Thalassemia Là Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Thalassemia Là Bệnh Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Về Bệnh Thalassemia

Thalassemia là bệnh gì? Những ai nên thực hiện xét nghiệm Thalassemia? Bệnh thalassemia có nguy hiểm không? Người mang gen bệnh thalassemia có biểu hiện như nào? Nguyên nhân gây bệnh thalassemia? Hay bệnh thalassemia có chữa được không?… Đây vốn là những câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều trên các trang mạng hiện nay.

Thalassemia là bệnh gì? Theo y học, Thalassemia là căn bệnh di truyền phổ biến trên thế giới. Nếu người bình thường có 2 gen hoàn toàn khỏe mạnh, thì người mắc bệnh này có 1 gen bệnh và 1 gen khỏe. Điểm đặc biệt là bệnh có thể di truyền lặn trên các nhiễm sắc thể thông thường.

Xét trên khía cạnh y học, Thalassemia là căn bệnh rối loạn về máu khiến cơ thể tạo ra một dạng hemoglobin bất thường, một loại phân tử protein trong hồng cầu vận chuyển oxy. Chính rối loạn này là kết quả của sự phá hủy quá mức các tế bào hồng cầu. Điều này đã dẫn đến thiếu máu, một tình trạng trong đó cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh Thalassemia là gì? Thalassemia là bệnh gì? Thalassemia là căn bệnh do thiếu hụt chuỗi Globin trong huyết sắc tố.

Cụ thể nguyên nhân gây bệnh Thalassemia là do di truyện. Khi gen của người khỏe mạnh và người bị bệnh gặp nhau. Nếu như người khỏe mạnh có gen trội là Aa thì người bệnh lại có 2 gen lặn aa cùng tồn tại. Những người có 1 gen lặn và 1 gen trộn tạo thành thể dị hợp hay còn gọi là Aa thông thường không xuất hiện dấu hiệu bị bệnh. Tuy nhiên khi kết hôn cùng những người mang gen bệnh Thalassemia sẽ sinh con có 25% bệnh.

Nếu bạn thắc mắc bệnh Thalassemia có nguy hiểm không thì câu trả lời chính là bệnh nguy hiểm. Nó gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính đồng thời gây nên ứ đọng sắt.

Bệnh xuất hiện ở mọi quốc gia trên thế giới nhưng tập trung phân bổ tại khu vực Địa Trung Hải, châu Á, Trung Đông. Trong đó, Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ mắc bệnh cao.

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Hoa mắt chóng mặt

Màu da xanh nhợt nhạt, thiếu khỏe khoắn

Củng mạc mắt vàng

Nước tiểu có mùi khai và sẫm màu

Cơ thể chậm lớn

Khi làm công việc nặng cảm thấy khó thở

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Thalassemia là gì?

Nghiên cứu về những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Thalassemia cũng chính là việc tìm hiểu cách nhận biết người mang gen bệnh Thalassemia. Người mang gen bệnh Thalassemia có những đặc điểm gì? Thông thường họ thường xuyên xuất hiện các biểu hiện dễ nhận biết sau đây:

Những ai nên thực hiện xét nghiệm Thalassemia?

Bên cạnh Thalassemia là bệnh gì thì câu hỏi những ai nên thực hiện xét nghiệm Thalassemia cũng được rất nhiều người quan tâm. Để đảm bảo căn bệnh này được kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí, các cấp chính quyền cần tập trung tuyên truyền, cung cấp đầy đủ kiến thức cho người dân về Beta Thalassemia là bệnh gì, … Điều này giúp cho mọi người có thể chủ động trong việc phòng và điều trị bệnh.

Đối với thanh niên, những người sắp kết hôn cần xét nghiệm sàng lọc để xác định gen bệnh Thalassemia. Điều này giúp người bệnh có thể không chế những nguồn gen bị bệnh để hạn chế tối đa việc sinh những đứa trẻ bị bệnh tiếp theo.

Tiền sử gia đình mắc bệnh thalassemia: Căn bệnh nguy hiểm này được truyền từ cha mẹ sang con cái thông qua gen đột biến hemoglobin. Như vậy, nếu trong gia đình có người mắc thalassemia thì bạn sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này.

Nguồn gốc tổ tiên: Đây là căn bệnh thường xảy ra ở người Mỹ gốc Phi, và những người có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và Đông Nam Á.

Bệnh Thalassemia có chữa được không?

Rất nhiều người bệnh thắc mắc rằng bệnh Beta Thalassemia có chữa được không. Thực tế hiện nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm căn bệnh này. Đây là điều những người bệnh cần biết khi tìm hiểu Thalassemia là bệnh gì.

Căn bệnh này cần phải duy trì điều trị suốt đời. Người bệnh phải tiến hành truyền máu với chi phí rất lớn hàng năm.

Nếu không được điều trị bệnh từ sớm, những triệu chứng nguy hiểm sẽ xuất hiện đầy đủ và dẫn đến biến chứng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, cơ quan bên ngoài làm thay đổi diện mạo như: Thấp bé; Mũi tẹt; Suy tim; Suy nội tiết…

Cách phòng tránh bệnh Thalassemia như nào?

Tầm soát, phòng tránh bệnh: Thực hiện xét nghiệm, tư vấn trước khi tiến đến hôn nhân.

Sàng lọc phát hiện bệnh: Thực hiện các xét nghiệm tầm soát, chẩn đoán gen bệnh trong quá trình mang thai. Nếu cặp vợ chồng đều mang gen bệnh thì có 25% thai nhi mắc nguy cơ bị bệnh nặng. Trong trường hợp nào cần sử dụng phương pháp sinh thiết gai nhau, chọc ối để tìm đột biến gen.

Để phòng chống bệnh cần tránh các cặp bố mẹ có gen bệnh sinh con. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau:

Cách điều trị bệnh Thalassemia

Truyền máu định kỳ.

Dùng thuốc để loại bỏ sắt.

Khám và điều trị định kỳ.

Khám khi có dấu hiệu bất thường: đau tim, mệt nhiều, khó thở, phù…

Phẫu thuật cắt lách.

Ghép tế bào gốc biện.

Bên cạnh việc nắm được khái niệm Thalassemia là bệnh gì, điều quan trọng hơn cả là bạn cần ghi nhớ cách điều trị khi mắc chứng bệnh này.

Chế độ sinh hoạt hỗ trợ điều trị Thalassemia

Hạn chế đồ ăn chứa nhiều sắt (mộc nhĩ, thịt bò, rau cải xoong…).

