Lực Là Gì Vật Lý 6 Chương 1 / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Ôn Tập Vật Lý 6 Chương 1 Cơ Học

Đề cương Ôn tập Vật Lý 6 Chương 1

A. Tóm tắt lý thuyết

1. Đơn vị đo độ dài:

mét (m), cm, mm, km

2. Đơn vị đo thể tích

3. Lực tác dụng

– Khi vật này đẩy hoặc kéo vật khác ta nói vật tác dụng lực lên vật kia.

– Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều ( đặt vào cùng một vật)

4. Trọng lực

– Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

– Đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu N.

– Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

5. Lực đàn hồi

– Khi lò xo biến dạng thì nó tác dụng lực lên vật tiếp xúc với hai đầu của nó. Lực này gọi là lực đàn hồi

– Đặc điểm của lực đàn hồi

+ Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn

+ Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực

6. Lực kế, trọng lượng và khối lượng

– Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực

– Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của vật là lượng chất chứa trong vật đó. Đơn vị kg

– Công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng

P = 10 m

Trong đó: m: khối lượng(kg)

P: trọng lượng(N)

7. Khối lượng riêng

– KLR của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (m 3) chất đó.

– Đơn vị của KLR là: kilôgam/mét khối ; kí hiệu:kg/ m 3)

Trong đó: m là khối lượng (kg)

D là khối lượng riêng (kg/m 3)

V là thể tích của vật (m 3)

8. Trọng lượng riêng

– TLR của 1 chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích ( m 3) chất đó .

– Đơn vị của TLR là: Niutơn / mét khối (kí hiệu: N/m 3)

Công thức: d.=P/V

Trong đó: d là trọng lượng riêng (N/m 3)

P là trọng lượng (N)

V là thể tích của vật (m 3)

Công thức liên hệ giữa KLR và TLR:

Công thức: d.= 10 D

Trong đó: d là TLR (N/m 3)

D là KLR(kg/m 3)

9. Các máy cơ đơn giản

Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc dễ dàng hơn ( đổi phương tác dụng của lực hoặc thay đổi cường độ của lực tác dụng ).

Các loại máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc cố định và ròng rọc động.

9.1. Mặt phẳng nghiêng :

– Cấu tạo : Mặt phẳng được kê nghiêng so với phương nằm ngang.

– Tác dụng :

+ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lực của vật.

+ Mặt phẳng càng nghiêng ít , thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.

+ Mặt phẳng nghiêng giúp làm biến đổi cả phương và độ lớn của lực .

9.2. Đòn bẩy :

– Cấu tạo : Mỗi đòn bẩy đều có điểm tựa là O , điểm tác dụng của lực F là O 1 , điểm tác dụng của lực F là O 2 .

– tác dụng :

+ Khi khoảng cách OO 2 càng lớn so với khoảng cách OO 1 thì lực tác dụng F 2 càng nhỏ so với lực F 1 .

+ Đòn bẩy giúp làm biến đổi cả phương và độ lớn của lực.

9.3. Ròng rọc :

– Cấu tạo :

+ Ròng rọc cố định : Bành xe có rãnh để vắt dây qua và có thể quây quanh trục cố định

+ Ròng rọc động : Bánh xe có rãnh để vắt dây qua và có thể quây quanh trục chuyển động .

– Tác dụng :

+ Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp ( biến đổi phương của lực ) .

+ Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật ( biến đổi độ lớn của lực ) .

B. Bài tập minh họa

Một khối nhôm có thể tích 200dm 3. Tính khối lượng và trọng lượng của nhôm. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m 3

Hướng dẫn giải:

Tóm tắt:

m = ?

P = ?

Giải:

– Khối lượng của nhôm là:

m = D.V = 2700.0,2 = 540 (kg)

– Trọng lượng của nhôm là:

P = 10.m = 10.540 = 5400 (N)

Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 40dm 3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m 3.

Hướng dẫn giải:

Tóm tắt:

m = ?

P = ?

