Tết Là Gì Vậy / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Tết Là Gì? Ngày Bao Nhiêu Là Tết? Tết Là Ngày Mấy?

Tết là gì? Tết là ngày mấy? Tết vào ngày bao nhiêu?

Chắc hẳn rất nhiều người sẽ cười khi nghe tới câu hỏi Tết là gì hoặc Ngày bao nhiêu là tết. Tết dường như đã quá quen thuộc với người Việt Nam. Chỉ cần nhắm mắt chúng ta cũng có thể nói ngay Tết là ngày chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, được tính từ ngày 1 tháng 1 Âm lịch hằng năm (Tết Nguyên Đán) hay Ngày 1 tháng 1 Dương lịch (hay còn gọi là Tết Tây).

Tuy nhiên, ngày Tết theo quan điểm này vẫn chưa đầy đủ, bởi lẽ nó chỉ mang sắc thái của ngày chào đón năm mới, mà chưa thể hiện hết các ngày lễ tết của năm. Ví dụ như: Tết Trung thu, Tết Đoan ngọ, Tết Nguyên Tiêu, Tết Hàn Thực, Tết Vu Lan,… Nếu như hiểu rõ ý nghĩa của những ngày lễ này, chắc hẳn bạn sẽ thấy câu hỏi Tết là gì, hay Tết vào ngày bao nhiêu không dễ dàng chút nào.

Kiến thức về những ngày lễ tết trong năm quả thực không ít chút nào. Thông thường, bạn sẽ phải nhớ rất nhiều ngày khác nhau; nói nôm na là mốc thời gian để tổ chức các dịp Tết đặc biệt của quê hương, trong đó Tết Nguyên Đán chỉ là 1 phần của những ngày Tết này.

Tết là gì?

Tết là phiên âm của chữ “tiết” trong tiếng Hán Nôm, có nghĩa là một khoảng thời gian nhất định trong năm. Từ xưa Việt Nam ta là đất nước nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa nước. Đa số người dân là nông dân trồng trọt, chăn nuôi. Đặc điểm của ngành nông là trong một năm sẽ chia ra 2 mốc thời gian là: thời vụ và nông nhàn.

Trong thời vụ, người nông dân rất bận rộn với việc gieo mạ, bừa đất, cấy cày,… Người lạ thời kỳ nông nhàn là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một mùa vụ vất vả, mệt nhọc vì vậy đa số các dịp tết sẽ diễn ra trong những tháng này. Đây cũng là dịp để người dân ăn mừng mùa màng bội thu.

Điểm chung của tất cả các dịp lễ tết là bao gồm 2 phần chính “lễ và hội”. Phần lễ thông thường là công việc thắp hương, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên – những người đã sinh thành, dưỡng dục chúng ta, hoặc các vị anh hùng dân tộc đã đóng góp công sức to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Sau phần lễ là phần hội. Riêng từ “Hội” đã thể hiện phần nào tính chất tươi vui, náo nhiệt, và sự tham gia của rất nhiều người. Các dịp lễ Tết trong năm là cơ hội hiếm hoi để các thành viên trong gia đình trở về bên nhau, cùng quây quần tụ họp trong bữa cơm gia đình. Dù ai đó đi xa đến mấy cũng mong muốn trở về gia đình thân yêu mỗi dịp Tết đến.

Nỗi nhớ nhà hay tâm nguyện hướng về quê hương dường như bùng cháy khi ngày Tết cận kề. Tình cảm đó thôi thúc tìm đến người thân để chia sẻ tất cả niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, cùng nhau đi chơi, làm lễ, tham gia ngày Hội của địa phương, hay đơn giản chỉ là ngồi bên nhau để thưởng thức những món ăn đặc biệt của Ngày Tết đó.

Mỗi ngày Tết của Việt Nam đều có ẩm thực riêng của nó. Ví dụ như: Ngày Tết Nguyên Đán có bánh chưng, bánh tét; Ngày Tết Hàn Thực có bánh trôi, bánh tray; Ngày Tết Đoan Ngọ có bánh gio và rượu nếp,… Trong xã hội phát triển như ngày nay, bạn dễ dàng tìm kiếm những món ăn đó tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, mà không cần chờ đến ngày lễ tết chính thức. Tuy nhiên, những món ăn đó sẽ được dùng phổ biến hơn vào đúng dịp đặc biệt của nó.

