Test Phun Muối Là Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Máy Phun Sương Muối, Máy Phun Nước Muối Hay Là Máy Phun Muối?

Là thiết bị tạo ra một môi trường giả lập nhằm kiểm tra khả năng chống ăn mòn của các vật liệu sau khi được sơn phủ hay xị mạ trong một khoảng thời gian nhất định, dưới tác dụng của dung dịch muối.

ảnh 1: sản phẩm sau thử nghiệm máy phun sương muối

Tùy vào từng yêu cầu cụ thể về thời gian phun, người ta sẽ căn cứ vào các tiêu chuẩn đối với từng loại sản phẩm đã được đặt ra trước để đánh giá khả năng chống ăn mòn của các loại vật liệu đó

ảnh 2: kết quả đánh giá sản phẩm sau thử nghiệm máy phun nước muối

Được sử dụng trong các phòng kiểm tra chất lượng, phòng thí nghiệm của các nhà máy sản xuất trong rất nhiều lĩnh vực như phụ tùng ô tô-xe máy, linh kiện điện-điện tử, công nghiệp sơn phủ mạ .v…v.

ảnh 3: ứng dụng máy phun muối trong sản xuất phụ tùng ô tô

Cấu tạo chung của máy phun sương muối

Một máy phun muối thường gồm có 3 bộ phận cơ bản chính đó là

– Bình bão hòa: là phần tạo ra hơi nước bão hòa bằng cách đun nóng nước cất đến một nhiệt độ nhất định, sau đó hơi nước bão hòa sẽ được dẫn vào trong buồng phun để cùng với dung dịch nước muối tạo thành hơi sương muối dưới tác dụng của khí nén

– Hệ thống điều khiển: Bao gồm rơ le điều khiển, Mạch điện, bộ điều khiển nhiệt độ và áp suất cả trong buồng phun và bình bão hòa. Tùy từng loại với yêu cầu kích thước khác nhau mà số bộ điều khiển nhiệt độ và áp suất sẽ khác nhau.

ảnh 4: cấu tạo máy phun sương muối

Nguyên lý hoạt động cơ bản của máy phun sương muối

Nước ở trong buồng phun được đun nóng bằng một điện trở, có kiểm soát nhiệt độ bằng bộ điều khiển nhiệt độ. Tại đây, nước được đun nóng đến một nhiệt độ nhất định nhằm tạo ra môi trường trong buồng phun tới một nhiệt độ yêu cầu. Đồng thời khi đó, nước cất ở trong bình bão hòa cũng sẽ được đun nóng tới một nhiệt độ đã được giới hạn trước thông qua một bộ điều khiển nhiệt độ khác.

Khi nước cả ở trong buồng phun và bình bão hòa đã đạt tới một nhiệt độ nhất định, thì khi đó rơ le điều khiển sẽ đóng mạch điện, lúc này các van điện từ cũng được mở ra, hơi nước bão hòa cùng với dung dịch muối sẽ được đưa vào trong buồng phun qua các hệ thống ống dẫn để đến vị trí vòi phun. Tại đây nhờ tác dụng của khí nén đã được điều chỉnh ở một áp suất nhất định, hơi nước bão hòa cùng với dung dịch muối sẽ tạo thành hỗn hợp và phun qua vòi phun dưới dạng sương rồi phủ lên bề mặt của các sản phẩm cần kiểm tra.

ảnh 5: hình ảnh máy phun sương muối trong thực tế sản xuất

Người ta cũng có thể kiểm soát lưu lượng phun ở trong buồng phun bằng một hệ thống phễu thu. Sau một thời gian yêu cầu đối với từng loại sản phẩm khác nhau sẽ cho các kết quả kiểm tra khác nhau.

Phun Mày Ombre Là Gì?

Phun mày là một khái niệm không còn xa lạ đối với phái đẹp trong những năm vừa qua, công nghệ phun mày không ngừng cải thiện kỹ thuật trong đó phun mày omber đang nhận được nhiều sự đón nhận của những người yêu thích lĩnh vực thẩm mỹ chân mày.

Phương pháp phun chân mày ombre là gì?

Đầu tiên giải thích về tên gọi này: từ “ombre” xuất phát tiếng Pháp dùng trong mỹ thuật hội họa để diễn tả sự đậm nhạt, chuyển màu của các màu sắc. Đối với lĩnh vực thiết kế, đây là cách trộn dần màu mày sang màu khác hay còn gọi là chơi màu hòa trộn.

