Khái Niệm Về Kỷ Luật Là Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Trách Nhiệm Kỷ Luật Là Gì ? Quy Định Về Trách Nhiệm Kỷ Luật

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các biện pháp trách nhiệm kỉ luật gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc. Thời hiệu xử lí vi phạm kỉ luật là 3 tháng kể từ ngày phát hiện vi phạm, trường hợp cần điều tra, xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 6 tháng.

Khi xử lí kỉ luật cán bộ, công chức, viên chức nhất thiết phải thành lập hội đồng kỉ luật. Thành phần hội đồng kỉ luật gồm có chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; đại diện ban chấp hành công đoàn cùng cấp; đại diện công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị có người vi phạm kỉ luật (do tập thể công chức cử ra).

Hội đồng kỉ luật làm việc theo chế độ tập thể, công khai, dân chủ, biểu quyết theo đa số bằng phiếu kín và chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên hội đồng.

Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỉ luật, nếu công chức không tái phạm và không có vi phạm đến mức phải xử lí kỉ luật thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hiệu lực kỉ luật.

Sắc lệnh số 76/SL ngày 20.5.1950 cũng đã để cập trách nhiệm kỉ luật đối với công chức. Tuy nhiên, khái niệm trách nhiệm kỉ luật và các hình thức kỉ luật đối với cán bộ, công chức bắt đầu được sử dụng chính thức trong Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và tiếp tục được quy định trong Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2003… Trước đây, trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trách nhiệm kỉ luật được áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức nói chung, nghĩa là không chỉ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, tổ chức sự nghiệp mà đối với cả người lao động trong các xí nghiệp, công nông trường…

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Kiểu Pháp Luật Là Gì ? Phân Tích Khái Niệm Về Kiểu Pháp Luật ?

Kiểu pháp luật là thuật ngữ chỉ những nền pháp luật cùng có chung một bản chất giai cấp, cùng thể hiện ý chí, phản ánh lợi ích cơ bản và là công cụ bảo vệ quyền lợi cơ bản của giai cấp cầm quyền. Bài viết phân tích, làm rõ cách hiểu về kiểu pháp luật:

1. Một số vấn đề chung về kiểu pháp luật

Trong xã hội tư sản, pháp luật là vũ khí vô cùng săc bén để bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Tương ứng với mội kiểu nhà nước, trong một xã hội, tồn tại một kiểu pháp luật nhất định. Thực tế, trong lịch sử phát triển, tương ứng với bốn kiểu nhà nước, có bốn kiểu pháp luật: kiểu pháp luật chiếm hữu nô lệ, kiểu pháp luật phong kiến, kiểu pháp luật tư sản và kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Cũng như đối với kiểu nhà nước, cùng với chức năng giai cấp – bảo vệ quyền lợi cơ bản của giai cấp cầm quyền, các kiểu pháp luật cùng có vai trò, chức năng xã hội. Ý chí được thể hiện thành các kiểu pháp luật, trước hết thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, nhưng không phải chỉ đơn thuần ý chí của giai cấp cầm quyền. Tuỳ thuộc vào tương quan của lực lượng các giai cấp, tầng lớp dân cư trong xã hội, pháp luật, đồng thời, cũng thể hiện, phản ánh ý chí, lợi ích của các tầng lớp dân cư khác trên cơ sở có sự điều hoà nhất định của các lợi ích xã hội.

Sự thay thế kiểu pháp luật này bằng kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn gắn liền với sự thay thế các kiểu nhà nước. Phương thức thay thế thường bằng con đường cách mạng hoặc cải cách xã hội (Xí. Kiểu pháp luật chiếm hữu nô lệ; Kiểu pháp luật phong kiến; Kiểu pháp luật tư sản; Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa).

2. Phân tích nhái niệm kiểu pháp luật

Kiểu pháp luật là tổng thể những đặc điểm, đặc thù của một nhóm pháp luật, qua đỏ phân biệt với nhóm pháp luật khác. Theo cách hiểu này, việc phân chia kiểu pháp luật thực chất là sự phân nhóm (phân loại) pháp luật. Những pháp luật thuộc cùng một kiểu là những pháp luật có cùng những đặc điểm, đặc trưng nhất định, qua đó phân biệt với kiểu (nhóm) pháp luật khác.

