Rượu Là Thế Nào / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Thế Nào Là Nghiện Rượu ?

Định nghĩa về nghiện rượu:

 

+ Về mặt số lượng: Nghiện rượu là sử dụng quá 1ml cồn tuyệt đối cho 1kg cân nặng hoặc 0,75 lit rượu vang 10o cồn trong vòng 24 giờ cho một người đàn ông cân năng 70kg (P. Hardy,1994). + Về mặt xã hội: Nghiện rượu là tất cả các hình thái uống rượu vượt quá mức sử dụng thông thường và truyền thống (P.Hardy,1994). + Theo Tổ chức Y tế thế giới (1993): Nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình thành thói quen, rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ.  

Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu (ICD-10): + Thèm muốn mãnh liệt không thể ngăn cản và bắt buộc phải uống rượu. + Giảm hoặc ngừng uống rượu là một việc rất khó khăn. + Có những chứng cứ về khả năng dung nạp rượu như tăng liều. + Dần dần sao nhãng những thú vui trước đây vốn ưa thích. + Vẫn tiếp tục uống rượu, mặc dù biết những hậu quả tai hại của nó. Chú ý: chỉ được chẩn đoán nghiện rượu khi có từ 3 triệu chứng trở lên và biểu hiện trong vòng 1 năm trở lại đây.  

Lâm sàng nghiện rượu. Gồm 3 giai đoạn:  

Giai đoạn 1 (Giai đoạn suy nhược thần kinh): Một trong những dấu hiệu sớm nhất của giai đoạn này là say rượu bệnh lý, sự ám ảnh thường xuyên về rượu và sau đó là mất sự kiểm soát về số lượng rượu uống. Triệu chứng đầu tiên của nghiện rượu là mất phản xạ nôn khi uống quá mức, tăng khả năng dung nạp rượu đến mức tối đa cho phép, thay đổi tính nết rõ rệt, có biểu hiện rối loạn trí nhớ và chú ý, Người bệnh trở lên độc ác, hay quấy nhiễu, dễ nổi khùng và đa nghi. Các triệu chứng này xuất hiện trên nền của trạng thái suy nhược thần kinh như: uể oải, đuối sức, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ,,,, làm giảm khả năng lao động và hiệu suất công tác. Bệnh nhân luôn luôn thèm rượu và tìm mọi cách để đạt được mục đích của mình. Nhu cầu hàng ngày để thoả mãn trạng thái thèm rượu thường là 400 – 500ml rượu mạnh (35o – 40o cồn) và có thể còn hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các rối loạn cơ thể như: cao huyết áp, viêm gan, viêm tuỵ, viêm dạ dày, viêm thực quản, viêm đại tràng và giai đoạn này thường kéo dài 1 – 6 năm, tuỳ thuộc vào cường độ uống rượu của người bệnh.  

Giai đoạn 2: (giai đoạn có hội chứng cai): + Tình trạng sảng rượu ngày càng ra tăng, bệnh nhân không còn đủ nghị lực để đấu tranh với cơn thèm rượu. Các triệu chứng ở giai đọan một tiến triển trầm trọng thêm. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là hội chứng cai rượu xảy ra khi bệnh nhân ngưng uống rượu vài giờ hoặc vài ngày thì xuất hiện ngay các triệu chứng rối loạn tâm thần và thần kinh thực vật đa dạng ( nếu bệnh nhân được uống một lượng rượu nhỏ thì các triệu chứng này giảm hoặc mất đi nhanh chóng). + Rối loạn tâm thần: trên nền khí sắc giảm xuất hiện các trạng thái buồn rầu, dễ bực tức, giận dữ, độc ác, đa nghi. Bệnh nhân cảm thấy sợ hãi vô duyên cớ và có các ý tưởng tự buộc tội mình, có thể có ảo thị và ảo thanh thật, giấc ngủ của bệnh nhân không sâu hoặc mất ngủ và có nhiều ác mộng. Bệnh nhân biến đổi nhân cách trầm trọng, lối sống bê tha và thường có hành vi hung bạo. + Rối loạn thần kinh thực vật: biểu hiện bằng nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút, tăng huyết áp, run đầu chi, khô miệng, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tăng tiết mồ hôi và có thể xuất hiện các cơn co giật kiểu động kinh. + Khả năng dung nạp rượu tăng đến cực điểm, mỗi ngày bệnh nhân có thể uống với số lượng từ 1500 -2000ml rượu mạnh (35 -40o cồn), hoặc hơn, suốt ngày bệnh nhân trong trạng thái say và giai đoạn này kéo dài từ 3 – 5 năm.  

