Khái Niệm Quản Trị Công Tác Xã Hội / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | 2atlantic.edu.vn

Đề Cương Quản Trị Ngành Công Tác Xã Hội

đề cương quản trị ngành công tác xã hội

ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ NGÀNH CTXH

Câu 1: Hãy phân tích mục đích, tầm quan trọng của Quản trị ngành công tác xã hội?

Khái niệm QT CTXH

QT CTXH là phân phối các nguồn tài nguyên xã hội và các dịch vụ xã hội giúp con người đáp ứng nhu cầu của họ và phát triển tiềm năng của bản thân. Là việc cung cấp, điều phối các dịch vụ cho thân chủ và điều phối các nguồn tài nguyên.

Mục đích của QT CTXH

Nâng cao trách nhiệm của NVCTXH trong một tổ chức và nâng cao trách nhiệm của cơ quan tổ chức hoạt động CTXH. Trong đó:

+ Đối với nhân viên (người trực tiếp cung cấp dịch vụ): thực hiện trách nhiệm là người kết nối, điều phối, khảo sát, lượng giá, báo cáo.

+ Đối với lãnh đạo và cả tổ chức: thực hiện điều tra, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm nguồng lực, xây dựng và giải trình kế hoạch của cơ sở với cấp trên, cấp trách nhiệm chăm lo đời sống cho nhân viên, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện cho nhân viên, tạo điều kiện cho họ nâng cao năng lực chuyên môn.

Khai thác tối ưu nguồn nhân lực, vật lực, tài lực.

Sử dụng nguồn lao động hợp lý.

Nói tóm lại, mục đích của QT CTXH là nhằm gắn trách nhiệm của cá nhân với tổ chức và ngược lại, đồng thời quản trị làm cho các bên tham gia vào hoạt động dịch vụ xã hội, trợ giúp con người thực hiện tốt các cam kết của họ trong việc sử dụng và quản lý các nguồn lực của cơ quan, tổ chức và cá nhân 1 cách có hiệu quả.

Tầm quan trọng của QT CTXH

QT CTXH là công cụ giúp NVCTXH thực hành chức năng quản trị tại các cơ sở dịch vụ hỗ trợ con người một cách hiệu quả hơn.

QT CTXH giúp định hướng rõ ràng hơn các chính sách, tiêu chuẩn nghề nghiệp cho người cán sự xã hội và ngành CTXH.

QT CTXH thực hành là công cụ để thực thi các nguyên tắc, quy trình về quản lý ca, làm việc nhóm và tổ chức cộng đồng tại các cơ sở thực tiễn một cách hiệu quả.

QT CTXH giúp ngăn ngừa các động cơ sai lệch, góp phần làm trong sạch và lành mạnh đạo đức nghề nghiệp của người cán sự xã hội.

Nói tóm lại, QT CTXH có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành CTXH nói riêng và quản lý xã hội nói chung. Trong quá trình tiến hành QT CTXH cần kết hợp với các phương pháp như hoạch định, thuyết phục, điều tra, tổ chức,… để có thể đạt được những mục tiêu đã đặt ra 1 cách hiệu quả nhất.

Câu 2: Phân tích các nguyên tắc hành động của nhà quản trị trường hợp? Cho ví dụ thực tế minh họa.

Các nguyên tắc hành động của NQT trường hợp

Gồm 8 nguyên tắc:

Nguyên tắc chấp nhận, tin tưởng lẫn nhau

Chấp nhận, tin tưởng các đồng nghiệp, nhân viên trong tổ chuwcsm lãnh đạo trong cộng đồng, chấp nhận thân chủ của mình.

Nhà quản trị (NQT) phải thiết lập mục đích, tiêu chuẩn, hướng dẫn cho các nhân viên.

NQT hỗ trợ, lôi cuốn từng đối tượng của mình vào vị trị của họ, cho họ thấy tầm quan trọng của bản thân họ.

Có niềm tin đối với nhân viên, nhưng phải đưa ra yêu cầu đối với họ.

Luôn gần gũi với nhân viên, đồng nghiệp cũng như lãnh đạo, cấp trên trong tổ chức.

Nguyên tắc động viên, khích lệ nhân viên

Gần gũi, quan tâm đến kết quả hoạt động của các nhân viên và cảm nhận 1 cách đầy đủ về thành tích của họ.

Làm cho cấp dưới cảm thấy họ là người quan trọng trong công việc của chính họ.

NQT phải hiểu mong muốn, nguyện vọng chính đnags của nhân viên.

Phản ánh trung thực, kịp thời những vướng mắc ở cơ sở với nhà quản trị cấp cao hoặc nhà lãnh đạo cộng đồng để giúp nhân viên triển khai các công việc hiệu quả.

NQT phải biết tự chăm sóc bản thân

NQT cố gắng sống 1 cuộc sống cân bằng về tình cảm và thể chất bao gồm: công việc, nghỉ ngơi, vui vẻ và tinh thần thoải mái. Phải biết sắp xếp và bố trí chúng thật thân.

Nguyên tắc sự tham gia dân chủ

Khích lệ, tôn trọng ý kiến của nhân viên cũng nhữ của những người khác.

Cho phép sự khác biệt và sai lầm, nhưng pahir đặt ra yêu cầu đối với nhân viên.

Giúp đỡ, hướng dẫn họ sửa chữa sai phạm trong công việc, nghiệp vụ.

Tạo không khí làm việc thoải mái cho nhân viên, đặt ra nhiều phương hướng phấn đấu để họ thực hiện.

Tính hoạch định

Hoạch định là 1 tiến trình trong đó NQT xác định và lựa chọn những mục tiêu của tổ chức, vạch ra những hoạt động cần thiết để đạt mục tiêu đó.

NQT cần xây dựng các mục tiêu cá nhân, xây dụng mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể. Liệt kê các vấn đề rồi chuyển chúng thành các mục tiêu.

NQT phải hướng dẫn nhân viên cấp dưới lập kế hoạch để hoạt động có kết quả, có tính khả thi. Trong quá trình đó cần kết hợp giữa kiểm tra, giám sát với động viên, khích lệ nhân viên.

NQT so snahs, đối chiếu, đo lường các mục tiêu. Phải tiến hành dự kiến, thăm dò để lựa chọn được phương án thích hợp, hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu.

NQT phải đưa ra được các quyết định phù hợp.

Tính tổ chức

+ Tổ chức:

Là tập hợp nhiều người 1 cách có ý thức để hình thành mục tiêu chung.

Các thành viên tham gia các hoạt động của tổ chức với tinh thần trách nhiệm rõ ràng, đồng thời cũng ý thức được quyền lợi của mình.

Trong 1 tổ chức bao giờ cũng có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, để từ đó, mọi người phấn đấu vì mục tiêu chung.

Cơ cấu tổ chức: là sự sắp xếp các bộ phận, các đơn vị nhỏ trong tổ chức thành 1 thể thống nhất, xác lập mối quan hệ về nhiệm vụ và quyền hành giữa các cá nhân và đơn vị nhằm thiết lập 1 môi trường thuận lợi để đạt mục tiêu chung.

Tính tổ chức của NQT là phải biết truyền thông để đạt được thông tin nhiều chiều.

+ Sự ủy quyền:

NQT phải biết ủy quyền, không độc đoán, không ôm đồn công việc. Quyền hạn được giao phó cho nhân viên, nhưng phải có trách nhiệm rõ ràng với các nhân viên, phải giám sát, kiểm tra, quản lí chặt chẽ.

+ Ra quyết định xác tín:

NQT phải biết ra quyết định một cách chính xác. Phải sắp đặt các sự kiện, xem xét cẩn thận các phương án, chọn phương án phù hợp, dự kiến trước kết quả của mỗi phương án rồi mới quyết định thực hiện.

