Khái Niệm Rèn Luyện Là Gì / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Khái Niệm Chung Về Rèn Luyện Nghiệp Vụ Sư Phạm

Nghiệp vụ: Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt 1992: Được hiểu là nghề chuyên môn, công việc chuyên môn của một nghề. [2, tr.20].*

Sư phạm: Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt 1992: Là khoa học về giảng dạy và giáo dục trong nhà trường. [2, tr.34].

Đây là khuôn phép của nghề dạy học, nói đến sư phạm là nói đến giáo viên, học sinh và nhà trường, là những hoạt động đặc thù của một nghề đào tạo và giáo dục con người, là những yêu cầu, những quy định, quy tắc, chuẩn mực về công việc giảng dạy và giáo dục trong nhà trường.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài trên phần mềm SPSS, Eview? Bạn cần đến dịch vụ để giúp mình xóa bỏ những rắc rối về lỗi gây ra khi không sử dụng thành thạo phần mềm này? Khi gặp khó khăn về vấn đề phân tích kinh tế lượng hay gặp vấn đề về chạy SPSS,Eview hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

* Nghiệp vụ sư phạm:”Nghiệp vụ sư phạm” là công việc chuyên môn của nghề dạy học. Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, “NVSP là khoa học về công việc chuyên môn của nghề dạy học.” [11, tr.2]

Nghiệp vụ sư phạm không chỉ là một hệ thống kỹ năng mà bao gồm cả hệ thống tri thức và các phẩm chất nghề nghiệp mà một giáo viên cần phải có.

Như vậy, nghề dạy học trong tương lai của sinh viên ở các trường sư phạm chỉ được hình thành khi sinh viên được cung cấp đầy đủ hệ thống kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiết, được chú trọng rèn luyện các kỹ năng cơ bản, năng lực thực hiện công tác chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp.

Vì vậy, các trường Sư phạm nói chung và các trường Đại học Sư phạm nói riêng coi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một trong những nội dung cốt lõi của chương trình đào tạo giáo viên. Nghiệp vụ sư phạm là sự thể hiện trình độ chuyên môn và tay nghề của người giáo viên trong hoạt động thực tiễn giáo dục theo yêu cầu của từng cấp học.

2. Các khái niệm về rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

* Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Theo Từ điển tiếng Việt: “Rèn luyện là tập cho quen” hoặc “Rèn luyện là dạy và tập cho nhiều để thành thông thạo”. [17, tr. 655]

“Rèn luyện là luyện tập thường xuyên qua thực tế để thuần thục, vững vàng hơn”. [2, tr. 1402]

Vậy, “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm” là tập làm công việc chuyên môn của nghề dạy học hay nói cách khác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là luyện tập thường xuyên qua thực tế để thuần thục công việc chuyên môn của nghề dạy học.

Quá trình đào tạo giáo viên trong nhà trường Sư phạm bao gồm 2 hoạt động cùng tồn tại và có quan hệ mật thiết với nhau, đó là học tập kiến thức chuyên môn và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

Học tập kiến thức chuyên môn là quá trình sinh viên tiếp thu hệ thống kiến thức về các môn khoa học cơ bản và các môn chuyên ngành làm cơ sở cho việc rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình học tập.

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là quá trình giúp sinh viên thực hành một cách có hệ thống những kỹ năng sư phạm trên cơ sở củng cố, mở rộng, đào sâu những tri thức về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp.

* Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một hoạt động quan trọng nhằm hình thành tay nghề cho sinh viên ở các trường sư phạm, gắn việc học tập kiến thức cơ bản với rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

+ Tìm hiểu về khái niệm, vai trò, đặc điểm của giáo viên tiểu học

+ Vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục bậc tiểu học

Rèn Luyện Tính Cách Tốt Đẹp

Rèn luyện tính cách tốt đẹp cho trẻ chính là điều tạo nên con người. Tính cách có thể được hiểu là một tập hợp các thuộc tính quyết định hành động và cách ứng xử mang tính đạo đức của con người. Tính cách không phải bẩm sinh đã có. Nó được hình thành qua quá trình học hỏi và rèn luyện. Việc dạy và xây dựng những đức tính tốt cho trẻ là một phần trách nhiệm của cha mẹ.