Giai đoạn 3 (giai đoạn bệnh não thực tổn do rượu): Các triệu chứng ở giai đoạn 2 biến đổi từ từ nặng dần lên và xuất hiện thêm các triệu chứng mới như: thèm rượu có khuynh hướng giảm, bệnh nhân bớt lè nhè và ít  quấy nhiễu hơn trước. Khả năng dung nạp rượu rất kém, trạng thái say xảy ra với lượng rượu nhỏ hơn giai đoạn 1 và 2. Trong giai đoạn này bệnh nhân chỉ uống mỗi lần khoảng 150 – 200ml rượu mạnh (35 – 40o cồn) là say và thời gian say kéo dài, hội chứng cai cũng dài hơn trước, những rối loạn thần kinh vận mạch và rối loạn cơ thể cũng nặng nề hơn trước, những rối loạn thần kinh vận mạch và rối loạn cơ thể cũng nặng nề hơn giai đoạn 1 và 2. Giai đoạn bệnh não thực tổn do rượu có đặc điểm uống một lượng nhỏ nhưng uống nhiều lần trong ngày. Khi bệnh nhân tiếp tục uống rượu thì khả năng dung nạp rượu càng giảm do các rối loạn chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể ngày càng trầm trọng và nhân cách của bệnh nhân suy đồi, bất chấp sự lên án của gia đình và xã hội, mọi suy nghĩ chỉ tập trung vào rượu. Các rối loạn tâm thần cũng ngày càng sâu sắc như hoang tưởng ghen tuông, chống đối xã hội, hành vi thô bạo và hay nổi khùng. Đôi khi bệnh nhân có rối loạn trầm cảm, trí nhớ và chú ý giảm sút đáng kể, mất dần khả năng học tập và lao động vốn có.

XEM THÊM:

Tìm lại hạnh phúc nhờ BoniAncol

Báo động chứng loạn thần do nghiện rượu

Rượu Như Thế Nào Thì Được Đánh Giá Là Rượu Ngon?

Rượu như thế nào thì được đánh giá là rượu ngon?

(Một vài loại rượu ngon nổi tiếng)

Thứ nhất, rượu ngon phải an toàn chất lượng

Rượu ngon trước tiên phải đảm bảo an toàn chất lượng, uống vào không bị đau đầu, không bị ngộ độc hay bất kỳ triệu chứng gì gây nguy hiểm tới sức khỏe người uống.

Rượu chất lượng cần được nấu theo đúng quy trình: nấu cơm, ủ men xịn (do Việt Nam sản xuất), chưng cất bằng nồi nấu rượuhiện đại…chứ không phải là loại rượu ủ trực tiếp từ thóc và men Tàu sau đó chưng cất luôn, càng không phải là loại rượu được pha chế từ cồn công nghiệp, thêm các hương liệu để tạo mùi, tạo vị đánh lừa giác quan.

Thứ hai, rượu ngon là loại rượu trong vắt, không nổi váng

(Rượu ngon là loại rượu trong vắt, không nổi váng)

Rượu trắng loại ngon thường trong vắt, không màu, không có váng nổi lên (váng là do tinh gạo chưa lọc kỹ) hay lắng cặn. Khi đổ rượu vào ly, trên thành ly không xuất hiện viền bên trong.

Riêng đối với loại rượu để lâu năm thì phải có màu vàng gần đậm bằng màu hổ phách, khi lắc mạnh chai rượu sẽ có bọt li ti nổi lên và tan rất chậm mới là rượu ngon. Vì những đặc điểm này chứng tỏ rằng rượu đã đủ đầm, uống đậm vị nhưng không hề chóng mặt, đau đầu.

Thứ ba, rượu ngon phải đạt được độ rượu nhất định

Thông thường rượu có nồng động dao động khoảng 35-40 độ là loại rượu nhẹ dễ uống và phù hợp với phần đông tửu lượng của người dân Việt Nam. Rượu trên 40 độ là rượu nặng khó uống nên thường để ngâm hoặc để lâu cho rượu nhẹ bớt và dễ uống hơn.

Như vậy, xét về độ rượu thì tùy tửu lượng của mỗi người uống mà sẽ có những đánh giá về độ ngon khác nhau.

Thứ tư, rượu ngon phải giữ được mùi hương đặc trưng của nguyên liệu

(Rượu ngon phải giữ được mùi hương đặc trưng của nguyên liệu)

Mùi hương là một trong những yếu tố quan trọng quyết định rượu ngon hay dở. Đối với rượu gạo (rượu nếp) ngon thì phải có mùi thơm thoang thoảng của lúa nếp; đối với rượu ngô phải có mùi thơm bùi của ngô nương, men lá; rượu vang sẽ có hương thơm nồng của nho,… và tuyệt nhiên phải tránh được mùi men sống, mùi nấu rượu khê. Hương của rượu sẽ truyền cảm hứng thưởng thức cho người uống ngay từ khi đưa chén rượu lên miệng, vì vậy đây là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá rượu.

