sau (như trong ví dụ này là ‘T1’!)

Ô tham chiếu: chỉ ô hoặc mảng ô tham chiếu trong công thức

Nếu bạn đã tạo tham chiếu tới một bảng tính mở và sau đó đóng nguồn của bảng tính, tham chiếu ngoại sẽ tự động cập nhật bao gồm cả đường dẫn đầy đủ.

Lưu ý: Nếu tên trang tính hoặc tên bảng tính hoặc cả hai chứa kí tự trống hoặc kí tự không phải chữ cái, bạn phải đặt tên hoặc đường dẫn trong dấu nháy. Ví dụ:

=SUM(‘[Doanh số.xlsx]T1’!B2:B5) =SUM (‘[Tổng.xlsx] Tháng 1’!B2:B5) =SUM (‘D:Báo cáo[Doanh số.xlsx] Tháng 1’!B2:B5)

Giống như trường hợp tạo công thức Excel tham chiếu tới trang tính khác, bạn không cần phải đánh tham chiếu tới bảng tính một cách thủ công. Chỉ cần chuyển sang bảng tính khác khi đang nhập công thức và chọn ô hoặc mảng bạn muốn tham chiếu tới. Microsoft Excel sẽ làm phần việc còn lại

Lưu ý: Khi tạo tham chiếu tới trang tính khác bằng cách chọn ô, Excel luôn chèn tham chiếu tuyệt đối. Do đó, nếu bạn định copy công thức mới lập sang các ô khác, hãy chắc rằng kí hiệu dollar ($) được bỏ khỏi ô tham chiếu để đưa tham chiếu về dạng tương đối hoặc hỗn hợp dựa vào mục đích của bạn.

Tham chiếu tới tên trong cùng hoặc khác bảng tính

Để tạo tham chiếu ngoại gọn hơn, bạn có thể tạo tên trong nguồn trang tính sau đó tham chiếu tới tên đó từ trang tính khác nằm trong cùng hoặc khác bảng tính.

Trong hộp thoại New Name, đánh tên bạn muốn (nhớ rằng kí tự trống không được sử dụng cho tên Excel), và kiểm tra mảng tham chiếu được ghi trong ô Refers to.

Ví dụ đây là cách tạo tên ( Doanh_số_T1) cho ô B2:B5 trong trang tính Tháng 1

Lưu ý: Hình ảnh trên sử dụng Excel 2016 nên giao diện Define Name sẽ khác so với Excel 2013 trở về trước với Refers to tương đương với Select the range of cells, Name tương đương Enter a name for the data range.

Lưu ý: Tên được tạo mặc định với level bảng tính (ghi trong mục Scope tương đương Name in workbook). Bạn cũng có thể lập tên ở level trang tính bằng cách chọn trang tính tương ứng từ danh sách trong Scope (Names in workbook). Đối với tham chiếu Excel, giới hạn tên vô cùng quan trọng bởi nó xác định giới hạn mà tên được sử dụng khi tham chiếu.

Các bạn nên tạo tên ở level bảng tính (trừ khi bạn có lý do để không sử dụng nó) bởi chúng đơn giản hoá việc tạo lập tham chiếu ngoại hơn nhiều so với tên trang tính.

Để tham chiếu tên level bảng tính trong cùng một bảng tính, bạn chỉ cần đánh tên vào tham số của hàm

=Function (tên)

Ví dụ để tìm tổng của các ô nằm trong tên Doanh_số_T1 mà bạn vừa lập xong, sử dụng công thức sau=SUM(Doanh_số_T1)

Để tham chiếu tên level trang tính từ một trang tính khác nằm trong cùng bảng tính, bạn phải đặt tên trước tên trang tính và dấu chấm than đằng sau:

=Function (Tên_trang_tính!tên)

Ví dụ

=SUM (T1!Doanh_số_T1)

Nếu tên trang tính chứa dấu cách hoặc kí tự không phải chữ cái, hãy nhớ đặt chúng bên trong dấu nháy như sau

=SUM(‘Báo cáo T1’!Doanh_số_T1)

Tham chiếu tới tên level bảng tính ở khác bảng tính bao gồm tên bảng tính (gồm tệp mở rộng), dấu chấm than và tên (tên của mảng)

=Function (Tên_bảng_tính!tên)

Ví dụ

=SUM (Tổng.xlsx!Doanh_số_T1)

Để tham chiếu tên level trang tính trong bảng tính khác, tên trang tính và dấu chấm than theo sau cũng phải nằm trong công thức, và tên bảng tính phải đặt trong ngoặc vuông. Ví dụ:

=SUM (‘CDocumentsTổng.xlsx’!Doanh_số_T1)

Nếu bạn đã tạo nhiều tên khác nhau trong trang tính Excel, bạn không cần thiết phải nhớ tất cả tên của chúng. Để chèn tham chiếu tên vào công thức, thực hiện theo các bước sau

Chọn vị trí ô, nhâp dấu (=) và đánh công thức hoặc phép toán

Khi muốn chèn tham chiếu tên, bạn làm như sau

Nếu tham chiếu tên ở level bảng tính nằm trong bảng tính khác, chuyển tới bảng tính đó. Nếu tên nằm trong trang tính mà cùng bảng tính, bỏ qua bước này

Nếu bạn đang lập tham chiếu tới tên ở level trang tính, di chuyển tới trang tính đó (nằm trong cùng hoặc khác bảng tính)

Nhập xong công thức hoặc phép tính và ấn Enter

Như vậy bạn đã biết cách tạo tham chiếu ngoại trong Excel, bạn có thể sử dụng chúng để lấy dữ liệu cho các phép tính dễ dàng hơn.