Khái Niệm Quy Luật Kinh Tế Là Gì / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Khái Niệm Kinh Tế Là Gì?

Theo ngôn ngữ Hán – Việt, kinh tế được hiểu theo nghĩa “Kinh bang tế thế”, kinh bang có nghĩa là trị nước và tế thế có nghĩa là cứu đời. Hay còn có thể hiểu theo nghĩa đó là công việc mà một vị vua phảm đảm nhiệm, đó là: chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của những người dân đen con đỏ.

Theo ông Adam Smith, cha đẻ của môn kinh tế, định nghĩa từ “kinh tế” trong cuốn sách nổi tiếng “Sự giàu có của các quốc gia” (Wealth of Nations) của ông là: Khoa học học gắn liền với những quy luật về sản xuất, phân phối và trao đổi. Ông cho rằng “sự giàu có” chỉ xuất hiện khi con người có thể sản xuất nhiều hơn với nguồn lực lượng lao động và tài nguyên sẵn có. Về định nghĩa từ kinh tế, xét theo bản chất, làm kinh tế là con người cố gắng thực hiện những công việc để sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có của mình như: tiền, sức khỏe, tài năng thiên bẩm và nhiều tài nguyên khác, để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhân loại. Từ đó tạo ra của cải vật chất cho chính mình. Hoạt động kinh tế là bất kì hoạt động nào mà sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mình để tạo ra những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đem trao đổi và thu được một giá trị lớn hơn cái mà mình đã bỏ ra. Như vậy, định nghĩa “kinh tế” vào thời mới khai sinh của môn khoa học này đơn giản là: “nghiên cứu về sự giàu có”

Tuy nhiên, như trong bài viết về “Kinh tế tri thức ở Việt Nam”, của GS Hồ Tú Bảo, tạp chí Tia sáng đăng ngày 20-07-2010 có đưa ra quan điểm: “Theo một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi, kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một cộng đồng hay một quốc gia”.

Quy Luật Kinh Tế Cơ Bản

Khái niệm Kinh tế thì rộng lớn, nhưng có thể xét ở một góc nhỏ xuất phát điểm như sau:

– Khi có hoạt động trao đổi hàng hoá lẫn nhau trong xã hội, thì xem như bắt đầu có hoạt động kinh tế.

– Tiền, hoặc tương tự như tiền, làm trung gian trao đổi hàng hoá. Tiền được Nhà nước phát hành công nhận và bảo vệ giá trị.

– Ai bán được nhiều hàng thì có khả năng giàu lên.

– Muốn bán được nhiều hàng thì phải có nguồn hàng dồi dào, nghĩa là phải có nơi sản xuất có năng suất cao.

– Thật ra hàng hóa là nói chung, chứ người ta cũng mua Dịch vụ nữa.

– Người mua trở nên quan trọng vì nếu không có người mua thì người bán phá sản.

– Muốn mua thì phải có Tiền. Vậy nếu nhiều người có tiền thì hy vọng sẽ có nhiều người mua hàng (tiêu thụ tăng).

– Muốn xã hội có nhiều người có tiền (để giúp cho sức tiêu thụ tăng) thì phải có nhiều công ăn việc làm, có nhiều cơ sở sản xuất, nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ. Vậy té ra người tiêu dùng cũng phải là người sản xuất ở lĩnh vực khác. Té ra cả xã hội ai cũng là người tiêu dùng, và ai cũng phải là người sản xuất. Người sản xuất quan trọng vì tạo ra hàng hóa, và người tiêu dùng cũng rất quan trọng vì giúp cho hàng hóa đó không bị vất bỏ phí phạm. Giống như người tặng quà rất đáng yêu, mà người nhận quà cũng rất dễ thương vậy.

– Khi người khởi nghiệp làm ăn, nghĩa là bắt đầu xây dựng tạo ra cái gì để bán cho cuộc đời, thì phải nghĩ xem cuộc đời có cần loại hàng của mình không. Suy nghĩ cái này nát óc đấy (bây giờ gọi là hại não). Có khi ban đầu người ta chưa biết nên không cần, nhưng trụ được lâu thì người ta sẽ cần và sức mua tăng lên. Có khi ban đầu người ta cần rồi lâu dần giảm bớt (xuất hiện thêm người cạnh tranh cũng làm giảm sức mua).

– Các tập đoàn lớn muốn sản xuất khối lượng lớn hàng hóa giá trị cao thì phải lường xem xã hội có tiền để mua không. Khi nghĩ về điều này thì phải nghĩ luôn tới việc làm cái gì để giúp xã hội giàu lên cho ai cũng khá giả mà có tiền mua hàng của mình. Vậy té ra, tột cùng của sự kinh doanh là việc làm đại từ thiện. Còn nếu tập đoàn nào không đủ sức nghĩ đến việc này, chỉ nghĩ đến bán, bán, bán và bán, thì cầm chắc sự phá sản trong tương lai. Ai có tiền để mua hàng của mình đâu.