Uống 1 chè xanh để hạn chế hấp thụ sắt.

Bổ sung thực phẩm giàu chất kẽm như sò, đậu nành…

Chế độ dinh dưỡng:

Hạn chế lao động nặng.

Vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng, tiêm vắc xin phòng bệnh.

Tập thể thao nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.

Chế độ sinh hoạt:

Thalassemia Là Gì? Tìm Hiểu Về Thalassemina

1, Bệnh Thalassemia là gì?

a. Thalassemia:

Thalassemia bắt nguồn từ sự kết hợp của hai từ Hy Lạp: Thalassa (nghĩa là biển “sea”, ở đây là Địa Trung Hải) và anemia (thiếu máu – “weak blood”). Một thuật ngữ nữa cũng được tìm thấy, tuy không thường xuyên là Cooley’s anemia (thiếu máu Cooley, tên của giáo sư Cooley Thomas, một bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ, người đầu tiên mô tả các đặc điểm lâm sàng của rối loạn này ở bệnh nhân gốc Ý vào năm 1925).

Thuật ngữ Thalassemia (còn gọi là tan máu bẩm sinh), đây là bệnh rối loạn máu được di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, bệnh xảy ra do khiếm khuyết tổng hợp 1 hay nhiều chuỗi globin. Rối loạn này dẫn đến một số lượng lớn các tế bào hồng cầu bị phá hủy, dẫn đến thiếu máu. Bệnh Thalassemia được gọi tên theo chuỗi Globin bị khiếm khuyết. Gồm hai loại chính là Anpha Thalassemia và Beta Thalassemia.

Hình 1: Vị trí và cấu trúc NST của các cụm gen của chuỗi alpha và beta Thalassemia. Trong đó, gen alpha Thalassemia (HBA gồm HBA1 và HBA2) nằm trên nhiễm sắc thể số 16; gen beta Thalassemia (HBB) nằm trên nhiễm sắc thể số 11.

b. Alpha Thalassemia:

Alpha Thalassemia gồm 4 gen (của hai bản sao HBA1 và HBA2) nằm trên NST 16. Đột biến alpha Thalassemia được gây ra bởi việc mất hoặc đột biến ở một hoặc nhiều trong bốn gen alpha globin. Đột biến gây ra sự giảm sản xuất alpha globin. Càng nhiều gen bị ảnh hưởng, cơ thể càng ít tạo ra alpha globin.

Hình 2: Các kiểu gen của alpha- Thalassemia dựa trên số gen anpha bị mất.

Khi đột biến xảy ra ảnh hưởng ở cả hai loci, kiểu gen gọi là a-Thal1

Khi đột biến xảy ra ảnh hưởng 1 locus, kiểu gen gọi là a-Thal2.

Locus: vị trí của gen trên NST, loci: số nhiều của locus.

Homozygous: đồng hợp tử; Heterozygous: Dị hợp tử

Bốn loại alpha Thalassemia khác nhau được phân loại theo số lượng gen bị ảnh hưởng và bao gồm:

* Silent Carrier State (thể ẩn- 1 gen bị ảnh hưởng): Những người chỉ có một gen alpha globin là người mang mầm bệnh ẩn (hay còn gọi là thể ẩn). Họ thường có nồng độ hemoglobin và các chỉ số hồng cầu bình thường nhưng có thể truyền gen bị ảnh hưởng cho con cái của họ. Những cá nhân này không có dấu hiệu hoặc triệu chứng và thường chỉ được xác định sau khi có con bị bệnh Thalassemia. Cách duy nhất để xác định người mang gen thể ẩn là phân tích ADN Thalassemia.

* Alpha Thalassemia Trait (2 gen bị ảnh hưởng): các tế bào hồng cầu (RBCs) nhỏ hơn (microcytic) và nhạt hơn (hypochromic) so với bình thường, có MCV giảm và thiếu máu nhẹ. Dạng thiếu máu này không đáp ứng với chất bổ sung sắt. Chẩn đoán dạng alpha Thalassemia Trait thường được thực hiện bằng cách loại trừ các nguyên nhân khác gây thiếu máu vi mô. Kiểm tra xác nhận bằng phân tích ADN Thalassemia có thực hiện nhưng hiện nay vẫn chưa thường xuyên.

* Alpha Thalassemia Major (còn gọi là phù thai (hydrops fetalis), 4 gen bị ảnh hưởng). Đây là dạng alpha Thalassemia nghiêm trọng nhất. Ở dạng này, không có alpha globin được sản xuất, do đó, không có huyết sắc tố bình thường được sản xuất. Thai nhi ở dạng này bị thiếu máu sớm trong thai kỳ. Chúng giữ lại các chất lỏng dư thừa (hydropic – phù) và thường có tim và gan to. Chẩn đoán này thường được thực hiện trong những tháng cuối của thai kỳ khi siêu âm thai cho thấy thai nhi bị phù (hydrops fetalis). Cũng có những rủi ro cho người mẹ mang thai. Khoảng 80% thời gian, mẹ sẽ bị “nhiễm độc máu – toxemia ” (protein trong nước tiểu, huyết áp cao, mắt cá chân và bàn chân sưng) và có thể bị chảy máu sau sinh nghiêm trọng (xuất huyết, băng huyết). Các thai nhi mắc bệnh alpha Thalassemia Major thường bị sảy thai, chết non hoặc chết ngay sau khi sinh. Trong những trường hợp rất hiếm, trẻ em mắc bệnh alpha Thalassemia đã sống sót qua truyền máu tử cung và chăm sóc y tế đặc biệt.

c. Beta Thalassemia:

Hình 3: Sơ đồ thể hiện các kiểu hình của chuỗi. Các biến thể HBB được biểu thị bằng exon màu xám, kiểu bình thường được biểu thị bằng màu xanh. Các hồng cầu đỏ tươi đại diện cho kiểu hồng cầu bình thường; các hồng cầu màu hồng nhạt đặc trưng cho các kiểu thiếu máu.

Beta Thalassemia gồm 2 gen của bản sao HBB nằm trên NST 11. Đột biến beta Thalassemia được gây ra bởi đột biến ở một hoặc cả hai gen beta globin. Đã có hơn 250 đột biến được xác định, nhưng chỉ có khoảng 20 đột biến là phổ biến nhất. Mức độ nghiêm trọng của bệnh thiếu máu do beta Thalassemia phụ thuộc vào đột biến xuất hiện và sự giảm sản xuất beta globin (được gọi là beta+ Thalassemia) hay hoàn toàn không sản xuất (gọi là beta0 Thalassemia).