Truyền thông, giao tiếp cởi mở

Trong giao tiếp, NQT phải biết lắng nghe tốt (bằng tai, mắt và cả trái tim) để hiểu được suy nghĩ, cảm xúc, sự lo lắng, thiếu tự tin,… của nhân viên, từ đó giúp họ bộc lộ và chia sẻ những khó khăn, tâm tư 1 cách cởi mở.

Cách thức truyền thông, giao tiếp phải thông đạt, dễ hiểu, văn phong trong sáng, phù hợp với từng đối tượng.

NQT phải thực hiện được truyền thông 2 chiều, cởi mở.

Sáng tạo, linh hoạt

Là người đi tiên phong trong thiết lập chính sách, các phương pháp và thủ tục cải thiện dịch vụ tại cơ sở, NQT phải luôn sáng tạo.

NQT cần có thái độ thực tế, hành động linh hoạt để kích thích sự sáng tạo và linh hoạt của nhân viên trong tổ chức.

Ví dụ thực tế minh họa

Ví dụ: NQT cấp cao, Giám đốc của Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ xã hội Hải Phòng tại xã Thái Sơn, huyện An Lão: Bác Vũ Quang Huy. Trong thời gian từng thực tập tại trung tâm, em đã thấy được quá trình làm việc tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của bác.

Là NQT cấp cao, là lãnh đạo, Giám đốc của trung tâm, bác luôn tuân thủ các nguyên tắc hành động của NQT trường hợp, cụ thể:

+ Luôn chấp nhận, tin tưởng nhân viên cấp dưới của mình là các cán bộ, nhân viên ở trung tâm.

+ Trong quá trình làm việc, bác tuân thủ nguyên tắc tính tổ chức, hoạch định kết hợp với truyền thông, giao tiếp cởi mở và động viên, khích lệ nhân viên: Bác là người lên kế hoạch, vạch ra các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể cho nhân viên, sắp xếp hệ thông các cán bộ, nhân viên theo 1 hệ thống có sự thống nhất, quản lí chặt chẽ từ trên xuống dưới. Bác đưa ra các kế hoạch về dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc cho người già neo đơn trong trung tâm, phổ biến, giải thích về kế hoạch cho các cán bộ, nhân viên một cách cụ thể, dễ hiểu, đồng thời động viên, khích lệ những nỗ lực, cố gắng của họ.

+ Tuân thủ nguyên tắc sự tham gia dân chủ: trong các cuộc họp, bác luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên, tôn trọng sự tự do ý kiến, dân chủ của họ, lắng nghe những mong muốn, nguyện vọng cũng như các đề bạt, kiến nghị của họ…..

Câu 3: Phân tích tiến trình hoạch định trong quản trị công tác xã hội. Vận dụng tiến trình hoạch định trong trường hợp cụ thể.

Tiến trình hoạch định trong QT CTXH

Gồm 8 bước:

Tìm hiểu và nhận diện vấn đề

Nhìn nhận được 1 cách toàn diện, chính xác những vấn đề bức xúc của tổ chức.

Xác định được đúng đắn mục đích đạt được trong tương lai.

Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức.

Dự đoán khả năng xuất hiện các cơ hội cũng như những nguy cơ. Dự đoán sớm các cơ hội lớn và quan trọng đối với tổ chức của mình.

Thiết lập các mục tiêu

NQT phải thiết lập được mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Trong đó:

+ Mục tiêu tổng quát: là mục tiêu xác định trong thời gian lâu dài, phạm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và sự tồn tại của tổ chức.

+ Mục tiêu cụ thể: là mục tiêu xác định trong những khoảng thời gian ngắn hạn (tuần/tháng/quý/năm), nội dung xác định các nhiệm vụ cụ thể để hướng tới thực hiện mục tiêu tổng quát.

Xem xét tài nguyên và cơ sở khách quan

Tài nguyên gồm:

+ Nguồn nhân lực (con người, nhân sự).

+ Cơ sở vật chất (văn phòng, phòng chức năng, vườn, nhà xưởng,…).

+ Trang thiết bị.

+ Các bên liên làm chính sách, các tổ chức, doanh nghiệp,…).

+ Các điều kiện khách quan khác: chính sách, điều kiện kinh tế-xã hội, chính trị, ANQP.

+ Cộng đồng mà cơ sở đó tồn tại.

NQT phải liệt kê được các nguồn tài nguyên của tổ chức mình. Xem xét xem nguồn tài nguyên nào có thể cung cấp thành dịch vụ. Từ đó có kế hoạch để khai thác tài nguyên hợp lí.

Xác định phương án có khả năng thực hiện

Cần xác định được nhiều phương án khác nhau.

NQT phải dự phòng nhiều phương án để giải quyết tình huống phức tạp. Các phương án bao gồm:

+ Phương án tối ưu: là phương án có khả năng thực thi cao, giải quyết được những vấn đề nổi cộm, bức xúc của tổ chức ngay và mang lại những hiệu quả có thể nhìn thấy ngay, đồng thời có chi phí tiết kiệm, thấp hơn những phương án khác, huy đông được các nguồn lực 1 cách tối ưu, nguồn lực tham gia gặp nhiều thuận lợi, ít vướng mắc.

+ Phương án dự phòn: là phương án thứ 2 hay phương án thực hiện sau phương án tối ưu, để phòng những tình huống xấu, cho phép NQT và tổ chức của họ có thể đi đến đích ngay của NQT và hệ thống.

Lập cả phương án tối ưu và phương án dự phòng là điều kiện bắt buộc NQT phải thực hiện trong quá trình hoạch định.

Dự báo và so sánh các phương án.

Dự báo là xem xét về mặt lý thuyết tính khả thi và kết quả của các phương án.

So sánh các phương án: xem xét tất cả các phương án tối ưu và dự phòng:

+ Xem xét điểm mạnh của từng phương án (tính khả thi, thời gian thực hiện dài hay ngắn, chi phí thực hiện cao hay thấp, nguồn lực tốn nhiều hay ít,…).

+ Xem xét điểm yếu (mức độ khó khăn khi thực hiện).

+ Xem xét các tiền đề (phương án đó khi thực hiện có cơ sở pháp lí, văn bản, chính sách nào đảm bảo cho nó hay không, có nguồn tài nguyên hay không,…).

+ Xem xét các mục tiêu cần đạt được (những mục tiêu đạt được có ảnh hưởng gì đến tổ chức cũng như xem xét tầm quan trọng của việc thực hiện mục tiêu).

Lựa chọn phương án tối ưu

Các phương pháp để lựa chọn phương án tối ưu:

+ Thực nghiệm: NQT sử dụng phương án tối ưu đưa vào thực nghiệm ở phạm vi hẹp, từ đó đánh giá hiệu quả của phương án vào kinh nghiệm: đòi hỏi NQT phải có nhiều kinh nghiệm, dựa vào những các đã thành công trong quá trình hành nghiên cứu và phân tích: nghiên cứu và phân tích những cái người ta đã làm, đã tiến hành. Xem xét những thành công, thất bại và nguyên nhân dẫn đến sự thành công, thất bại đó.

+ Phương pháp mô hình hóa:

Mượn mô hình đã được thực hiện có hiệu quả tốt, điều chỉnh cho phù hợp và đưa vào thực hiện.

Tự nghiên cứu, xây dựng trên lý thuyết mô hình rồi đưa vào thực nghiệm trong tổ chức.

+ Phương pháp xác định và sắp xếp các vấn đề ưu tiên, xem xét mức độ nghiêm trọng của vấn đề nếu không được giải quyết.