Giải:

– Khối lượng của chiếc dầm sắt:

m = V.D = 0,04.7800 = 312 (kg)

– Trọng lượng của chiếc dầm sắt:

P = 10.m = 312.10 = 3120 (N)

Trắc nghiệm Vật Lý 6 Chương 1

Đề kiểm tra Vật Lý 6 Chương 1

Đề kiểm tra trắc nghiệm online Chương 1 Vật lý 6 (Thi Online)

Phần này các em được làm trắc nghiệm online trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả và xem đáp án chi tiết từng câu hỏi.

Đề kiểm tra Chương 1 Vật lý 6 (Tải File)

Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.

Lý thuyết từng bài chương 1 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Vật Lý 6 Bài 10: Lực Kế

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 10: Lực kế – Phép đo lực – Trọng lượng và khối lượng tổng hợp các kiến thức về trọng lực, khối lượng cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1 bài 10, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 10.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Lực kế – Phép đo lực – Trọng lượng và khối lượng

A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 10

1. Lực kế là gì?

Lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực.

– Có nhiều loại lực kế: Lực kế đo lực kéo, lực kế đo lực đẩy và lực kế đo cả lực kéo và lực đẩy.

– Lực kế thường dùng trong phòng thí nghiệm là lực kế lò xo.

2. Cấu tạo của lực kế lò xo

Lực kế lò xo có cấu tạo đơn giản, sau đây là hai loại lực kế thường gặp:

– Lực kế gồm một chiếc lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt một bảng chia độ.

– Lực kế gồm một chiếc lò xo được đặt trong một ống hình trụ (vỏ của lực kế). Trong lò xo có một ống hình trụ nhỏ dễ di chuyển, trên mặt hình trụ nhỏ có chia độ, phía dưới có một cái móc.

– Trên mỗi lực kế đều có ghi giới hạn đo và chữ N

3. Cách đo lực bằng lực kế

Muốn đo lực bằng lực kế được chính xác ta cần lưu ý các điều sau:

– Ước lượng độ lớn của lực cần đo để chọn lực kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp.

– Hiệu chỉnh lực kế đúng cách trước khi đo (điều chỉnh lực kế sao cho khi chưa đo lực thì kim chỉ thị nằm đúng vạch 0).

– Cho lực cần đo tác dụng vào lực kế, cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo hướng của lực cần đo.

– Đọc và ghi kết quả đúng quy định (đọc giá trị của vạch chia gần nhất với kim chỉ thị).

4. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng

P = 10.m

Trong đó:

m là khối lượng của vật (kg)

P là trọng lượng của vật hay độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật (N)

B. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 10

Câu 1: Một cặp sách có trọng lượng 35N thì có khối lượng bao nhiêu gam?

Câu 2: Một quyển vở có khối lượng 80g thì có trọng lượng bao nhiêu niutơn?

Câu 3: Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì người ta phải dùng

A. Cân và thước

B. Lực kế và thước

C. Cân và thước đo độ

D. Lực kế và bình chia độ.

Câu 4: Hãy chỉ ra câu mà em cho là không đúng?

A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi

B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó

C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó

D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Câu 5: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

A. Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng

B. Cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo trọng lượng

C. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo khối lượng.

D. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng

A. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng

B. Khi cân hàng hóa đem theo người lên máy bay thì ta quan tâm đến trọng lượng của hàng hóa.

C. Khi cân một túi kẹo thì ta quan tâm đến trọng lượng của túi kẹo.

D. Khi một xe ôtô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu khối lượng của ôtô quá lớn sẽ có thể làm gẫy cầu.

Câu 7: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống: Một hòn gạch có khối lượng 1600 gam. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng……… niu-tơn.

A. Vài phần mười niu-tơn

B. Vài niu-tơn

C. Vài trăm niu-tơn

D. Vài trăm nghìn niu-tơn

Câu 9: Khi cân một túi đường bằng một cân đồng hồ

A. Cân chỉ khối lượng của túi đường.

B. Khối lượng của túi đường làm quay kim của cân.

C. Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân.