Tương tự như các hiện tượng khác, pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau. Cho dù phân chia theo cách nào thì kiểu pháp luật luôn thống nhất với kiểu nhà nước. Chẳng hạn, căn cứ vào khu vực địa lí thì có thể chia pháp luật thành kiểu pháp luật phương Đông và kiểu pháp luật phương Tây; tương ứng với các thời đại trong lịch sử nhân loại, có các kiểu pháp luật là pháp luật cổ đại, pháp luật trung đại, pháp luật cận đại và pháp luật hiện đại…

Trong khoa học pháp lí nước ta, theo quan niệm truyền thống, tương ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội có giai cấp là một kiểu pháp luật. Theo đó có bốn kiểu pháp luật là: pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Cần lưu ý rằng, sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế xã hội là cả một quá trình, từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác đều phải trải qua một thời kì gọi là thời kì quá độ. Chính vì vậy, sự phân chia kiểu pháp luật chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong cùng một kiểu, pháp luật ở thời kì đầu của mỗi hình thái kinh tế xã hội có thể có nhiều điểm khác biệt so với pháp luật ở thời kì sau đó. Chẳng hạn, pháp luật của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (giai đoạn từ năm 1945 – 1959), pháp luật của các quốc gia trong những thời kì mà “những giai cấp đang đấu tranh với nhau đã đạt tới một thế cân bằng lực lượng khiến cho chỉnh quyền nhà nước tạm thời có được một sự độc lập nào đó đối với cả hai giai cấp, tựa hồ như một bên trung gian đứng giữa các giai cẩp ấy” Theo Ăngghen, “Chế độ quân chủ chuyên chế ở thế kỉ XVII và XVIII, chế độ Bô- na-pac-tơ của Đế chế thứ nhất và thứ hai ở Pháp, chế độ Bix- mac ở Đức, là như thế”?’

Sự thay thế kiểu pháp luật này bằng kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn là quy luật tất yếu, phù hợp với quy luật thay thế các hình thái kinh tế – xã hội. Cách mạng là con đường dẫn đến sự thay thế đó. Các kiểu pháp luật có thể thay thế nhau một cách tuần tự, pháp luật phong kiến thay thế pháp luật chủ nô, pháp luật tư sản thay thế pháp luật phong kiến và pháp luật xã hội chủ nghĩa thay thế pháp luật tư sản. Tuy nhiên, sự thay thế kiểu pháp luật cũng có thể diễn ra không tuần tự, từ kiểu pháp luật thấp, bỏ qua kiểu pháp luật trung gian, phát triển lên kiểu pháp luật cao hơn. Đây là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách thấu đáo hơn.

Luật Minh Khuê (biên tập)

Khái Niệm Về Luật Dân Sự Là Gì? Luật Tố Tụng Dân Sự

Luật dân sự và những đối tượng điều chỉnh!

điều chỉnh hai nhóm quan hệ cơ bản là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản ( Điều 1 BLDS 2005).

Nhóm quan hệ tài sản khái niệm: Là quan hệ giữa người và người thông qua một tài sản nhất định. Quan hệ này bao giờ cũng gắn với một tài sản hoặc một quyền tài sản nhất định.

Tài sản theo quy định của Điều 163 BLDS bao gồm: Vật có thực và vật hình thành trong tương lai . Vật hình thành trong tương lai là quy định mới của (BLDS 2005) so với (BLDS năm 1995). Đây là quy định hoàn toàn phù hợp vì việc ghi nhận này thích hợp với nhu cầu của xã hội. Hiện nay việc trao đổi, mua bán các vật hình thành trong tương lai này tương đối phổ biến.

Ví dụ: Mua bán các hạt điều, cà phê, gạo…vẫn được ký kết mặc dù có thể những sản phẩm này còn chưa hình thành hoặc chưa đến mùa thu hoạch.

Tiền là vật cùng loại, do ngân hàng nhà nước ban hành và có mệnh giá Tiền và vật phải thỏa mãn các điều kiện, tiền là một bộ phận của thế giới khách quan nằm trong sự kiểm soát của con người.

Mang lại lợi ích gì cho con người.

Các giấy tờ có giá: Bao gồm cổ phiếu, trái phiếu… Các giấy tờ có giá phải đáp ứng được điều kiện. Giá trị được bằng tiền: Ví dụ: Mỗi cổ phiếu có giá trị là 35.000 Việt Nam đồng hoặc trái phiếu giáo dục do Nhà nước ban hành…

Trao đổi được trong giao lưu dân sự: Tức là các giấy tờ có giá này hoàn toàn có thể dùng để trao đổi trong giao lưu dân sự như mua, bán, tặng cho, thừa kế…

Các quyền về tài sản: Các quyền này bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ…Các quyền này đều được coi là tài sản bởi bản thân các quyền này đều mang lại lợi ích cho chủ sở hữu.

Mua bán quyền sử dụng đất, ủy quyền cho người khác đòi nợ, mua bán bản quyền tác phẩm văn học… Thông qua các tài sản này, các chủ thể có yêu cầu có quyền xác lập các quan hệ tài sản và những quan hệ tài sản do luật dan su điều chỉnh bao gồm: Quan hệ về quyền sở hữu, Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Quan hệ về thừa kế, Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất, Quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ đặc điểm.