Lập kế hoạch hỗ trợ

Trong 1 bản kế hoạch để thực hiện các phương án bao giờ cũng phải đảm bảo có cả kế hoạch chính và kế hoạch bổ sung.

+ KH chính: là KH được đưa vào thực hiên ngay, sát với thực tế, dễ thực hiện, đảm bảo mang lại hiệu quả ngay.

+ KH bổ sung: là KH hỗ trợ cho KH chính, có tính mềm dẻo, linh hoạt cao, có thể được lấy ra bất kì lúc nào.

Lập ngân quỹ và các chi phí thực hiện

Lập kế hoạch chi phí tài chính (chi tiết, cụ thể)

Lập kế hoạch khai thác các nguồn lực. Phải lượng giá được các nguồn lực để đảm bảo sự thành công của KH, xem xét khả năng có thể thực hiện được của dịch vụ.

Vận dụng tiến trình hoạch định trong trường hợp cụ thể

Lấy ví dụ một tổ chức y tế tỉnh Hà Giang tổ chức chương trình khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xóm Ma Lé nằm gần đỉnh Lũng Cú thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Dựa theo các bước trên.

Câu 4: Trình bày hiểu biết của mình về ghi chép trong quản trị trường hợp. Cho ví dụ minh họa.

Ghi chép trong QTTH

Tầm quan trọng của việc ghi chép

Ghi chép để có được thông tin về đối tượng.

Lưu giữ được những thông tin của đối tượng, để lấy đó làm cơ sở, căn cứ so sánh, đối chiếu, hành động, có được nền tảng chắc chắn.

Ghi chép trong QTTH là 1 trong những căn cứ để cùng với các căn cứ khác giúp NQT đưa ra ý kiến, quyết định hành động.

Những nội dung cơ bản cần ghi chép trong QTTH

Các nội dung của ghi chép ở mỗi bước trong QTTH có sự khác biệt:

Khi tiếp nhận đối tượng

Cần ghi chép các thông tin về nguồn cung cấp đối tượng cho NQT.

Ghi chép những thông tin cơ bản ban đầu về đối tượng (tên, tuổi, giới tính, tình trạng [sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, tổn thương]).

Đối tượng thuộc nhóm nào? (căn cứ vào độ tuổi, khó khăn họ đang gặp phải để phân loại nhóm đối tượng).

Thông tin về người báo tin và thông tin về 1 số giấy tờ tiếp nhận cùng đối tượng.

Đánh giá sơ bộ và các biện pháp can thiệp

Ghi chép thông tin đầy đủ hơn về đối tượng.

Ghi chép lại mức độ tổn thương của đối tượng và những nguy cơ đối tượng đang và sẽ gặp phải, cũng như những điểm lợi, điểm xấu.

Khi thu thập thông tin và đánh giá toàn diện

Ghi chép lại thông tin chính xác, chi tiết về đối tượng.

Thông tin chi tiết về:

+ Bản thân đối tượng.

+ Môi tường sống của đối tượng (gia đình, hàng xóm).

+ Những hỗ trợ, chính sách mà đối tượng đã và đang được thụ hưởng.

+ Ghi chép lại những thông tin, yếu tố tác động đến việc chăm sóc đối tượng cả trong quá khứ và hiện tại.

+ Ghi chép lại những đánh giá về mức độ tổn thương của đối tượng.

+ Đánh giá toàn bộ nhu cầu của đối tượng,

+ Nhận xét của nhân viên QTTH.

Khi xây dựng kế hoạch

Ghi chép tóm tắt lại vấn đề của đối tượng (tổn thương mặt nào, mức độ ra sao, biểu hiện ntn?).

Ghi chép nhũng nhu cầu của đối tượng cần đáp ứng.

Các mục tiêu quản lý.

Ghi chép khung kế hoạch.

Triển khai kế hoạch

Ghi chép lại các hoạt động trong kế hoạch.

Kết quả thực hiện các hoạt động.

Đề xuất ý kiến.

Lấy ví dụ minh họa 1 đối tượng cụ thể, tiến hành ghi chép các nội dung theo 5 bước trên.

Các loại ghi chép cơ bản

Ghi chép phúc trình

NV CTXH cần ghi chép lại toàn bộ những gì nghe được và quan sát giống như 1 chiếc máy video. Hầu hết các ghi chép phúc trình đều sử dụng các trích dẫn trực tiếp.

Chú ý:

+ Đòi hỏi sự tập trung cao độ.

+ Hầu hết các thông tin thu được phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của đối tượng.

Ưu điểm: thông tin tỉ mỉ, chi tiết, tự nhiên, trực tiếp.

Nhược điểm: tốn nhiều thời gian, phụ thuộc vào ý kiến chủ quan.

Ghi chép mô tả sơ bộ

Là 1 trong những loại ghi chép được sử dụng phổ biến trong ghi chép của cơ quan bao gồm bản tóm tắt tiến trình can thiệp, các buổi làm việc với đối tượng, các buổi quan sát hiện trường.

Cách tiến hành:

+ Ghi chép theo trình tự time.

+ Sử dụng mẫu văn tường thuật là chủ yếu.

+ Ghi chép tại hiện trường.

+ Độ dài việc theo đặc điểm của đối tương.

+ Đòi hỏi phải đến hiện trường.

+ Có tư duy và diễn đạt cảm xúc, từ ngữ chính xác.

+ Có sự chuyển biến nhạy cảm, đảm bảo độ chính xác.

Ưu điểm: là 1 trong những căn cứ để đánh giá tinh thần trách nhiệm của NV CTXH đối với công việc, thái độ làm việc. Là căn cứ để lập KH can thiệp với trường hợp và là căn cứ để NQT ca theo dõi, cập nhật thông tin 1 cách có hệ thống.

Nhược điểm: chưa có mẫu để ghi chép mô tả sơ bộ, Quá trinhg ghi chép phụ thuộc vào chủ quan của người ghi chép.

Ghi chép định hướng theo vấn đề

Ghi chép được

Ghi chép được vấn đề của đối tượng (ghi chép 1 cách đầy đủ, ghi theo danh sách các vấn đề, phải đánh dấu stt ưu tiên vấn đề cần giải quyết trước, với những vấn đề đã được giải quyết cần bổ sung thêm vấn đề mới).

Ghi chép được kế hoạch can thiệp (ghi rõ các nguồn lực đã kết nối và khai thác để giải quyết vấn đề).

Ghi chép vấn đề theo mẫu C – K – Đ – K, trong đó:

+ C: Thông tin chủ quan.

+ K: Thông tin khách quan.

+ Đ: Đánh giá (sàng lọc rồi đánh giá).

+ K: Kế hoạch.

Mỗi loại ghi chép có ưu nhược điểm khác nhau, NV CTXH phải biết phối hợp chúng để sử dụng hợp lí, giúp ghi chép đạt hiệu quả tốt nhất.

Câu 5: Phân tích các kỹ năng cơ bản của nhà lãnh đạo trong quản trị công tác xã hội. Liên hệ thực tế.

Các kỹ năng cơ bản của NLĐ trong QT CTXH

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Được thể hiện là NLĐ làm chủ bản thân trong nhiều tình huống khác nhau. Trong quá trình lãnh đạo nhân viên họ biết chế ngự:

+ Sự bốc đồng, nóng nảy.

+ Sự bức tức.

+ Lạnh lẽo.

Phải thể hiện, giữ thái độ bình tĩnh, tự tin, điềm đạm trong mọi tình huống.

Yêu cầu:

+ NLĐ phải là người chín chắn, phải biết lập kế hoạch 1 cách phù hợp, đưa ra quyết định phù hợp.

+ NLĐ phải biết tổ chức, thực hiện 1 cách kế hoạch.

