Muối Khái Niệm / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Muối Tinh Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm

Muối Tinh là gì?

Muối tinh là loại muối được sử dụng rộng rãi hiện nay, có kết cấu tinh thể khối vuông, kích thước tinh thể nhỏ nhất trong các loại muối. Vì thế, khi quan sát bằng mắt thường, sẽ thấy muối tinh có các hạt đều và mịn hơn so với các loại muối khác. Trong đời sống hằng ngày, loại muối tinh mà chúng ta thường thấy nhất đó là muối iot. Muối tinh được khai thác từ mỏ muối dưới lòng đất vì thế muối tinh thường không vón cục. Muối tinh thường được sử dụng trong làm bánh vì đặc tính dễ tan sẽ không làm hư kết cấu của bánh.

Muối Kosher (Kosher Salt)

Muối Kosher là loại muối ít tinh luyện hơn muối tinh do kết cấu tinh thể dạng mảnh, to, hình dạng kim tự tháp rỗng, bông muối thường lớn hơn, không kết chặt lại với nhau. Vì thế, hình dạng muối Kosher thường thô, to và không mịn. Kosher salt được các đầu bếp chuyên nghiệp tin dùng do kết cấu tinh thể dạng mảnh, to và độ mặn vừa phải nên dễ dàng điều chỉnh lượng nêm vào thức ăn.

Muối Kosher được sử dụng cho nhiều món ăn và đặc biệt phù hợp  để tẩm ướp với các loại thịt trắng như thịt gà, thịt heo.  Kosher salt được dùng để tẩm ướp các món thịt và nêm nếm lúc nấu với những món xào hoặc canh (Nguồn: Internet)

Muối Biển (Sea Salt)

Bên cạnh muối tinh và muối Kosher, muối biển cũng được xem là loại muối cơ bản. Muối biển được sản xuất trực tiếp từ nước biển và ít qua các công đoạn chế biến nên muối biển thường có hình dạng tinh thể khá lộn xộn. Vì thế, lượng khoáng chất trong các loại muối biển thường cao hơn so với các loại khác.

Dựa Vào Kích Thước Tinh Thể Muối Biển Được Chia Làm 2 Loại Khác Nhau

Muối biển hạt nhỏ: Loại muối biển này không chỉ làm món ăn đậm vị mà còn làm dậy hương vị của các loại hải sản. Hạt muối nhỏ thích hợp nhất để ướp các loại thịt đỏ như thịt bò và các loại cá, tôm.

Muối biển hạt to: Còn được gọi là muối hột. Loại muối biển này ít được sử dụng trong việc nêm nếm thức ăn. Nhưng thường được dùng để rửa thịt, cá để bớt được phần nào mùi tanh. Hơn thế nữa, muối hột dùng để tẩy các chất dơ dính trên thớt rất hiệu quả. Giờ thì chúng ta đã biết muối tinh là gì và biết cách phân biệt các loại muối cũng như công dụng của chúng rồi phải không.

Người đăng: dathbz Time: 2020-07-16 10:29:21

Khái Niệm, Cthh, Phân Loại Và Cách Gọi Tên Axit – Bazo – Muối

I. AXIT

1) Khái niệm axit là gì?

– Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

– Ví dụ:

Axit clohidric HCl: gồm 1 nguyên tử H liên kết với gốc axit -Cl

Axit nitric HNO3: gồm 1 nguyên tử H liên kết với gốc axit -NO3

Axit sunfuric H2SO4: gồm 2 nguyên tử H liên kết với axit =SO4

2) Công thức hóa học của axit

– CTHH của axit gồm 1 hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.

– Ví dụ:

CTHH của axit cohidric: HCl

CTHH của axit cacbonic: H2CO3

CTHH của axit photphoric: H3PO4

3) Phân loại axit

– Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm 2 loại:

Axit có oxi: H2CO3, HNO3, H2SO4, H3PO4 …

Axit không có oxi: HCl, H2S, HCN, HBr…

4) Cách gọi tên axit

a) Axit có oxi

– Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Ví dụ:

HNO3: axit nitric → (-NO3: nitrat)

H2SO4: axit sunfuric → (=SO4: sunfat)

H3PO4: axit phophoric → (≡PO4: photphat)

– Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Ví dụ:

H2SO3: axit sunfurơ → (=SO3: sunfit)

b) Axit không có oxi

Tên axit = tên phi kim + hidric

Ví dụ:

HCl: axit clohidric → (-Cl: clorua)

H2S: axit sunfuhidric → (-S: sunfua)

II. BAZO

1) Khái niệm bazo là gì?