Các loại beta Thalassemia khác nhau bao gồm:

* Beta Thalassemia Trait hoặc Beta Thalassemia Minor. Các cá nhân mắc bệnh này có một gen bình thường và một gen bị đột biến, gây ra sự giảm nhẹ sản xuất beta globin. Họ thường không có vấn đề sức khỏe nào ngoài các tế bào hồng cầu nhỏ bất thường và thiếu máu nhẹ, có thể không đáp ứng với các chất bổ sung sắt. Con cái của họ có thể bị ảnh hưởng do di truyền.

* Bệnh Thalassemia Intermedia (dạng trung gian). Dạng này có hai gen bất thường, làm giảm sản xuất beta globin từ trung bình đến nghiêm trọng. Những người này có thể phát triển các triệu chứng muộn hơn so với những người mắc bệnh Thalassemia major (xem bên dưới) và thường có các triệu chứng nhẹ hơn. Những người dạng này có thể thỉnh thoảng cần truyền máu. Trong thể beta Thalassemia trung gian, bệnh nhân có Hb tiêu thụ năng lượng dưới 7 hoặc 8 gm/ dl do tan máu sâu (profound hemolysis) có thể tạo ra tầm vóc nhỏ, tăng cân kém, dễ bị nhiễm trùng, vàng da, vàng mắt và màng nhầy gây ra bởi sự gia tăng lượng bilirubin trong máu.

* Thalassemia Major (hay Cooley’s Anemia). Đây là dạng beta Thalassemia nghiêm trọng nhất. Những người mắc dạng này có hai gen bất thường gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng hoặc thiếu hoàn toàn việc sản xuất beta globin, ngăn chặn việc sản xuất một lượng đáng kể huyết sắc tố bình thường (Hb A). Tình trạng này thường xuất hiện trong vòng hai năm đầu đời và gây thiếu máu đe dọa tính mạng, tăng trưởng kém, các bất thường về xương trong giai đoạn ấu thơ và các triệu chứng xuất hiện trong hai năm đầu đời. Trẻ sơ sinh sẽ không phát triển nhanh, không tăng cân bình thường và dần dần trở nên xanh xao. Các vấn đề về ăn uống, tiêu chảy, khó chịu, sốt và bụng càng ngày càng to do lách to và nổi bật của xương gò má có xu hướng che khuất cơ sở của mũi và để lộ răng hàm trên, bọng mắt và dẫn đến xu hướng mắt xếch Mongoloid. Do đó, những người dạng này đòi hỏi phải truyền máu thường xuyên. Về lâu dài sẽ gây ra tình trạng ứ sắt. Nếu không được điều trị, lượng sắt dư thừa này có thể lắng đọng trong gan, tim và các cơ quan khác và có thể dẫn đến tử vong sớm do suy nội tạng. Do đó, các cá nhân trải qua truyền máu có thể cần điều trị thải sắt để giảm quá tải sắt.

Bảng 1: Tổng hợp các kiểu gen Thalassemia và các đặc điểm lâm sàng tương ứng

2. Cơ chế di truyền của bệnh:

Hình 3: Sơ đồ di truyền từ bố mẹ cho con cái

3. Lịch sử phát hiện và vùng phân bố bệnh Thalassemia:

Bệnh Thalassemia là gánh nặng toàn cầu với ước tính rằng khoảng 280 triệu người mắc bệnh trên toàn thế giới, trong đó khoảng 439,000 người mắc với dạng nặng và nó dẫn đến 16,800 trường hợp tử vong trong năm chúng tôi thống kê từ Liên Hiên Quốc, dân số Việt Nam tính đến ngày 21/07/2019 là 97.480.634 người (gần 98 triệu người).

Tại Việt Nam tỷ lệ người mắc Thalassemia khá cao (chiếm gần 11-13% dân số, ước tính khoảng 12 triệu người, tính cả người mắc bệnh và người mang gen bệnh). Theo số liệu thống kê tại GENTIS HCM, từ 1/11/2017 đến 30/07/2019 có 320 ca. Trong đó có 83 ca âm tính; 126 ca mắc alpha Thalassemia; 98 ca mắc beta Thalassemia; 13 ca vừa mắc alpha và beta (chủ yếu là các dị hợp alpha SEA kết hợp với beta E (G-A), CD17, CD41/42 hoặc dị hợp alpha 3.7 kết hợp với beta E, CD41/42).

Bệnh Thalassemia (các dạng và cấu trúc của anpha Thalassemia và Beta Thalassemia)

Vai trò của việc tầm soát sớm Thalassemia, các phương pháp chẩn đoán

Phụ nữ Thalassemia mang thai: Thách thức và giải pháp

Antonio Cao, Renzo Galanello, Beta-Thalassemia, Genetics in Medicine Vol 12, Tr. 61-76 (2010).

Dharmesh Chandra Sharma, Anita Arya, Purnima Kishor, Poonam Woike, Jyoti Bindal, Overview on Thalassemias: a Review article, Medico Research Chronicles, 2017, ISSN No. 2394-3971.

P. Lahiri, S.A. Al-Attar, R.A. Hegele, Understanding Beta-Thalassemia with Focus on the Indian Subcontinent and the Middle East, The Open Hematology Journal, 2008, 2, 5-13.

https://danso.org/viet-nam/

https://www.middleeastmedicalportal.com/disorder-of-Thalassemias-and-hemoglobinopathies-a-genetic-overview/

Tìm Hiểu Về Bệnh Thalassemia

Thalassemia là một dạng rối loạn máu di truyền gây nên tình trạng thiếu máu. Có một số dạng thalassemia chính, bao gồm alpha-thalassemia, beta-thalassemia, thiếu máu Cooley và thiếu máu Địa Trung Hải.