+ NLĐ phải có tính quyết đoán, sự kiên nhẫn, phải biết suy nghĩ và tiếp cận những cái mới để đưa ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn.

+ Đối với những sai sót của đồng nghiệp thì không nên nóng vội, nhận xét, cần bình tĩnh lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên.

+ Biết can đảm đối mặt với sự thật, nói rõ những quan điểm, suy nghĩ của mình, nói rõ sự kiên nhẫn trước những khuyết điểm chỉ có giới hạn.

+ Cần bám sát các nguyên tắc của tổ chức để giải quyết hài hòa mục tiêu của các nhân và tập thể.

Ví dụ: Tại phòng LĐ TB&XH quận K, bác A tới phàn nàn, khiếu nại về vấn đề bằng Tổ quốc ghi công được cấp cho gia đình bác bị ghi sai tên liệt sĩ, bác nóng giận, to tiếng với nhân viên trong phòng, yêu cầu gặp lãnh đạo của phòng. NLĐ là trưởng phòng LĐ TB&XH quận K tới gặp bác, bị bác luôn miệng trách mắng trước mặt nhân viên. Tuy nhiên, trong trường hợp này, NLĐ phải quán triệt kỹ năng kiểm soát cảm xúc:

NLĐ phải bình tĩnh, điềm đạm, thể hiện phong thái tự tin, chuyên nghiệp, lịch sự mời bác về phòng làm việc trình nói chuyện, NLĐ phải kiên nhẫn lắng nghe cũng như giải thích vấn đề cho bác A. Đương nhiên, đối với sai sót của nhân viên thuộc về trách nhiệm của tổ chức, NLĐ phải chịu trách nhiệm, có lời xin lỗi bác, đưa ra lời hứa sẽ phối hợp với nhân viên điều chỉnh lại những sai sót này, hy vọng bác vẫn tiếp tục đạt niềm tin vào tổ chức.

Kỹ năng quản lý thời gian

Chủ động và sử dụng hợp lý, hiệu quả và xây dựng được kế hoạch quỹ thời gian trong công việc.

Yêu cầu:

+ NLĐ phải là người coi trọng giá trị thời gian, phải hiểu được thời gian không phải của riêng mình mà còn là của những người khác.

+ NLĐ phải biết lập kế hoạch 1 cách cụ thể về các hoạt động trong thời gian.

+ Phải biết liệt kê các công việc theo thứ tự ưu tiên. Những công việc bức xúc, nổi cộm đưa lên đầu.

+ Cần quản lý thời gian với 3 quan điểm:

Quản lý thời gian là hoạt động kiểm soát các sự kiện.

Sự phù hợp tương ứng cho sự cân bằng, hài hòa và thích hợp.

Sự tập trung quyền lực là khả năng tập trung hoàn thành những ưu tiên thiết yếu nhất.

Ví dụ: Giám đốc của bệnh viện A, là NLĐ cấp cao, cần quán triệt kỹ năng quản lý thời gian như sau:

GĐ phải lập ra kế hoạch hoạt động cho cả 1 năm, cụ thể phải lập kế hoạch chi tiết cho từng quý, từng tháng trong quý.

Quý 1: Tổ chức lại cơ cấu nhân sự (ghi chú rõ thời gian lựa chọn lại lãnh đạo cấp trung). Trong tháng 1 của quý phải ổn định lại tổ chức, tiến hành bước đầu các hoạt động của bệnh viện (ghi chú ngày tháng…), tháng 2 (ghi rõ các hoạt động,…)

Tương tự như trên, NLĐ phải lập ra kế hoạch hoạt động cho toàn bệnh viện trong năm mới, và công bố kế hoạch minh bạch, rõ ràng đến các nhân viên.

Kỹ năng thỏa hiệp

Thể hiện là NLĐ luôn có sự lắng nghe người khác và sẵn sàng có sự nhượng bộ khi nhận ra những sai lầm, bất lợi cho quan điểm, ý kiến hoặc kế hoạch của mình. Họ vì lợi ích của tổ chức mà gạt bỏ đi những bất đồng, mâu thuẫn với nhân viên.

Ví dụ: Bác sĩ trưởng khoa Nhi của bệnh viện A, trong quá trình lập kế hoạch hoạt động trong tháng cho khoa, vẫn còn những thiếu sót, chưa tính đến sự phối hợp với khoa sản của bệnh viện, trong cuộc họp được sự góp ý của nhân viên cấp dưới và đồng nghiệp cùng cấp (bác sĩ trưởng khoa sản), bác sĩ trưởng khoa nhi đã nhận trách nhiệm sai lầm thiếu sót của bản thân, thỏa hiệp, nhượng bộ với đề xuất sửa đổi bản kế hoạch NLĐ.

Kỹ năng ngoại giao

Thể hiện mối quan hệ giữa NLĐ đối với nhân viên và đồng nghiệp trong tổ chức và mối quan hệ giữa NLĐ với những NLĐ trong cộng đồng.

Yêu cầu:

+ NLĐ cần tạo điều kiện để nhân viên được đóng góp vào việc xây dựng mục tiêu, nhu cầu, chính sách của cơ sở, không đấu tranh với nhân viên mà cố gắng khích lệ nhân viên hơn là ra lệnh với nhân viên.

+ Không dùng những ngôn từ có câu nói làm giảm sự tích cực, tinh thần làm việc vì tập thể của nhân viên, nên dùng những câu động viên.

Ví dụ: NLĐ giỏi ít dùng ngôn từ như: “Tôi đúng”, “bạn sai”, “tôi sẽ chỉ cho bạn thấy” mà nên dùng: “Tôi không chắc về điều này”, “Bạn nghĩ thế nào về lời đề nghị của tôi?”, “Bạn nghĩ câu trả lời tốt nhất là gì?”…

Kỹ năng ứng biến

Là khả năng ứng phó linh hoạt của NLĐ trước những tình huống vô cùng đa dạng, diễn biến phức tạp của công việc.

Yêu cầu:

+ NLĐ phải luôn có khả năng sáng tạo, tìm tòi cái mới và ứng biến kịp thời với những thách thức của nhiệm vụ chuyên môn.

+ NLĐ không được bảo thủ, không được cứng nhắc, phải bình tĩnh để phát hiện tình hình, tìm ra cái mới, con đường đi riêng, đúc kết kinh nghiệm.

+ NLĐ cần lắng nghe và phân tích 1 cách thấu đáo để đưa ra những phương pháp hay ý tưởng mới để đạt được những thành tích cao hơn.

Ví dụ: Là NLĐ – GĐ cơ sở bảo trợ xã hội A, phải quán triệt kỹ năng ứng biến. Cụ thể, trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm mới cho cơ sở, đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu, các chương trình chính sách mới của nhà nước có sự hỗ trợ cho đối tượng ở trung tâm mình, đã vận dụng vào kế hoạch 1 cách sáng tạo. Trong quá trình họp công bố kế hoạch, GĐ cơ sở luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên, từ đó phân tích thấu đáo, đưa ra kết luận và đề xuất ý tưởng mới bổ sung vào để hoạch để pháp mới đạt giúp việc chăm sóc đối tượng ở trung tâm đạt hiệu quả cao.

Câu 6: Trình bày hiểu biết của mình về hồ sơ, lưu trữ hồ sơ trong quản trị trường hợp. Cho ví dụ minh họa.

Hiểu biết về hồ sơ và lưu trữ hồ sơ (HS)

Các khái niệm

HS là các 1 vụ việc hay 1 vấn đề nào đó, qua đó nói lên kết quả đạt được hoặc cung cấp bằng chứng về các hoạt động đã thực hiện được tập hợp lại 1 cách hệ thống.