Thứ năm, hương vị rượu ngon đa dạng, càng uống càng mê

Rượu ngon phải là loại rượu có lớp vị đa dạng, khi chạm vào đầu lưỡi phải thấy vị cay cay êm êm nồng nàn, sau đó

vị nóng lan dần từ cổ họng cho tới bụng, không có cảm giác sốc lên óc, rượu trôi vào bụng nhấm nháp miệng vẫn còn vị cay, ấm, ngọt ngào dịu nhẹ, uống rồi muốn uống mãi.

Bí quyết nấu rượu “triệu người say” với nồi nấu rượu bằng điện NEWSUN

Như đã bàn luận ở trên, rượu ngon phải: đảm bảo an toàn, chất rượu trong, không có hiện tượng nổi váng, độ rượu đạt chuẩn và hương vị rượu nồng nàn đặc biệt. Để đạt đủ các tiêu chí này, bí quyết của những người nấu rượu thành công chính là ở thiết bị chưng cất rượu mà cụ thể ở đây là nồi nấu rượu dùng điện hiện đại NEWSUN .

Trước đây, sử dụng nồi nấu rượu thủ công trên lò than hoặc bếp gas chẳng những không đảm bảo được vệ sinh mà còn dễ bị khê cháy, rượu thành phẩm không có được hương vị thơm ngon đặc trưng mà còn bị đục, nổi váng, độ rượu cao vượt mức cho phép,…. Nồi nấu rượu dùng điện NEWSUN ra đời đã mang đến sự hiện đại hóa trong cách nấu rượu, khắc phục hoàn toàn được những mặt hạn chế này và vì vậy nó đã nhanh chóng thay thế nồi nấu rượu thủ công trên mọi mặt trận.

Sử dụng nồi nấu rượu điện NEWSUN sẽ cho ra được thành phẩm rượu ngon một các đơn giản nhất bởi những ưu điểm sau:

Nồi được làm bằng chất liệu inox 304 cao cấp, với lõi bằng đồng, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa cho ra hương vị rượu thơm ngon đặc trưng.

Nấu rượu tự động, kiểm soát nhiệt độ tốt, không để xảy ra khê cháy, sục tràn.

Sử dụng hoàn toàn bằng điện nên rất an toàn và sạch sẽ, không xảy ra các khí độc hại như lò than, bếp củi

Nồi được trang bị thanh nhiệt công suất cao, nấu rượu nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

Tủ điện điều khiển giúp người dùng vận hành nồi dễ dàng và an toàn với aptomat chống giật, rò rỉ điện.

Hi vọng qua bài viết bạn sẽ có thêm một số thông tin hữu ích về rượu ngon để trở thành những người sành rượu nhất. Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng nồi nấu rượu , bạn có thể liên hệ cho để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

(Địa chỉ các chi nhánh liên hệ của NEWSUN )

Như Thế Nào Được Gọi Là Uống Nhiều Rượu?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Hiên – Bác sĩ nội tiêu hóa – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ Hoàng Thị Hiên đã có 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu hóa.

Uống rượu ở mức độ hợp lý sẽ giúp tiêu hóa tốt và phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Ngược lại nếu uống quá mức lại là hiểm hoạ và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

1. Thế nào được coi là uống rượu nhiều

Đối tượng uống rượu nhiều sẽ có mức độ uống rượu mỗi ngày như sau:

Số gam cồn uống/ ngày: trên 30g

Rượu mạnh 40 độ cồn: mỗi ngày uống trên 75ml

Rượu vang 12 độ cồn: uống trên 260ml mỗi ngày

2. Thế nào được coi là uống rượu quá nhiều

Với các đối tượng uống quá nhiều sẽ có mức độ uống rượu như sau:

Số gam cồn/ ngày: uống nhiều hơn 4 đơn vị cồn/ ngày

Rượu mạnh 40 độ cồn: uống trên 100ml/ ngày

Rượu vang 12 độ cồn: uống trên 350ml/ ngày

1 đơn vị cồn tương đương một chén rượu mạnh 30ml ( 40%).

Uống nhiều rượu sẽ gây ra nhiều nguy hại cho bản thân người uống và cả những người xung quanh.

3. Uống rượu bao nhiêu là an toàn cho sức khỏe?

Theo nghiên cứu của các cơ quan chức năng, tỷ lệ tai nạn và nguy cơ bệnh tật tăng lên đáng kể nếu một người uống nhiều hơn 2 đơn vị cồn mỗi ngày. Mức độ uống rượu càng nhiều, nguy cơ tử vong càng tăng.