– Phân tử bazo gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

– Ví dụ:

Natri hidroxit NaOH: gồm kim loại Na liên kết với 1 nhóm -OH

Caxi hidroxit Ca(OH)2: gồm kim loại Ca liên kết với 2 nhóm -OH

Đồng (II) hidroxit Cu(OH)2: gồm kim loại Cu liên kết với 2 nhóm -OH

2) Công thức hóa học của bazo

– CTHH của bazo gồm 1 nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

– Do nhóm hidroxit có hóa trị I nên số nhóm -OH của bazo bằng hóa trị của kim loại đó.

3) Phân loại bazo

– Dựa vào tính tan, bazo được chia làm 2 loại:

Bazo tan trong nước: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2…

Bazo không tan trong nước: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Zn(OH)2, Mg(OH)2…

4) Cách gọi tên bazo

– Tên bazo được gọi như sau:

Tên bazơ = tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + hidroxit

Ví dụ:

NaOH: natri hidroxit

KOH: kali hidroxit

Zn(OH)2: Kẽm hidroxit

Fe(OH)2: Sắt (II) hidroxit

III. MUỐI

1) Khái niệm muối là gì?

– Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

– Ví dụ:

Muối NaCl: gồm 1 nguyên tử kim loại Na liên kết với 1 gốc axit -Cl.

Muối Cu(NO3)2: gồm 1 nguyên tử kim loại Cu liên kết với 2 gốc axit -NO3.

2) Công thức hóa học của muối

– CTHH của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

– Ví dụ:

Muối K2CO3: gồm kim loại K và gốc axit =CO3

Muối Ba(HCO3)2: gồm kim loại Ba và 2 gốc axit -HCO3

3) Phân loại muối

– Dựa vào thành phần, muối được chia làm 2 loại:

Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thể bằng một nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaNO3, Na2SO4, CaCO3…

Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit = số nguyên tử H đã được thay thế. Ví dụ: NaHCO3, NaHSO4, Na2HPO4…

4) Cách gọi tên muối

– Tên muối được gọi như sau:

Tên muối =tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + gốc axit

– Ví dụ:

NaCl: Natri clorua

K2SO4: Kali sunfat

Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat

Ca(HCO3)2: Canxi hidrocacbonat

Bài tập về Axit – Bazo – Muối

Câu 1. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều ………………. liên kết với ………………. Các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng ………………. Bazo là hợp chất mà phân tử có một ………………. liên kết với một hay nhiều nhóm ………………..

Đáp án:

nguyên tử hidro

gốc axit

nguyên tử kim loại

nguyên tử kim loại

hidroxit

-Cl, =SO3, =SO4, -HSO4, =CO3, ≡PO4, =S, -Br

Đáp án:

-Cl: HCl → Axit clohidric

=SO3: H2SO3 → Axit sunfurơ

=SO4: H2SO4 → Axit sunfuric

-HSO4: H2SO4 → Axit sunfuric

=CO3: H2CO3 → axit cacbonic

≡PO4: H3PO4 → Axit phophoric

=S: H2S → Axit sunfuhidric

-Br: HBr → Axit bromhidric

Câu 3. Viết CTHH của những oxit axit tương ứng với những axit sau:

H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4

Đáp án:

H2SO4: oxit axit tương ứng là SO3

H2SO3: oxit axit tương ứng là SO2

H2CO3: oxit axit tương ứng là CO2

HNO3: oxit axit tương ứng là N2O5

H3PO4: oxit axit tương ứng là P2O5

Câu 4. Viết CTHH của các bazo tương ứng với các oxit sau đây:

Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3

Đáp án:

Na2O: bazơ tương ứng là NaOH

Li2O: bazơ tương ứng là LiOH

FeO: bazơ tương ứng là Fe(OH)2

BaO: bazơ tương ứng là Ba(OH)2

CuO: bazơ tương ứng là Cu(OH)2

Al2O3: bazơ tương ứng là Al(OH)3

Câu 5. Viết CTHH của các oxit tương ứng với các bazơ sau đây:

Ca(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2

Đáp án:

Ca(OH)2: oxit bazơ tương ứng là CaO

Mg(OH)2: oxit bazơ tương ứng là MgO

Zn(OH)2: oxit bazơ tương ứng là ZnO

Fe(OH)2: oxit bazơ tương ứng là FeO

a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4

b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2

c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4

Đáp án:

a)

HBr: Axit bromhidric

H2SO3: Axit sunfurơ

H3PO4: Axit photphoric

H2SO4: Axit sunfuric

b)