Tài liệu: là các loại văn bản dùng làm căn cứ để xử lí, giải quyết các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của 1 cơ quan, đơn vị nhất định.

Báo cáo: là 1 văn bản kê khai, mô tả cụ thể về sự việc, vấn đề nghiên cứu, thường là chính thức bằng văn bản. BC phải căn cứ vào HS, nghiên cứu và điều tra chính xác vấn đề, sự việc đã xảy ra để thực hiện công việc của nhân viên trong thực tế.

+ Những đặc điểm của 1 văn bản báo cáo tốt:

Rõ ràng (cả bố cục và nội dung)

Đi thẳng vào vấn đề.

Ngắn gọn nhưng đầy đủ.

Mang tính hiện hành (đảm bảo thực tế đang diễn ra)

Chính xác.

Có nhiều thông tin.

Trình bày hấp dẫn (cả nội dung và hình thức)

Khách quan (nội dung trong báo cáo không sao chép của người khác)

Có ghi ngày tháng và kí tên.

Mục đích sử dụng HS, BC

Để đảm bảo tính chịu trách nhiệm của nhân viên (đối với NQT cấp trên và đối với đối tượng quản trị của mình).

Được sử dụng vào trong công tác nghiên cứu.

Đối với việc đào tạo ngành CTXH sẽ giúp nhìn rõ hơn bản chất của trường hợp đang quản lý, thấy được những can thiệp đã đưa ra và những thay đổi của thân chủ.

Đối với công tác kiểm huấn, báo cáo là cơ sở để xác định năng lực cần tăng cường về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Các loại hồ sơ, báo cáo

Các dạng HS:

+ HS cá nhân (gồm HS đối tượng, HS nhân viên)

+ HS các văn bản thông tư, chỉ thị, chính sách của nhân viên và đối tượng.

+ HS các dự án.

+ HS giao dịch với đối tác (thư tín, giấy mời, điện báo, công văn).

+ HS tài liệu cập nhật công việc hàng ngày của nhân viên.

+ HS tập huấn nghiên cứu khoa học.

Các dạng BC:

+ BC theo vấn đề.

+ BC theo thời gian.

+ BC sơ bộ (tổng hợp).

Các nguyên tắc lưu trữ hồ sơ

Bí mật thông tin.

Chọn lọc thông tin ghi chép trong HS.

Tiếp cận thông tin

Vấn đề tên tuổi của đối tượng.

Ví dụ minh họa

Ví dụ việc lưu trữ và quản lí HS tại trung tâm bảo trợ trẻ em A. Khi tiếp nhận một trẻ mồ côi vừa mất cha mẹ vào trung tâm, cần xem xét các giấy tờ có liên quan tới thông tin cá nhân, thân nhân của bé, giấy khai sinh,… Từ đó, cán bộ trung tâm phải lập hồ sơ, ghi chép lại toàn bộ thông tin, giấy tờ kèm theo khi tiếp nhận bé vào hồ sơ để lưu trữ. Ban GĐ trung tâm phải xem xét các loại văn bản, thông tư, nghị định có liên quan, có dịch vụ hỗ trợ cho bé hay không, nếu có, ghi chép lại trong hồ sơ đính kèm cùng với tài liệu về thông tư nghị định rồi đưa vào kho dữ liệu lưu trữ chăm sóc cho bé.

Câu 7: Trình bày hiểu biết của mình về giao tiếp trong tổ chức. Cho ví dụ minh họa về 1 trong những kỹ năng giao tiếp của nhà quản trị công tác xã hội.

Hiểu biết về giao tiếp trong tổ chức

Vai trò, đặc điểm của giao tiếp trong tổ chức

Vai trò:

+ GT hiệu quả làm cho mỗi cá nhân trong tổ chức cảm thấy mình được tôn trọng hơn. GT hiệu quả là lắng nghe nhân viên cấp dưới mình, quá trình truyền thông diễn ra 2 chiều.

+ GT là 1 bộ phận cấu thành của CTXH. Thành công và thất bại của 1 người làm CTXH phụ thuộc nhiều vào tài GT của người đó.

GT hiệu quả trong CTXH có đặc điểm:

Sự quan tâm, giúp đỡ

+ Có tinh thần xây dựng: thể hiện qua việc NLĐ làm việc vì tổ chức, đối tượng, vì người dân, tập thể. Xây dựng được tinh thần làm việc vì cộng đồng, nhân dân cho nhân viên cấp dưới của mình. Thông qua GT giúp họ hình thành tinh thần vì cộng đồng cho nhân dân.

+ Thể hiện thái viên tự tin, tự chủ vào bản thân. Phải chỉ ra đươc những sai trái cho nhân viên, giúp họ vượt qua. Biết lắng nghe, quan tâm tới nguyện vọng và đề xuất chính đáng của nhân viên, giữ lời hứa với nhân viên. Không nên hờ hững với những mối quan tâm, lo lắng của nhân viên.

+ Biết quan tâm, chăm sóc nhân viên, động viên, chia sẻ và giúp đỡ họ.

Hướng dẫn và tham vấn

+ Đưa ra lời khuyên, tin tức hoặc đề ra tiêu chuẩn cho nhân viên.

+ Có tính kiên định: ý kiến của NLĐ phải nhất quán, rõ ràng. Khi giao việc cho nhân viên phải có thái độ chân thành. Quyết định dứt khoát, rõ ràng, không lập lờ hay hứa suông với nhân viên.

+ Có tính hành động thực tiễn: muốn làm được việc họ phải thể hiện được là người giỏi, có năng lực, mở rộng mối quan hệ với bên ngoài, đảm bảo sự hợp tác với cơ sở khác, đem lại thu nhập cho đơn vị, tổ chức.

Các nguyên tắc của GT trong tổ chức

Tập trung vào vấn đề chứ không tập trung vào đặc điểm cá nhân.

Trung thực.

Tập trung vào mô tả sự việc hơn là phê phán.

Hợp lí và tế nhị.

Cụ thể.

Tự chịu trách nhiệm.

Lắng nghe.

Ví dụ minh họa về 1 trong những kỹ năng giao tiếp của NQT trong CTXH

Ví dụ: Kỹ năng tiếp xúc với đối tác, đồng nghiệp.

Đối với quá trình giao tiếp trong CTXH, NQT phải quán triệt kỹ năng tiếp xúc với đối tác, đồng nghiệp. Điều này được thể hiện qua:

+ Chào hỏi người khác: trong trường hợp là bạn bè, đồng nghiệp, có thể xưng hô bằng tên và dùng những lời chào không mang tính hình thức như “chào bạn”, “cậu khỏe chứ”,… Còn với người lạ, trước khi chào hỏi phải giới thiệu danh tính của bản thân, sau đó, sử dụng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện sự hân hoan với cuộc gặp gỡ: “Rất hân hạnh được gặp bạn”,…

+ Tiếp xúc bằng cử chỉ: GT không chỉ là bằng lời nói mà còn bằng hành động, cử chỉ, NQT cần chú ý có hành động rõ ràng, dứt khoát, thể hiện được tác phong nhanh nhẹn, lịch sự với đối tác (cử chỉ bắt tay), phải chú ý tới tập quán của từng địa phương soa cho phù hợp.

+ Kết thúc buổi họp mặt: dù đạt được mục đích, hợp tác thành công hay thất bại, NQT phải chú ý tỏ thái độ cư xử nhã nhặn, lịch sự đối với khách.

Thể hiện được tác phong chuyên nghiệp, khả năng giao tiếp có hiệu quả trong công việc của NQT.

Công Tác Xã Hội: Khái Niệm, Mục Đích, Chức Năng

      Công tác xã hội là một hoạt động thiết thực, hướng đến người bệnh và đã được triển khai cụ thể tại rất nhiều bệnh viện tại Việt Nam, trong đó có bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những khài niệm cơ bản để hiểu công tác xã hội sao cho đúng.

