Khái Niệm Theo Dõi Thi Hành Pháp Luật Là Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Địa Phương “Kêu Trời” Khi Theo Dõi Thi Hành Pháp Luật

Sau một thời gian triển khai nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật (THPL), phần lớn các địa phương đều kêu khó. Khó vì đây là một công việc mới nhưng mặt khác còn bởi địa phương phải tổ chức thực hiện quá nhiều văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành và những văn bản chỉ đạo của chính địa phương.

Trọng trách trên “vai” Sở Tư pháp

Theo Nghị định số 16/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV, Sở Tư pháp có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình THPL, Thông tư số 03/2010/TT-BTP quy định: “UBND cấp tỉnh theo dõi tình hình THPL trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình ở địa phương. Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện công tác theo dõi tình hình THPL trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh; giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi tình hình THPL trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp ở địa phương”.

Tuy nhiên, quá trình thi hành các quy định pháp luật tại địa phương không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió” khi mà hệ thống pháp luật hiện hành có quá nhiều văn bản phải triển khai và tổ chức thực hiện. Đơn cử, trong lĩnh vực môi trường, hiện có tới 3 Luật, 7 Nghị định, 7 Thông tư, 2 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 2 Quyết định của Bộ trưởng, đấy là chưa kể các Quyết định và Kế hoạch của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở các quy định pháp luật, các quận, huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn lại ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Như vậy, có thể thấy rằng, chỉ riêng việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã đủ khiến cho địa phương “mệt nhoài”. Một vị lãnh đạo của một thành phố lớn cho biết, địa phương rất lúng túng trong việc tổ chức đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật đối với từng văn bản, từng quy định cũng như thống kê cụ thể các quy định chưa được tuân thủ trên thực tế.

Còn theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP. Hà Nội Nguyễn Văn Vỹ: “Phạm vi theo dõi tình hình THPL rộng, cơ chế phối hợp với các cơ quan tố tụng chưa được xây dựng nên rất khó khăn cho Sở Tư pháp trong việc giúp UBND thành phố tổng hợp, đánh giá đầy đủ, toàn diện công tác THPL trên địa bàn”. Những lời tâm sự ấy quả là đáng để chia sẻ!

“Đau đầu” xử lý vi phạm pháp luật

Hàng năm, chính quyền các cấp đều chỉ đạo Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL, mà ngành Tư pháp là cơ quan thường trực, thường xuyên đổi mới các hình thức PBGDPL phù hợp với đặc điểm, đối tượng, địa bàn để đưa pháp luật thực sự đến với nhân dân. Công tác tuyên truyền, PBGDPL đã góp phần quan trọng nâng cao ý thức pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cán bộ và nhân dân, hạn chế đơn thư khiếu nại, ổn định tình hình kinh tế – xã hội tại địa phương.

Có điều, việc chấp hành các quy định pháp luật chưa thực sự nghiêm chỉnh. Các vi phạm về quản lý đất đai, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, trật tự xây dựng, giao thông… vẫn phổ biến. Đơn cử, trong năm 2010, Hà Nội đã xử lý 50 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực kế hoạch – đầu tư; lập biên bản đối với gần 5.000 vụ vi phạm trật tự xây dựng, xử phạt hành chính 54 chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng; xử phạt 687 cơ sở có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế; xử lý trên 70 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp… Tổng số tiền phạt mà Hà Nội buộc các đơn vị, cá nhân vi phạm phải nộp lên đến hàng tỷ đồng.

Nguyên nhân được chỉ ra là ngoài việc các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ nghĩ đến lợi ích của mình, lợi nhuận trong kinh doanh thì việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước chưa được tiến hành đều đặn, khi phát hiện vi phạm lại xử lý không rốt ráo. Ông Vỹ dẫn chứng: “Công an huyện Hoài Đức phát hiện và bắt giữ 1 xe chở dầu thải, đối tượng vi phạm khai nhận.

Trong công tác tham mưu, thiết lập hồ sơ xử lý trình Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính, cơ quan Công an cho rằng không cần thiết phải trưng cầu giám định vì đối tượng đã khai nhận, nhưng cơ quan chuyên môn của UBND tham mưu cho rằng phải có kết quả giám định xác định đó là dầu thải thì mới có căn cứ để Chủ tịch UBND ra Quyết định… dẫn đến tâm lý của cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh, kiểm tra đã bỏ qua vi phạm, chưa xử lý nghiêm”.

