Bài 20. Phong Trào Độc Lập Dân Tộc Ở Châu Á (1918

Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939)

Trường :THCS Nguyễn TrãiGV:Võ Đăng Khoa

Mụn :L?ch S? L?p :8TIẾT 30. Bài 20 PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 – 1939) II.PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á (1918-1939).1. Tình hình chungBẢN ĐỒ CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNGVIỆT NAMTHÁI LANMALAYXIAINÑÔNÊXIAPHILIPPINMIANMACAMPUCHIALAOÔXTRÂYLIAẤN ĐỘ DƯƠNGTHÁIBÌNHDƯƠNGTRUNG QUỐCMÔNG CỔLIÊN XÔNHẬT BẢNẤNĐỘVIỆT NAMMALAIXIAINÑÔNÊXIAHOA KÌCANAĐATRIỀU TIÊNTHÁI LANPHI-LIP-PIN– Thuộc địa của Pháp: Ba nước Đông DươngPPP– Thuoäc ñòa cuûa Anh: Ma-Lai-xi-a; Mieán Ñieän; …AA– Thuộc địa của Hà Lan: In-đô-nê-xi-aH– Thuộc địa của Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ: Phi-líp-pinTBẢN ĐỒ CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG Đầu TK XX hầu hết các nước ĐNA đều là thuộc địa của đế quốc (trừ Thái Lan).Sau thất bại của “Phong trào Cần vương” tầng lớp trí thức đều muốn vận động CM theo hướng CM dân chủ tư sản.– Từ những năm 20, nét mới của phong trào CM ở ĐNA là giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh.Đảng Cộng sản nhiều nước ra đời : In-đô-nê-xi-a (1920) ; Việt Nam , Mã Lai, Xiêm (1930). + Tăng số lượng, phát triển và trưởng thành của giai cấp công nhân sau chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc và những ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga.Em hãy cho biết phong trào cách mạng dân chủ tư sản ở Đông Nam Á này có điểm gì mới ?– Phong trào dân chủ tư sản ở ĐNA cũng có những bước tiến bộ rõ rệt.+ Những chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội lớn như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, Phong trào Tha-kin ở Miến Điện…Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra: Gia-va, Xu-ma-tơ-ri (1926 – 1927) ở In-đô-nê-xi-a, Xô viết Nghệ – Tĩnh (1930 – 1931) tại Việt Nam.Cách mạng LàoKN Chậu Pa- chayLÀOVIỆT NAMCAM PU CHIALÀOONG KẸO COMANĐAMCHẬU PACHAYCHỐNG THUẾRÔLÊPHANLIÊN MINH ĐÔNG DƯƠNG2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á.– ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành dưới nhiều hình thức, với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân.+ ở Lào: Cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo & Com-ma-đam kéo dài hơn 30 năm.+ ở Cam-pu-chia: phong trào đấu tranh liên tiếp bùng nổ tiêu biểu là phong trào A-cha Hem-chiêu lãnh đạo (1930 – 1935).– Tại khu vực hải đảo: nhiều phong trào chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia. + Cuộc khởi nghĩa: Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (In-đô-nê-xi-a) trong những năm 1926 – 1927 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Xu-các-nô – lãnh tụ của Đảng Dân tộc, đứng đầu.– Từ năm 1940, khi phát xít Nhật tấn công đánh chiếm Đông Nam Á, cuộc đấu tranh phóng dân tộc của nhân dân các nước trong khu vực đã tập trung vào kẻ thù hung hãn nhất này.Em hãy nêu nét chính về phong trào cách mạng ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 30 của thế kỉ XX ?Su-ra-bay-aBác Hồ và Tổng thống Xu- các- nô với các cháu thiếu nhi Indonexia, ngày 2.3.1959 MALAIXIAMI?N DI?NKinh đô cổ Pa-gan ở MianmaXiêmSau TK XIXvùng đệm Anh-Pháp Tại sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây?Thủ đô Băng Cốc – Thái LanCác nước Đông Nam á giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939)Biến đổiPhong trào đấu tranh giảI phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ

Icm: Phong Trào Độc Lập Công Dân’

ICM có nghĩa là gì? ICM là viết tắt của Phong trào độc lập công dân’. Nếu bạn đang truy cập phiên bản không phải tiếng Anh của chúng tôi và muốn xem phiên bản tiếng Anh của Phong trào độc lập công dân’, vui lòng cuộn xuống dưới cùng và bạn sẽ thấy ý nghĩa của Phong trào độc lập công dân’ trong ngôn ngữ tiếng Anh. Hãy nhớ rằng chữ viết tắt của ICM được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như ngân hàng, máy tính, giáo dục, tài chính, cơ quan và sức khỏe. Ngoài ICM, Phong trào độc lập công dân’ có thể ngắn cho các từ viết tắt khác.

ICM = Phong trào độc lập công dân’

Tìm kiếm định nghĩa chung của ICM? ICM có nghĩa là Phong trào độc lập công dân’. Chúng tôi tự hào để liệt kê các từ viết tắt của ICM trong cơ sở dữ liệu lớn nhất của chữ viết tắt và tắt từ. Hình ảnh sau đây Hiển thị một trong các định nghĩa của ICM bằng tiếng Anh: Phong trào độc lập công dân’. Bạn có thể tải về các tập tin hình ảnh để in hoặc gửi cho bạn bè của bạn qua email, Facebook, Twitter, hoặc TikTok.

Như đã đề cập ở trên, ICM được sử dụng như một từ viết tắt trong tin nhắn văn bản để đại diện cho Phong trào độc lập công dân’. Trang này là tất cả về từ viết tắt của ICM và ý nghĩa của nó là Phong trào độc lập công dân’. Xin lưu ý rằng Phong trào độc lập công dân’ không phải là ý nghĩa duy chỉ của ICM. Có thể có nhiều hơn một định nghĩa của ICM, vì vậy hãy kiểm tra nó trên từ điển của chúng tôi cho tất cả các ý nghĩa của ICM từng cái một.