Ngay trong giai đoạn 0-6 tuổi, các bé cần được bồi dưỡng tính cách để có những phẩm chất tốt, giúp tạo nền tảng cho việc học tập và rèn luyện đạo đức về sau.

Phẩm chất, tính cách quyết định số phận con người. Tính cách đặt nền móng cho đạo đức, góp phần làm nên thành công về sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc cho mỗi người. Những nét tính cách tốt đẹp của con trẻ cần được chú trọng bồi dưỡng ngay khi các bé còn nhỏ.

Trường Mầm non Ban mai được chuyển giao đầy đủ bản quyền của Chương trình giáo dục sớm theo Phương án 0 tuổi, trong đó ưu tiên hàng đầu là bồi dưỡng tính cách cho các bé, ngay trong giai đoạn 0-6 tuổi.

Phẩm chất, tính cách của con người được thể hiện trên nhiều phương diện. Nếu trẻ được dạy dỗ sớm để có được phẩm chất tốt đẹp thì khi trưởng thành, các bé sẽ sở hữu đức tính: vui vẻ – linh hoạt; Yên lặng và tập trung chú ý; lòng dũng cảm và tự tin; yêu lao động và biết quan tâm đến người khác; lòng hiếu kỳ và tính sáng tạo và có tinh thần độc lập.

Với phương pháp “học mà chơi, chơi mà học”, giáo viên thu hút sự tập trung chú ý của trẻ khi chơi. Như vậy, toàn bộ cơ thể, tinh thần và trí tuệ của bé đều hướng vào trò chơi, khiến trẻ có được niềm vui và kết quả cao nhất. Lòng dũng cảm và tự tin của trẻ nhỏ chủ yếu được biểu hiện ở hai từ “không sợ”: không sợ bóng tối, không sợ ngã, không sợ đau, không sợ uống thuốc, không sợ các loài côn trùng, không sợ phải ở một mình, không sợ hoàn cảnh và người lạ. Tính cách này có thể được bồi dưỡng tại gia đình cũng như ở trường học thông qua việc trải nghiệm thực tế, ở mức độ khả năng tâm lý mà trẻ có thể chấp nhận được.

Lòng tự tin của trẻ cũng được nuôi dưỡng để trẻ luôn cảm nhận mình là một đứa trẻ ngoan, có năng lực, vì vậy lúc nào các bé cũng vui vẻ. Ngoài ra, nhằm giúp trẻ nhỏ biết quan tâm đến người khác, giáo viên phải là người thể hiện sự quan tâm của mình đến trẻ, đến những người trong gia đình trẻ và mọi người xung quanh, như vậy trẻ sẽ học cách mô phỏng và làm theo theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.

Các thầy cô giáo sẽ nuôi dưỡng lòng hiếu kỳ và tính sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động làm cho trẻ thích xem, thích nghe, thích sờ, thích làm, thích hỏi, thích ghi nhớ, thích mô phỏng, thích làm thí nghiệm, thích bày ra nhiều trò chơi, thích tự làm ra sản phẩm. Những kỹ năng mềm mà giáo viên chú trọng bồi dưỡng bằng cách hướng dẫn, tập cho trẻ làm hằng ngày để hình thành thói quen tốt sẽ nuôi dưỡng tinh thần tự lập cũng như độc lập cho các em, không dựa dẫm vào người khác, không ỷ lại người lớn. Nhờ đó, trẻ có thể tự làm một số việc trong khả năng như tự cất cặp và giày vào locker, tự cởi giày và vớ, tự mặc áo quần, tự dọn dẹp bàn ghế, tự xúc ăn, tự rửa tay, tự đi vệ sinh…