Mg(OH)2: Magie hidroxit

Fe(OH)3: Sắt (III) hidroxit

Cu(OH)2: Đồng (II) hidroxit

c)

Ba(NO3)2: Bari nitrat

Al2(SO4)3: Nhôm sunfat

Na2SO3: Natri sunfit

ZnS: Kẽm sunfua

Na2HPO4: Natri đihidrophotphat

NaH2PO4: Natri hidrophotphat

4.8

/

5

(

307

bình chọn

)

Các Loại Muối: Himalaya, Kosher, Muối Thường Và Muối Biển

Muối được xem là một trong những thành phần nấu ăn quan trọng nhất trên toàn thế giới. Không có muối, các bữa ăn sẽ trở nên nhạt nhẽo và kém phần hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại muối đề có cấu tạo giống nhau. Bạn có thể lựa chọn muối tùy thuộc vào nhu cầu hoặc sở thích của mình.

1. Muối là gì?

Muối là một loại khoáng chất tinh thể, bao gồm hai nguyên tố chính là natri (Na) và clo (Cl). Đây đều là những chất rất cần thiết cho cơ thể, giữ chức năng quan trọng trong việc giúp não và các dây thần kinh truyền xung điện, từ đó duy trì sự sống cho con người.

Hầu như các loại muối trên thế giới được thu hoạch từ các mỏ muối, bay hơi từ nước biển hoặc những vùng nước giàu khoáng chất.

Nhìn chung, muối được con người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, phổ biến nhất là làm gia vị chế biến trong thực phẩm, giúp làm tăng hương vị đậm đà cho các món ăn.

Ngoài ra, loại khoáng chất này cũng được sử dụng nhiều nhằm bảo quản các loại thực phẩm, ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển. Tuy nhiên, muối khi sử dụng với hàm lượng lớn sẽ gây ra một số vấn đề cho sức khỏe, điển hình là tăng huyết áp.

Trong chế độ ăn của các nước phương Tây, phần lớn lượng natri đến từ các thực phẩm chế biến sẵn. Nếu khẩu phần ăn của bạn chủ yếu là thực phẩm chưa qua chế biến, và còn nguyên chất thì bạn không cần phải bận tâm nhiều đến việc nêm thêm muối vào thức ăn.

2. Muối tinh luyện (muối thường)

Có thể nói, muối tinh luyện là loại muối được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Loại muối này đã được trải qua quá trình tinh chế với cường độ cao, do đó hầu hết các khoáng chất vi lượng cùng những tạp chất khác đều được loại bỏ hoàn toàn.

Đối với những loại muối được xay nhuyễn có thể gặp phải tình trạng kết tụ lại với nhau, tạo nên những cục vón. Để khắc phục vấn đề này, người ta đã cho thêm một số chất chống kết tủa khi tinh luyện muối để chúng trở nên mịn hơn và không bị vón cục.

Trong muối ăn thông thường có chứa tới 97% natri clorua tinh khiết, thậm chí là cao hơn. Ở một số nơi trên thế giới, muối ăn cũng chứa lượng iốt bổ sung, giúp chống lại tình trạng thiếu iốt- nguyên nhân hàng đầu gây suy giáp, thiểu năng trí tuệ và các vấn đề sức khỏe khác.

Nếu bạn là một người không thường xuyên ăn muối giàu iốt, bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm khác có chứa nhiều iốt, chẳng hạn như sữa, trứng, cá hoặc rong biển.

3. Muối biển

Muối biển được thu hoạch bằng cách làm bay hơi nước biển. Tương tự như muối ăn thông thường, chúng chủ yếu chứa natri clorua. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng khu vực và công thức chế biến, loại muối này còn sót lại nhiều khoáng chất vi lượng khác nhau, bao gồm kẽm, sắt và kali.

Muối biển có màu càng sẫm thì nồng độ tạp chất và dinh dưỡng của nó càng cao. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng ô nhiễm nước biển đang ở mức độ đáng báo động, do đó trong muối biển có thể chứa một lượng lớn kim loại nặng, đặc biệt là chì- một tác nhân rất có hại cho sức khỏe con người khi được tiêu thụ vào cơ thể.

Bên cạnh đó, muối biển cũng có chứa vi nhựa (microplastic), phần sót lại từ các chất thải nhựa. Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng về sự ảnh hưởng của microplastic đến sức khỏe con người, nhưng một số nhà khoa học cho biết chúng vẫn có khả năng đem lại một số rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe.