– Người làm ăn nhỏ, tạo ra hàng hóa ít, thì trông mong vào phước đời trước để được may mắn mà bán được hàng. Nhưng người làm ăn lớn, chuẩn bị bán ra khối lượng hàng hóa lớn giá trị cao, có kế hoạch thu gom tiền thiên hạ về cho mình, thì không được phép quên chiến lược làm cái gì để giúp xã hội giàu lên. Nhiều đại công ty phá sản vì nghĩ không tới được điều này, chỉ nghĩ cách bán được thật nhiều hàng mà thôi.

– Cuối cùng thì luật Nhân quả vẫn âm thầm chi phối hết tất cả, ai biết giúp đời thì sẽ hưởng được lợi ích từ cuộc đời ban tặng.

                   Nguồn: suphu.org

Sưu Tầm: Xuân Vân – TT. PMH

Khái Niệm Tập Đoàn Kinh Tế Là Gì?

Hiện có rất nhiều khái niệm khác nhau về Tập đoàn kinh tế (TĐKT), tuy nhiên chưa có khái niệm nào được xem là chuẩn mực. Do sự đa dạng về tên gọi khác nhau ứng với các nước khác nhau; song trên thực tế việc sử dụng những tên gọi đó phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và tính chất đặc trưng của từng loại TĐKT.

Vì thế, dựa vào một số đặc điểm tiêu biểu từ cách định nghĩa của các nước, ta có thể đưa ra một khái niệm chung về TĐKT như sau: “TĐKT là tổ hợp các công ty có mối quan hệ sở hữu xâu chéo; có quan hệ mật thiết về chiến lược, thị trường hay sản phẩm; có mối liên kết trong hoạt động kinh doanh nhằm tập hợp và chia sẻ các nguồn lực nhằm tăng cường khả năng tích tụ tài sản, nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận và đạt được các mục tiêu chung”.

2. Quá trình hình thành các TĐKT:

Từ cuối thế kỷ XIX, ở các nước tư bản Tây Âu và Bắc Mỹ với những tiến bộ về khoa học và kĩ thuật dẫn đến sự thay đổi cơ cấu sản xuất, mở rộng quy mô, đưa đến quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Bên cạnh đó quá trình cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, từ đó đưa đến việc hình thành các tổ chức độc quyền. Đến đầu thế kỷ XX, các tổ chức độc quyền đã xuất hiện ở nhiều nước tư bản phát triển với các hình thức như Cartel, Syndycat, Trust, Consortium. Hình thức của các tổ chức độc quyền này là cơ sở cũng như là mô hình của các TĐKT ngày nay. Trải qua quá trình hình thành và phát triển ở mỗi nước có những tên gọi khác nhau về TĐKT.

Ví dụ như: Ở Châu Á, trong khi người Nhật Bản gọi là “Zaibatsu” (tên này được sử dụng trước chiến tranh thế giới thứ hai), là Keiretsu (tên này được sử dụng sau chiến tranh thế giới thứ hai), còn người Hàn Quốc gọi là “Cheabol”, Trung Quốc gọi là “tập đoàn doanh nghiệp”.

3. Phương thức hình thành:

Qua nghiên cứu, TĐKT được hình thành chủ yếu bằng hai con đường:

– Theo con đường phát triển truyền thống có nghĩa là doanh nghiệp (DN) phát triển tuần tự, tự phát triển, tự tích tụ, tập trung vốn và đầu tư chi phối các DN khác hoặc bằng cách sáp nhập, thôn tính, mua cổ phần, góp vốn ở các DN khác để trở thành TĐKT. Phương thức này thường thấy ở các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản.

– Trên cơ sở một công ty nhà nước có quy mô lớn hoặc tổng công ty nhà nước (TCTNN) có sẵn các mối quan hệ mật thiết bên trong và cơ cấu tổ chức theo hướng tập đoàn. Theo con đường này thì phải trải qua một số khâu nhằm cơ cấu lại công ty hoặc TCT, tạo điều kiện cho các DN đầu tư, chi phối lẫn nhau, hình thành liên kết chặt chẽ về kinh tế với sự hỗ trợ của các quy định pháp lý, cơ chế chính sách của nhà nước. Điển hình là Trung Quốc.