TỔNG QUAN

Hemoglobin là chất quan trọng trong các tế bào hồng cầu giúp chúng chuyên chở oxy. Lượng hemoglobin thấp và số tế bào hồng cầu thấp có thể gây ra thiếu máu làm bệnh nhân mệt mỏi. Thalassemia là một dạng rối loạn máu di truyền gây nên tình trạng thiếu máu. Có một số dạng thalassemia chính, bao gồm alpha-thalassemia, beta-thalassemia, thiếu máu Cooley và thiếu máu Địa Trung Hải. Nếu bạn bị bệnh thalassemia nhẹ, bạn có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bị dạng nặng hơn, bạn có thể cần truyền máu thường xuyên. Bạn cũng có thể thực hiện một số bước, theo cách riêng của bạn để đối phó với mệt mỏi, chẳng hạn như lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. TRIỆU CHỨNG

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thalassemia bao gồm: Các dấu hiệu và triệu chứng thường phụ thuộc vào dạng bệnh và mức độ nghiêm trọng củabệnh thalassemia. Một số em bé có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thalassemia khi sinh, trong khi những người khác có thể biểu hiện bệnh trễ hơn, trong hai năm đầu đời. Một số người chỉ có một gene hemoglobin bị ảnh hưởng và không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh thalassemia. Khi nào nên gặp bác sĩ Hãy đến gặp bác sĩ Nhi khoa để được đánh giá và chẩn đoán nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng khiến bạn lo lắng. NGUYÊN NHÂN

Ba gene đột biến, bạn sẽ có dấu hiệu và triệu chứng bệnh nặng hoặc khá nặng. Tình trạng này còn được gọi là bệnh hemoglobin H.

Bốn gene đột biến, tình trạng này được gọi là thalassemia dạng alpha thể nặng hay phù nhau thai. Thai nhi thường chết trước khi ra đời hoặc chết sớm sau sinh.

Hai gen đột biến, bạn sẽ có dấu hiệu và triệu chứng bệnh nặng hoặc khá nặng. Tình trạng này còn được gọi là thalassemia dạng beta thể nặng hoặc thiếu máu Cooley. Em bé với hai gene beta hemoglobin đột biến thường khỏe mạnh khi sinh, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng sẽ xuất hiện trong hai năm đầu đời.

YẾU TỐ NGUY CƠ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thalassemia bao gồm:

Bệnh sử gia đình. Thalassemia được di truyền từ cha mẹ sang con cái thông qua những gene quy định hemoglobin đột biến. Nếu gia đình bạn có người bịbệnh thalassemia, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

Chủng tộc. Thalassemia thường xảy ra ở người gốc Ý, Hy Lạp, Trung Đông, châu Á và châu Phi. Thalassemia dạng alpha thường gặp ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và gốc Philippines.

BIẾN CHỨNG

Biến chứng của bệnh thalassemia có thể bao gồm:

Tình trạng dư thừa sắt (Iron overload). Người mắcbệnh thalassemia có thể quá nhiều sắt trong cơ thể, do phải truyền máu nhiều lần hoặc do bản thân căn bệnh. Tình trạng dư thừa sắt sẽ làm sắt tích lũy trong nhiều cơ quan, dẫn đến tổn thương gan, tim, tủy xương và các tuyến nội tiết (chuyên sản xuất hormone điều hòa các quá trình trong cơ thể).

Nhiễm trùng. Bệnh nhân thalassemia có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao, đặc biệt là sau khi phẫu thuật cắt lách.

Trong những trường hợp bệnh nặng, các biến chứng sau đây có thể xảy ra:

Biến dạng xương. Thalassemia có thể kích thích tủy xương và làm cấu trúc xương trở nên bất thường, đặc biệt là xương ở hộp sọ và vùng mặt. Xương cũng trở nên mỏng và giòn hơn, và vì thế dễ gãy hơn.

Lách to. Lách giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và lọc bỏ những tế bào máu cũ hoặc bị hư hỏng. Thalassemia thường đi kèm với việc phá hủy một lượng lớn tế bào hồng cầu, làm lách phải làm việc nhiều hơn bình thường và hậu quả là to lách. Lách to có thể làm tình hình thiếu máu tệ hơn. Nó cũng có thể giảm tuổi thọ của các tế bào hồng cầu được truyền vào cơ thể qua truyền máu. Nếu lách quá lớn, nó có thể cần phải được cắt bỏ.

Làm chậm tăng trưởng. Thiếu máu có thể làm trẻ chậm tăng trưởng. Trẻ em bị bệnh thalassemia nặng hiếm khi có chiều cao bình thường. Sự dậy thì cũng có thể bị chậm đi.

Vấn đề về tim. Suy tim sung huyết và nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim) hay những bệnh tim khác có thể xuất hiện ở bệnh nhân thalassemia dạng nặng.

XÉT NGHIỆM và CHẨN ĐOÁN

Hầu hết trẻ em mắc bệnh thalassemia nặng hoặc khá nặng cho thấy các dấu hiệu và triệu chứng bệnh trong vòng hai năm đầu đời. Nếu nghi ngờ trẻ bị thalassemia, bác sĩ có thể chẩn đoán bằng cách sử dụng xét nghiệm máu. Nếu bịbệnh thalassemia, xét nghiệm máu có thể cho thấy: Xét nghiệm máu cũng có thể được sử dụng để:

Đo lượng sắt trong máu

bệnh thalassemia hoặc xác định xem có gene hemoglobin đột biến hay không

Xét nghiệm trước khi sinh Xét nghiệm có thể được thực hiện trước khi em bé ra đời để xem xem có mắcbệnh thalassemia không và nếu có thì độ nghiêm trọng như thế nào. Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh thalassemia ở thai nhi bao gồm:

Lấy mẫu sinh thiết gai màng đệm. Xét nghiệm này thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 11 của thai kỳ, bằng việc lấy đi một mảnh nhỏ của nhau thai để đánh giá.

Chọc ối. Kiểm tra này thường được thực hiện xung quanh tuần thứ 16 của thai kỳ, bằng việc lấy mẫu dịch (nước ối) bao quanh thai nhi đi xét nghiệm.

Việc điều trị bệnh thalassemia tùy thuộc vào dạng bệnh và độ nghiêm trọng của nó. Điều trị bệnh thalassemia thể nhẹ Các dấu hiệu và triệu chứng thường nhẹ trong trường hợp này. Điều trị cũng hiếm khi cần thiết. Thỉnh thoảng, bệnh nhân có thể cần truyền máu, đặc biệt sau khi phẫu thuật, sau khi có con, hoặc khi bị biến chứng như nhiễm trùng. Điều trị bệnh thalassemia thể nặng và khá nặng Điều trịbệnh thalassemia nặng và khá nặng thường bao gồm:

Truyền máu thường xuyên. Bệnh dạng nặng thường yêu cầu truyền máu thường xuyên, có khi vài tuần một lần. Theo thời gian, việc truyền máu sẽ gây ra sự tích lũy sắt trong cơ thể, có thể tổn thương tim, gan và các cơ quan khác. Để giúp cơ thể loại bỏ sắt dư thừa, bạn có thể cần phải dùng thuốc “hấp thụ sắt” (iron chelators).