Muốn rèn luyện tính cách tốt đẹp cho con, cha mẹ có thể làm theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1

Hãy cư xử đúng với vai trò của người làm cha làm mẹ và đừng lấy công việc, việc nhà cửa hay bất cứ việc bận rộn nào ra để đổ lỗi cho việc không có thời gian trò chuyện và chơi với con. Khi còn nhỏ, trẻ thường cảm nhận mọi việc bằng trực giác và bạn càng giành ít thời gian bên con mình thì chúng càng có cảm giác rằng bạn đang bỏ rơi chúng và cho rằng chúng cần phải tự lo liệu mọi việc

Bước 2

Xem lại lịch làm việc hàng tuần của bạn và chỉnh sửa sao cho bạn có đủ vài giờ mỗi ngày để ở bên con.

Bước 3

Nói với con về những gì bạn muốn dạy cho chúng. Sự bắt chước là hình thức dạy trẻ tốt nhất. Vì vậy, bạn hãy là một tấm gương tốt cho con mình.

Bước 4

Quản lý các thói quen và các mối quan hệ xã hội của con mình. Hãy kiểm tra xem chúng thường xem và nghe gì từ ti vi và chúng cư xử với những đứa trẻ khác ra sao. Hãy chuẩn bị sao cho bạn có thể nói thật nhẹ nhàng, có tình có lý mỗi khi bạn muốn chúng thôi không dùng một số từ nào đó nữa hay thôi bắt chước những hành vi xấu của người khác. Bạn cũng nên gợi ý cho con một vài cách giải trí khác mà theo bạn là hay hơn.

Bước 5

Hãy trò chuyện với trẻ với vai trò là người lớn nhưng bạn phải làm sao để những điều bạn nói phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đừng có tỏ ra kể cả, bề trên. Biến thời gian dạy trẻ trở thành khoảng thời gian để trẻ vui đùa, chơi trò chơi, kể chuyện và đọc sách. Chuẩn bị sắn lời giải thích vì sao bạn muốn con học những đức tính này hay khác nếu con hỏi.

Bước 6

Đặt giới hạn cho các hành vi của con và bạn có thể phạt con nếu thấy cần thiết. Nhưng khi phạt chúng, hãy giải thích tại sao chúng đáng bị phạt. Bạn không nên cảm thấy tội lỗi khi phạt con bởi vì bạn phạt chúng vì bạn yêu chúng.

Bước 7

Luôn luôn lắng nghe con nói và thiết lập một thói quen giao tiếp cởi mở. Hãy tạo cho con cảm giác rằng bạn không chỉ là cha mẹ mà còn có thể là một người bạn, một người chúng có thể tâm sự khi chúng cần. Hãy khuyến khích chúng nói ra những điều giấu trong lòng và dạy chúng biết chấp nhận những lời phê bình.

Bước 8

Bạn hãy luôn quan tâm tới việc trường lớp của trẻ và hãy khen ngợi con mỗi khi chúng đạt thành tích tốt ở trường. Hãy khuyến khích chúng để chúng đạt được thành tích tốt hơn mà không huyên hoang, tự mãn và luôn ở bên để an ủi con mỗi khi chúng thất bại, chán nản.

Bước 9

Bạn hãy sắp xếp để cả gia đình có thể cùng ngồi ăn với nhau và hãy tận dụng tối đa khoảng thời gian này để các thành viên trong gia đình trao đổi ý kiến, để dạy trẻ những giá trị truyền thống và đạo lý mà chúng cần phải mang theo suốt cuộc đời.

Bước 10

Nếu bạn chỉ nói với con là cái này tốt, cái kia xấu thì không nên. Hãy chỉ cho chúng thấy. Hãy tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động cộng đồng và đến những nơi mà chúng có thể học hỏi được những điều hay, những hành vi ứng xử đẹp và những đức tính tốt từ người khác như tính kỉ luật, thói quen làm việc hợp lý hay biết tôn trọng người khác.