Ý nghĩa khác của ICM

Bên cạnh Phong trào độc lập công dân’, ICM có ý nghĩa khác. Chúng được liệt kê ở bên trái bên dưới. Xin vui lòng di chuyển xuống và nhấp chuột để xem mỗi người trong số họ. Đối với tất cả ý nghĩa của ICM, vui lòng nhấp vào “thêm “. Nếu bạn đang truy cập phiên bản tiếng Anh của chúng tôi, và muốn xem định nghĩa của Phong trào độc lập công dân’ bằng các ngôn ngữ khác, vui lòng nhấp vào trình đơn ngôn ngữ ở phía dưới bên phải. Bạn sẽ thấy ý nghĩa của Phong trào độc lập công dân’ bằng nhiều ngôn ngữ khác như tiếng ả Rập, Đan Mạch, Hà Lan, Hindi, Nhật bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, ý, Việt Nam, v.v.

Giải Lịch Sử Lớp 8 Bài 20: Phong Trào Độc Lập Dân Tộc Ở Châu Á (1918

phong trào độc lập dân tộc ở châu á (1918-1959) - HƯỚNG DẪN HỌC Mục tiêu bài học Nắm được những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những nãm 1918 - 1939. Trình bày được những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc trong thời kì này. Nêu được những nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở khu vực Đông Nam Á. Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ để tiếp thu kiến thức của bài học. Kiến thức cơ bản a) Những nét chung vé phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 -1939 Những nét chung : Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đã bước sang thời kì phát triển mới. Phong trào diễn ra mạnh mẽ và lan rộng ở nhiều khu vực của châu Á, tiêu biểu là phong trào , ' i' X r * XT z đấu tranh ở Trung Quốc, An Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là : + Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc. + Cuộc Cách mạng nhân dân ở Mông cổ đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Mông cổ. + Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Ganđi đứng đầu. + Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 - 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kì... Trong cao trào đấu tranh giải phóng, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia và Đảng Cộng sản đã được thành lập ở Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939 : + Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919 với sự tham gia của hơn 3000 học sinh, sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh, phản đối quyết định bất công của các nước đế quốc chuyển giao những đặc quyền của Đức ở tỉnh Sơn Đông cho Nhật Bản. Phong trào lan ra cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là công nhân. Phong trào mở đầu cho cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc. Trong phong trào đấu tranh này, lần đầu tiên giai cấp công nhân Trung Quốc xuất hiện với tư cách là một lực lượng chính trị độc lập. Từ đó, chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc, các nhóm cộng sản được thành lập. Tháng 7 - 1921, trên cơ sở các nhóm cộng sản này, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. + Cuộc chiến tranh Bắc phạt diễn ra trong những nãm 1926 - 1927 của các lực lượng cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị nhiều vùng trong nước. Sau đó, diễn ra cuộc nội chiến giữa lực lượng Quốc dàn đảng của Tưởng Giới Thạch với Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 10 năm (1927 - 1937). + Tháng 7 - 1937, Nhật Bản phát động cuộc tấn công xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trước nguy cơ đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng đã đình chỉ nội chiến, cùng hợp tác chống Nhật. Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì mới : Quốc - Cộng hợp tác chống Nhật. b) Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Ả (1918 -1939) Tinh hình chung + Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm (nay là Thái Lan), đều là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây tác động mạnh đến tình hình Đông Nam Á. Cách mạng thang Mười Nga thắng lợi đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. + Phong trào giải phóng dân tộc phát triển ở hầu khắp các nước Đông Nam Á, trong đó phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến bộ rõ rệt so với những nãm đầu thế kỉ XX. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng xã hội rộng rãi như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, Phong trào Tha-kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai... + Đặc biệt, từ đầu những nãm 20, giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia phong trào đấu tranh cách mạng. Một số đảng cộng sản được thành lập, đầu tiên là Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (5 - 1920), tiếp theo trong năm 1930, các đảng cộng sản ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-líp-pin ra đời. Nhiều cuộc đấu tranh ở các nước này đã diễn ra như khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ-ra ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh ở Việt Nam. Phong trào độc lập-dân tộc ở một số nước Đông Nam Á + Ở Đông Dương : phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Kom-ma-đam ở Lào kéo dài 30 năm ; phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha Hem Chiêu đứng đầu ở Cam-pu-chia. + Khu vực hải đảo : Tiêu biểu là khởi nghĩa ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Xu-các-nô, lãnh tụ của Đảng Dân tộc đứng đầu. Từ nãm 1940, khi phát xít Nhật tấn công chiếm Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước trong khu vực đã tập trung vào chống lại phát xít Nhật. Cách học Mục I: Nên tập trung vào tìm hiểu sâu hai nội dung sau : Thời kì này diễn ra những chuyển biến lớn của phong trào giải phóng dân tộc ở châu A : phong trào cách mạng lên cao, lan rộng toàn châu lục. ơ một số nước, phong trào giải phóng dân tộc đã đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười, theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc mở đầu cao trào cách mạng dân chủ, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển, dẫn đến việc ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921. Những năm tiếp theo, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chong sự thống trị của các thế lực quân phiệt, của Quốc dân Đảng - Tưởng Giới Thạch và cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật xâm lược. Mục II : Đây là thời kì phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á có những chuyển biến rất quan trọng, đặc biệt là sự xuất hiện của một xu hướng mới trong phong trào - xu hướng vô sản. Như vậy, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển theo hai xu hướng song song : xu hướng tư sản và vô sản. Sự lựa chọn theo xu hướng nào là phụ thuộc vào tình hình và so sánh lực lượng cụ thể ở mỗi nước. Đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật. Một số khái niệm, thuật ngữ Chiến tranh Bắc phạt : Cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc, do Đảng Cộng sản lãnh đạo (1926 - 1927) để tiêu diệt các tập đoàn quân phiệt phương Bắc trong thời kì Quốc - Cộng hợp tác lần thứ nhất. Trong lúc chiến tranh cách mạng đang tiến triển thắng lợi thì tập đoàn Tưởng Giới Thạch cấu kết với các nước đế quốc chống lại cách mạng, tàn sát nhân dân vạ những người cộng sản, thành lập chính quyền phản động. Chiến tranh Bắc phạt chấm dứt và thất bại. c/ỉỉỉ nghĩa quân phiệt : trào lưu tư tưởng, chính trị phản động chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự và đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược và chống lại phong trào giải phóng dân tộc và đàn áp phong trào dân chủ. Giới quân phiệt tuyên truyền tư tưởng hiếu chiến điên cuồng chạy đua vũ trang, tăng nhanh ngân sách quân sự, thiết lập các liên minh chính trị, quân sự chuẩn bị chiến tranh xâm lược và trấn áp phong tràơquần chúng. - GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh mẽ là do những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc phải chịu nhiều đau khổ bởi chính sách khai thác thuộc địa của thực dân. Đặc biệt phong trào chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng tháng Mười Nga - đã chỉ ra con đường đấu tranh giành độc lập là con đường cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939 : Nêu những sự kiện chính : Phong trào Ngũ tứ, sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chiến tranh Bắc phạt 1926 - 1927. -Nội .chiến 1927 - 1937. Cuộc kháng chiến chống Nhật từ năm 1937. Có thể nêu nhận xét. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: Phong trào lên cao, lan rộng khắp các nước, giai cấp vô sản bắt đầu tham gia lãnh đạo cách mạng, trong khi đó phong trào dân chủ tư sản cũng tiếp tục phát triển, tuy vậy các phong trào cuối cùng đều thất bại. Từ năm 1940, phong trào chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật. Lập bảng thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á : Có thể lập bảng theo hai cột: thời gian và sự kiện, rồi điền các thông tin cần thiết. Ill - CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Câu 1. Khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng. Sự kiện mở đầu cho cao trào đấu tranh cách mạng ở Trung Quốc là phong trào Thái bình Thiên quốc. cuộc Vạn lí trường chinh, c. phong trào Ngũ tứ. D. cuộc nội chiến cách mạng. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939) có đặc điểm chỉ diễn ra ở khu vực Đông Bắc Á. tất cả các nước ở châu Á đều giành được độc lập. c. chỉ diễn ra ở các nước Đông Nam Á. D. lan ra các khu vực Đông Bắc Á. Đông Nam Á, Tây Á và Nam Á. Trong cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hợp tác với tư sản và địa chủ trong nước. Quốc dân đảng. c. triều đình Mãn Thanh. D. học sinh, sinh viên và những trí thức yêu nước. Đảng Cộng sản đầu tiên ra đời ở Đông.Nam Á là Đảng Cộng sản Mã Lai. Đảng Cộng sản Việt Nam. c. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a. D. Đảng Cộng sản Xiêm (Thái Lan). Câu 2. Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì ? Cảu 3. Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại hợp tác với Quốc dân đảng ?