Thông thường, Ombre là sự chuyển từ gam màu nhạt sang màu đậm dần lên một cách tự nhiên và hài hòa. Chúng ta vẫn thường thấy trong lĩnh vực làm tóc, người ta sử dụng cách loang mày này thường xuyên để tạo ra các mẫu tóc ấn tượng và hợp thời trang. Và trong lĩnh vực thẩm mỹ, việc áp dụng kỹ thuật loang màu Ombre vào trong phun chân mày cũng không ngoại lệ.

Phun mày ombre thích hợp với những ai?

Phun mày Ombre thích hợp với những ai yêu thích sự sắc nét, chân mày thưa thớt cần cải thiện lại dáng, chính vì tạo nên sự sắc nét và điểm nhấn nên phun mày ombre không thích hợp đối với những ai muốn sở hữu nét đẹp dịu dàng tự nhiên.

Bột ombre khi được phủ lên chân mày sẽ mang lại hiệu ứng nhạt phần đầu và đậm hơn về phía đuôi. Phấn phủ mang đến một lớp trang điểm dạng bột mềm mại mà vẫn trông thật tự nhiên.

Lưu ý khi thực thực hiện phu mày kỹ thuật ombre

Phun mày ombre là một kỹ thuật xuất phát từ các nước Châu Âu và đòi hỏi khả năng thẩm mỹ tinh tế cũng như vượt trội trong sự pha trộn màu sắc, vì vậy hãy lựa chọn một người nghệ nhân có gout thẩm mỹ và tay nghề cao để thực hiện dịch vụ này.

Kỹ thuật này là sự kết hợp giữa phun phẩy mực và sự hòa trộn màu sắc trên bề mặt da ở tầng nông vì vậy thời gian tồn tại của một đôi chân mày phun ombre từ 6 – 12 tháng tùy theo chế độ chăm sóc tại nhà của bạn, sau khi màu mờ dần bạn có thể cân nhắc thực hiện lần phun tiếp theo hoặc phương pháp khác để chân mày luôn được duy trì vẻ đẹp.

User Acceptance Testing (Uat) Là Gì? Các Loại User Acceptance Testing

1. User Acceptance Testing (UAT) là gì?

User Acceptance Testing là quá trình xác nhận rằng phần mềm đã tạo ra có hoạt động phù hợp với người dùng cuối hay không.

2. Ai là người thực hiện UAT?

3. Tại sao cần User Acceptance Testing?

Các nhà phát triển phần mềm dựa trên tài liệu yêu cầu và sự hiểu biết của họ để xây dựng các yêu cầu và có thể không thực sự là những gì khách hàng cần từ phần mềm.

Các yêu cầu thay đổi trong quá trình làm dự án có thể không được truyền đạt hiệu quả và chính xác đến các nhà phát triển.

4. Các bước thực hiện UAT

Phân tích các yêu cầu nghiệp vụ của phần mềm

Tạo kế hoạch kiểm tra UAT

Xác định các kịch bản kiểm thử

Tạo các trường hợp kiểm tra UAT

Chuẩn bị data test (giống với data thật nhất)

Thực hiện kiểm thử

Ghi nhận kết quả

Xác nhận các chức năng của sản phẩm

5. User Acceptance Testing (UAT) khác gì với Functional Testing?

User Accecptance Tests bao gồm 1 bộ các test steps dùng để xác nhận xem các yêu cầu đặc tả đã đúng với nhu cầu của user không. Nếu khách hàng và nhà cung cấp đồng ý với sản phẩm thì phát triển phầm mềm được bắt đầu.

Functional testing – kiểm tra các yêu cầu cụ thể và thông số kỹ thuật của phần mềm. Nó thiếu thành phần người dùng. Functional testing có thể đưa ra kết luận rằng phần mềm đáp ứng các thông số kỹ thuật của nó không. Tuy nhiên, không xác minh liệu phần mềm đó có thực sự phù hợp với nhu cầu người dùng không.

Ví dụ: Facebook ra mắt một tính năng mới, cho phép người dùng Facebook gửi bưu thiếp cho gia đình và bạn bè. Về mặt, kỹ thuật giải pháp làm việc. Tester có thể sử dụng nó, tuy nhiên do thiếu sự quan tâm và nhu cầu sẽ không ai muốn gửi bưu thiếp in. Kiểm tra chức năng sẽ diễn ra tốt, kiểm tra khả năng sử dụng cũng sẽ tốt, nhưng kiểm tra chấp nhận người dùng có thể sẽ thất bại vì người dùng Facebook không có nhu cầu gửi bưu thiếp trong Facebook.