Khác với muối tinh chế, muối biển có đặc tính thô, và không được nghiền một cách kỹ lưỡng. Do đó, khi bạn thêm chúng vào thức ăn sau khi nấu, bạn sẽ cảm nhận được một hương vị mạnh hơn so với muối thường. Ngoài ra, mỗi một thương hiệu đều tạo ra một hương vị muối biển riêng biệt, điều này thường phụ thuộc vào lượng khoáng chất vi lượng và tạp chất có trong muối biển qua quá trình chế biến.

4. Muối Himalaya

Muối Himalaya được khai thác từ mỏ muối lớn thứ hai trên thế giới, có tên là Khewra ở Pakistan. Trong muối Himalaya có chứa một lượng nhỏ oxi sắt (rỉ sét), một chất tạo nên màu hồng cho muối, do đó nó còn có tên gọi khác là muối hồng Himalaya.

Ngoài ra, loại muối này cũng cung cấp một số loại khoáng chất như sắt, canxi, kali và magie, khiến cho chúng có lượng natri thấp hơn một chút so với muối tinh luyện.

Muối Himalaya đem lại hương vị khác biệt hơn những loại muối khác, đây cũng chính là lý do vì sao nhiều người lại ưa thích nó đến thế. Hơn nữa, sự khác biệt về màu sắc của muối Himalaya có thể làm tăng độ hấp dẫn về mặt thẩm mỹ cho các món ăn.

5. Muối Kosher

Tên muối Kosher bắt nguồn từ những đạo luật nghiêm ngặt trong chế độ ăn kiêng của người Do Thái truyền thống. Họ yêu cầu máu của các loại thịt phải được làm sạch trước khi ăn. Muối Kosher có cấu trúc thô, dễ bong, và đặc biệt hiệu quả trong việc chiết máu, do đó nó thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày của người Do Thái. Chính cấu trúc này đã tạo nên sự khác biệt lớn giữa muối thường và muối Kosher. Với kích thước mảng lớn, nó tạo điều kiện thuận lợi cho các đầu bếp khi bốc và rắc chúng lên thức ăn.

Mặc dù muối Kosher có kết cấu và hương vị riêng biệt, nhưng khi hòa tan chúng vào trong thực phẩm thường khó có thể nhận ra sự khác biệt với các loại muối ăn thông thường. Bên cạnh đó, loại muối này thường chứa rất ít các chất phụ gia, chẳng hạn như iốt, hoặc chất chống kết tủa.

6. Muối Celtic

Muối Celtic là một loại muối biển được biết đến rộng rãi đầu tiên ở nước Pháp. Nó thường có màu xám và khá ẩm do chứa một lượng nhỏ nước.

Muối Celtic cung cấp một lượng natri và khoáng chất thấp hơn một chút so với muối ăn thông thường.

7. Sự khác biệt về hương vị

Các đầu bếp và những người sành ăn chủ yếu lựa chọn loại muối dựa trên kết cấu, hương vị, màu sắc và sự tiện lợi của chúng cho quá trình chế biến thức ăn.

Các tạp chất có trong muối, bao gồm cả các khoáng chất vi lượng có thể làm ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc của muối. Ngoài ra, kích thước hạt muối cũng đem lại những hương vị khác biệt cho món ăn, chẳng hạn như các loại muối có kích thước hạt lớn thường mang vị mạnh hơn và lưu giữ lại lâu hơn trên lưỡi của bạn.

Tuy nhiên, khi muối hòa tan vào các món ăn, sự khác biệt về hương vị thường không đáng kể. Nếu bạn thích sử dụng ngón tay để rắc muối lên thức ăn, bạn nên lựa chọn các loại muối có kích thước hạt lớn giúp xử lý dễ dàng hơn.

8. Các thành phần khoáng chất

Bạn có thể thấy, muối Celtic có chứa ít lượng natri nhất, trong khi lượng magie và canxi chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong số các loại muối khác. Muối Himalaya chỉ chứa một lượng ít ỏi kali.

Ngoài ra, những chỉ số trên cũng mang một ý nghĩa nhất định, ví dụ hàm lượng magie chiếm 0,3% trong muối Celtic, nghĩa là bạn cần phải nạp 100 gram muối để đạt được RDI (lượng tiêu thụ hàng ngày).

Tuy nhiên, bạn không nên dựa hoàn toàn vào những chỉ số này khi lựa chọn muối mà bỏ qua những loại muối khác ít khoáng chất hơn. Thực tế, lượng khoáng chất này chỉ cung cấp một lượng không đáng kể so với những gì bạn hấp thụ được từ thực phẩm.