Cấy ghép tế bào gốc. Còn được gọi là ghép tủy xương, việc cấy ghép tế bào gốc được sử dụng để điều trị những bệnh thalassemia dạng nặng. Trước khi cấy ghép, bạn phải được truyền thuốc hoặc chiếu tia xạ để diệt hết tủy xương bị bệnh. Sau dó, bạn sẽ được truyền các tế bào gốc sinh máu mới từ người cho thích hợp. Tuy nhiên, vì các thủ tục này mang theo những rủi ro nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong, chúng thường dành cho những bệnh nhân nặng nhất có anh em với tủy xương phù hợp (thường là anh em sinh đôi).

CÁCH SỐNG và BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Nếu bịbệnh thalassemia, hãy đảm bảo:

Tránh dư thừa sắt. Trừ khi được bác sĩ đề nghị, bạn đừng dùng những loại vitamin hay chất bổ sung khác có chứa sắt.

Theo chế độ ăn lành mạnh. Một chế độ ăn uống cân bằng có chứa nhiều thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và nhiều sinh khí hơn. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn bổ sung thêm axit folic để giúp cơ thể tạo thêm tế bào hồng cầu mới. Ngoài ra, để giữ xương khỏe mạnh, hãy đảm bảo chế độ ăn có đủ canxi, kẽm và vitamin D. Hãy hỏi bác sĩ phải dùng những chất bổ sung gì với liều lượng bao nhiêu.

Tránh bị nhiễm trùng. Hãy bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên và tránh xa những người bị bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn cần phải phẫu thuật cắt lách. Bạn cũng cần chích ngừa cúm hàng năm, cũng như vaccine ngừa viêm màng não, phế cầu khuẩn, viêm gan siêu vi B. Nếu bị sốt hoặc có các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng, hãy gặp bác sĩ để được điều trị.

ĐỐI PHÓ và HỖ TRỢ Sống chung vớibệnh thalassemia có thể là một thử thách lớn. Tuy nhiên, bạn không phải làm điều đó một mình. Nếu có thắc mắc hoặc muốn có thêm hướng dẫn, hãy nói chuyện với một thành viên của nhóm chăm sóc sức khỏe. Việc tham gia một nhóm hỗ trợ cũng có thể giúp ích vì bạn sẽ được lắng nghe, cảm thông và nhận được nhiều thông tin hữu ích. PHÒNG CHỐNG Trong hầu hết trường hợp,bệnh thalassemia không thể ngăn chặn. Nếu bị bệnh hoặc mang gene bệnh thalassemia, hãy xem xét việc nói chuyện với người tư vấn di truyền để được hướng dẫn trước khi có con. Tài liệu tham khảo http://www.mayoclinic.com/health/thalassemia/DS00905

Thalassemia Là Bệnh Gì? Cách Phát Hiện Ra Sao? Có Nguy Hiểm Không?

Bạn có từng nghe đến cái tên tan máu bẩm sinh Thalassemia? Đây là một bệnh lý di truyền và ước tính tới nay nước ta có tới 13% dân số mang gen gây bệnh. Đây là một con số quá lớn trong khi hiểu biết của người dân về căn bệnh này còn quá hạn hẹp.

Dịch tễ học Thalassemia

Bệnh tan máu bẩm sinh – Thalassemia là bệnh di truyền huyết học phổ biến nhất thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cũng như mang gen gây bệnh cao ở các nước thuộc khu vực Địa Trung Hải, Châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông.

Theo như thống kê, bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ với tỷ lệ như nhau. Khoảng 7% dân số thế giới mang gen gây bệnh, con số này rất đáng lo ngại và có xu hướng ngày càng tăng. Ước tính hàng năm, có khoảng 300.000 đến 500.000 em bé sinh ra bị mắc bệnh tan máu, nhất là tan máu thể nặng.

Việt Nam thuộc top những nước có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thế giới. Cứ mỗi năm lại có trên 2000 trẻ sinh ra mang gen gây bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng núi. Trong đó, dân tộc Stiêng chiếm tỷ lệ cao nhất với 63.9%, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ thấp nhất với 2 – 4%.

Thalassemia là gì?

Thalassemia đã và đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề, không chỉ đối với bản thân người bị bệnh mà còn đối với cả gia đình, giống nòi và cộng đồng. Chính vì thế, công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh; nâng cao nhận thức của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và người mang gen bệnh là vô cùng cần thiết.

Phân loại Thalassemia

Tùy thuộc vào chuỗi Globin bị khiếm khuyết, tổn thương gen mà bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia được phân ra làm 2 loại chính:

Alpha Thalassemia

Bệnh alpha Thalassemia do thiếu hụt tổng hợp chuỗi alpha, do gen alpha bị tổn thương, do đột biến.

Ở thể nhẹ, alpha Thalassemia thường không có biểu hiện trên người bệnh, nếu có thì chỉ gây thiếu máu nhẹ, giống như một số bệnh thiếu máu thông thường khác. Bệnh chỉ được phát hiện khi người bệnh có các bệnh lý đi kèm haytrong giai đoạn nhu cầu về máu của cơ thể tăng lên, ví dụ như phụ nữ trong thai kì.

Với thể rối loạn hemoglobin H: biểu hiện là vàng da, gan lách lớn ở người bệnh, có thể gây một số biến dạng trên xương hàm, má…

Thể phù thai: hầu hết các trẻ nhỏ mắc thalassemia ở thể phù thai đều chết non

Beta Thalassemia

Bệnh beta Thalassemia do thiếu hụt tổng hợp chuỗi beta, do gen beta bị tổn thương, đột biến.

Cũng giống như alpha thalassemia, người bệnh ở thể nhẹ beta thalassemia hầu như không co biểu hiện gì, nếu có cũng chỉ là thiếu máu thể nhẹ.

Thể trung gian

Biểu hiện ít nghiêm trọng và chậm hơn thể nặng. Biểu hiện có thể rõ hơn khi trẻ trên 6 tuổi. Lúc này hầu như trẻ cần được truyền thêm máu định kì. Nhưng nếu không được điều trị thì biến chứng cũng có thể xảy ra với người mắc thalassemia thể trung gian

Người mắc beta thalassemia thể nặng thường có biểu hiện sớm, rõ nhất khi trẻ được 4-6 tháng tuổi với biểu hiện thiếu máu nghiêm trọng. Thường ở giai đoạn này, trẻ sẽ có biểu hiện vàng da, vàng mắt, gan lách to và nghiễm trùng. Lúc này trẻ cần được truyền máu nhiều lần

Bệnh học của Thalassemia

Hemoglobin được cấu tạo bởi 2 thành phần là nhân Hem và Globin. Trong đó, Globin được cấu tạo bởi nhiều chuối polypeptide khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong tạo hình dáng, độ bền cho hồng cầu.