Tại Sao Cần Mở Rộng Khái Niệm “Độc Lập Dân Tộc”?

Hai Bà Trưng – hai người đầu tiên nổi dậy trong giai đoạn ngàn năm Bắc thuộc có lẽ cũng là hai người đầu tiên khiến dân tộc buộc phải suy nghĩ một cách sâu sắc về vấn đề độc lập lãnh thổ.

Chúng ta sẽ không nhắc đến giai đoạn trước đó như Kinh Dương Vương (gắn liền với nhà nước Xích Quỷ), Hùng Vương (nhà nước Văn Lang) hay An Dương Vương (nhà nước Âu Lạc) vì cả 3 nhà nước này đều mang màu sắc huyền thoại, với những gia vị huyền thoại đậm đặc khác nhau.

Chúng ta cũng không nhắc tới một số cuộc nổi dậy lẻ tẻ thời trước Hai Bà Trưng vì nó không thật sự để lại những dấu ấn đậm nét trong dòng lịch sử.

Chúng ta nhắc đến Hai Bà Trưng và quãng thời gian hơn 2 năm làm chủ lãnh thổ của Hai Bà vì với cuộc nổi dậy chính thức, quy mô đầu tiên này, dân tộc Việt có quyền tin rằng, mình đủ khả năng giành độc lập lãnh thổ. Chỉ một niềm tin ấy thôi – xác lập một niềm tin ấy thôi, ông cha chúng ta đã phải đi một quãng đường rất xa.

Nhưng rồi sự độc lập lãnh thổ mà hai vị vua bà giành được chỉ là một sự độc lập chóng vánh. Những sự độc lập chóng vánh như thế tiếp tục diễn ra sau này, gắn liền với những cái tên như Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ…

Nếu cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng xây viên gạch đầu tiên vào ngôi nhà niềm tin thì nền độc lập chóng vánh của chính Hai Bà Trưng và hàng loạt người anh hùng sau đó hoàn toàn có thể tạo ra một nếp nghĩ: Độc lập chóng vánh thì có thể nhưng độc lập lâu dài thì không thể(?). Ở thời điểm đó, nếu quả nhiên tiền nhân mang suy nghĩ đó thì cũng có thể hiểu được.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.