Điều này được hiểu như một phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Mọi người thực hiện nó không chỉ vì yêu thích ẩm thực, mà còn là tinh thần hướng về quê hương, cội nguồn, và cùng nhau đề cao những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

Các dịp tết trong năm của người Việt Nam

Các ngày tết của người Việt Nam trải đều hầu hết các tháng của năm. Theo các sử gia của nước ta, dân tộc Việt Nam thực chất có đến 10 dịp lễ tết khác nhau. Tuy nhiên do bị ảnh hưởng bởi lối sống hiện đại mà nhiều bạn trẻ dường như quên mất một số ngày Tết truyền thống của quê hương (hoặc địa phương nơi mình sinh sống). Đa số mọi người chỉ nhớ đến những ngày Tết đông vui nhất của năm như: Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu,…

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên đándiễn ra trong 3 ngày đầu tiên của năm mới theo lịch âm (ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 tháng Giêng). Trong dịp tết Nguyên Đán này, người Việt có tập tục mừng tuổi, đi chúc tết, du xuân,… Mâm cỗ thắp hương cúng gia tiên cũng rất thịnh soạn, ít nhất phải có trên 4 món, điển hình nhất có thể kể đến như: bánh trưng, bánh tét, nem rán, chả lụa, thịt kho, canh măng, cá lóc, canh khổ qua nhồi thịt,.. Đó là những món ăn chỉ cần nghe đến tên thôi là thấy rất hấp dẫn.

Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu hay còn tên gọi khác là tết Thượng Nguyên rơi vào ngày trăng tròn đầu tiên của năm – rằm tháng giêng (ngày 15/01 âm lịch). Trong ngày tết này mọi người thường đi lễ chùa, thắp hương cầu bình an, sức khoẻ và may mắn.

Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực diễn ra trong ngày 3/3 âm lịch, bắt nguồn từ một điển tích xa xưa của Trung Quốc đề cao lòng trung thành, sự chăm chỉ. Nét đặc trưng của tết Hàn Thực chính là bánh trôi, bánh chay. Hai loại bánh này được nặn từ bột nếp loại nếp cái hoa vàng ngon nhất, nhân bên trong là nhân đường hoặc đậu xanh xay nhuyễn. Hình tròn của bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn, sung túc.

Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh vào dịp lễ này người Việt sẽ sửa sang, dọn dẹp, tảo mộ, bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến những người đã khuất. Từ ngày mùng 6/3 đến 20/3 mọi gia đình sẽ chuẩn bị, sắp xếp thời gian về quê dọn cỏ, đắp đất cho phần mộ ông bà, người thân. Đây là dịp lễ thể hiện được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta.

Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch và có tục lệ diệt sâu bọ gây hại. Mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ thường là các loại quả chua như mận, đào. Ngoài ra còn có cơm rượu nếp, bánh gio,… Theo quan niệm của người xưa, những loại thực phẩm này có thể diệt trừ được nhiều loại ký sinh trong hệ tiêu hoá con người.

Tết Trung Nguyên (Vu Lan)

Tết Vu Lan ngày rằm tháng bảy hàng năm (15/07 âm lịch) để tưởng nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Cũng vào ngày này, các gia đình sẽ cúng lễ cho những linh hồn bơ vơ, không có người thân, không được ai thờ cúng.

Tết Trung Thu

Tết Trung Thu là tết của thiếu nhi, diễn ra vào ngày rằm tháng tám – ngày trăng tròn đều nhất trong năm. Cả nhà cùng nhau quân quầy ngắm trăng, thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo và uống trà. Lũ trẻ trong xóm sẽ rủ nhau đi rước đèn, múa lân, phá cỗ.

Ngoài ra còn có rất nhiều các ngày tết khác như: tết Táo Quân, tết Khai Hạ, tết Trùng Cửu, tết Trùng Dương, tết Trùng Thập, tết Hạ Nguyên, Tết Cơm Mới,…

Với một đất nước có lịch sử kéo dài hàng nghìn năm như Việt Nam, thì việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp là điều tất yếu. Và một trong những điều làm nên truyền thống văn hóa bất tận của Việt Nam chính là Lễ Tết. Tết là gì, hay Tết vào ngày bao nhiêu không còn là câu hỏi “khó” với bất kỳ ai, nếu như chúng ta được trải nghiệm trọn vẹn những ngày tết đó.

Tết quê hương ẩn chứa ý nghĩa thiết thực về tình người, tình yêu quê hương đất nước, và sự giáo dục các thế hệ tương lai về truyền thống tốt đẹp của quê hương. Các bạn trẻ hôm nay nên biết Tết là gì và ngày bao nhiêu là Tết. Có như vậy, chúng ta mới có thể chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng chào đón những ngày Lễ Tết trọn vẹn nhất.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Tết Thanh Minh Là Gì? Tết Thanh Minh Năm 2022 Là Ngày Nào?

Tết Thanh Minh (hay có thể gọi là Tiết Thanh Minh) là 1 trong 24 tiết khí tính theo âm lịch của một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên,… Tết Thanh Minh được tính theo quy luật vận hành của mặt trời – Dương lịch. Tiết Thanh Minh thường rơi vào mồng 4 hoặc mồng 5 tháng 4 dương lịch.