D. Đáp án A và C đúng

Câu 10: Khi treo một vật khối lượng m 1 vào lực kế thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế là ∆l 1 = 3cm. Nếu lần lượt treo vào lực kế các vật có khôi lượng m 2 = 2m 1, m 3 = 1/3 m 1 thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế sẽ lần lượt là

Câu 11: Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết

B. Giá trị gần đúng của vật đó

D. So sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác

Câu 12: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?

A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.

B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.

C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

Câu 13: Với một cân Rôbecvan và hộp quả cân, phát biểu nào sau đây đúng?

A. ĐCNN của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.

B. GHĐ của cân là khối lượng lớn nhất ghi trên cân.

C. ĐCNN của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.

D. ĐCNN của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất.

Câu 14: Đơn vị nào trong các đơn vị sau đây không dùng để đo khối lượng?

Đáp án

Với nội dung bài Vật lý 6 bài 10: Lực kế – Phép đo lực – Trọng lượng và khối lượng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của lực kế, phép đo lực..

Vật Lý 6 Bài 9: Lực Đàn Hồi

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 9: Lực đàn hồi tổng hợp các kiến thức về lực đàn hồi cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1 bài 9, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 9.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 9

1. Biến dạng đàn hồi – Độ biến dạng

– Biến dạng đàn hồi: Khi chịu tác dụng của lực, hình dạng ban đầu của vật bị thay đổi thì vật đó bị biến dạng. Nếu khi không còn tác dụng của lực nữa, vật đó có thể trở về hình dạng ban đầu, ta nói biến dạng của vật là biến dạng đàn hồi. Vật có tính chất như vậy gọi là vật có tính đàn hồi.

– Độ biến dạng: Một lò xo một đầu được móc vào một cái giá.

+ Chiều dài ban đầu của nó là

+ Sau khi treo vào đầu kia một quả nặng, chiều dài của nó là

Thì độ biến dạng của lò xo khi đó:

2. Lực đàn hồi

Lực của vật có tính đàn hồi xuất hiện khi bị biến dạng tác dụng lên vật khác (vật mà nó tiếp xúc) được gọi là lực đàn hồi.

Ví dụ: Lực của lò xo tác dụng lên quả nặng ở trường hợp vừa nêu trên là lực đàn hồi.

3. Những đặc điểm của lực đàn hồi

– Độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi: Độ biến dạng càng lớn (trong giới hạn cho phép) thì độ lớn của lực đàn hồi càng lớn. Ngược lại, độ biến dạng càng nhỏ thì độ lớn của lực đàn hồi càng nhỏ.

Treo lần lượt các quả nặng vào đầu dưới của lò xo. Khi trọng lượng của quả nặng tăng ⇒ độ biến dạng của lò xo tăng. Mà cường độ lực đàn hồi của lò xo bằng cường độ của trọng lực ⇒ Khi độ biến dạng của lò xo tăng, lực đàn hồi của lò xo cũng tăng.

– Độ lớn của lực đàn hồi còn phụ thuộc vào bản chất của vật đàn hồi. Vật đàn hồi thường được làm bằng thép hoặc đồng thau, vì thép và đồng thau có tính đàn hồi rất tốt.

Lưu ý: Lò xo là vật có tính đàn hồi, khi ta kéo nó một lực lớn (quá giới hạn cho phép) thì lò xo giãn ra quá mức, khi đó nó không thể trở về hình dạng và kích thước ban đầu được, nó đã bị mất tính đàn hồi.

4. Ứng dụng thực tế

Bộ phận quan trọng của thiết bị này là chiếc lò xo. Khi đẩy cánh cửa mở ra, lò xo bị biến dạng. Khi đi ra xa khỏi cửa, lực đàn hồi của lò xo kéo cánh cửa tự động khép lại

5. Phương pháp giải

Cách xác định độ lớn của lực đàn hồi

– Dựa vào hiện tượng ta xác định lực cân bằng với lực đàn hồi.