Khi các gen tổng hợp nên các chuỗi Globin này bị đột biến sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt Globin cho cơ thể. Chính điều này đã khiến cho hồng cầu bị vỡ ra với số lượng nhiều và nhanh, từ đó dẫn tới tan máu. Nơi sản sinh ra hồng cầu là tủy xương. Khi bệnh nhân bị tan máu kéo dài, tủy xương không thể sản sinh kịp để đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể, từ đó dẫn tới tình trạng thiếu máu.

Triệu chứng bệnh Thalassemia

Biểu hiện của bệnh Thalassemia

Những biểu hiện được coi là điển hình của bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia đó là:

Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.

Da thường xanh xao, nhợt nhạt hơn vào bình thường.

Da cũng có thể có màu vàng, củng mạc mắt vàng.

Nước tiểu sậm màu.

Trẻ chậm lớn, kém phát triển.

Khó thở, thở gắng sức.

Với thể nặng, trẻ có biểu hiện, triệu chứng từ vài tháng tuổi. Trong đó, biểu hiện rõ rệt đầu tiên là da xanh xao, trẻ chậm phát triển. Tiếp đến, có thể có thêm những triệu chứng khác như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, sốt,… Nếu như không được điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong hoặc có những biến chứng khác nặng nề hơn như:

Biến dạng xương mặt với mũi tẹt, trán dô.

Gan to, lách to.

Xương giòn, dễ gãy, nhất là xương cẳng tay, cẳng chân.

Tổn thương thêm nhiều cơ quan khác như tim, gan, tuyến mồ hôi.

Hình ảnh đặc trưng nhất của bệnh nhân bị mắc Thalassemia là cơ thể nhỏ bé, chậm phát triển, trán dô, mũi tẹt, răng vẩu,… làm ảnh hưởng tới hình ảnh sự phát triển chung của cả cộng đồng.

Các mức độ của bệnh Thalassemia

Thalassemia thể ẩn

Những người mắc bệnh Thalassemia thể ẩn là những người mang gen gây bệnh nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Họ chính là người có nguy cơ cao lây truyền bệnh cho thế hệ sau nếu không được phát hiện kịp thời.

Thalassemia thể nhẹ

Những người bị Thalassemia thể nhẹ chỉ bị thiếu máu ở mức độ nhẹ. Do vậy, bệnh dễ bị nhầm với một số bệnh lý khác của thiếu máu dẫn tới dễ bị bỏ qua, điều trị sai cách.

Thalassemia thể trung bình

Bệnh nhân bị mắc Thalassemia thể trung bình có thể có các biểu hiện điển hình như đã kể trên khi trẻ được 4 – 6 tuổi.

Thalassemia thể nặng

Khi bị mắc Thalassemia thể nặng, bệnh nhân có đầy đủ các biểu hiện điển hình, thiếu máu nặng nề, thậm chí khi trẻ chưa được 2 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tuổi thọ của bệnh nhân sẽ rất thấp, thường dưới 20 tuổi.

Thalassemia thể rất nặng

Với Thalassemia thể nặng, mẹ bầu có hiện tượng phù thai, chết ngay trong bào thai hoặc sau khi sinh.

Chẩn đoán bệnh Thalassemia

Khám lâm sàng

Các bác sĩ sẽ là những người trực tiếp khám lâm sàng cho bạn. Sau khi quan sát các triệu chứng trên lâm sàng, họ sẽ chỉ định các xét nghiệm nhằm phục vụ cho công tác chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Cận lâm sàng

Cận lâm sàng bao gồm:

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: khi bị thiếu máu, hồng cầu teo nhỏ lại, có thể có hình bia. Xét nghiệm thấy reticulocyte tăng, tiểu cầu giảm, bạch cầu giảm khi có lách to.

Nồng độ sắt và Ferritin tăng, Bilirubin gián tiếp.

Chụp X – quang thấy sọ hình bàn chải, tủy rộng.

Xét nghiệm ADN mục đích xác định chính xác gen bị đột biến.

Điện di sắc tố: HbA2 và HbF tăng, HbA1 giảm. Ngoài ra, có thể có HbH hoặc HbE.

Cách điều trị bệnh Thalassemia

Tùy vào mức độ, biểu hiện của bệnh Thalassemia mà có những cách thức, thời gian điều trị khác nhau. Trong đó, vẫn phải đảm bảo nguyên tắc vàng ở đây là truyền máu liên tục và thải sắt định kỳ.

Điều trị thiếu máu

Tan máu dẫn tới thiếu máu, do đó bệnh nhân bị mắc Thalassemia cần được truyền máu liên tục. Sau 2 lần kiểm tra mà không thấy có thêm nguyên nhân nào khác, bệnh nhân cần truyền máu với mức hemoglobin là 7 g/l. Còn nếu như thấy có biến dạng xương to thì mức truyền máu sẽ lớn hơn 7 g/l.

Để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn, biến chứng nặng nề có thể xảy ra, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên, liên tục dưới sự giám sát của bác sĩ, bệnh viện.

Điều trị ứ sắt

Dư thừa sắt trong cơ thể, do đó bệnh nhân cần được thải sắt liên tục. Có thể tiến hành thải thông qua thuốc tiêm hoặc uống. Nên bắt đầu thải khi xét nghiệm thấy nồng độ Ferritin trong huyết thanh lớn hơn 1000 mg/ml. Điều trị ứ sắt cần được tiến hành cả đời, thường là sau khi bệnh nhân được truyền vào khoảng 20 đơn vị hồng cầu lắng.

Một biến chứng quan trọng, nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh Thalassemia là lách to. Do vậy, bệnh nhân cần được cắt lách kịp thời để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và sinh hoạt.

Ghép tế bào gốc tạo máu

Đây là phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay và có thể chữa khỏi bệnh. Phương pháp này hiện đang được thực hiện tại một số bệnh viện lớn hàng đầu ngành như: Viện huyết học và truyền máu Trung ương, Bệnh viện truyền máu – huyết học TP HCM. Bệnh viện nhi Trung ương.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những điểm hạn chế nhất định. Đó là khó khăn trong việc tìm kiếm tế bào gốc thích hợp cho bệnh nhân. Đồng thời, một phần khó khăn cũng đế từ chi phí để thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu khá đắt đỏ.

Cách phát hiện sớm bệnh Thalassemia như thế nào?