Tuy Tết Thanh Minh không phải là một ngày lễ lớn nhưng nó đã trở thành một ngày lễ không thể thiếu của mọi người dân phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là ngày lễ gắn liền với đạo đức, bổn phận của mọi người dân – bổn phận nhớ đến công lao của tổ tiên mình. Là ngày lễ, ngày giỗ chung của những người đã khuất để những người còn sống báo hiếu, trả ơn, tưởng nhớ đến công lao của họ.

Nguồn gốc của Tết Thanh Minh

Được bắt nguồn từ Trung Quốc cổ đại. Thời xa xưa, vào đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công của nước Tấn, gặp nạn phải bỏ quê hương đi lưu vong. Lúc ấy, có một vị hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi luôn giúp vua vượt qua khó khăn. Lúc hết lương thực, ông đã tự mình cắt thịt ở đùi nấu cho vua ăn, vua Tấn Văn Công biết sự tình rất biết ơn ông.

Giới Tử Thôi phò tá vua tận 19 năm, trải qua biết bao nhiêu khó khăn và hoạn nạn. Nhưng sau này, khi vua giành lại được quyền lực của mình, ông phong thưởng hậu hĩnh cho những người đã có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi đã giúp mình. Tử Thôi cũng không oán giận gì và sau đó cùng mẹ ở ẩn ở núi Điền Sơn.

Đến sau này, khi vua nhớ đến ông, có ý phong thưởng nhưng ông đã từ chối. Vì muốn Tử Thôi ra ngoài, vua đã hạ lệnh đốt rừng nhưng ông và mẹ không ra và chết cháy. Vua cảm thấy thương xót nên đã lập miếu thờ.

Từ đó, ngày tết Thanh Minh cũng xuất hiện. Và đặc biệt trong nhân gian, mọi người kiêng dùng lửa từ ngày 3/3 – 5/3 âm lịch, ăn thức ăn lạnh. Cũng chính vì thế mà trong thời gian 3 ngày đó còn được gọi là Tết Hàn Thực.

Ngày tết này được du nhập vào Việt Nam từ thời Lý nhưng đã thay đổi ý nghĩa. Bên cạnh đó nó còn gắn liền với tục Tảo Mộ. Vào ngày này, tất cả mọi người dù đi đâu cũng cố gắng trở về nhà tụ tập bên mâm cơm gia đình và cùng người thân đi tảo mộ.

Việc cần làm trong ngày Tết Thanh Minh

Người Việt lấy ngày tết Thanh Minh là dịp để tu sửa phần mộ của tổ tiên, dòng họ mình để phần mộ được sạch sẽ. Khi đi tảo mộ, mọi người thường mang theo cuốc, xẻng để đắp lại những chỗ mồ bị nứt, bị hở, rẫy những cây cỏ dại và những cây hoang mọc xung quanh, trùm lên mộ và cũng để tránh cho các loài rắn, chuột đào hang, làm tổ.

Sau khi hoàn thành tảo mộ, họ thường thắp những nén hương và trồng/cắm trên mộ một vài cây hoa nhỏ cho các linh hồn đã khuất.

Một số lưu ý khi chọn hoa cắm:

Bạn nên chọn những bông hoa đơn giản mộc mạc, không quá sặc sỡ, màu vàng hoặc màu trắng là màu chủ đạo.

Với hoa dùng để dâng, bạn có thể chọn những bông hoa cúc trắng hoặc vàng, hoa huệ.

Hoa dâng cho những người đã khuất mà cùng thế hệ, bạn nên dùng hoa cúc trắng trắng, vàng, hoa hồng, hoa ly, hoa loa kèn,..

Hoa dâng cho những người đã khuất là bạn bè hoặc người ít tuổi có thể chọn loại hoa mà người đó lúc sống thích.

Khi đi tảo mộ, dù bạn có phải xách nặng đến thế nào cũng đừng thuê người xách, mà hãy để con cháu trong nhà xách.

Khi làm lễ nên là người con trưởng, cháu đích tôn, hoặc là người kế thừa việc thờ tục trong dòng họ.

Trước khi ra mộ, bạn cần phải bày cỗ, thắp hương xin phép gia tiên trước khi đi tảo mộ.

Thắp hương ở nơi thờ thổ công, thổ địa ở nơi chôn cất trước khi thắp hương ở mộ.

Sau khi làm lễ xong mới tiến hành dọn dẹp xung quanh mộ.

Dọn dẹp chỉ nên dọn dẹp cỏ, trồng hoa, lau chùi,.. Còn với những ngôi mộ chưa xây thì thêm việc đắp đất. Nhổ cỏ chỉ nên làm ở bề mặt trên, không nên giựt quá mạnh, đào bới gây sạt lở mộ.

Đốt vàng mã nên đốt đúng nơi quy định, không đốt quá gần mộ gây ảnh hưởng tới âm khí của mộ.