1 – Khái niệm

      Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Công tác xã hội

Nguồn hình ảnh: Đại học Bar-Ilan

Thăm và phát quà cho bệnh nhân tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Nguồn hình ảnh: bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

2 – Mục đích của công tác xã hội

      Công tác xã hội hướng tới tạo ra “thay đổi” tích cực trong xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm người yếu thế. Công tác xã hội thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường các mối tương tác hài hoà giữa cá nhân, gia đình và xã hội hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội.

      Hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội hướng tới 2 mục đích cơ bản sau:

      Một là, nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình và cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn.

      Hai là, cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện các chức năng, vai trò của họ có hiệu quả.

3 – Các chức năng, nhiệm vụ của công tác xã hội 3.1 – Các chức năng cuả công tác xã hội

      Như là bác sỹ xã hội, các nhân viên xã hội thực hiện những chức năng của ngành công tác xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội đó là: chức năng phòng ngừa, chức năng can thiệp, chức năng phục hồi, chức năng phát triển.

3.1.1 – Chức năng phòng ngừa

      Với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, công tác xã hội không chờ tới khi cá nhân hay gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn rồi mới giúp đỡ. Công tác xã hội rất quan tâm đến phòng ngừa những vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Những hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho cá nhân hay gia đình, việc cung cấp các kiến thức về HIV/AIDS hay kiến thức về ma tuý… đều có ý nghĩa cho công tác phòng ngừa.

3.1.2 – Chức năng can thiệp

      Chức năng can thiệp (còn được gọi là chức năng chữa trị hay trị liệu) nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình hay cộng đồng giải quyết vấn đề đang gặp phải. Khi thực hiện chức năng này nhân viên xã hội giúp đỡ đối tượng vượt qua khó khăn, giải quyết vấn đề đang tồn tại. Ví dụ như hoạt động trợ cấp khi cộng đồng bị lũ lụt, thiên tai, hoạt động can thiệp bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ bị bạo hành, hoạt động tham vấn can thiệp khủng hoảng khi một bé gái bị xâm hại tình dục… hay là hoạt động can thiệp giải quyết vấn đề.

3.1.3 – Chức năng phục hồi

      Đó là việc công tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng khôi phục lại chức năng xã hội đã bị suy giảm. Nó bao gồm những hoạt động trợ giúp đối tượng trở lại mức ban đầu và hoà nhập cuộc sống xã hội. Hoạt động phục hồi nhằm giúp đối tượng trở lại cuộc sống bình thường, hoà nhập cộng đồng, như giúp những người đói nghèo xoá được đói, vượt khỏi nghèo hay hỗ trợ người khuyết tật phục hồi các chức năng (sinh hoạt, lao động, xã hội); giúp trẻ lang thang trở về với gia đình; giúp người nghiện ngập, mại dâm trở lại cuộc sống bình thường, tái hoà nhập cộng đồng, trợ giúp những trẻ em bị vi phạm pháp luật, được giáo dục hoà nhập.

3.1.4 – Chức năng phát triển

      Chức năng phát triển của công tác xã hội thể hiện qua các hoạt động nhằm tăng năng lực, tăng khả năng ứng phó với các tình huống có vấn đề, những sự việc có nguy cơ cao. Ví dụ như các chương trình giải quyết việc làm, các dịch vụ cung cấp đào tạo cho người thất nghiệp, hướng dẫn các gia đình nghèo làm kinh tế, chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ… Đây được xem như những dịch vụ xã hội giúp cá nhân hay gia đình phát triển khả năng cá nhân, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng làm cha, mẹ, kỹ năng giáo dục con cái. Thông qua hoạt động giáo dục công tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, phát huy tính chủ động.

3.2 – Các nhiệm vụ cơ bản của công tác xã hội:

– Nâng cao năng lực, thúc đẩy khả năng tự giải quyết vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

– Nối kết con người với hệ thống nguồn lực, dịch vụ và những cơ hội trong xã hội.

– Thúc đẩy sự hoạt động có hiệu quả và tính nhân văn của các hệ thống cung cấp nguồn lực và dịchvụ xã hội.

– Phát triển và cải thiện chính sách xã hội.

4 – Các nhiệm vụ của công tác xã hội trong bệnh viện (theo thông tư 43/2023/TT-BYT ngày 26/11/2023 của Bộ Y tế về quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện)

Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người bệnh), bao gồm:a) Đón tiếp, chỉdẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh;b) Tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để nắm bắtthông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện;c) Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần và các dịch vụ phù hợp khác;d) Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh, chữa bệnh;đ) Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện; Hỗ trợ thủ tục xuất viện và giới thiệu người bệnh đến các địa điểm hỗ trợ tại cộng đồng (nếu có);e) Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về công tác xã hội của bệnh viện;

    Hỗ trợ nhân viên y tế:a) Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị;b) Độngviên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị.

    Đào tạo, bồi dưỡng:a) Tham gia hướngdẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ sởđào tạo nghề công tác xã hội;b) Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bảnvề y tế cho người làm việc về công tác xã hội.

    Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện.

    Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng (nếu có).

    ———————————————————————————

          Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch rất mong tiếp nhận các tấm lòng hỗ trợ và sự cộng tác của các tổ chức, cá nhân khắp gần xa thông qua địa chỉ: Phòng công tác xã hội, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Địa chỉ: 120 Hùng Vương, phường 12, Quận 5, TP Hồ Chí Minh. Số điện thoại liên hệ: 0917655633(Ms Bùi Nguyễn Tố Như – Trưởng phòng công tác xã hội Bệnh viện).

    ———————————————————————————

    Mọi thắc mắc, đóng góp ý kiến, quý ông/bà vui lòng gửi về

    Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Phòng công tác xã hội

    Địa chỉ: 120 Hùng Vương, phường 12, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

    Tổng đài bệnh viện: 028.3855.0207 – nội bộ: 219

    Biên tập: Ths. Nguyễn Thiện Minh

    Hiệu đính: Ts Bs Đỗ Châu Giang,ĐD CKI Bùi Nguyễn Tố Như

    ———————————————————————————

          Nhằm phục vụ công tác chuyên môn, nội dung bài viết này bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã trích đăng một phần tài liệu nhập môn công tác xã hội của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội và UNICEF.

Khái Niệm Giá Trị Xã Hội

 

Tìm kiếm

Display results as : Số bài Chủ đề

Advanced Search

Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^

Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng …Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33

«´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`»

Giáp Thanh Phúc 13-05-1988

(¸.•’´(¸.•’´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`’•.¸)`’•.¸)

Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991

«´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`»

CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH…TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^

Khái Niệm Quản Trị Tác Nghiệp

Kết quả Khái niệm quản trị tác nghiệp:

Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận. Doanh nghiệp là một hệ thống mở với môi trường bên ngoài và doanh nghiệp cũng lại được cấu thành bởi nhiều bộ phận với những chức năng riêng biệt. Muốn đạt được các mục tiêu của mình đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành như sản xuất, marketing, tài chính, nhân lực. Theo tiếp cận thế chân kiềng của doanh nghiệp thì sản xuất cùng với marketing và tài chính được xác định là 3 trục cơ bản. Sản xuất là một phân hệ chính có vai trò quyết định trong việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp. Quản trị hệ thống sản xuất là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mọi doanh nghiệp. Thiết lập, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu bảo đảm cho mỗi doanh nghiệp có thể đứng vưng và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Sản xuất hoặc tác nghiep bao gồm các hoạt động mua, dữ trữ, biến đổi đầu vào thành đầu ra cũng như các hoạt động bảo dưỡng; bảo trì máy móc thiết bị của hệ thống sản xuất. Trong đó, hoạt động chế biến là hoạt động cốt lõi của mọi hệ thống sản xuất. Thực chất quá trình chế biến là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra.