Nguồn Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Khái Niệm Hợp Đồng Theo Quy Định Pháp Luật Hiện Hành

So với định nghĩa về hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 có thể nhận thấy định nghĩa về hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2015 có một sự tiến bộ đáng kể: Nếu Điều 394 Bộ luật dân sự 2005 sử dụng thuật ngữ ” Khái niệm hợp đồng dân sự” thì Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 đã bỏ đi cụm từ ” dân sự” và chỉ để ” Khái niệm hợp đồng “. Định nghĩa này thể hiện sự tiến bộ và hợp lý bởi lẽ khái niệm hợp đồng vừa thể hiện sự ngắn gọn, súc tích vừa mang tính khái quát cao được hiểu là bao gồm tất cả các loại hợp đồng theo nghĩa rộng (hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ…) chứ không chỉ là các hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp đơn thuần.

Các loại hợp đồng cơ bản chủ yếu sau:

– Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

– Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.

– Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

– Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

– Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

– Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện sự thỏa thuận của các bên. Hình thức của hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

– Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

– Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

+ Đối tượng của hợp đồng;

+ Số lượng, chất lượng;

+ Giá, phương thức thanh toán;

+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

+ Phương thức giải quyết tranh chấp.

Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Thi Hành Pháp Luật Là Gì? Các Hình Thức Pháp Luật Bạn Cần Biết

Thể chế Nhà nước được duy trì và đảm bảo dựa trên các nguyên tắc của pháp luật. Vậy thi hành pháp luật là gì? Các hình thức thi hành pháp luật như thế nào?

Nếu bạn đang có cùng câu hỏi trên, đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của Quản Lý Bất Động Sản.

I. Phân biệt các khái niệm trong thực hiện pháp luật

Thi hành pháp luật là việc chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Thi hanh pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện.

– Bản chất: Việc thi hành pháp luật có tính chủ động, tích cực, thực hiện pháp luật dưới hình thức hành vi hành động.

Thi hành pháp luật mang tính chủ động thực hiện điều luật pháp yêu cầu

– Đối tượng thực hiện: Mọi chủ thể.

– Hình thức thể hiện: Thường thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc. Do đó, chủ thể buộc phải thực hiện hành vi hành động mang tính hợp pháp.

– Ví dụ: Pháp luật quy định về nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp/thuế thu nhập cá nhân. Do đó, nếu không thuộc đối tượng được miễn thuế, chủ thể đóng đầy đủ khoản thuế được coi là đang thi hành pháp luật.

Tuân thủ pháp luật là chủ thể pháp luật kiềm chế mình để không thực hiện điều pháp luật cấm. Tuân thủ pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện.

– Bản chất: Tuân thủ pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng hành vi không hành động.

– Đối tượng thực hiện: Mọi chủ thể.

– Hình thức thể hiện: Thường thể hiện dưới dạng những quy định cấm đoán. Tức quy phạm không bắt buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định.

– Ví dụ: Pháp luật cấm hành vi mua bán dâm. Do đó, không thực hiện hành vi mua bán dâm được xem là tuân thủ pháp luật.

Áp dụng pháp luật là việc cán bộ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Áp dụng pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện.

– Bản chất: Đây là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước, được thể hiện dưới hình thức hành vi hành động và hành vi không hành động.

– Đối tượng thực hiện: Chỉ cán bộ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

– Hình thức thể hiện: Tất cả các loại quy phạm. Bởi Nhà nước quyền hạn và nghĩa vụ tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.

Ví dụ: Khi bên A khởi kiện bên B, tòa án có trách nhiệm xem xét và thụ lý đơn khởi kiện của bên A.

Áp dụng pháp luật chỉ là việc làm của cán bộ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Sử dụng pháp luật là chủ thể pháp luật thực hiện điều mà pháp luật cho phép. Không mang tính bắt buộc thực hiện và phụ thuộc vào ý chí, sự lựa chọn của từng chủ thể.

– Bản chất: Đây có thể là hành vi hành động hoặc hành vi không hành động tùy vào quy định của pháp luật.

– Đối tượng thực hiện: Mọi chủ thể.