Tuy nhiên, chiến thắng Bạch Đằng năm 938 chứng minh: suy nghĩ đó (nếu có) là một suy nghĩ sai lầm. Sau trận Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương là một giai đoạn độc lập kéo dài ổn định. Câu hỏi lớn với hậu thế: điều kiện tiên quyết nào biến độc lập chóng vánh thành độc lập lâu dài?

Có lẽ chính Ngô Quyền cũng không trả lời được câu hỏi này. Bởi Ngô Quyền chỉ vừa nằm xuống là đất nước lại tao loạn và giai đoạn tao loạn nội bộ (mà lịch sử vẫn gọi là “loạn 12 sứ quân), nguy cơ nền độc lập non trẻ bị xóa sổ là nguy cơ có thật.

Rất may thời điểm ấy kẻ thù mạnh nhất của chúng ta là nhà Tống (Trung Quốc) cũng đang phải đối diện với rất nhiều vấn đề của chính họ nên chưa thể động binh. Nhưng những giai đoạn sau này, ở thời nhà Đinh, nhà Lý, nhà Trần, khi kẻ thù của chúng ta mạnh thật sự và muốn “nuốt” nền độc lập non trẻ của chúng ta thì chúng cũng không thể nào “nuốt” nổi. Vì sao vậy?

Người thích hợp nhất để trả lời câu hỏi này không phải là Lý Thường Kiệt, cho dù Lý Thường Kiệt là vị tướng Việt Nam duy nhất cất quân sang đánh ngược phương Bắc; cũng không phải là Trần Hưng Đạo, cho dù Trần Hưng Đạo đã oanh liệt lãnh đạo quân dân đánh bại cuộc xâm lược của đế quốc Nguyên Mông.

Người thích hợp nhất trả lời câu hỏi này là Đinh Bộ Lĩnh. Bởi Đinh Bộ Lĩnh sau khi lên ngôi đã tạo nên một nhà nước trung ương tập quyền đầu tiên.

Chính mô hình nhà nước trung ương tập quyền (chứ không phải mô hình hào trưởng phân tán như giai đoạn trước) đã giúp Việt Nam phát huy tối đa sức mạnh dân tộc, trong cuộc đương đầu với một dân tộc mạnh hơn mình. Khi nào nhà nước tập quyền suy yếu, nền độc lập lại đứng trên bờ vực mong manh, mà 20 năm Minh thuộc là bài học điển hình.

Như thế, chìa khóa tạo nên những giai đoạn độc lập ổn định chính là mô hình nhà nước tập quyền. Từ việc tin và dám tin vào khả năng xây dựng một lãnh thổ độc lập, đến việc tạo dựng những giai đoạn độc lập chóng vánh và đỉnh cao là chính thức kiến thiết những giai đoạn độc lập ổn định kéo dài, cha ông chúng ta đã đi qua cả ngàn năm lịch sử và nhuộm đỏ dòng sông lịch sử bằng máu của chính mình.

Độc lập dân tộc – độc lập lãnh thổ do vậy trở thành một cái nhìn xuyên suốt và tất yếu. Độc lập dân tộc – độc lập lãnh thổ, nó là một HẰNG SỐ MÁU!

Nhưng ngẫm kỹ ra, ở trên đời, có cái gì là hằng số thật không? Có những thứ ở giai đoạn này là hằng số nhưng đến giai đoạn khác lại là biến số. Và phải thấy, trong rất nhiều trường hợp, biến số không phủ nhận sạch trơn mọi giá trị của hằng số mà chỉ mở rộng thêm các giá trị mới, dung nạp thêm những dữ liệu mới để hy vọng đạt tới một hằng số mới, phù hợp nhất với những hệ quy chiếu mới.

Với một cách nghĩ như thế, có lẽ đã đến lúc phải mở rộng thêm nội hàm khái niệm “độc lập dân tộc”. Đúng là “độc lập dân tộc” trước hết và đầu tiên phải là “độc lập lãnh thổ” nhưng nếu chỉ có mỗi hằng số “độc lập lãnh thổ” thì e rằng “độc lập dân tộc” chưa phải là một khái niệm tối ưu. Hãy thử nhìn lại xem, điều gì đang xảy ra ở dân tộc chúng ta hôm nay?

Những mối đe dọa về độc lập lãnh thổ còn không? Còn, cho dù tính chất của nó đã khác xa thời phong kiến ngày xưa. Nhưng bên cạnh nỗi đe dọa này, còn có một nỗi đe dọa đáng sợ không kém, đó là sự độc lập mang tính quá khích, tả khuynh ở rất nhiều bộ phận người.

Sự độc lập quá khích như thế đã tạo ra hàng loạt những tranh cãi, cả trên không gian ảo lẫn ngoài đời thực. Sự độc lập tả khuynh như thế có thể tạo ra những rạn nứt từ bên trong đội ngũ trí thức quốc gia.

Bây giờ cứ mở Facebook ra coi, bạn sẽ không bất ngờ khi thấy nhóm trí thức này “tấn công”, “hạ bệ” nhóm trí thức kia. Bạn cũng sẽ không bất ngờ nếu thấy nhóm trí thức này khăng khăng cách nghĩ của mình là đúng và bất cứ nhóm trí thức nào khác dám nghĩ khác mình đều là nghĩ sai.

Trong rất nhiều trường hợp, sau khi đã xác quyết là “nhóm kia” nghĩ sai thì “nhóm này” không ngừng kêu gọi, hô hào những người có chung quan điểm với mình lao vào… thi hành án.

Rất nhiều lần tôi nghĩ, đấy chỉ là một chiến trường trên Facebook, nơi mà người ta không phải mặt đối mặt với nhau, nên sẵn sàng “chiến” nhau bằng tất cả những ngôn từ kinh khủng nhất.