Quản trị sản xuât/tác nghiep là quá trình hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra, kiếm soat hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuât đề ra.

Dưới nhãn quan hệ thống, sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Toàn bộ phân hệ sản xuât được thể hiện qua hình 1.1

Các yếu tố đầu vào rất đa dạng bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người, công nghệ, thông tin khách hàng,… Chúng là những nguồn lực cần thiết cho bất kỳ quá trình sản xuât nào. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiep có hiệu quả đòi hỏi phải khai thác và sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, tiết kiệm nhất.

Đầu ra thường bao gồm hai loại là sản phẩm và dịch vụ. Đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ, đầu ra được thể hiện dưới nhiều dangkhó nhận biết một cách cụ thể như của hoạt động sản xuất.Ngoài những sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra sau mỗi quá trình sản xuất/cung ứng dịch vụ còn có một số phụ phẩm khác có ích hoặc không có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đôi khi đòi hỏi phải có chi phí lớn cho việc xử lý, giải phóng chúng, nhất là trong yêu cầu phát triển bền vững ngày nay, chẳng hạn phế phẩm, chất thải các loại…

Thông tin ngược lại là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của doanh nghiep. Những thông tin này cho biết tình hình thực tế diễn ra như thế nào? Từ đó sẽ giúp nhà quản trị có những điều chỉnh hợp lý trong quản trị.

Các đột biến ngẫu nhiên ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống sản xuất, đôi khi làm cho sản xuất không thực hiện được mục tiêu như mong muốn. Chẳng hạn như thiên tai, lũ lụt, chiến tranh, hỏa hoạn, sự thanh đổi về chính sách, thị hiếu của khách hàng thay đổi…

Nhiệm vụ của quản trị sản xuất/tác nghiệp là thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi đầu vào thành đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi, nhưng với một lượng lớn hơn đầu tư ban đầu. Đó chính là phải tạo ra giá trị gia tăng cho doanh ngiệp. Giá trị gia tăng là yếu tố quan trọng tạo ra động cơ phấn đấu của mỗi doanh nghiệp. Với xã hỗi tạo ra ngày cang nhiều giá trị gia tăng sẽ góp phần tăng thu nhập quốc dân, tăng tích lũy của cải cho một xã hội ngày càng giàu có và phat triển.

Giáo trình Quản trị tác nghiệp TS.Trương Đức Lực – THS. Nguyễn Đình Trung( Đồng chủ biên) Quantri.vn biên tập

Công Tác Xã Hội Là Gì

Công tác xã hội là gì ?

Những năm trước đây, khái niệm về ngành Công tác xã hội ở Việt Nam còn khá lạ lẫm mặc dù đây là 1 ngành nghề có lịch sử phát triển rất lâu đời ở các nước phát triển như châu Âu, Mỹ, …. Tuy nhiên khoảng 5 năm trở lại đây, Công tác xã hội được nhắc đến như 1 nghề quan trọng, có đóng góp sâu sắc vào sự phát triển của nền tảng xã hội ở nước ta và mở ra triển vọng mới cho ngành CTXH. Vậy, Công tác xã hội là gì ?

Về khái niệm, Công tác xã hội là 1 nghề có vai trò giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho những người có hoàn cảnh đặc biệt, gặp khó khăn và khó hòa nhập với cộng đồng, ví dụ: người khuyết tật, người già, người nghèo, người có bệnh nan y, những người không có khả năng tự chăm sóc … Ngành Công tác xã hội ra đời với sứ mạng hàn gắn những rạn nứt của xã hội trong quá trình phát triển, giảm thiểu sự bất bình đẳng xã hội và hướng đến sự phát triển bền vững, nhân văn và nhân ái.

Về cơ bản, nghề Công tác xã hội có vai trò cung cấp dịch vụ cho người dân, người làm trong ngành Công tác xã hội là người phụng sự xã hội, phục vụ những người cần giúp đỡ, che chở và hỗ trợ… Chính vì vậy, nhân viên ngành Công tác xã hội cần được đào tạo chuyên sâu về kiến thức xã hội, chuyên môn chăm sóc và đặc biệt là kỹ năng mềm. Kiến thức xã hội giúp nhân viên Công tác xã hội thấu hiểu được cuộc sống, hoàn cảnh của người cần chăm sóc, kiến thức chuyên môn giúp họ năm bắt được tâm lý, sức khỏe và hỗ trợ tối đa cho người đó, và quan trọng hơn nữa là kỹ năng mềm giúp họ có thể đồng cảm, tiếp cận và hỗ trợ lâu dài cho người đó. Ví dụ: một cán bộ Công tác xã hội cần tiếp cận một người tổn thương tâm lý và có ý định tự vẫn. Lúc này cán bộ Công tác xã hội cần có kỹ năng giao tiếp tốt, cộng với kiến thức xã hội để có thể thấu hiểu, đồng cảm từ đó tiếp cận và giúp đỡ họ. Sau đó mới sử dụng kiến thức chuyên môn để tham vấn và phối hợp điều trị tâm lý cho người đó. Tất nhiên sau đó là cả 1 quá trình hỗ trợ kéo dài để hồi phục tâm lý dần dần, giúp người đó vượt qua khủng hoảng tiến tới tái hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Có thể nói, đã đến lúc chúng ta bắt kịp đà phát triển của các nước tiên tiến, vì vậy ngành Công tác xã hội cần được đầu tư và đẩy mạnh phát triển, điều này sẽ góp phần kiến tạo một xã hội cân bằng, nhân ái với những giá trị nền tảng bền vững. Theo đó, nghề Công tác xã hội sẽ dần định hình là 1 nghành nghề chuyên nghiệp, và những cán bộ CTXH sẽ là những chuyên gia đại diện cho lòng nhân ái.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Ngành học này, hãy để lại thông tin cho chúng tôi để được tư vấn Trực Tiếp và Miễn Phí:

Ngành Công tác xã hội học những gì ?

Tâm lý học

Xã hội học

Chính sách xã hội

Tham vấn tâm lý

Tổ chức và phát triển cộng đồng

Nhóm các môn Công tác xã hội

Cơ sở văn hóa Việt nam

Giáo dục kỹ năng sống

Đô thị hóa và các vấn đề CTXH

Giới và phát triển giới

Giáo trình đào tạo ngành Công tác xã hội là hệ thống kiến thức được đúc kết từ nghiên cứu chuyên sâu của đội ngũ giảng viên có thâm niên và kiến thức thực tế, kết hợp với sự cố vấn từ các chuyên gia và lãnh đạo đến từ các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành. Chính vì vậy giáo trình đào tạo Công tác xã hội có tính khái quát cao, vừa tập trung bám sát đặc thù công việc của từng ngành nghề, giúp cho sinh viên có sự tự tin và năng lực thực sự đủ sức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của môi trường kinh tế, xã hội

Với tôn chỉ “Nói không với Thất nghiệp”, Nhà trường luôn hướng tới khả năng làm việc thực tế của sinh viên và lấy tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp làm thước đo của chất lượng đào tạo.