Bước 11

Khuyến khích con nói ra những điều trong lòng và giúp hình thành quan điểm cho con. Hãy dạy chúng để chúng biết lắng nghe ý kiến của những người xung quan và dẫn dắt chúng để chúng biết lựa chọn đúng đắn.

Tại Trường mầm non Ban mai, chúng tôi luôn nỗ lực uốn nắn, rèn luyện cho các bé tính cách tốt đẹp, giúp bé thành công trong cuộc sống sau này.

Kỹ Năng Mềm Là Gì? Những Kỹ Năng Mềm Cần Rèn Luyện

Theo các chuyên gia, kỹ năng mềm chủ yếu thuộc về tính cách của con người, không mang tính chuyên môn, không phải kỹ năng đặc biệt, không thể sờ nắn được. Kỹ năng mềm quyết định khả năng thành công của bạn đến 75%. Chúng cũng là nền tảng và cơ sở để bạn trở thành nhà lãnh đạo, nhà thương thuyết, thính giả hay người hoà giải xung đột khéo léo.

2. Kỹ năng cứng là gì?

Bên cạnh câu hỏi kỹ năng mềm là gì thì nhiều bạn trẻ cũng thắc mắc về khái niệm kỹ năng cứng. Cũng theo các chuyên gia, kỹ năng cứng được hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực hành có tính chất kỹ thuật nghề nghiệp. Kỹ năng cứng được cung cấp bởi nhiều môn học đào tạo chính khóa, có liên kết logic chặt chẽ.

Ngoài ra, kỹ năng cứng còn được kiến tạo bởi những kiến thức kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông như:

Vì quá trình rèn luyện kỹ năng cứng vô cùng vất vả và đi kèm với những kỳ thi chứng minh khả năng nên kỹ năng cứng thường được đầu tư hơn kỹ năng mềm. Theo tuần tự thời gian thì kỹ năng cứng sẽ được học trước kỹ năng mềm trong cuộc sống.

3. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm

Ngày nay, kỹ năng mềm được chứng minh có ảnh hưởng rất nhiều đến thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống của mỗi người. Thực tế cho thấy những người thành công trong cuộc sống chỉ có 15% từ những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi kỹ năng mềm mà họ có. Từ đó có thể thấy kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Kỹ năng mềm có ảnh hưởng rất nhiều đến thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống (Nguồn: Internet)

4. Những kỹ năng mềm trong công việc

– Có sự tự tin, lạc quan

Một điều không thể thiếu trong cuộc sống đó là tinh thần lạc quan và sự tự tin. Bất kể bạn ở hoàn cảnh nào nếu có niềm tin vào chính bản thân mình, tinh thần lạc quan thì việc gì bạn cũng sẽ hoàn thành tốt được. Đặc biệt trong công việc, nếu bạn gặp khó khăn áp lực, căng thẳng thì bạn hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực của mình.

– Kỹ năng giao tiếp

Bạn có phải là người biết lắng nghe, biết nói chuyện hay? Bạn có thể chia sẻ những tình huống trong công việc mà bạn cảm thấy khó xử?… Nếu bạn là người biết nói chuyện, biết cách xử lý trong giao tiếp thì bạn chính là người giao tiếp giỏi. Giao tiếp chính là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với các đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến và bày tỏ nhu cầu của bạn.

Giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng (Nguồn: Internet)

– Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong công việc. Các nhà tuyển dụng rất thích những bạn có khả năng làm việc nhóm tốt. Việc bạn làm việc nhóm tốt không chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện khả năng lãnh đạo tốt nếu như bạn làm nhóm trưởng.

– Kỹ năng tư duy sáng tạo

Ở bất kỳ một công việc nào cũng cần đến sự sáng tạo, lối suy nghĩ thông minh. Với những công việc đòi hỏi sự sáng tạo thì việc suy nghĩ cũng phải thoát ra khỏi khuôn khổ. Nếu bạn đang làm một công việc buồn tẻ, chán ngắt thì hãy cố gắng khắc phục theo cách hiệu quả hơn.

Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp bạn vượt ra khuôn khổ, thoát hẳn sự buồn chán (Nguồn: Internet)

5. Học kỹ năng mềm ở đâu tốt?

Kỹ năng mềm rất quan trọng như vậy nhưng học ở đâu thì tốt? Canavi xin trả lời bạn đọc rằng cách duy nhất để trau dồi kỹ năng mềm là bạn phải luyện tập, không ngừng học hỏi tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp tình huống cần thiết. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các khóa học kỹ năng mềm tại các trung tâm phát triển kỹ năng hay bạn có thể tham gia học kỹ năng mềm trực tuyến trên mạng.

About the Author: Lan Ánh

Chuyên viên Tư vấn tuyển dụng

Sáng tạo nội dung là một trong những nghề mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống của tôi. Hy vọng rằng, những nội dung mà tôi truyền tải sẽ giúp các bạn trẻ mau chóng tìm kiếm được việc làm mong muốn, giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng tìm được người phù hợp nhất.

Quân Đội Là Môi Trường Để Rèn Luyện Thanh Niên

Hàng năm, vào đầu xuân mới hàng vạn thanh niên cả nước lại lên đường nhập ngũ. Đây vừa là nghĩa vụ, là vinh dự cũng là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam. Được học tập, rèn luyện trong quân đội là điều kiện tốt để thanh niên tôi luyện những phẩm chất nhân cách cần thiết đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Có thể nói, môi trường quân đội với kỷ luật nghiêm minh nhưng sẽ giúp cho thanh niên hình thành và phát triển những phẩm chất mà môi trường khác khó có thể mang lại. Khi mới nhập ngũ, thanh niên phải tuân thủ nghiêm khắc với những quy định, điều lệnh, điều lệ quân đội, phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy. Thực tế, thanh niên bước vào quân đội với nhiều đặc điểm tâm lý khác nhau, hội tụ từ nhiều vùng miền khác nhau, những thói quen cũ như sự tùy tiện, buông lỏng, tự do vô kỷ luật thì nay vào quân đội họ phải chuyển hóa một cách nhanh chóng theo yêu cầu quân đội. Đó cũng chính là sự thay đổi từ nhận thức, thói quen, ngôn ngữ, cử chỉ, tác phong… đạt ở mức độ chuẩn hóa và thống nhất trong một tập thể quân sự. Môi trường quân đội cũng giúp cho thanh niên chuyển biến nhanh chóng về mặt nhận thức, đó chính là sự vững vàng về phẩm chất chính trị, về lập trường quan điểm…, từ đó hình thành nên sự đề kháng tốt giúp cho thanh niên luôn có ý thức được nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong môi trường quân đội, thanh niên cũng được hình thành lối sống mới như quan hệ đồng chí, đồng đội, ý thức tập thể, quan hệ quân – dân, giải quyết các vấn đề lợi ích phù hợp theo chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó, khi thanh niên vào quân đội cũng được hình thành những phẩm chất chuyên môn nghề nghiệp theo các lĩnh vực cụ thể, điều đó sẽ làm cơ sở để mỗi quân nhân có thể vận dụng kiến thức vào cuộc sống sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự của mình. Trong môi trường quân đội, với đội ngũ cán bộ các cấp, họ vừa là người chỉ huy, vừa là nhà giáo dục có thể giúp quân nhân hình thành những tính cách tốt đẹp như sự trung thực, thẳng thắn, tính kiên cường…, điều này cũng giúp ích cho thanh niên có thể vững bước trong cuộc sống sau này. Có thể nói, được học tập, rèn luyện ở môi trường quân đội là điều kiện tốt cho thanh niên phát huy trên nhiều lĩnh vực.

Nguyễn Văn Công (Đồng Nai)