Đặc biệt, không nên đeo vàng bạc khi đi tảo mộ, giống như bạn mang đồ lòe loẹt, sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ. Thay vào đó nếu có thể bạn có thể đeo vòng gỗ huyết long hay đây là những loại vòng có rất nhiều tác dụng, trong đó có công dụng trừ tà ma rất tốt.

ĐÂY LÀ NHỮNG MẪU VÒNG TAY TRẦM HƯƠNG ĐANG BÁN CHẠY TẠI GỖ THÀNH VINH LẠI CÒN ĐANG KHUYẾN MÃI NỮA CHỨ!!!

Một số điều cấm kỵ trong dịp tết Thanh Minh

Không đi những con đường vắng vẻ, ít người qua lại, chọn đường mà mọi người hay đi để tránh gặp nguy hiểm.

Mọi người khi đi với một lòng thành kính, không có tạp niệm.

Mộ của tổ tiên cần quét dọn sạch sẽ, thêm hoa tươi, và quét dọn cả phía sau.

Khi đi tảo mộ, cần chú ý dọn dẹp, sửa sang cả bốn phía của ngôi mộ để tỏ lòng thành kính.

Nếu phụ nữ đi tảo mộ cần tránh trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ đang mang thai để tránh tà khí vào người không tốt.

Nếu là người yếu bóng vía, khi về nhà cần bước qua lửa để tránh những năng lượng xấu vào nhà.

Trong lúc đi, nếu gặp mộ của người khác, không dẫm lên, đá vào đồ lễ hay tỏ thái độ thái độ bất kính để tránh gặp xui xẻo.

Không chụp ảnh ở xung quanh mộ.

Không nên tổ chức tiệc hỷ, tiệc tùng, vui chơi trong thời gian này

Mặc quần áo quá sặc sở sẽ dễ bị các vong hồn xung quanh chú ý.

Đi du lịch trong thời gian này có thể đem lại điều không may mắn cho cả gia đình bạn

Đi tảo mộ nhưng không phải là người trong nhà mình là một điều hết sức tối kỵ

Cách cúng Tết Thanh Minh

Gia chủ sẽ sắp xếp mâm lễ gồm có: vàng mã, hương đèn, trầu cau, hoa quả, đồ cúng chay, hoặc đồ cúng mặn vào chỗ thờ chung. Sau đó, thắp nhang, đèn, vái 3 vái tỏ lòng thành kính với quan thổ công, thổ địa ở đó, mời gia tiên trở về, đọc các bái khấn lễ riêng khi đi tảo mộ đã được ghi ở sách vở và được truyền.

Khi nhang đã cháy hết 2/3 cây, mọi người có thể lễ tạ, hóa vàng, xin lộc và ra về.

Trước khi vào lễ, gia chủ cần ăn mặc trang nghiêm, lịch sự để bày tỏ sự kính trọng với tổ tiên

Ở nhà, mọi người có thể tự chuẩn bị mâm cỗ để cúng tổ tiên. Tùy theo hoàn cảnh gia đình của mỗi người mà mâm cơm có thể khác nhau, quan trọng là mọi người chuẩn bị với một tâm thành kính.

Mâm cơm có thể là đĩa xôi, con gà, hoa quả, trầu cau, vàng mã, và một số món khác tùy theo gia đình.

Tết Thanh Minh có phải là Tết Hàn Thực không?

Đây là hai dịp tết hoàn toàn khác nhau.

Tết Thanh Minh bắt đầu từ khoảng ngày mùng 4, mùng 5 tháng 4, rơi vào khoảng thời gian sau Lập Xuân 45 ngày, sau Đông Chí 105 ngày và ngày đầu tiên của tiết khí gọi là Tết Thanh Minh.Trong thời gian tết Thanh Minh, mọi người trong họ họp nhau lại cùng đi tảo mộ và ăn uống sau khi đi lễ.

Còn tết Hàn Thực rơi vào ngày 3/3 âm lịch. Và trong ngày này thường ăn các món ăn lạnh, nguôi, bánh trôi, bánh chay.

Lịch Tết Là Gì? Nên In Lịch Tết Ở Đâu Uy Tín, Bạn Đã Biết?

Định nghĩa về lịch tết

Để định nghĩa được lịch tết là gì? Trước tiên bạn phải hiểu lịch là gì?

Lịch là một trong những ấn phẩm được ghi chép lại thứ, ngày, tháng trong một năm. Đây là kết quả của sự phát minh vĩ đại của con người. Có thể hiểu lịch chính là công cụ giúp con người xác định được thời gian.

Theo nghiên cứu, lịch có nguồn gốc từ tiếng Latinh hay còn gọi là tiếng La Mã cổ đại. Trong thời kì cổ đại, chủ nô thường thu tiền lãi từ các con nợ của mình. Cũng từ ấy mà người ta hình thành thành lịch. lịch là hệ thống ghi chép lại thời gian của một chu kì nhất định.