Thực trạng ngành Công tác xã hội (CTXH) hiện nay

Ngành Công tác xã hội là 1 ngành học mới ở Việt Nam với tuổi đời còn non trẻ, tuy nhiên với nhu cầu ngày càng cao của xã hội, sinh viên học ngành này ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm, cả trong nước lẫn ngoài nước; cả ở các cơ sở tư nhân lẫn các cơ quan nhà nước.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội khi ra trường có thể làm việc tại:

Hệ thống cơ quan nhà nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội từ TW đến địa phương

Các cơ sở tư nhân cung cấp các dịch vụ xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội …

Làm việc độc lập với vai trò là chuyên viên CTXH, kiểm huẩn viên, nhà nghiên cứu độc lập, cán bộ hoạch định chính sách xã hội…

Từ năm 2004, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình khung đào tạo ngành CTXH bậc đại học và bậc cao đẳng, nhưng phải tới năm 2010 khi Đề án 32 được ban hành, mới tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển nghề CTXH. Nghề Công tác xã hội ở ta ngày càng được chuẩn hóa và đào tạo một cách bài bản. Bộ Nội vụ đã ban hành chức danh, mã ngạch viên chức công tác xã hội. Đây được coi là bước khởi đầu mở ra một nghề mới đầy triển vọng trên thị trường lao động.

Quá trình phát triển của ngành Công tác xã hội ở Việt Nam

Ngành Công tác xã hội là 1 ngành mới ở Việt Nam, nhìn lại thì quá trình phát triển ngành thực ra là một quá trình tự phát, bởi ngay cơ quan quản lý nhà nước của ngành là Bộ Lao động Thương Binh Xã hội trước đây chưa hề có khái niệm về An sinh xã hội, và hoàn toàn không nhìn nhận ngành Công tác xã hội như 1 môn khoa học chính thống. Ngành Công tác xã hội xuất hiện và phát triển đến ngày hôm nay, về bản chất là do nhu cầu thực tế của xã hội với những vấn đề và khúc mắc nảy sinh trong nội tại.

Khái niệm về Công tác xã hội xuất hiện ở nước ta đầu tiên ở miền Nam với sự ra đời của trường Cán sự xã hội Cartitas tại Sài Gòn năm 1949, nhờ sự bảo trợ của ĐSQ Pháp và Hội Hồng Thập Tự. Trường được thành lập, quản lý và giảng dạy phần lớn bởi các nữ tu dòng Vinh Sơn. Khi đó, để tốt nghiệp cán bộ xã hội, các sinh viên học theo chương trình 3 năm.

Năm 1968, trường Công tác xã hội Quốc Gia được thành lập với sự bảo trợ của UNICEF và UNDP. Tại đây đào tạo nhân sự ngành Công tác xã hội với 2 phân ngành: Cán sự xã hội và Kiểm sự xã hội, cung cấp nhân lực chủ chốt cho ngành, thời gian học 2 năm. Đến năm 1975 thì cả 2 trường đều giải thể. Thời gian sau đó là 1 quãng dài chúng ta không có 1 cơ sở đào tạo chính thức nào về ngành Công tác xã hội, nhưng 1 nhóm các nhà khoa học tâm huyết trưởng thành từ gian đoạn trước 1975 vẫn truy trì ngành dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tới năm 1992, bộ môn Công tác xã hội được đưa trở lại thành 1 ngành học tại khoa Phụ Nữ học thuộc trường Đại học Mở chúng tôi Tại đây, ngành Công tác xã hội được xây dựng lại bài bản, có chiều sâu, cập nhật lại kiến thức mới của thế giới để có thể đào tạo ra những cán bộ Công tác xã hội đủ tiêu chuẩn.

Cho dù vậy, mãi đến năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành chương trình khung đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội bậc Đại học và Cao đẳng, đây được coi là bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển ngành Công tác xã hội ở Việt Nam. Cho đến nay, đã có gần 40 trường Cao đẳng, ĐH đào tạo ngành CTXH. Ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32 về việc phê duyệt Đề án phát triễn ngành CTXH giai đoạn 2010 – 2023. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển nghề CTXH trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngày 15/7/2011 Bộ Trưởng Bộ Y tế cũng đã ký Quyết định số 2514/QĐ-BYT về Đề án Phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành Y giai đoạn 2011 – 2023. Đề án này nhằm cụ thể Quyết định số 32 của Thủ tướng Chính phủ vào thực tiễn của lĩnh vực Y tế góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ như làm gia tăng sự hài lòng của người dân khi sự dụng các dịch vụ Y tế.

Định hướng phát triển ngành Công tác xã hội tại Việt Nam

Với mục tiêu phát triển ngành Công tác xã hội thành một ngành nghề chính thức tại Việt Nam, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đầu tư 2.347 tỉ đồng để nghiên cứu và triển khai đề án Phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2023 (Quyết định số 32/2010/QĐ-TT), còn gọi là đề án 32, xác định chính xác lộ trình phát triển ngành

Đây được coi là dấu mốc quan trọng của ngành Công tác xã hội, bởi chỉ từ sau khi ban hành quyết định, ngành CTXH mới chính thức được coi như 1 ngành khoa học, 1 nghề nghiệp với chuyên môn rõ ràng và ban hành mã đào tạo ngành, mã ngạch viên chức.

Từ đó đến nay, cả nước đã phát triển hơn 700 cơ sở bảo trợ xã hội. Theo số liệu trong đề án, hiện số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH chiếm khoảng 40% dân số. Tuy nhiên, đa phần các chuyên viên ngành Công tác xã hội đều chưa được đào tạo bài bản mà chỉ mới dừng ở các lớp tập huấn ngắn hạn, nâng cao kỹ năng về ngành.

Chính vì thế, nhân sự ngành Công tác xã hội đang rất khan hiếm, nhất là các chuyên viên trình độ cao. Có thể nhận thấy cơ hội mở ra cho ngành trong giai đoạn tới là rất lớn

Quyền lợi sinh viên được hưởng khi tham gia học tập tại trường

Phương trâm đào tạo của trường: NÓI KHÔNG VỚI THẤT NGHIỆP; 100% sinh viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp với thu nhập từ 80 triệu/năm nhóm các ngành du lịch, khách sạn, chế biến món ăn…;

Sinh viên ĐƯỢC THAM GIA các chương trình giao lưu với sinh viên quốc tế, thực tập tại doanh nghiệp nước ngoài( Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…);

Sinh viên ĐƯỢC NHẬN ƯU ĐÃI khi tham gia làm việc tại nước ngoài với các doanh nghiệp, tập đoàn do Công ty XKLĐ của Trường ( GLOTECH) giới thiệu;

Sinh viên ĐƯỢC THAM GIA chương trình đào tạo tiếng Đức tại trường phục vụ du học chuyên sâu ngành Điều Dưỡng;

Nhà trường có ký túc xá, căng tin, sân bóng đá – bóng chuyền đáp ứng các hoạt động của sinh viên;

Sinh viên ĐƯỢC HỌC LIÊN THÔNG Đại học sau khi tốt nghiệp;

Con em gia đình chính sách được miễn giảm học phí, được hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng CSXH khi nhập học theo quy định hiện hành.

Tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Liên thông Trung cấp – Cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp

✠ Trường Tuyển sinh Các khối ngành đào tạo:

Tuyển sinh ngành Dược

Tuyển sinh ngành Điều Dưỡng

Tuyển sinh ngành Y sĩ Đa khoa

Tuyển sinh ngành Xây dựng Công trình

Tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng

Tuyển sinh ngành Xây dựng dân dụng

Tuyển sinh ngành Điện tử – Tự động hóa

Tuyển sinh ngành Điện tử Viễn Thông

Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin

Tuyển sinh ngành Công tác xã hội

Tuyển sinh ngành Hướng dẫn viên du lịch

Tuyển sinh ngành Chế biến món ăn

Tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn

Tuyển sinh ngành Kế toán

Tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng

Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh

Tuyển sinh ngành Dịch vụ Pháp lý

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội ♦Trụ sở chính

☞ Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Email: info@htt.edu.vn