Khái niệm về luật dân sự là gì?

Luật tố tụng dân sự là gì?

Luật tố tụng dân sự là ngành luật hình thức, quy định cách thức, trình tự, thủ tục để toà án và các chủ thể thực hiện các hành vi tố tụng nhằm giải quyết tranh chấp dân sự, các yêu cầu dân sự, bảo vệ quyền lợi ích cho nhà nước, cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

1. Đối tượng điều chỉnh được chia thành

– Nhóm quan hệ tố tụng phát sinh giữa toà án nhân dân với các cơ quan tiến hành tố tụng khác.

– Nhóm quan hệ tố tụng phát sinh giữa toà án nhân dân với các bên đương sự.

– Nhóm quan hệ tố tụng phát sinh giữa toà án nhân dân, đương sự, cơ quan tiến hành tố tụng khác với các chủ thể khác tham gia vào.

Luật tố tụng dân sự còn phải tùy thuộc vào mục đích tham gia của các chủ thể. Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự để quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho từng chủ thể.

2. Phương pháp điều chỉnh

Luật tố tụng dân sự là bao gồm 2 phương pháp mệnh lệnh và phương pháp bình đẳng định đoạt. Trong đó phương pháp mệnh lệnh chỉ áp dụng điều chỉnh các mối quan hệ tố tụng mà một bên là toàn án nhân dân có quyền đưa ra các yêu cầu mang tính chất mệnh lênh đối với các chủ thể tham gia tố tụng nhằm đảm bảo cho việc giải quyết các vụ việc dân sự theo đúng quy định của pháp luật.

Phương pháp bình đẳng định đoạt chỉ áp dụng trong quan hệ tố tụng mà chủ thể đều là các bên đương sự, bảo đảm cho họ hoàn toàn bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình để tòa án có cơ sở giải quyết vụ việc dân sự một cách khách quan và đúng pháp luật.

Kỷ Luật Là Gì? Sức Mạnh Của Tính Kỷ Luật Đối Với Tập Thể, Cộng Đồng

Kỷ luật là gì?

Định nghĩa kỷ luật là gì? Kỷ luật được định nghĩa là những quy định xử sự chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Kỷ luật được ban hành dựa trên những chuẩn mực của đạo đức, chính vì vậy kỷ luật giúp đào tạo con người, nhờ có kỷ luật năng lực con người được tập trung để hướng đến một mục tiêu, nhờ đó ta có thể đi tới chỗ thành công.

Phụ thuộc vào quy mô của cộng đồng, kỷ luật được sử dụng bằng tên gọi khác. Ví dụ đối với đất nước kỷ luật chính là pháp luật, còn đối với một cộng đồng, một công ty, một tổ chức kỷ luật chính là quy định. Nếu đi ngược với những quy định đó người vi phạm sẽ bị phạt kỷ luật.

Sức mạnh của tính kỷ luật đối với một tập thể, một cộng đồng:

Kỷ luật giúp đào tạo con người theo chiều hướng tốt hơn, nhờ có kỷ luật năng lực con người được rèn luyện để hướng đế mục tiêu chung tốt đẹp hơn. Nhờ có tính kỷ luật mà một tập thể một cộng đồng có thể đi tới thành công. Với một cộng đồng thì việc thi hành kỷ luật chính là việc hướng mọi người đến đích đến của mặt tích cực. Kỷ luật dành cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi và xuất phát từ những câu chuyện đơn giản nhất, ví dụ:

– Ngay từ nhỏ bạn đã được bố mẹ dạy và sắp xếp cho giờ giấc sinh hoạt khoa học hợp lý, biết nghe lời, “cam kết” hoàn thành được công việc lời hứa. Đó là kỷ luật của một gia đình của bố mẹ dành cho con cái để hướng con cái theo một chiều hướng phát triển tốt hơn.

– Hay trong quân đội, bạn dễ dàng nhận thấy tính kỷ luật khá cao từ môi trường này. Các chiến sĩ sẽ có những quy định giờ giấc sinh hoạt cụ thể. Kỷ luật được ban ra để các chiến sĩ có thể rèn luyện một sức khỏe tốt và bảo vệ tổ quốc.

Kỷ luật đôi khi không phù hợp với tư tưởng sống của nhiều người có phong cách sống ngẫu hứng. Tuy nhiên kỷ luật luôn hướng đến sự thành công, tiến bộ cho một tổ chức, một tập thể.

Kỷ luật là gì chắc chắn rằng qua nội dung trên bạn cũng đã tìm được câu trả lời cho chính mình. Hãy rèn luyện tính kỷ luật của mỗi người để góp phần tạo dựng cuộc sống tốt hơn và thành công hơn.