– Xác định độ lớn của lực cân bằng đó.

– Dựa vào yếu tố của hai lực cân bằng ta xác định được độ lớn của lực đàn hồi đúng bằng độ lớn của lực cân bằng với nó.

B. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 9

Trọng lực của một quả nặng

Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt

Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp

Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.

Câu 2. Chọn “Đúng” nếu vật có tính chất đàn hồi?

Một cục đất sét

Một hòn đá

Một quả bóng cao su

Một chiếc lưỡi cưa

Một quả bóng bàn

Một đoạn dây đồng nhỏ

Câu 3. Hãy dùng những từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Quan sát một cái cung bằng tre treo trên tường, ta thấy dây cung làm cho cách cung bị cong đi (H9.1a)

a) Cánh cung đã bị biến dạng. Cánh cung là một vật có tính chất đàn hồi khi nó bị biến dạng, nó sẽ tác dụng vào hai đầu dây cung hai lực đàn hồi. Hai lực này cùng tác dụng vào dây cung, chúng nó cùng phương, ngược chiều và là hai lực cân bằng.

b) Một người đứng yên trên một tấm ván mỏng. Tấm ván bị cong đi (H9.1b). Nó đã bị biến dạng đó là do kết quả tác dụng của trọng lượng của người. Tấm ván là vật có tính chất đàn hồi. Khi bị cong, nó sẽ tác dụng vào người một lực đàn hồi. Lực này và trọng lượng của người là hai lực cân bằng.

c) Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của trọng lượng của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị biến dạng. Lò xo ở yên xe là vật có tính chất đàn hồi. Khi biến dạng, nó sẽ tác dụng vào người một lực đàn hồi đẩy lên. Lực này và trọng lượng của hai người là hai lực cân bằng.

Câu 4. Biến dạng của vật nào dưới dây là biến dạng đàn hồi?

Câu 5. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân? 100g thì lò xo có độ dài là 11cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài bao nhiêu?

12cm

12,5cm

13cm

13,5cm.

Câu 6. Nếu treo quả cân 1kg vào một cái “cân lò xo” của cân có độ dài 10cm. Nếu treo quả cân 0,5kg thì lò xo có độ dài 6cm. Hỏi nếu treo quả cân 200g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?

7,6cm

5cm

3,6cm

2,4cm.

a) Treo một quả bóng nặng vào một lò xo. Lò xo sẽ bị dãn ra; nén.

b) Lực mà lò xo tác dụng vào quả nặng là lực đàn hồi; lực kéo.

c) Quả nặng đứng yên. Nó chịu tác dụng đồng thời của hai lực là lực đàn hồi và trọng lực

d) Hai lực này cân bằng lẫn nhau; không cân bằng.

Câu 8. Nếu treo một quả cân 100g vào một sợi dây cao su thì khi đã đứng yên quả cân chịu tác dụng

Chỉ của trọng lực có độ lớn 1N

Chỉ của lực đàn hồi có độ lớn là 10N

Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 1N

Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 10N.

Câu 9. Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng m 1, m 2, m 3 thì lò xo dãn ra như hình vẽ ở hình 9.2. Hãy so sánh các khối lượng m 1, m 2, m 3

Với nội dung bài Vật lý 6 bài 9: Lực đàn hồi các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của lực đàn hồi…

Giáo Án Vật Lý 6 Bài 9: Lực Đàn Hồi

1. Lực đàn hồi

– Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật bị biến dạng .

– Cường độ của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật.

2. Đặc điểm của lực đàn hồi

Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.