Nhưng rồi tôi lại nghĩ, chính nhờ không nhìn thấy mặt nhau nên họ đã “hành xử thật” với nhau và chính nhờ thế, người quan sát lại nhìn thấy những góc rất thật mà dẫu có tiếp xúc với họ hằng ngày, mình cũng không có cơ may nhận thấy.

Và khi đã nhận thấy cái góc rất thật ấy, một nỗi sợ tức thì xuất hiện: sợ rằng, “sức mạnh ảo” đến một giải đoạn nào đó sẽ dẫn đến “sức mạnh thật” – “tranh đấu thật” – “hậu quả thật”.

Nhìn lại lịch sử từ cuối thời phong kiến đến nay, dù muốn hay không cũng phải thừa nhận rằng người Việt đã trải qua nhiều cơ tầng chia rẽ. Sau thời “Trịnh – Nguyễn phân tranh” là thời “Tây Sơn – Nguyễn Ánh” trả thù nhau. Sau thời “Tây Sơn – Nguyễn Ánh” trả thù nhau là thời người Pháp chia đất nước này thành 3 miền.

Và sau thời người Pháp chia đất nước thành 3 miền lại đến thời chúng ta bị chia đôi, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến. Phải đến năm 1975, sau rất nhiều nỗ lực, đất nước mới thống nhất, giang sơn mới được thu về.

Nhưng dù muốn hay không cũng phải thấy, những sự chia rẽ về lãnh thổ, về chế độ, về quan điểm kéo dài hàng trăm năm đã tạo nên những chia rẽ âm ỉ trong tâm hồn người Việt. Và công việc khó khăn nhất của những nhà lãnh đạo dân tộc luôn là: phải làm gì để thực sự hàn gắn lại mọi chia rẽ?

Thực tế là suốt nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách hàn gắn những chia rẽ này, với bằng chứng là người Việt ở hải ngoại đã trở về đầu tư, làm ăn trong nước ngày một nhiều hơn, từ đó đóng góp nhiều hơn vào giá trị nói chung của nền kinh tế.

Chắc chắn là chỉ có hàn gắn mọi chia rẽ mới tạo nên sức mạnh đích thực. Và chỉ có sức mạnh đích thực mới có thể phát huy tối đa nội lực của một dân tộc vốn rất nhỏ về địa lý và cũng không thật lớn về các giá trị văn minh.

Nhưng hàn gắn sự chia rẽ không chỉ là nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Trong rất nhiều trường hợp, đặc biệt là trong thời kỳ bùng nổ quan điểm trên mạng xã hội hiện nay, nó còn là công việc quan trọng của đội ngũ trí thức. Vậy thì đội ngũ trí thức đã ý thức và thực hiện công việc này hiệu quả chưa?

Lâu nay, người Việt vẫn tự hào với mệnh đề: Cứ khi nào có chiến tranh là mọi người đoàn kết lại! Cần phải nói cho rõ, chiến tranh ở mệnh đề này là chiến tranh “cứng” – chiến tranh quân sự – xâm phạm lãnh thổ.

Nhưng trong thời điểm này chiến tranh “cứng” không đáng sợ bằng chiến tranh “mềm”, chiến tranh quân sự không đáng sợ bằng chiến tranh chính sách. Thành thử, nếu chỉ đợi chiến tranh cứng – chiến tranh quân sự mới đoàn kết thì rất có thể chúng ta sẽ tự mình đánh mất rất nhiều thứ giá trị của mình.

Năm 40 sau Công nguyên, với việc đứng dậy phất cờ khởi nghĩa, Hai Bà Trưng cho dân tộc niềm tin vào việc có thể xác lập một sự độc lập lãnh thổ trước một kẻ thù mạnh hơn mình, còn bây giờ một đội ngũ trí thức nào đó có thể cho dân tộc niềm tin là chúng ta đủ sức hàn gắn mọi chia rẽ, đoàn kết với nhau, không chỉ trong những hoàn cảnh chiến tranh?

Năm 968, với việc chính thức lên ngôi, xây dựng nhà nước trung ương tập quyền đầu tiên, Đinh Bộ Lĩnh chỉ ra một công thức quan trọng trong việc bảo vệ và xác lập một nền độc lập kéo dài, còn bây giờ, đội ngũ trí thức nào đủ trí tuệ và sự dấn thân để chỉ ra một công thức hữu hiệu hàn gắn mọi chia rẽ, ít nhất là những chia rẽ trong chính đội ngũ trí thức với nhau?

Độc lập dân tộc trước hết và trên hết, phải gắn liền với độc lập, chủ quyền lãnh thổ. Nhưng trong từng giai đoạn, khái niệm này phải được mở rộng, hoàn chỉnh và trong giai đoạn hiện nay, độc lập dân tộc nhất thiết phải gắn liền với việc hàn gắn chia rẽ, quy tụ lòng người.

Không ngừng đau đáu, trăn trở với vấn đề này mà chỉ dồn năng lượng vào chuyện tranh cãi, hạ bệ nhau trên mạng ảo, giới trí thức hôm nay sẽ không hoàn thành những nhiệm vụ mà lịch sử giao phó và những thành quả mà tiền nhân để lại cho mình.

Phan Mỹ Chí

Bài 1: Độc Lập Dân Tộc, Tình Cảm Dân Tộc Và Chủ Nghĩa Dân Tộc

LTS: Là một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ, ông Nguyễn Trần Bạt còn là một nhà quan sát, nhà nghiên cứu chính trị, nghiên cứu văn hóa nổi tiếng. Những tác phẩm của ông ra đời trong suốt hơn mười năm qua, trở thành một hiện tượng xuất bản độc đáo và lý thú, thu hút mối quan tâm của đông đảo bạn đọc các giới.

