Khái Niệm Trách Nhiệm Vật Chất / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Khái Niệm Trách Nhiệm Vật Chất Là Gì?

Trách nhiệm vật chất của người lao động là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra

Trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động chủ yếu có hai trường hợp :

– Làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.

– Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp.

Xem xét về trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động, ta thấy quy định “người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra” thì thực chất là trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, điểm khác biệt của trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động với trách nhiệm dân sự là “nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương”. Quy định này phù hợp với đặc tính của pháp luật lao động, thực chất là một dạng của trách nhiệm vật chất hạn chế. Ở nhiều nước khác, với lập luận người lao động do không có tài sản nên trong trường hợp này thì không phải bồi thường, nhưng lại có thể bị sa thải.

Việc bồi thường không quá ba tháng lương vừa tăng cường tinh thần trách nhiệm của người lao động, vừa bảo vệ được chỗ làm việc của người lao động. Đối với người sử dụng lao động cũng bù đắp được một phần thiệt hại và giữ được quan hệ sử dụng lao động ổn định. Trường hợp không phải do sơ suất, thiệt hại nghiêm trọng thì việc bồi thường đã theo trách nhiệm dân sự.

đặc điểm của trách nhiệm vật chất

,

Trách Nhiệm Vật Chất Trong Kỷ Luật Lao Động

*Sự cần thiết của việc quy định trách nhiệm vật chất trong Kỷ luật lao động.

Việc quy định chế độ bồi thường thiệt hại về vật chất trong Kỷ luật lao động là sự cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp nhằm góp phần đảm bảo quyền hiến định của người sử dụng lao động. Đồng thời đây cũng là việc hiện thực hóa một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động, đó là nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.

Công ty luật FBLAW chúng tôi xin tư vấn cho quý khách về Trách nhiệm vật chất trong kỷ luật lao động như sau:

Khái niệm

Là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra

Chủ thể áp dụng

Người lao động.

Nguyên nhân áp dụng

Người lao động:

– Làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.

– Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp.

Căn cứ áp dụng

– Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

– Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động.

– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại về tài sản.

– Có lỗi.

Nguyên tắc

– Phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

– Việc quy định bồi thường được trừ dần vào lương hàng tháng của người lao động.

Hình thức

– Bồi thường thiệt hại vật chất bằng tiền mặt.

Mức bồi thường

– Thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng, bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương.

– Nếu NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.z

Thủ tục thực hiện

– Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.

– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.

– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

– Việc xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản.

Thời hiệu

Tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.

Khiếu nại

Người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại người sử dụng lao động với cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do luật định.

– Trách nhiệm vật chất trong luật lao động có ý nghĩa rất lớn để duy trì và ổn định quan hệ lao động trong xã hội, đảm bảo quyền quản lý của NSDLĐ đồng thời cũng đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Trong quan hệ lao động, trách nhiệm vật chất được coi là quyền đơn phương của NSDLĐ và là nghĩa vụ bắt buộc chấp hành của người lao động.

– Đây là một nội dụng thuộc quyền quản lý lao động của NSDLĐ chứ không phải là quyền hạn theo hợp đồng trừ hợp đồng trách nhiệm đã được giao kết từ trước. Để tránh sự lạm quyền của NSDLĐ cũng như bảo vệ quyền lợi của người lao động, pháp luật đã có những quy định nhằm giới hạn quyền áp dụng bồi thường một cách tùy tiện của NSDLĐ thông qua các quy định về nội quy lao động, nguyên tắc, hình thức xử lý và thủ tục áp dụng.

– Nhìn chung, các quy định về bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất đã tạo ra được cơ chế đầy đủ để bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ và NSDLĐ một cách tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, những quy định này cũng còn nhiều điểm hạn chế, bất cập, nhiều quy định còn khó thực hiện hoặc thực hiện không thống nhất do không có hướng dẫn chi tiết.

Việc tham khảo ý kiến ban chấp hành công đoàn cơ sở trước khi ban hành nội quy lao động phần lớn chỉ mang tính thủ tục hoặc hiện tượng NSDLĐ xử lý kỷ luật lao động còn rất tùy tiện cũng đang diễn ra nhiều trên thực tế.

Quy Định Về Trách Nhiệm Vật Chất Của Người Lao Động

Trường hợp người lao động có làm thiệt hại đến tài sản của người sử dụng lao động nhưng do tác động của các điều kiện khách quan không thể lường trước được hoặc vượt quá mức khắc phục của họ thì họ không có lỗi và không chịu trách nhiệm vật chất

Trường hợp người lao động có làm thiệt hại đến tài sản của người sử dụng lao động nhưng do tác động của các điều kiện khách quan không thể lường trước được hoặc vượt quá mức khắc phục của họ thì họ không có lỗi và không chịu trách nhiệm vật chất

Quy định về trách nhiệm vật chất của người lao động

Trách nhiệm vật chất của người lao động là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra

Trách nhiệm vật chất trong – Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây quan hệ lao động chủ yếu có hai trường hợp: – Làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép. thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp.