Một số biện pháp giúp bạn phát hiện sớm và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia là:

Đến các cơ sở y tế gần nhất

Hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất khi bạn thấy mình có những biểu hiện, triệu chứng như đã mô tả ở trên. Cụ thể đó là: mệt mỏi, thở gắng sức, thở nông, da vàng, củng mạc mắt vàng, nước tiểu sẫm màu, xương to, chậm phát triển, cơ thể nhỏ bé.

Ngoài ra, cũng nên đi khám, xét nghiệm nếu như trong gia đình, người thân của bạn được chẩn đoán mang gen gây bệnh, kể cả thể ẩn, không biểu hiện ra bên ngoài.

Làm các xét nghiệm máu

Với các kết quả thu về từ xét nghiệm máu, các bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ được xem bạn có mang gen gây bệnh hay không. Với các phương pháp, kỹ thuật hiện đại như điện di sắc tố, xét nghiệm ADN, bạn sẽ được chẩn đoán nhanh nhất, cho kết quả chính xác và cụ thể nhất. Kỹ thuật này hiện nay đang được áp dụng và thực hiện tại nhiều cơ sở y tế chuyên khoa.

Cách phòng bệnh Thalassemia

Nguyên tắc vàng trong phòng bệnh Thalassemia chính là tránh sinh ra trẻ mang gen gây bệnh. Đó có thể là gen của bố, của mẹ hoặc cả hai. Những biện pháp chính trong phòng bệnh đó là:

Tầm soát và phòng tránh bệnh từ sớm

Việc tư vấn, xét nghiệm tiền hôn nhân đã không còn là xa lạ đối với cặp đôi chuẩn bị tiến tới hôn nhân, có ý định mang thai. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc hạn chế sinh ra trẻ mang gen gây bệnh, nhất là khi gia đình đã có người bị bệnh.

Việc tư vấn, xét nghiệm tiền hôn nhân hiện đang trở nên rất phổ biến, nhất là ở các nước tiên tiến, phát triển. Nếu chẳng may cả vợ và chồng đều mang gen gây bệnh thì tỷ lệ sinh ra con mang gen gây bệnh sẽ là rất lớn. Do vậy, biện pháp tối ưu lúc này là tránh mang thai, tránh kết hôn.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương tiện truyền thông, báo đài mà hiện nay, bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia đã được nhiều người biết đến và quan tâm hơn. Do vậy, đã có rất nhiều các cặp vợ chồng đến tư vấn, xét nghiệm tại các trung tâm y tế, bệnh viện lớn. Từ đó, bệnh được tầm soát tốt và sớm hơn.

Sàng lọc phát hiện bệnh sớm cho thai nhi

Nếu như bạn chưa tư vấn, xét nghiệm tiền hôn nhân thì có thể dùng phương pháp sàng lọc, phát hiện bệnh sớm cho thai nhi. Biện pháp này hiện đang rất phổ biến, cho kết quả chính xác cùng với chi phí hợp lý.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách tìm đột biến gen ở thai nhi thông qua chọc ối và sinh thiết nhau thai. Để thực hiện tốt nhất, bạn nên đi lấy máu làm xét nghiệm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi được chẩn đoán mang thai mang gen thể nặng, bạn sẽ được tư vấn cách tốt nhất để đình chỉ thai nghén.

Như vậy, những bước tiến hành chẩn đoán trước khi sinh là:

Xét nghiệm tìm gen ADN của cả cha và mẹ.

Chọc hút nước ối, sinh thiết nhau thai đối với các bà bầu, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Xét nghiệm ADN của thai nhi.

Tư vấn đình chỉ thai nghén nếu như được chẩn đoán thai nhi mang gen thể nặng, rất nặng.

Thông qua các biện pháp, các bước tiến hành chẩn đoán như trên, tình trạng con sinh ra mang gen tan máu bẩm sinh được giảm thiểu rất nhiều. Điều này đã giúp ích rất nhiều cho xã hội trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn bệnh cũng như giúp đỡ các bậc cha mẹ, những gia đình còn khó khăn bớt đi được 1 phần gánh nặng.

Một số thắc mắc khác

Tuổi thọ của người bị bệnh Thalassemia

Chẳng may bị Thalassemia thì sẽ sống được bao lâu? Đây là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân cũng như các bậc phụ huynh có con bị Thalassemia đặt ra. Theo các chuyên gia, bệnh Thalassemia được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, nhất là khi không được điều trị kịp thời.

Tùy vào mức độ bệnh, thể trạng của bệnh nhân mà tuổi thọ của những người bị Thalassemia là khác nhau. Đối với thể nặng và rất nặng, trẻ thậm chí bị chết trong bào thai khi chưa được thấy ánh sáng mặt trời. Với thể trung bình và nhẹ, tuổi thọ sẽ cao hơn khi được điều trị đầy đủ. Tuy nhiên, chi phí cho điều trị là không hề rẻ.

Chính vì những điều trên, công tác quản lý bệnh nhân cũng như các phương án phòng bệnh đã trở thành vấn đề cấp thiết cần được thực hiện tối đa. Nếu thực hiện tốt sẽ giúp giảm thiểu tình trạng trẻ sinh ra mang gen gây bị hay bị mắc bệnh với các triệu chứng cụ thể.

Bệnh Thalassemia khi mang thai

Khi được chẩn đoán mắc bệnh Thalassemia, phụ nữ thường có tỷ lệ cao bị vô sinh. Tuy nhiên, họ vẫn có một tỷ lệ nhỏ có thể thụ thai. Mặc dù tỷ lệ thụ thai là thấp, mặc dù con sinh ra có thể mắc bệnh nhưng họ vẫn tha thiết được mang thai. Bởi, được làm cha, làm mẹ là điều mà bất kỳ ai ai cũng mong muốn.

Những lưu ý quan trọng mà các chị em phụ nữ cần biết để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến cả bản thân và thai nhi là:

Luôn theo dõi, kiểm soát hàm lượng huyết sắc tố duy trì trên 10 g/dL để đảm bảo thai nhi phát triển tốt, khỏe mạnh.

Không khuyến khích thải sắt, chỉ nên thực hiện khi được sự cho phép của bác sĩ, khi các yếu tố lợi ích vượt xa so với các yếu tố nguy cơ. Thời gian thải sắt tốt nhất là từ tháng thứ 6 của thai kỳ.