Tuần: 8 Ngày soạn: 25/09/2013. Tiết PPCT: 8 Lớp: 6 Bài 9. LỰC ĐÀN HỒI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi. - Trả lời được đặc điểm của lực đàn hồi. - Nhận biết được vật đàn hồi (qua sự đàn hồi của lò xo). 2. Kỹ năng: - Lắp thí nghiệm theo hình. - Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi. 3. Thái độ: Có ý thức tìm tòi quy luật vật lí qua các hiện tượng tự nhiên. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: Mỗi nhóm: 1 giá treo; 1 lò xo; 1 cái thước có độ chia tới mm; 3 quả nặng giống nhau mỗi quả 50g. 2. Phương pháp: Thực nghiệm, đàm thoại. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (10 phút) - Trọng lực là gì ? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Nêu đơn vị của trọng lực? 3. Bài mới: Vào bài: (2 phút) - GV: kéo một sợi lò xo dãn ra rồi buông tay và ấn vào nắm đất sét ướt rồi buông tay. Sự biến dạng của hai vật đó khác nhau thế nào? - HS: trả lời. - GV: Như vậy có mấy loại biến dạng? - HS: Có hai loại biến dạng: Đàn hồi và không đàn hồi. - GV: hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu lực đàn hồi. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Biến dạng đàn hồi - độ biến dạng. (15 phút) - GV: Yêu cầu HS kẻ một bảng 9.1 - GV: Hướng dẫn HS tiến hành TN - GV: Yêu cầu HS sau khi hoàn thành TN sẽ trả lời hoàn chỉnh câu kết luận C1. - GV: Đặt thêm câu hỏi: + Biến dạng của lò xo có đặc điểm gì? + Thế nào là vật biến dạng đàn hồi? + Lò xo có tính chất gì? - GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục I.2 SGK. - GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2. Hoạt động 2. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó (7 phút) - GV: Có lực nào tác dụng vào quả nặng? - GV: Lực nào tác dụng vào lò xo? - GV: Sau khi treo ta thấy quả nặng đứng yên, vậy phải có một lực cân bằng với trọng lực đó là lực nào? - GV: Khi lò xo chưa biến dạng thì không có lực tác dụng vào quả nặng vậy khi nào lò xo mới tác dụng lực lên quả nặng? - GV: Lực đàn hồi là lực sinh ra khi nào? - GV: Độ lớn của lực đàn hồi bằng độ lớn của lực nào trong TN hình 9.2? - GV: Xem bảng 9.1:Độ biến dạng và độ lớn của lực đàn hồi quan hệ thế nào? Hoạt động 3. Vận dụng (4 phút) - GV: yêu cầu Hs trả lời C5 và C6. - HS: Kẻ bảng 9.1 vào vở. - HS: Tiến hành TN theo hướng dẫn của GV. - HS: C1: (1) dãn ra (2) tăng lên (3) bằng. - HS: + Vật bị biến dạng khi có lực tác dụng và trở lại hình dạng ban đầu khi lực ngừng tác dụng lực, gọi là vật biến dạng đàn hồi. + Lò xo có tính chất đàn hồi. - HS: Đọc thông tin mục I.2 SGK. - HS: làm câu C2. - HS: Trọng lực - HS: Trọng lượng của quả nặng - HS: Lực đàn hồi của lò xo. - HS: Khi lò xo biến dạng ( lò xo bị kéo dãn). - HS: Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật bị biến dạng . - HS: Cường độ của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật. - HS: Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. - HS: C5: (1) tăng gấp đôi (2) tăng gấp ba. C6: Sợi dây cao su và lò xo có cùng tính chất đàn hồi. I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng 1. Biến dạng của một lò xo C1: (1) dãn ra, (2) tăng lên, (3) bằng. 2. Độ biến dạng của lò xo Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo ( l - l0 ). II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó. 1. Lực đàn hồi - Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật bị biến dạng . - Cường độ của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật. 2. Đặc điểm của lực đàn hồi Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng. III. Vận dụng IV. CỦNG CỐ: (5 phút) - Thế nào là vật đàn hồi? Khi nào thì ở lò xo xuất hiện lực đàn hồi? - Độ biến dạng của lò xo được tính như thế nào? - Mối quan hệ giữa độ biến dạng và lực đàn hồi? - Đọc có thể em chưa biết. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1 phút) - BTVN: 9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 9.6 SBT. - Học từ bài 1 đến bài 9 tiết sau kiểm ra 1 tiết.