Xem xét về trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động, ta thấy quy định “người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra” (8 Điều 89 Bộ luật Lao động) thì thực chất là trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, điểm khác biệt của trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động với trách nhiệm dân sự là “nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương”. Quy định này phù hợp với đặc tính của pháp luật lao động, thực chất là một dạng của trách nhiệm vật chất hạn chế. Ở nhiều nước khác, với lập luận người lao động do không có tài sản nên trong trường hợp này thì không phải bồi thường, nhưng lại có thể bị sa thải.

Việc bồi thường không quá ba tháng lương vừa tăng cường tinh thần trách nhiệm của người lao động, vừa bảo vệ được chỗ làm việc của người lao động. Đối với người sử dụng lao động cũng bù đắp được một phần thiệt hại và giữ được quan hệ sử dụng lao động ổn định. Trường hợp không phải do sơ suất, thiệt hại nghiêm trọng thì việc bồi thường đã theo trách nhiệm dân sự.

Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất

Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là hành vi không hoàn thành nghĩa vụ được giao hoặc thực hiện sai các nghĩa vụ đó và như vậy là vi phạm các quy định của pháp luật và nội quy lao động.

Thiệt hại là sự giảm bớt số lượng hoặc giá trị của tài sản của người sử dụng lao động. Xác định căn cứ này là việc tìm ra tài sản bị thiệt hại là tài sản gì, tài sản đó bị hư hỏng hay bị mất, số lượng và giá trị của sự thiệt hại là bao nhiêu.

– Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại tài sản

Xác định quan hệ nhân quả này là quá trình chứng minh rằng sự thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động là do hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động gây ra và sự thiệt hại là kết quả tất yếu của sự vi phạm đó. Nếu giữa hành vi vi phạm kỷ luật lao động và thiệt hại tài sản xảy ra không có mối quan hệ nhân quả này thì người vi phạm không phải bồi thường.

Xác định lỗi của người vi phạm là một bước quan trọng để xác định trách nhiệm vật chất. Trong trách nhiệm vật chất, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại đến tài sản của người sử dụng lao động. Nếu có lỗi, người gây thiệt hại mới phải bồi thường; không có lỗi mặc dù có đầy đủ 3 căn cứ trên thì cũng vẫn không đủ điều kiện để áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất. Ví dụ như trường hợp người lao động có làm thiệt hại đến tài sản của người sử dụng lao động nhưng do tác động của các điều kiện khách quan không thể lường trước được hoặc vượt quá mức khắc phục của họ thì họ không có lỗi và không chịu trách nhiệm vật chất.

Trong trường hợp có nhiều người có lỗi cùng gây ra một thiệt hại thì phải căn cứ vào nghĩa vụ lao động cụ thể của từng người và các điều kiện cụ thể của họ để xác định mức độ lỗi của cá nhân mỗi người một cách chính xác.

Lỗi có 2 loại, lỗi cố ý và vô ý, song trách nhiệm vật chất chỉ áp dụng với lỗi vô ý, không áp dụng với lỗi cố ý (vì vi phạm theo lỗi cố ý sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự)

Mức bồi thường, cách thức thực hiện bồi thường và thủ tục xử lý

Về nguyên tắc, mức bồi thường trong trách nhiệm vật chất của người lao động không vượt quá mức thiệt hại trực tiếp mà họ đã gây ra.

Về xử lý việc Đối với trường hợp làm hư hỏng tài sản thì được chia thành hai trường hợp: bồi thường theo trách nhiệm dân sự (bồi thường theo quy định của pháp luật thiệt hại đã gây ra) và bồi thường có khống chế mức tối đa (nếu người lao động sơ suất làm hư hỏng tài sản, dụng cụ, thiết bị… của người sử dụng lao động, mức thiệt hại dưới 5 triệu đồng thì mức bồi thường nhiều nhất bằng 3 tháng lương của họ).

bồi thường thiệt hại cũng tương tự như quy định về xử lý kỷ luật: Khi xem xét, xử lý việc bồi thường thiệt hại, phải có sự tham gia của đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp và có mặt đương sự để họ có thể trình bày hay tiếp thu ý kiến. Người lao động có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc bào chữa viên nhân dân bào chữa cho mình họp xét việc bồi thường thiệt hại phải được ghi thành biên bản.