Cần phải bổ sung, truyền lượng máu thích hợp, kịp thời vì lúc này, họ không chỉ bị thiếu máu do tan máu mà còn bị thiếu máu do mang thai. Không chỉ bản thân người mẹ mà cả thai nhi cũng cần máu. Khi mang thai, phụ nữ có nguy cơ bị tăng huyết khối cao hơn so với phụ nữ bình thường từ 3 – 4 lần.

Cần phải theo dõi liên tục, thường xuyên, chặt chẽ tình trạng sức khỏe trước và trong suốt thời gian thai kỳ. Bởi, khi mang thai, bệnh Thalassemia có thể diễn biến với những triệu chứng nặng nề hơn, gây tổn thương cho người phụ nữ nhiều hơn, nhất là ở tim, gan, hệ thống nội tiết.

Căng thẳng, áp lực có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị thiếu máu trầm trọng hơn. Do vậy, nên thư giãn, giảm bớt áp lực, giảm bớt công việc.

Một trong những biến chứng của bệnh Thalassemia là gây biến dạng xương chậu. Nếu như bạn thuộc trường hợp này thì không nên sinh vì sẽ rất khó khăn, rất nguy hiểm.

Thalassemia có nguy hiểm lắm không?

Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia được xếp vào nhóm bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bạn có thể thấy rõ được ảnh hưởng của nó thông qua những biểu hiện, triệu chứng của bệnh. Thế nhưng, ảnh hưởng không chỉ dừng lại ở bệnh nhân mà còn đến với cả người nhà bệnh nhân, cộng đồng, xã hội và các thế hệ sau.

Những hậu quả cơ bản, đáng kể đến nhất của căn bệnh này đó là:

Biến bệnh nhân trở thành mối quan tâm, gánh nặng cho cả xã hội.

Bị bệnh cả đời khiến cho bệnh nhân bị giảm và thậm chí không có khả năng lao động.

Không được học hành đầy đủ dẫn tới thiếu hụt về kiến thức.

Bệnh nhân phải điều trị suốt đời gây tốn kém kinh tế, tốn kém thời gian.

Bệnh có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Bệnh có tỷ lệ di truyền cao ở nhiều dòng họ, nhiều cộng đồng, đặc biệt là người dân tộc, vùng núi,…

Ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi dân tộc.

Thalassemia có chữa tận gốc được không?

Hiện nay theo nghiên cứu, có hai phương pháp có thể điều trị bệnh Thalassemia. Thứ nhất là phương pháp điều trị bằng ghép tế bào gốc. Phương pháp này đã khá phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Thứ hai là điều trị bằng gen. Tuy nhiên cách thức này mới chỉ dừng lại ở bước nghiên cứu trên người tình nguyện.

Xét nghiệm Thalassemia bao nhiêu tiền?

Câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là chi phí một lần xét nghiệm thalassemia thì hết bao nhiêu, có đắt không, hay có nên không.

Với xét nghiệm phân tích tế bào máu xem bệnh nhân có thiếu máu hồng cầu nhỏ hay không và điện di máu để phát hiện bệnh, thì chi phí cho một lần chỉ xấp xỉ 100.000 đồng.

Trong trường hợp kết quả là hồng cầu nhỏ nhược sắc thì cần làm thêm xét nghiệm điện di huyết sắc tố. Mục đích của xét nghiệm này để tìm các thành phần hemoglobin bất thường và xác định xem người bệnh thuộc thể alpha hay beta thalassemia. Chi phí cho lần xét nghiệm này khoảng 600.000 đồng.

Nếu bệnh nhân yêu cầu làm xét nghiệm xác định đột biến Thalassemia (xác định gen đột biến) thì chi phí khoảng 4,5 triệu đồng một lần.

Nhìn chung chi phí để xét nghiệm thalassemia không quá đắt, trừ khi bạn yêu cầu xét nghiệm cụ thể tìm gen đột biến. Vì thế nếu có thời gian và điều kiện có thể xét nghiệm, mỗi người nên làm xét nghiệm Thalassemia một lần để xác định xem bản thân có mắc thalassemia không, vì tỷ lệ người dân Việt Nam mang gen bệnh không phải là con số nhỏ. Nhất là với các cặp đôi chuẩn bị kết hôn hay các cặp vợ chồng đang có ý định có con thì nên đến các cơ sỏ y tế có chuyên môn để làm xét nghiệm thalassemia và có thể nghe tư vấn của bác sĩ, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Chăm sóc, điều trị tại nhà đối với bệnh nhân Thalassemia như thế nào?

Việc thực hiện tích cực chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt cũng đóng một vai trò quan trọng.

Thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng. đảm bảo cân bằng giữa các thành phần.

Tránh xảy ra nhiễm trùng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thường xuyên tập thể dục, không cần những bài tập quá mạnh, chỉ cần phù hợp với lứa tuổi và tình trạng bệnh.

Tiêm phòng đầy đủ các vaccine theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Có thể uống acid folic để tăng tạo hồng cầu nhưng cần sự cho phép của bác sĩ.

Bổ sung thêm các nguyên tố cần thiết cho xương chắc khỏe như Canxi, Kẽm và Vitamin D.

Tránh hấp thu quá tải sắt.

Khi có triệu chứng sốt, nhiễm trùng cần đi khám ngay để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Bệnh Thalassemia nên ăn những thực phẩm nào?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh bên cạnh việc kết hợp với điều trị.

Những thực phẩm được đánh giá là tốt và cần thiết cho bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh Thalassemia là:

Ăn đa dạng các loại tinh bột khác nhau. Tuy nhiên, ngũ cốc, yến mạch cần tránh vì chúng là những tinh bột giúp bù sắt.

Tránh những món ăn giàu sắt đến từ thịt bò, pate, khô bò, tim, gan, phổi động vật. Nên bổ sung những loại thịt ít sắt như thịt lợn, thịt gia cầm và thịt dê.

Nên bổ sung thêm cá. Hàm lượng sắt trong cá thường thấp hơn trong thịt. Cá cũng chứa rất nhiều canxi tốt cho hệ xương khớp.

Tăng cường ăn các loại thủy hải sản. Chúng cũng là những thực phẩm giàu canxi nhưng ít sắt.

Bổ sung thêm protein đến từ các loại đậu và hạt.

Bổ sung thêm các loại rau, củ, quả tươi.

Bổ sung thêm sữa, nhất là sữa bột tách béo, sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành. Ngoài ra, trà xanh cũng là một thức uống bổ ích, giúp giảm hấp thu sắt cho cơ thể, tốt với tan máu bẩm sinh.

Tài liệu tham khảo

Thalassemia https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK545151/

Alpha and beta thalassemia https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19678601/

Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.