9. Loại muối nào là tốt cho sức khỏe nhất?

Cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ một nghiên cứu cụ thể nào so sánh mức ảnh hưởng của các loại muối đối với sức khỏe con người. Thực chất, các loại muối đều có cấu tạo tương tự nhau, bao gồm natri clorua và một lượng nhỏ khoáng chất.

Khi lựa chọn muối, bạn nên tránh các loại muối có chứa nhiều chất phụ gia, và các chất chống kết tủa thường được các nhà sản xuất thêm vào trong quá trình chế biến muối. Điều quan trọng mà bạn cần nhớ rằng, mục đích chính của việc sử dụng muối là làm tăng thêm hương vị cho món ăn chứ nó không phải là một phương thuốc giúp cải thiện sức khỏe.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi

Máy Phun Sương Muối, Máy Phun Nước Muối Hay Là Máy Phun Muối?

Là thiết bị tạo ra một môi trường giả lập nhằm kiểm tra khả năng chống ăn mòn của các vật liệu sau khi được sơn phủ hay xị mạ trong một khoảng thời gian nhất định, dưới tác dụng của dung dịch muối.

ảnh 1: sản phẩm sau thử nghiệm máy phun sương muối

Tùy vào từng yêu cầu cụ thể về thời gian phun, người ta sẽ căn cứ vào các tiêu chuẩn đối với từng loại sản phẩm đã được đặt ra trước để đánh giá khả năng chống ăn mòn của các loại vật liệu đó

ảnh 2: kết quả đánh giá sản phẩm sau thử nghiệm máy phun nước muối

Được sử dụng trong các phòng kiểm tra chất lượng, phòng thí nghiệm của các nhà máy sản xuất trong rất nhiều lĩnh vực như phụ tùng ô tô-xe máy, linh kiện điện-điện tử, công nghiệp sơn phủ mạ .v…v.

ảnh 3: ứng dụng máy phun muối trong sản xuất phụ tùng ô tô

Cấu tạo chung của máy phun sương muối

Một máy phun muối thường gồm có 3 bộ phận cơ bản chính đó là

– Bình bão hòa: là phần tạo ra hơi nước bão hòa bằng cách đun nóng nước cất đến một nhiệt độ nhất định, sau đó hơi nước bão hòa sẽ được dẫn vào trong buồng phun để cùng với dung dịch nước muối tạo thành hơi sương muối dưới tác dụng của khí nén

– Hệ thống điều khiển: Bao gồm rơ le điều khiển, Mạch điện, bộ điều khiển nhiệt độ và áp suất cả trong buồng phun và bình bão hòa. Tùy từng loại với yêu cầu kích thước khác nhau mà số bộ điều khiển nhiệt độ và áp suất sẽ khác nhau.

ảnh 4: cấu tạo máy phun sương muối

Nguyên lý hoạt động cơ bản của máy phun sương muối

Nước ở trong buồng phun được đun nóng bằng một điện trở, có kiểm soát nhiệt độ bằng bộ điều khiển nhiệt độ. Tại đây, nước được đun nóng đến một nhiệt độ nhất định nhằm tạo ra môi trường trong buồng phun tới một nhiệt độ yêu cầu. Đồng thời khi đó, nước cất ở trong bình bão hòa cũng sẽ được đun nóng tới một nhiệt độ đã được giới hạn trước thông qua một bộ điều khiển nhiệt độ khác.

Khi nước cả ở trong buồng phun và bình bão hòa đã đạt tới một nhiệt độ nhất định, thì khi đó rơ le điều khiển sẽ đóng mạch điện, lúc này các van điện từ cũng được mở ra, hơi nước bão hòa cùng với dung dịch muối sẽ được đưa vào trong buồng phun qua các hệ thống ống dẫn để đến vị trí vòi phun. Tại đây nhờ tác dụng của khí nén đã được điều chỉnh ở một áp suất nhất định, hơi nước bão hòa cùng với dung dịch muối sẽ tạo thành hỗn hợp và phun qua vòi phun dưới dạng sương rồi phủ lên bề mặt của các sản phẩm cần kiểm tra.

ảnh 5: hình ảnh máy phun sương muối trong thực tế sản xuất

Người ta cũng có thể kiểm soát lưu lượng phun ở trong buồng phun bằng một hệ thống phễu thu. Sau một thời gian yêu cầu đối với từng loại sản phẩm khác nhau sẽ cho các kết quả kiểm tra khác nhau.