4. Nguyên tắc hình thành:

Các TĐKT trên thế giới cho thấy được việc sự hình thành TĐKT được dựa trên nguyên tắc hiệu quả, tự nguyện và theo quy luật thị trường. Do đó việc hình thành TĐKT cần tuân thủ những nguyên tắc:

– Có sự kết hợp chặt chẽ trong một tổ chức kinh tế có nghĩa là các công ty thành viên kết hợp trong một tổ chức thống nhất và mang tính độc lập về tài chính, sản xuất và thương mại.

– Phù hợp với chính sách sản xuất và chiến lược phát triển kinh tế của nhà nước. Việc hình thành TĐKT phải có tác động tích cực tới điều chỉnh cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm.

– Khuyến khích cạnh tranh, hạn chế độc quyền. Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, nghiêm cấm các hoạt động lũng đoạn thị trường hoặc phong toả khu vực.

– Phải có sự phân định rạch ròi giữa công ty mẹ và các công ty thành viên về chức năng quản lý kinh doanh với chức năng quản lý hành chính.

– Thực hiện nguyên tắc đầu tư tự nguyện, với sợi dây liên kết giữa các DN chủ yếu là vốn, đồng thời phải tuân theo quy luật kinh tế, không thể lắp ghép bằng mệnh lệnh hành chính.

5. Điều kiện hình thành:

TĐKT được hình thành trong những điều kiện nhất định, đó là các điều kiện bên trong và bên ngoài. Để TĐKT hoạt động có hiệu quả thì việc hình thành tập đoàn cần đảm bảo các điều kiện sau:

– Sản xuất phải đạt đến một trình độ xã hội hoá nhất định dẫn đến đòi hỏi khách quan phải lựa chọn hình thức tổ chức tập đoàn có quy mô lớn, nhiều vốn có độ tập trung sản xuất cao.

– Nền kinh tế thị trường phải đạt đến một trình độ nhất định và thiết lập được một cơ cấu thị trường tương đối hoàn thiện.

– Cần đáp ứng các điều kiện bên trong của tập đoàn gồm quy mô vốn đăng ký của công ty mẹ, tổng vốn đăng ký của cả tập đoàn, số lượng DN thành viên tối thiểu, tư cách pháp nhân của các DN thành viên.

– Điều kiện về con người: hiệu quả của tập đoàn phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý.

– Ngoài ra còn phải có các điều kiện sau đó là về trình độ khoa học, công nghệ, bộ máy quản lý,… đây cũng là điều kiện quan trọng khi xem xét khi hình thành tập đoàn kinh tế.

khi nào thì được gọi là tập đoàn

tập đoàn kinh tế là gì

tập đoàn là gì

định nghĩa tập đoàn

,

Các Quy Luật Của Kinh Tế Thị Trường

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá. ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.

Quy luật giá trị là quy luật chi phối cơ chế thị trường và chi phối các quy luật kinh tế khác, các quy luật kinh tế khác là biểu hiện yêu cầu của quy luật giá trị mà thôi..

Quy luật giá trị quy.ết định giá cả hàng hoá, dịch vụ, mà giá cả là tín hiệu nhạy bén nhất của cơ chế thị trường .

Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của việc hao phí lao động xã hội cần thiết: Trong sản xuất nó đòi hỏi người sản xuất luôn luôn có ý thức tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.

Trong lĩnh vực sản xuất :Đối với việc sản xuất một thứ hàng hóa riêng biệt thì yêu cầu của quy luật giá trị được biểu hiện ở chỗ: hàng hoá của người sản xuất muốn bán được trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận thì lượng giá trị của một hàng hoá cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. Đối với một loại hàng hoá thì yêu cầu quy luật giá trị thể hiện là tổng giá trị của hàng hóa phải phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội .

Trong lĩnh vực trao đổi : Việc trao đổi phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá. Quy luật giá trị biểu hiện sự hoạt động của mình thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị. Giá cả phụ thuộc vào giá trị, giá trị là cơ sở của giá cả, những hàng hoá có hao phí lao động lớn thì giá trị của nó lớn dẫn đến giá cả cao và ngược lại. Đối với mỗi hàng hoá thì giá cả hàng hoá có thể bằng hoặc nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị nhưng đối với toàn bộ hàng hóa của xã hội thì chúng ta luôn luôn có tổng giá cả hàng hóa bằng tổng giá trị.

Tác dụng của quy luật giá trị: quy luật giá trị tự phát điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua sự biến động của cung – cầu thể hiện qua giá cả trên thị trường.

Cung phản ánh khối lượng sản phẩm hàng hoá được sản xuất và đưa ra thị trường để thực hiện (để bán). cung do sản xuất quyết định, nó không đồng nhất với sản xuất .

Cầu phản ánh nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán của xã hội. Do đó, cầu không đồng nhất với tiêu dùng, vì nó không phải là nhu cầu tự nhiên, nhu cầu bất kì theo nguyện vọng tiêu dùng chủ quan của con người, mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán.