Tính đến hiện nay, có rất nhiều loại lịch khác nhau như: Dương lịch, Âm lịch, Âm Dương lịch. Nhưng Dương lịch chính là loại lịch được sử dụng chung. Riêng Việt Nam có cả Âm lịch và Dương lịch.

Ngoài ra, lịch còn được sử dụng và biểu thị cho một danh sách tập hợp cho một kế hoạch nào đo. Cụ thể là lịch học, lịch làm việc…Lịch thường được ghi chép vào những chất liệu khác nhau, nhưng chủ yếu là ghi trên giấy.

Quay trở lại vấn đề lịch tết là gì? Lịch tết là một trong những hệ thống dùng để đặt tên cho thời gian và được thể hiện theo ngày. Gọi là lịch tết bởi ấn phẩm này được sử dụng trong những ngày tết. Chúng được coi là một trong những món quà ý nghĩa trong dịp lễ này. Dịch vụ in ấn giá rẻ lịch đang ngày được người người quan tâm đến, hãy nhanh tay liên hệ để có thêm nhiều ưu đãi.

Vai trò của lịch tết vào năm mới

Cứ đến dịp tết đến xuân về, từ khắp mọi nơi trên đất nước đều tất bật sắm tết. Không những chỉ là những cành hoa mai, cành hoa đào. Mà lịch tết cũng là phần không thể thiếu trong những ngày này.

Không phải ngẫu nhiên mà người dân Việt nam lại tặng nhau những bộ lịch vào ngày tết. Tưởng chừng như đơn giản nhưng đây lại là một hành động sâu sắc và đầy ý nghĩa.

Tặng lịch tết có nghĩa tặng nhau những điều may mắn và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Lịch tượng trưng cho thời gian ý nói, mỗi ngày trong năm mới đều hi vọng bạn thật thành công, thật thịnh vượng.

Bởi vậy lịch tết càng trang trọng, độc đáo thì lại càng ý nghĩa. Càng thể hiện được thành ý của người tặng Cũng vì vậy, mà khi cầm trên tay món quà tết này người ta đều cảm thấy hạnh phúc và trân trọng.

Chính vì vậy nên công ty in Hà Nội luôn có đội ngũ thiết kế lịch tết chuyên nghiệp, công nghệ in ấn chuyên nghiệp dành cho bạn tạo nên những món quà tết nhiều ý nghĩa, nhiều thể loại như: thiết kế mẫu lịch treo tường, thiết kế mẫu lịch để bàn, thiết kế mẫu bìa lịch bloc … Và cả những loại lịch độc đáo in theo yêu cầu cùa riêng bạn.

Hiện nay, cho dù cho công nghệ thông tin phát triển, chúng ta có thể xem lịch ở khắp mọi nơi: Từ điện thoại, đồng hồ. Nhưng có lẽ không ai có thể bỏ quên lịch tết. Lịch tết chẳng biết từ bao giờ đã trở thành thành viên thân thiết của mỗi gia đình Việt Nam.

Lịch tết có những loại nào?

Hiện nay, trên thị trường đã có rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã in lịch tết khác nhau. Tùy theo nhu cầu in ấn mà mọi người có thể thoải mái lựa chọn.

Trong các loại lịch tết, tiêu biểu nhất là: Lịch tết để bàn, lịch tết treo tường và lịch tết bloc.

Mỗi loại đều mang một nét đặc trưng riêng rất thích hợp là quà tặng năm mới.

Thông thường tại các trường học, các cơ quan, doanh nghiệp. Người ta thường chọn lịch treo tường và lịch bloc để làm quà tặng. Những ấn phẩm này thể hiện được sự trang trọng và rất phù hợp để quảng bá thương hiệu.

Lịch để bàn được thiết kế vô cùng xinh xắn, dùng để trang trí tại bàn làm việc, bàn học. Loại lịch này cũng được sử dụng phổ biến để làm quà tặng. Phù hợp là quà tặng cho người thân, gia đình của bạn đấy!

Địa chỉ nào in lịch tết uy tín, giá rẻ?

Inhanoi.net chính là một trong những công ty in lịch tết mà bạn nên tham khảo đấy. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi luôn đề cao lợi ích của khách hàng. Và hướng tới những bộ lịch tết hoàn hảo nhất.

Bằng những sáng tạo của đội ngũ thiết kế, chúng tôi tự tin cung cấp cho bạn những hình ảnh, mẫu mã siêu chất lượng.

Đồng thời, tại xưởng in của chúng tôi luôn được trang bị máy móc hiện đại, tiên tiến. Từ các khâu đơn giản đến phức tạp đều được giải quyết nhanh gọn. Sau khi hoàn thành ấn phẩm, công nhân tại xưởng sẽ kiểm tra lịch một cách cẩn thận. Sau đó, đóng gói và di chuyển đến nơi bạn yêu cầu kèm theo mức giá in lịch tết hợp lý nhất trên thị trường.