6. Các kiểu của User Acceptance Testing

6.1. Alpha & Beta Testing

Alpha testing thường diễn ra trong môi trường phát triển và thường được thực hiện bởi nhân viên nội bộ. Ngoài ra các nhóm người dùng tiềm năng cũng có thể tiến hành Alpha Tests. Dựa trên những phản hồi – được thu thập từ những người thử nghiệm alpha – nhóm phát triển sẽ khắc phục một số vấn đề cần thiết và cải thiện khả năng sử dụng của sản phẩm.

6.2. Usersnap

Usersnap Classic là một giải pháp tuyệt vời để yêu cầu người kiểm tra alpha và beta phản hồi. Với Usersnap Classic, các nhóm UAT có thể dễ dàng thu thập và phân tích phản hồi định tính từ những người thử nghiệm. Và đối với những người thử nghiệm, nó cực kỳ dễ dàng để làm việc thông qua thử nghiệm alpha hoặc beta đầu tiên, vì họ có thể chỉ cần vẽ trên màn hình để cung cấp phản hồi.

6.3. Contract Acceptance Testing

6.4. Regulation Acceptance Testing

Regulation Acceptance Testing (Kiểm tra chấp nhận quy định), còn được gọi là Compliance Acceptance Testing(Kiểm tra chấp nhận tuân thủ), kiểm tra xem phần mềm có tuân thủ các quy định hay không. Điều này bao gồm các quy định của chính phủ và pháp lý.

6.5. Operational acceptance testing

Còn được gọi là Operational Readiness Testing (Thử nghiệm sẵn sàng hoạt động) hoặc Production Acceptance Testing (Thử nghiệm chấp nhận sản xuất). Các trường hợp thử nghiệm này đảm bảo các quy trình công việc để cho phép phần mềm hoặc hệ thống được sử dụng. Nó bao gồm các quy trình công việc cho các kế hoạch dự phòng, đào tạo người dùng, bảo trì và kiểm tra bảo mật khác nhau.

6.6. Black Box Testing

Black Box Testing (Kiểm thử hộp đen) thường được phân loại là kiểm tra chức năng, nhưng trong một chừng mực nào đó có thể được xem là một loại Kiểm tra chấp nhận người dùng. Nó là một phương pháp kiểm thử phần mềm để phân tích các chức năng nhất định mà không cho phép người kiểm tra thấy cấu trúc code bên trong. Trong quá trình kiểm tra Hộp đen, người dùng không biết về bất kỳ cơ sở code nào, nhưng phải biết về các yêu cầu mà phần mềm phải đáp ứng.

All Rights Reserved

Tự Do Và Khám Phá: Adhoc Testing Vs Exploratory Testing

1. Adhoc testing

Adhoc testing là một loại kiểm thử không chính thức, với mục đích là tìm các “điểm chết” của hệ thống. Loại kiểm thử này thường không có kế hoạch thực hiện tức là bạn sẽ không cần tuân theo một kỹ thuật thiết kế test design nào để tạo test case cả. Và thực tế là chúng ta cũng sẽ không tạo và làm theo test case nào hết! Do đó, loại kiểm thử này yêu cầu rất cao về mức độ hiểu hệ thống của người thực hiện kiểm thử. Và tester sẽ thực hiện kiểm thử ứng dụng một cách ngẫu nhiên các trường hợp mà không sử dụng một tài liệu test case hay mô tả nghiệp vụ nào.

Adhoc testing không yêu cầu các tài liệu, kế hoạch hay quy trình. Vì mục đích của loại kiểm thử này là tìm lỗi thông qua hướng tiếp cận ngẫu nhiên, vì không dựa theo bất kỳ tài liệu nào, nên các lỗi tìm thấy sẽ không được ánh xạ tới các test case tương ứng như bình thường. Vì thế mà đôi khi sẽ rất khó để tái hiện lại lỗi.

Khi nào thì sử dụng Adhoc testing?

Adhoc testing có thể được thực hiện khi có một thời gian giới hạn nào đó cho các kiểm thử phức tạp. Thông thường Adhoc testing được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc thực thi kiểm thử theo đúng quy trình. Nếu như có thời gian, thì có thể hoàn thành thực hiện Adhoc testing cho hệ thống. Adhoc testing sẽ hiệu quả hơn nếu người thực thi kiểm thử có kiến thức tốt về hệ thống đó.

Thực hiện Adhoc testing hiệu quả:

* Nắm chắc nghiệp vụ

Yếu tố then chốt quyết định phần lớn hiệu quả trong Adhoc testing đó là việc người thực thi kiểm thử hiểu nghiệp vụ của hệ thống đến đâu. Do đó, khi quyết định thực hiện Adhoc testing thì cần phải chắc chắc được rằng bạn đã thông suốt về các ngõ ngách của hệ thống, ứng dụng. Điều này giúp bạn có thể dễ dàng thực hiện được những trường hợp thực tế nhất, và có thể đoán được các vùng có khả năng xảy ra lỗi nhiều nhất.