– Hình thức thể hiện: Thường được thể hiện dưới những quy phạm trao quyền, tức pháp luật quy định về quyền hạn của các chủ thể.

Ví dụ: Khi bên A cho rằng mình bị xâm quyền và lợi ích hợp pháp bởi bên B. Bên A có quyền khởi kiện B ra tòa án, vì pháp luật trao cho A quyền được khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền.

Khi đó, A được xem là đang sử dụng pháp luật.

Sử dụng pháp luật không mang tính bắt buộc, phụ thuộc vào ý chí chủ thể

II. Các hình thức pháp luật

Có 03 hình thức pháp luật phổ biến là:

– Pháp luật tập quán (tập quán pháp)

Là những tập quán được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước

– Án lệ pháp luật (án lệ pháp, tiền lệ pháp)

Là hình thức pháp luật hình thành từ hoạt động xét xử của Toà án. Các bản án sau khi được một Hội đồng Thẩm phán có thẩm quyền thừa nhận, sẽ trở thành khuôn mẫu áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau.

– Văn bản quy phạm pháp luật

Đây là hình thức thủ tục do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trình tự luật định có chứa các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. Trình tự này được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cần thiết, cơ bản hoặc quan trọng.

Khái Niệm Luật Thi Hành Án Dân Sự Việt Nam

5458

Theo nghĩa chung nhất, thi hành án dân sự là thực hiện bản án, quyết định dân sự của toà án. Theo nghĩa một thuật ngữ pháp lý, có nhiều ý kiến khác nhau về thi hành án dân sự:

Như vậy, thi hành án là hoạt động diễn ra sau khi Toà án đã có phán quyết giải quyết các tranh chấp trong xã hội hoặc áp dụng các chế tài xử phạt các hành vi phạm tội. Trong đó, người có quyền thi hành án yêu cầu người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ đối với mình và người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của người có quyền thi hành án.

– Ý kiến thứ nhất, cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính, bởi thi hành án dân sự là hoạt động mang tính điều hành, chấp hành. Mà điều hành, chấp hành là đặc trưng của hoạt động hành chính. Hơn nữa thi hành án dân sự ở nước ta lại không do toà án – cơ quan tư pháp thực hiện.

– Ý kiến thứ hai lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính – tư pháp vì thi hành án dân sự là một dạng hoạt động chấp hành điều hành quyết định của cơ quan tư pháp – toà án.

– Ý kiến thứ ba lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động tư pháp vì thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, mang tính tài sản, độc lập và do cơ quan tư pháp có thẩm quyền tổ chức thực hiện.

+ Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử vì xét xử và thi hành dán dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xét xử là tiền đề của thi hành án dân sự, thi hành án dân sự lại là sự tiếp nối với xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử. + Thi hành án dân sự mang tính tài sản – đặc trưng của quan hệ dân sự. Thực tế, phần lớn các bản án, quyết định dân sự đưa ra thi hành đều quyết định các vấn đề tài sản như chia thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng … thông qua thi hành án dân sự, người thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi ích về tài sản.

+ Thi hành án dân sự mang tính độc lập – đặc trưng của hoạt động tư pháp. Thi hành án là quá trình diễn ra phức tạp, trong đó cơ quan thi hành án thường phải chịu áp lực, tác động từ nhiều phía. Để đảm bảo hiệu quả thi hành án dân sự và chấp hành viên phải được độc lập và không cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án dân sự.

+ Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự – cơ quan tư pháp thực hiện.

Đối tượng của thi hành án dân sự trước hết là các bản án, quyết định giải quyết các vụ việc dân sự, sau đó là các quyết định về tài sản trong các bản án hình sự, hành chính của toà. Điều 1 LTHADS năm 2008 quy định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài, được toà án công nhận và cho thi hành ở Việt Nam, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có lien quan đến tài sản của bên phải thi hành án của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các quyết định của cơ quan tổ chức khác được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật.

Trong thi hành án dân sự, các cơ quan nhà nước không xem xét lại vụ viêc dân sự, không ra quyết định giải quyết lại vụ việc dân sự mà chỉ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hỗ trợ thực hiện các quyết định, bản án dân sự được đưa ra thi hành. Do đó, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức phát sinh trong quá trình thu hành án dân sự có thể thành một ngành luật- luật thi hành án dân sự.