Triết Lý Là Cái Gì Vậy?

BERTRAND RUSSELL trả lời phỏng vấn

Thưa Huân tước Russell, triết lý là cái gì vậy?

BERTRAND RUSSELL : Câu hỏi đó gây ra nhiều cuộc tranh luận đấy. Tôi không tin rằng sẽ có hai triết gia đáp y như nhau. Riêng tôi, tôi có thể nói với ông rằng triết lí là suy luận về những đầu đề chưa thể có một tri thức đích xác được. Và tôi nói vậy là trả lời riêng về phần tôi, chứ không trả lời thay cho một người nào khác.

Cụ có thấy triết lí và khoa học khác nhau ở chỗ nào không?

BERTRAND RUSSELL : Đại khái thì chúng ta có thể nói rằng khoa học là cái gì mình biết, mà triết lí là cái gì mình không biết. Định nghĩa đó đơn sơ; vì vậy mà chúng ta thường thấy những vấn đề triết lí chuyển qua khu vực khoa học.

Vậy, cái gì mình xác định được, chứng minh, khám phá được thì không còn là triết lí nữa mà thành khoa học ư?

BERTRAND RUSSELL : Phải. Và có nhiều vấn đề xưa kia mang cái nhãn triết lí, nay đã bỏ nhãn đó đi rồi.

Thế nào là triết lí tốt?

BERTRAND RUSSELL : Thực ra, tôi thấy triết lí có hai công dụng. Công dụng thứ nhất: duy trì sự suy tư về những môn mà chúng ta vẫn chưa thể sắp vào loại tri thức khoa học được; vì tri thức khoa học vẫn chủ bao gồm một phần rất nhỏ những vấn đề nhân loại chú điểm lợi ích vô cùng mà khoa học, ít nhất là lúc này, chưa bàn xét gì tới mấy; và nếu chúng ta không tưởng tượng gì khác ngoài những cái gì mình biết rồi thì tôi cho là đáng tiếc lắm. Tưởng tượng vũ trụ, đặt giả thuyết để mở rộng nó ra, đó có thể là một công dụng khác, theo tôi, quan trọng cũng không kém: là triết lí cho chúng ta thấy rằng có những điều chúng ta tưởng là biết rồi mà sự thật chưa biết. Một triết lí bắt chúng ta phải suy tư hoài về những cái chúng ta có thể biết được; mặt khác nó nhắc nhở chúng ta phải khiêm tốn, nghĩ rằng cái mà chúng ta cho là biết rồi, là tri thức, sự thực chưa phải là tri thức.

Triết gia Anh Bertrand Russell (1872-1970). Nguồn ảnh: http://yalebooksblog.co.uk

Cụ có thể cho chúng tôi biết vài suy tư nào đã đưa tới những kết quả cụ thể được chăng?

B.R : Được chứ. Chẳng hạn triết học Hi Lạp hồi xưa đưa nhiều giả thuyết mới đầu không thể kiểm chứng được, mà đời sau thấy là rất quí báu. Tôi nghĩ tới thuyết nguyên tử. Desmocrite đưa giả thuyết rằng vật chất gồm nhiều nguyên tử nhỏ xíu: hơn hai ngàn năm sau, chúng ta thấy rằng ý kiến đó đúng, mặc dầu Ông chỉ gợi ý ra như vậy thôi. Rồi như Aristarque nữa. Ông Aristarque này là người đầu tiên giả thiết rằng trái đất quay chung quanh mặt trời, chứ không phải mặt trời quay chung quanh trái đất; mà chính vì trái đất quay như vậy nên ta mới thấy các vì tinh tú mỗi ngày di chuyển trọn một vòng trên trời, chứ sự thực không phải vậy. Giả thuyết bị chôn vùi, bỏ quên, mãi hai ngàn năm sau, tới thời Copernic nó mới được đưa trở ra ánh sáng. Mà có phần chắc chắn rằng nếu Aristarque không nghĩ tới vấn đề đó trước thì Copernic cũng không bao giờ nghĩ tới.

Cụ có cho như vậy là nhờ một trực giác không?

B.R : Không đâu! Những người đầu tiên đưa ra những giả thuyết như vậy không thể bảo rằng: “Đây là chân lí”, mà chỉ có thể bảo: “Đây có thể là chân lí”. Có một trí tưởng tượng khoa học phong phú thì ông cũng có thể nghĩ tới vô số điều có thể đúng được. Đó là bản thể của khoa học. Ông bắt đầu suy nghĩ về một điều nào đó, rồi ông rán tìm xét xem nó có đúng không. Thường thường thì nó không đúng.