Cung – Cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau trên thị trường, ở đâu có thị trường thì ở đó có quy luật cung – cầu tồn tại và hoạt động một cách khách quan. Cung – cầu tác động lẫn nhau:

Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định cầu. Cầu xác định khối lượng, chất lượng và chủng loại cung về hàng hoá. những hàng hoá nào được tiêu thụ thì mới được tái sản xuất. Ngược lại, cung tạo ra cầu, kích thích tăng cầu thông qua phát triển số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá, hình thức, quy cách và giá cả của nó.

Cung – cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Đây là sự tác động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau.

Quy luật cung – cầu tác động khách quan và rất quan trọng. Nếu nhận thức được chúng thì chúng ta vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều hướng có lợi cho quá trình tái sản xuất xã hội. Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung – cầu thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như: giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Để tác động vào các hoạt động kinh tế theo quy luật cung – cầu, duy trì những tỷ lệ cân đối cung – cầu một cách lành mạnh và hợp lý.

Cạnh tranh là sự tác động lẫn nhau giữa các nhóm người, giữa người mua và người bán hay giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hai nhóm này tác động lẫn nhau với tư cách là một thể thống nhất, một hợp lực. ở đây cá nhân chỉ tác động với tư cách là một bộ phận, một lực lượng xã hội, là một nguyên tử của một khối. Chính dưới hình thái đó mà cạnh tranh đã vạch rõ cái tính chất xã hội của sản xuất và tiêu dùng.

Bên canh tranh yếu hơn cả cũng đồng thời là cái bên mà ở đó mỗi cá nhân đều hoạt động một cách độc lập với đông đảo những người cạnh tranh với mình và thường thường là trực tiếp chống lại những người đó. Chính vì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa một người cạnh tranh cá biệt với những người khác lại càng thêm rõ ràng. Trái lại bên mạnh hơn bao giờ cũng đương đầu với đối phương với tư cách là một chỉnh thể ít nhiều thống nhất.

Người mua làm cho giá thị trường càng thấp, càng tốt. Mỗi người chỉ quan tâm đến đồng nghiệp trong chừng mực thấy đi với họ có lợi hơn việc chống lại họ.

Khi một bên yếu hơn bên kia thì hành động chung sẽ chấm dứt, mỗi người sẽ tự lực xoay sở lấy. Nếu một bên chiếm ưu thế thì mỗi người bên đó đều sẽ được lợi, tất cả diễn ra như là họ cùng nhau thực hiện độc quyền chung vậy.

Cạnh tranh như một tất yếu trong nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh có tác dụng san bằng các giá cả mấp mô để có giá cả trung bình, giá trị thị trường và giá cả sản xuất đều hình thành từ cạnh tranh trong nội bộ ngành và giữa các ngành.

Tóm lại: Trong cơ chế thị trường, quy luật cạnh tranh như một công cụ, phương tiện gây áp lực cực mạnh thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị, cạnh tranh trong một cơ chế vận động chứ không phải cạnh tranh nói chung.

Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật xác định lượng tiền cần cho lưu thông. Lượng tiền cần cho lưu thông chính bằng tỷ số giữa tổng giá cả hàng hoá với tốc độ lưu thông tư bản .

Trong thực tế: lượng tiền cần cho lưu thông bằng tỷ số giữa tổng giá cả hàng hóa trừ đi tổng tiền khấu trừ, trừ đi tổng giá cả bán chịu cộng với tổng tiền thanh toán với tốc độ lưu thông tư bản.

Quy luật lưu thông tiền tệ tuân theo các nguyên lý sau:

Lưu thông tiền tệ và cơ chế lưu thông tiền tệ do cơ chế lưu thông hàng hoá quyết định.

Tiền đại diện cho người mua, hàng đại diện cho người bán. Lưu thông tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với tiền – hàng, mua – bán, giá cả – tiền tệ.

Kinh tế hàng hoá trên một ý nghĩa nhất định có thể gọi là kinh tế tiền tệ, quyết định cơ chế lưu thông tiền tệ.

Mặt khác cơ chế lưu thông tiền tệ còn phụ thuộc vào cơ chế xuất nhập khẩu, cơ chế quản lý kim loại quý, cơ chế kinh doanh tiền của ngân hàng.

Nếu quy luật canh tranh, quy luật cung – cầu làm giá hàng hoá vận động, san bằng thì quy luật lưu thông tiền tệ giữa mối liên hệ cân bằng giữa hàng và tiền.

Ngoài ra còn một số loại quy luật khác như: quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm, quy luật khủng hoảng kinh tế , quy luật tâm lý… cũng ảnh hưởng đến cơ chế thị trường.