Luật gia Nguyễn Thị Tâm – Tổ Tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp

Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Khái Niệm Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp

Trong tiến trình nghiên cứu của cộng đồng khoa học có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm, nội dung cũng như phạm vi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Mỗi nghiên cứu, tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ hiểu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dưới những góc độ và quan điểm riêng, tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển khác nhau.

Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được H.R. Browen đưa ra đầu tiên vào năm 1953 trong quyển sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân”. Sau ông, có nhiều tác giả cũng đã đưa ra khái niệm trách nhiệm xã hội như là Davis (1960) trong quyển “Luật thép của trách nhiệm”, Mc Guire (1963) trong quyển “Kinh doanh và xã hội”. Song, trong giai đoạn này khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được nhắc đến và định nghĩa thường là gắn với pháp luật và kinh tế.

Trách nhiệm kinh tế: Tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân. Doanh nghiệp còn là các tế bào kinh tế căn bản của xã hội. Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp.

Trách nhiệm pháp lý: Đây chính là một phần của bản “khế ước” giữa doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước có trách nhiệm đưa các quy tắc xã hội, đạo đức vào văn bản luật để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi.

Trách nhiệm đạo đức: là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được đưa vào văn bản luật, do đó tuân thủ pháp luật chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Doanh nghiệp còn cần phải thực hiện cả các cam kết ngoài luật. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện, nhưng lại là trung tâm của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trách nhiệm từ thiện: là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự mong đợi của xã hội. Điểm khác biệt giữa trách nhiệm từ thiện và đạo đức là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện. Nếu doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội đến mức độ này, họ vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội mong đợi.

Khái niệm của Caroll (1991) được ứng dụng khá rộng rãi trong một thời gian dài, bên cạnh đó, Friedman (1970) lại đưa ra khái niệm trách nhiệm xã hội mà trọng tâm của nó vẫn còn được chấp nhận rộng rãi cho đến ngày hôm nay (Carter và các cộng sự, 2000; Chand, 2006; Frooman, 1997). Friedman (1970) nói rằng các nhà quản lý không chỉ có trách nhiệm đối với cổ đông, mà còn phải gia tăng sự giàu có cũng như những tài sản cho cổ đông của họ. Như vậy, ông tập trung vào khía cạnh rất khác biệt trong công tác quản lý, trong trách nhiệm quản lý, ông xem trách nhiệm quản lý và thậm chí là cả giám đốc điều hành cũng là những nhân viên của các chủ sở hữu- chính là bản thân họ và như vậy trách nhiệm duy nhất của họ (cũng chính là các chủ sở hữu) là làm càng nhiều càng tốt tạo ra càng nhiều giá trị càng tốt và phù hợp với các quy tắc cơ bản của xã hội. Milton Friedman (1970) có viết rằng: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là để tăng lợi nhuận của nó, đây là một nhận định gây tranh cãi nhất lúc bấy giờ, trong thời điểm được công bố nó không phải là một báo cáo khoa học (công bố trên tạp chí New York Times). Theo ông, các nhà quản lý có trách nhiệm đạo đức để hành động luôn luôn trong dài hạn để chạy theo lợi ích tốt nhất của các cổ đông. Ông không cho rằng các doanh nghiệp nên tham gia vào các hoạt động làm tăng phúc lợi xã hội; vì trên thực tế, ông lập luận rằng chủ nghĩa tư bản thị trường tự do tự làm tăng phúc lợi xã hội. Điều này có nghĩa rằng các doanh nghiệp chắc chắn sẽ tham gia vào các hoạt động mà các hoạt động này sẽ làm tăng phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, theo quan điểm của Friedman động lực duy nhất của người quản lý cho doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động xã hội nghĩa là tăng phúc lợi của xã hội là phải luôn luôn tăng trong dài hạn trong sự giàu có của cổ đông.

Khái niệm này dường như độc lập và tương phản phần nhiều với khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà Caroll (1991) đề cập đến. Thực tiễn một số nghiên cứu cũng sử dụng khái niệm này của Friedman (1970) để nâng cao và củng cố việc tầm quan trọng của quản lý và tầm quan trọng của việc làm cho gia tăng ngày một cao hơn lợi ích của cổ đông. Trong khi khái niệm của Caroll (1991) thường được tiếp cận với việc nghiên cứu thị trường và hướng đến khách hàng hoặc cho các chương trình marketing mang tính chất vì môi trường vì cộng đồng.

McWilliams và Siegel (2001) trong nghiên cứu của họ đã sử dụng định nghĩa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là những hành động xuất hiện để đẩy mạnh những điều tốt cho xã hội, ngoài lợi ích của công ty và được yêu cầu theo quy định của pháp luật.