Tôi chắc Platon cho thuyết nguyên tử của Démocrite không đứng vững được?

B.R : Platon ? Ông ấy kinh hoảng lên chứ. Ông ấy bảo phải đem đốt hết các sách của Démocrite đi. Là vì Platon không thích khoa học. Ông ấy thích môn toán đấy, còn các ngành khác của khoa học thì ông không ưa.

Nhưng như vậy thì chẳng hóa ra triết lí tự lãnh nhiệm vụ phục vụ khoa học sao?

Cụ có nhận thấy từ xưa tới nay các triết gia đã thay đổi thái độ, và độc giả, thính giả của họ cũng vậy không?

B.R : Cái đó còn tùy ông muốn nói về triết nào. Platon và Aristote đều cho rằng điều quan trọng là tìm hiểu thế giới (và tôi nghĩ rằng triết lí phải nhắm mục tiêu đó). Rồi sau các triết gia phải khắc kỉ nhấn mạnh vào luân lí- chúng ta phải khắc kỉ nghĩa là phải giữ vững chí của mình trong cảnh khốn cùng- riết rồi mọi người đều bảo có thái độ như vậy là có tinh thần “triết nhân”.

Cụ có cho Marx là một triết gia không?

B.R : Hiểu theo một nghĩa nào đó thì ông ấy là một triết gia, nhất định vậy. Nhưng có nhiều hạng triết gia. Có những nhà chống đỡ một trật tự, một tổ chức đã thành lập; lại có những nhà chỉ nhắm lật đổ trật tự, tổ chức đó; và dĩ nhiên Marx ở trong hạng sau. Cả hai thái độ đó đều không hợp với tôi: tôi cho đó không phải là nhiệm vụ đích thực của triết gia. Nhiệm vụ đích thực của triết gia không phải là thay đổi thế giới mà tìm hiểu nó- mà như vậy là trái hẳn với lời của Marx.

Cụ có tự đặt cụ vào một hạng triết gia nào không?

B.R : Từ trước tới nay tôi chỉ dám cho tôi mỗi một cái nhãn : phái nguyên tử về lô gích, nhưng thực ra tôi không chú trọng tới cái nhãn, trái lại coi đó là một điều nên tránh nữa.

Phải nguyên tử về lô gích là nghĩa làm sao?

B.R : Dùng tiếng đó là tôi muốn nói rằng muốn đạt được thực thể cái gì mình nghiên cứu thì phải dùng phương pháp phân tích- và ông có thể phân tích cho tới khi đụng phải những cái không thể phân tích được nữa, tức những cái nguyên tử lô gích. Tôi gọi những cái đó là nguyên tử lô gích vì nó không phải là những phần tử rất nhỏ của vật chất, mà là những phần tử rất nhỏ của những ý niệm mà tôi cho là thành phần của các vật.

Ngày nay trào lưu triết lí nào lớn nhất?

B.R : Phải phân biệt các xứ nói tiếng Anh và lục địa Âu châu. Các trào lưu tư tưởng ngày nay chia rẽ hơn hồi xưa. Hơn nhiều. Tại các xứ nói tiếng Anh, nhất là ở Anh, đã xuất hiện một triết lí mới, theo tôi, là do người ta muốn phân định cho triết học các khu vực riêng của nó. Lúc nãy tôi đã nói, cơ hồ như triết lí là một khoa học chưa thành tựu. Có nhiều người không thích lối nhận định như vậy. Họ muốn cho triết học một khu vực riêng của nó. Và như vậy họ đã tạo nên thứ triết học này mà tôi có thể gọi là triết học ngôn ngữ, nghĩa là thứ triết học không nhắm giải quyết một vấn đề mà chỉ cốt rọi thật nhiều ánh sáng vào ý nghĩa của vấn đề đó thôi. Về phần tôi, tôi không chấp nhận quan niệm đó, nhưng tôi có thể kể cho ông một thí dụ. Một hôm đi xe đạp lại Winchester, tôi lạc đường. Tới làng thứ nhất, tôi vô một tiệm nọ, hỏi thăm: “Ông làm ơn chỉ cho tôi con đường nào ngắn nhất lại Winchester”. Người đó không biết, hỏi lại một người khác ở phía trong mà tôi không thấy: “Một ông tới hỏi con đường nào ngắn nhất lại Winchester”. Người ở trong đáp: “Winchester ư ?- Ờ- Con đường ngắn nhất ư ? – Ờ – Tôi không biết”. Thế là tôi chẳng biết lại tiếp tục đi. Đấy, cái triết lí giới thiệu ở Oxford như vậy đó.

Nhận định cho đúng vấn đề mà không quan tâm tới cách giải ư?

B.R : Đúng vậy. Cách giải là công việc của người khác

Thế còn triết học ở “lục địa”, có nhận định vấn đề một cách khác vậy không?