Điểm hấp dẫn của những cuốn sách ấy là tác giả luôn đưa ra cách tiếp cận, góc nhìn hay những luận điểm…khiến bạn đọc hoàn toàn bất ngờ, có thể gây tranh cãi nhưng không thể không suy ngẫm về chúng! Sách của Nguyễn Trần Bạt hiện được lưu trứ tại nhiều thư viện lớn trên thế giới.

Nhân dịp số chuyên đề Viết và Đọc đầu tiên có tên Mùa Thu – của Nhà xuất bản Hội nhà văn ra mắt, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuộc trao đổi giữa VietTimes với ông Nguyễn Trần Bạt về vấn đề chưa bao giờ phai nhạt trong kí ức lịch sử và văn hóa của người Việt: Độc lập dân tộc.

Cuộc trao đổi cũng sẽ mở rộng ra cả các lĩnh vực khác như văn hóa, lịch sử, những biến động trên thế giới gắn với vấn đề dân tộc và trên nần tảng các lợi ích dân tộc.

Bài 1: Độc lập dân tộc, tình cảm dân tộc và chủ nghĩa dân tộc

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Có thể nói ý thức về độc lập, khát vọng độc lập có ở mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới, theo ông yếu tố chủ chốt nào thúc đẩy hình thành nên những ý thức như vậy?

– Tôi luôn luôn có ý nghĩ rằng độc lập dân tộc là một giá trị phổ quát thuộc về nhân loại. Có lẽ nó bắt đầu hình thành từ độc lập cá nhân, độc lập gia đình…, tất cả những cái riêng ấy cấu tạo ra, hun đúc nên tâm lý độc lập nói chung để dần dần, cùng với thời gian, cùng với sự phát triển hình thành nên ý thức về độc lập dân tộc.

Độc lập dân tộc là một trong những phương thức cơ bản nhất để tạo ra sự độc lập của cộng đồng người sống trong không gian văn hóa của dân tộc ấy.

Các nhà chính trị thường có ưu thế hơn, có thể lớn tiếng hơn, cho nên thường xem độc lập dân tộc như là một phổ quát chính trị. Còn tôi thì cho rằng trước hết độc lập dân tộc là một phổ quát văn hóa. Bất kể là ai, bất kể thành phần nào hay cộng đồng thiểu số nào khi sống chung trong một không gian văn hóa đều có những tình cảm giống nhau, đó là tình cảm dân tộc, tình cảm quốc gia. Mọi sự xung đột trên thế giới đều bắt đầu từ khái niệm này. Cho nên khẳng định đầu tiên là độc lập dân tộc là một phổ quát văn hóa, không nên xem nó chỉ là phổ quát chính trị. Nó có các thuộc tính chính trị nhưng không phải chỉ là yếu tố chính trị, không phải chỉ là phổ quát chính trị.

Các anh biết rằng văn hóa là một khái niệm rất phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc, vì thế phổ quát văn hóa được gọi là độc lập dân tộc cũng mang nhiều màu sắc khác nhau ở những giai tầng khác nhau, những cộng đồng khác nhau, ở những nhóm lợi ích khác nhau. Nghiên cứu đầy đủ các quy trình thực hiện phổ quát văn hóa này là một trong những nhiệm vụ nhận thức rất quan trọng của xã hội.

Ở thời kỳ cách mạng ban đầu của chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp nhiều lớp nhân sĩ, trí thức. Có nghệ sĩ kiểu Nguyễn Đình Thi, có trí thức kiểu Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Hồ Đắc Di…; có những người công nhân lao động như Hoàng Quốc Việt, Tôn Đức Thắng…

Do tính phổ quát của khái niệm độc lập dân tộc mà nó có khả năng tập hợp xung quanh mình nhiều đối tượng khác nhau, tạo ra sự phong phú về chính trị. Sự phong phú về chính trị của chúng ta vào những năm 1940 là một trong những đặc điểm quan trọng để tạo thành sức mạnh dân tộc.

Nhân dân luôn phản ứng giận dữ nếu thấy những nguy cơ động chạm đến độc lập dân tộc. Trong tất cả những phản ứng giận dữ ấy của xã hội không phải chỉ có người dân vô tư mà còn có cả các lực lượng chính trị.

Những lực lượng chính trị đối lập luôn luôn giãy lên trước những việc có thể gây nghi hoặc về độc lập dân tộc. Cho nên có lẽ chúng ta phải phân tích cho rõ trong sự phản ứng xã hội về độc lập dân tộc có cả hai thứ: thứ nhất là phản ứng văn hóa của xã hội rộng lớn hơn, thứ hai là phản ứng chính trị – một phạm trù đặc biệt nhạy cảm đối với các lực lượng đối lập.

Khi phân tích khái niệm độc lập dân tộc cùng với Hội Nhà văn – một cộng đồng trí thức quan trọng của một dân tộc, thì tôi muốn phân tích rất kỹ về tính khác biệt giữa phản ứng văn hóa và phản ứng chính trị đối với nó, như thế mới có ích cho việc nâng cao nhận thức của xã hội về khái niệm này.

Nếu nhìn độc lập dân tộc ở góc độ văn hóa thì ông có thấy đặc điểm gì chung giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới không? Ví dụ, giữa Việt Nam với Mỹ (một quốc gia từng xâm chiếm Việt Nam, một quốc gia có quá trình lập quốc khá đặc biệt) liệu có điểm gì giống nhau trong những đòi hỏi về độc lập không?