Đối với nam giới, không nên uống quá 14 đơn vị trong 1 tuần. Nếu uống rượu bia, chỉ nên uống ở mức vừa phải: nam giới không quá 3 đơn vị rượu / ngày, nữ giới không quá 2 đơn vị rượu/ ngày.

Để tránh vượt quá giới hạn an toàn của sức khỏe, cần phải biết uống một cách điều độ, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

4. Nồng độ cồn ở mức độ vừa phải

Số gam cồn/ ngày: uống từ 1- 3 đơn vị cồn mỗi ngày

Rượu mạnh 40 độ cồn: uống từ 25-75ml mỗi ngày

Rượu vang 12 độ cồn: uống từ 88-260ml

1 đơn vị rượu thường có từ 8-14g rượu nguyên chất, mỗi đơn vị tương đương 270ml bia hoặc 1 chén rượu vang 125m, hoặc 1 chén rượu mạnh 25ml.

5. Tác hại của việc uống rượu nhiều?

Khi quá lạm dụng rượu bia, uống rượu quá mức cho phép sẽ đem đến nhiều tác hại như sau:

Suy giảm trí nhớ, tinh thần không ổn định

Giấc ngủ bị rối loạn

Giảm khả năng lao động

Dễ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư ( ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, …). Tỷ lệ mắc bệnh càng cao khi uống càng nhiều.

Khi mang thai, nếu người mẹ uống nhiều rượu, bé sẽ dễ bị dị tật, cân nặng của bé bị giới hạn

Nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần, ung thư gan, các bệnh về tim mạch cũng tăng ( huyết áp tăng, dễ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não…)

Uống nhiều rượu bia gây mất cân bằng nước – điện giải, và dễ mắc các bệnh về đường tiết niệu, sỏi thận. Rất nhiều người vẫn còn cho rằng, uống nhiều rượu bia sẽ giúp cơ thể giải khát, tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Uống nhiều rượu gây các tác động tiêu cực đến chức năng vận động và quá trình tư duy của người sử dụng.

Người uống rượu bia dễ gây tai nạn giao thông. Rượu gây mất tập trung, điều khiển giao thông trong trạng thái không tỉnh táo gây thiệt hại rất nặng nề cho chính bản thân và cả những người xung quanh.

Hiện rượu bia là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Người dân cần phải nâng cao ý thức về việc sử dụng rượu bia ở mức độ hợp lý.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Vẩy Vàng Trong Chai Rượu Mơ Là Như Thế Nào?

Vẩy vàng trong rượu mơ là như thế nào ?

Ngày nay, khoa học đã nghiên cứu đã chứng minh những người ăn vàng có thể giúp cơ thể hoạt bát, cường tráng, giữ được nhan sắc và kéo dài tuổi thọ. Theo dược học cổ truyền phương Đông, vàng có vị cay đắng, tính bình, có công dụng trấn tâm, an thần và giải độc. (ở đây vảy vàng là vàng được bào chế theo công nghệ thực phẩm chứ không phải vàng kim loại nặng)

Trong dược thư cổ Bản thảo cương mục, nhà bác học Lý Thời Trân (Trung quốc) gọi vàng là “thái nhân”, “hoàng nha” và viết rằng: “Vàng ròng được luyện thành các vảy mỏng dùng làm thuốc trị các bệnh thần kinh và hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn”.  Sách Nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh cũng viết: “Tinh kim – vàng ròng vị cay, tính bình, hơi độc, hoà huyết, trấn tâm, an ngũ tạng, trừ bệnh cốt nhiệt và bệnh phong. Từ lâu các thầy thuốc đã dùng vàng tự nhiên để trị bệnh kinh phong, điên cuồng, tim đập mạnh và loạn nhịp, lở độc, giải trúng độc các loại đá quý. Dùng uống trong thì làm hoàn, tán; dùng ngoài thì tán bột bôi. Theo kinh nghiệm người xưa, bụi vàng có khả năng rút mủ lên da thịt non, khi đem nung đỏ và tôi vào nước, được một thứ dịch có tác dụng chữa chứng co giật ở trẻ em.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã dùng kỹ thuật hiện đại tinh luyện vàng đến độ tinh khiết cao, tạo ra những tấm vàng mỏng gần như trong suốt để cho vào thức ăn hoặc rượu Sake để uống. Người ta ước tính, sau khi đưa vào cơ thể chưa đầy 10 phút vàng đã được hấp thụ và tiêu hoá hết. Ngày nay thực phẩm vàng đã trở thành món ăn phổ biến không chỉ ở Nhật Bản mà trên toàn thế giới. Có thể kể đến trong rượu có một số loại Sake vảy vàng, vodka vảy vàng, trong ẩm thực có các món sushi cuốn vàng, kem phủ vàng, sô cô la phủ vàng, trong làm đẹp có mặt nạ vàng ..v.v.v..