B.R : Triết học ở “lục địa” đặt vấn đề một cách không tới nỗi “bần huyết” như vậy. Tôi không tán thành đó “đa huyết” hơn, gần với các triết học thời xưa hơn. Có nhiều triết thuyết gốc từ Kierkegaard, từ sự suy tư của ông về vấn đề hiện sinh. Người ta lại còn thấy cơ hội luận chiến với tôn giáo cổ truyền. Có một số như vậy đó. Nhưng theo tôi, chẳng có gì là quan trọng cho lắm.

Còn triết thuyết của riêng cụ, có ích lợi thực tế nào không cho một người muốn biết phải cư xử ra sao?

B.R “Ông hỏi câu đó thực hợp “tôi nhận được vô số thư của những người rất hoang mang không biết phải cư xử ra sao. Những người đó không còn nhắm theo những mục tiêu cổ truyền để tìm con đường hành động chính đáng nữa; và họ không phải nhắm theo những mục tiêu mới nào. Tôi thấy triết thuyết của tôi chủ trường có được một ích lợi này: nó giúp cho chúng ta quả quyết hành động cả những khi chúng ta không hoàn toàn chắc chắn rằng hành động của chúng ta quả thực là tốt. Tôi cho rằng chúng ta không nên chắc chắn về một cái gì hết. Nếu ông chắc chắn (về một cái gì) thì chắc chắn là ông lầm rồi, vì không có cái gì đáng coi là chắc chắn cả; và luôn luôn trong cái điều mà chúng ta tin, phải dành chỗ cho một chút hoài nghi nào đó; và mặc dầu hoài nghi như vậy, chúng ta vẫn phải có thể hành động một cách cương quyết. Xét cho cùng thì một ông tướng khi chuẩn bị giao chiến, cùng hành động như vậy, phải không? Ông ta đâu có biết chắc được quân địch sẽ làm gì, nhưng nếu ông ta có tài thì sẽ đoán đúng. Nếu vô tài, ông ta sẽ đoán sai. Mà trong đời sống thực tế, chúng ta phải dựa vào những cái có thể xảy ra mà hành động; và tôi cho rằng mục đích của triết học là khuyến khích chúng ta cứ hành động đi, không đợi phải được chắc chắn hoàn toàn.

Vâng, nhưng lại có bất tiện khác: bất tiện là làm cho thiên hạ hóa ra hoài nghi về những điểm mà dù đúng dù sai hộ cũng đã tin tưởng rồi. Như vậy chẳng là làm cho họ hóa hoang mang ư?

B.R : Phải, ngay lúc đó thì phải. Tôi cho rằng có một chút hoang mang là điều cần thiết cho sự luyện tinh thần, nhưng một chút tri thức về khoa học có thể dằn họ, tránh cho họ khỏi bị nhồi lên nhồi xuống khi họ hoài nghi, vì có lúc họ phải hoài nghi.

Theo cụ thì tương lai triết học sẽ ra sao?

B.R: Tôi không cho rằng sau này sẽ được coi trọng như thời cổ Hi Lạp hoặc thời Trung cổ. Tôi thấy sự tiến triển của khoa học nhất định làm cho triết học mất quan trọng đi.

Hiện nay chúng ta có lẽ có nhiều triết gia quá chăng?

B.R : Tôi nghĩ rằng một triết gia không nêu đưa ý kiến về vấn đề đó. Để các người không phải là triết gia đưa ý kiến thì phải hơn.

Xin cụ tóm tắt ít lời cho chúng tôi biết theo cụ thì trên thế giới này, trong những năm sắp tới, triết học quan trọng ra sao?

B.R : Tôi nghĩ rằng trên thế giới hiện đại, nó quan trọng lắm. Trước hết, như tôi đã nói, nó cảnh cáo chúng ta, nhắc nhở chúng ta rằng có những vấn đề rất nghiêm trọng mà khoa học – ít nhất là lúc này- chưa thể nghiên cứu được, mà thái độ khoa học, chỉ thuần túy khoa học thôi, không phải là thái độ thích hợp. Lại thêm, triết học làm cho chúng ta có tinh thần khiêm tốn hơn; nhờ triết học mà chúng ta nhận ra được rằng có nhiều điều hồi xưa cho là chắc chắn, thì bây giờ đã thấy là sai; và chúng ta không thể dùng con đường tắt mà đạt tới tri thức được. Loài người phát giác được rằng trong cái việc rất khó khăn tìm hiều vũ trụ- triết gia nào cũng phải nhắm mục đích ám tàng đó- cần phải mất nhiều thì giờ và phải có tinh thần không võ đoán mới được.

Nguồn: Bertrand Russell. Thế giới ngày nay và tương lai nhân loại, Nguyễn Hiến Lê dịch Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1996. Phiên bản điện tử do chúng tôi thực hiện.