– Tôi nghĩ điểm chung là nó đều phản ánh các đặc điểm văn hóa của cộng đồng người sinh sống trên đất nước đó. Người Mỹ và người Việt hình thành quốc gia bằng hai lịch sử văn hóa khác nhau. Sự khác biệt về văn hóa làm cho chúng ta tồn tại song song với người Mỹ, chúng ta có thể không cảm thông với tất cả các đặc điểm của người Mỹ, nhưng vẫn cảm thông được, hiểu được một vài đặc điểm mang chất lượng phổ quát của khái niệm độc lập dân tộc của họ.

Tuyên ngôn độc lập mà Hồ Chủ tịch đọc ở quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945 được mở đầu với những quyền cơ bản của con người nêu trong Hiến pháp 1776 của Mỹ. Vì là một phổ quát văn hóa nên thái độ của các dân tộc đối với độc lập dân tộc khá giống nhau.

Các anh thấy ở Châu Âu nhiều thế kỷ trước, những tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm văn học hay nhất đều gắn liền với độc lập dân tộc. “Tự do và ái tình vì các ngươi ta sống”… Sandor Petofil vĩ đại có lẽ là người phát ngôn đẹp nhất cho khái niệm độc lập dân tộc. Ở thời điểm ấy người ta chưa nói đến tự do như một quyền cá nhân, tự do mà Sandor Petofil nói là tự do thoát khỏi thân phận làm thuộc địa của các đế quốc, là giải phóng dân tộc Hungary ra khỏi sự thống trị của các đế quốc.

Tại sao chúng ta và người Mỹ từng đánh nhau thục mạng nhưng rồi vẫn hợp tác được với nhau? Bởi vì nói cho cùng, trong việc hình thành nền văn hóa con người có các giá trị chung giống nhau.

Tình cảm dân tộc Dường như với người Việt khát vọng độc lập là rất lớn so với những thứ còn lại, đồng thời cũng dễ khiến họ tổn thương nhất. Theo ông điều gì tạo ra đặc điểm ấy, mặt tích cực và hạn chế của nó về mặt phát triển?

– Chúng ta còn nghèo, chúng ta bé và còn yếu, chúng ta hay bị bắt nạt, đó là một thực tế. Sự bị bắt nạt một cách liên tục bởi nhiều đối tượng trong nhiều thế kỷ làm cho người Việt rất nhạy cảm về độc lập dân tộc.

Đối với một dân tộc nghèo, yếu, ở đâu cũng thế, nếu chèn ép quá là họ sẽ khùng lên. Sự khùng lên ấy là tâm lý ban đầu của tất cả các cuộc kháng chiến mà chúng ta đã tiến hành trong suốt nhiều thế kỷ.

Nói chung con người hay cậy thế, các dân tộc lớn trên thế giới này cũng vậy, họ không buông tha bất kỳ cơ hội nào để gây khó dễ đối với các dân tộc bé, thậm chí các dân tộc không bé nhưng yếu đôi khi cũng bị gây khó dễ. Sự xúc phạm của những kẻ có ưu thế trong cuộc sống đối với các lực lượng thấp kém và chậm phát triển tạo ra một cảm giác dễ bùng nổ ở lực lượng ấy.

Ở cấp độ quốc gia, sự bùng nổ ấy được gọi là các tình cảm dân tộc. Ở đây tôi mới nói đến tình cảm chứ chưa nói đến quyền, người Việt nhạy cảm từ giai đoạn tình cảm chứ không chỉ ở giai đoạn quyền. Nếu đế quốc xâm lược thì đánh, nhưng đế quốc không xâm lược mà coi thường mình thì chúng ta la ó, giận dữ. Đấy cũng là một năng lực của người Việt để đáp trả những kẻ vô lễ đối với dân tộc của chúng ta.

Tuy nhiên khi đã hội nhập thì chúng ta phải rèn luyện từ khả năng la ó, giận dữ một cách thô sơ trở thành phê phán có văn hóa.

Hội nhà văn Việt Nam với cách làm như thế này là bắt đầu rèn luyện năng lực đáp trả tất cả sự coi thường, đánh giá thấp dân tộc chúng ta. Tôi hoan nghênh ý đồ này, vì nếu không thỉnh thoảng nhắc lại những khái niệm thiêng liêng như thế này, chủ nghĩa yêu nước có thể bị lu mờ trong tâm trí người Việt.

Ông nói về sự nổi khùng của xã hội khi có thế lực nào đó động chạm đến độc lập dân tộc, mỗi người chúng tôi có lẽ cũng tự cảm nhận trong tâm tính mình có cái khùng như thế. Nhưng sự nổi khùng như vậy là tốt hay xấu và có nên cổ vũ?

– Tôi nghĩ tốt hay xấu đều là những khái niệm có tính biện chứng. Trong quyển sách “Sức mạnh của cái đúng ” tôi có nói rằng người trí thức phải cống hiến ở ba tầng: thứ nhất là phát hiện các lẽ phải thông thường để sống; thứ hai là phát hiện các chân lý để theo; thứ ba là phát hiện ra phép biện chứng giữa các chân lý tức là triết học để sáng tạo.

Tôi nghĩ chúng ta làm việc này tức là đang xâu chuỗi tất cả các giá trị rời rạc thành một phép biện chứng để nhận thức, và quá trình nhận thức chính là quá trình sáng tạo. Ví dụ, khi tiếp khách là lúc cần lịch sự nên la ó, giận dữ là tiêu cực, là gây bất lợi. Nhưng cũng có lúc chúng ta cần phải nổi giận để tạo động lực, ý chí giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, trong trường hợp đó nổi giận là tích cực.

Có một câu nói rất hay trong cuốn “Chiến tranh và hòa bình” của Leo Tolstoi: “Vinh quang thay nhân dân Nga, kẻ biết vứt đi cùng một lúc những bước ba, bước bảy của nghệ thuật đấu kiếm cổ điển để huơ lên trên đầu kẻ thù cái vồ của chiến tranh nhân dân”. Tôi nghĩ duy trì, rèn luyện để nhân dân chúng ta còn giữ được khả năng huơ lên trên đầu kẻ thù cái vồ của chiến tranh nhân dân là việc cần thiết.