* Kiểm tra các module chính

Cần xác định các chức năng quan trọng chính của hệ thống là đối tượng tập trung của Adhoc testing. Vì sao lại thế, đơn giản thôi vì chức năng chính quan trọng chính là cái mà người dùng sẽ sử dụng và tương tác nhiều nhất, thế mà lại để lọt lỗi trên đó thì sẽ là điều khó mà chấp nhận được! 😀

* Lưu lại các defect

Tất cả các lỗi tìm được từ Adhoc testing đều cần phải được lưu lại và gửi cho team dev để fix bug. Các lỗi hợp lệ cần được viết bổ sung và thêm vào trong bộ test case. Cái này thường là do viết test case thiếu, chưa bao phủ được các trường hợp.

Các defect tìm được này chính là những bài học kinh nghiệm, cần phải được xem xét và đánh giá nghiêm túc, rút kinh nghiệm cho các vòng test sau hay những trường hợp, sản phẩm có tính năng tương tự.

2. Exploratory testing

Exploratory testing, bao gồm các hoạt động khám phá, tìm hiểu và học hỏi. Chủ yếu nhấn mạnh vào khả năng kiểm thử tự do, đi kèm với trách nhiệm của người kiểm thử. Trong Exploratory testing, các test case cũng không được tạo ra khi tiến hành kiểm thử. Tuy nhiên là ta có thể ghi ra một vài ý tưởng chính sẽ được thực hiện trước khi bắt tay vào làm. Exploratory testing tập trung vào việc thăm dò khám phá ứng dụng hơn việc thực thi dựa trên các hoạt động như các loại kiểm thử khác.

* Ưu điểm

Loại kiểm thử này sẽ rất hữu ích trong trường hợp các tài liệu yêu cầu chưa được cung cấp đầy đủ hoặc có rất ít thông tin.

Tìm ra được các lỗi nhỏ mà có thể bị bỏ qua bởi các kỹ thuật kiểm thử khác

Mở rộng khả năng tưởng tượng các tình huống bằng cách thực hiện nhiều hơn các trường hợp kiểm thử.

Đi sâu vào các phần chức năng nhỏ nhất của ứng dụng và bao phủ được các yêu cầu chức năng

Loại kiểm thử này bao phủ được nhiều loại kiểm thử và nhiều loại các kịch bản và trường hợp kiểm thử khác nhau.

Khuyến khích sự sáng tạo và khả năng phán đoán

Có thể tạo ra các ý tưởng mới trong quá trình thực hiện kiểm thử.

* Nhược điểm

Loại kiểm thử này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của người thực hiện kiểm thử

Do đó, sẽ dễ bị hạn chế bởi vùng kiến thức của tester

Không phù hợp với dự án có nhiều thời gian cho việc thực thi kiểm thử.

Khi nào thì thực hiện Exploratory testing?

Có thể thực hiện Exploratory testing nếu như:

Nhóm kiểm thử có những tester nhiều kinh nghiệm

Early iteration is required (Dự án có yêu cầu lặp sớm)

Đây là một ứng dụng quan trọng

Hoặc có những tester mới tham gia vào nhóm.

3. So sánh nho nhỏ giữa Adhoc testing và Exploratory testing

Adhoc testing Exploratory testing

Bạn cần phải hiểu và nắm được ứng dụng trước khi thực hiện Adhoc testing. Với Exploratory testing thì bạn sẽ tìm hiểu ứng dụng trong khi thực hiện test.

Với Adhoc testing, tài liệu không phải là yếu tố quan trọng cần thiết, Adhoc testing được thực hiện bình thường mà không cần tài liệu đặc tả cụ thể nào. Ngược lại, với Exploratory testing, tài liệu là một yếu tố cần thiết để ghi lại chi tiết các thông tin trong khi thực hiện kiểm thử.

Adhoc được thực hiện để nâng cao mức độ hoàn thiện hướng tới sự hoàn hảo của việc kiểm thử ứng dụng. Exploratory testing thiên về hướng học hỏi, tìm hiểu ứng dụng hơn.

Người thực hiện Adhoc testing cần có kiến thức về quy trình thực hiện khi thực hiện kiểm thử. Với Exploratory testing thì từ đây sẽ giúp cho người thực thi có kiến thức về ứng dụng thông qua các kết quả test.

https://www.softwaretestingclass.com/difference-between-adhoc-testing-and-exploratory-testing

https://www.guru99.com/adhoc-testing.html

https://www.guru99.com/exploratory-testing.html

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…