Chủ nghĩa dân tộc Không ít người có xu hướng đánh đồng hai khái niệm độc lập dân tộc và chủ nghĩa dân tộc, hoặc họ coi cái nọ là điều kiện là tiền đề của cái kia. Vậy theo ông đòi hỏi độc lập và xu hướng dân tộc chủ nghĩa có điểm gì chung và điểm gì khác biệt, liệu chúng có tỉ lệ thuận với nhau không?

– Độc lập dân tộc là một phổ quát văn hóa, còn chủ nghĩa dân tộc (hay “dân tộc chủ nghĩa”) là một phổ quát chính trị, đấy là hai quy tắc trong hai không gian khác nhau. Chủ nghĩa dân tộc là một yếu tố mà nếu không được kiểm soát tốt nó sẽ làm hỏng chính trị.

Ở nhiều quốc gia hiện nay đều xuất hiện các đảng đi theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa. Coi chừng, khi họ trở thành lực lượng cầm quyền thì thế giới sẽ lại có Đức quốc xã. Ở châu Âu người ta khá dè chừng những người dân tộc chủ nghĩa. Ở Áo người ta đã bầu Thủ tướng theo dân tộc chủ nghĩa rồi mà ông ấy không nhậm chức được. Hầu như các nước thuộc cộng đồng châu Âu đều tẩy chay các thủ tướng là người của đảng cực hữu.

Khái niệm dân tộc chủ nghĩa là khái niệm khá tiêu cực, đầu tiên đối với các dân tộc bé bé như chúng ta thì nó là yếu tố ngăn cản sự khôn ngoan, làm cho chúng ta không biết chọn đối tượng.

Trước đây chúng ta rất khó chọn cách để hợp tác với người Mỹ. Tôi là người tiếp xúc nhiều lần với các nhà chính trị Mỹ chịu trách nhiệm về hậu chiến tranh Việt Nam, trong đó có đại sứ Wood Cork, đại sứ Leonard Unger…, hai quan chức Mỹ làm việc với Việt Nam về vấn đề bồi thường chiến tranh, tôi thấy họ rất day dứt về phương diện này.

Dân tộc chủ nghĩa luôn luôn làm cho chúng ta không khôn ngoan được. Dân tộc chủ nghĩa bơm tâm lý con người phình to lên, làm cho con người hành động một cách ngốc nghếch. Sự ngốc nghếch của các dân tộc thường thể hiện thông qua dân tộc chủ nghĩa. Cho nên tôi không thích nó.

Nhưng dân tộc chủ nghĩa là một phổ quát có thật, nên các dân tộc, nhất là giới trí thức của nó phải ý thức đối phó với nó và biết tìm cách hướng dẫn trí khôn cho dân tộc mình. Người trí thức nào mà nhắm mắt hùa theo những khía cạnh dân tộc chủ nghĩa là sai.

Nhiệm vụ của người trí thức là làm cho dân tộc mình bình tĩnh, tìm cách nhìn công bằng và sáng suốt đối với tất cả các lợi ích dân tộc mà họ phát hiện ra. Trong một bài nào đó tôi đã nói “cha nghĩ đến đâu thì con sẽ đi đến đấy”, giới trí thức không nghĩ được xa thì dân tộc của họ không thể đi xa được.

Vấn đề dân tộc chủ nghĩa trên thế giới đúng là luôn và sẽ còn phức tạp. Có thể thấy ở ví dụ Liên bang Nam Tư, đã có rất nhiều đau thương mất mát xảy ra. Đến giờ Croatia, Serbia…đã độc lập nhưng Kosovo thì mãi trở thành vết thương… Như vậy cái giá phải trả cho chủ nghĩa dân tộc cũng ghê gớm, thưa ông?

– Độc lập của đối tượng này luôn luôn có thể trở thành sự tan rã của đối tượng kia! Nam Tư tan rã để có Kosovo, Croatia, Serbia, Montenegro… Nên nhớ đấy là vùng đất rất ghê gớm, Alexander đại đế xuất thân từ đấy.

Chúng ta đã có các bằng chứng cho thấy dân tộc chủ nghĩa và độc lập dân tộc không phải lúc nào cũng chỉ có các giá trị tiến bộ, sự thống nhất dân tộc không phải lúc nào cũng tiến bộ. Sự thống nhất nằm ngoài ý đồ, ngoài ham muốn của cộng đồng xã hội thì phải coi chừng, bởi nó sẽ tạo ra nguy cơ tan rã, tạo ra những chi phí lâu dài để trói buộc sự thống nhất và độc lập.

Độc lập dân tộc cũng như dân tộc chủ nghĩa là những phổ quát có giá trị biện chứng, chúng ta bắt buộc phải nhìn nó một cách khoa học.

Nhưng có vẻ như chủ nghĩa dân tộc không chìm đi mà tính nguy hiểm của nó thậm chí còn ngày một gia tăng?

– Chủ nghĩa dân tộc không bao giờ chìm, tính nguy hiểm của nó luôn luôn tồn tại. Các nhà dân tộc chủ nghĩa luôn luôn sử dụng chủ nghĩa dân tộc như là một lý thuyết chính trị để kích động đời sống xã hội. Chủ nghĩa dân tộc luôn luôn nguy hiểm.

Vậy với tư cách một nhà nghiên cứu chính trị, ông có cảnh báo gì không?

– Khi nào giới trí thức của một quốc gia là thành phần chủ yếu của phong trào chính trị dân tộc chủ nghĩa thì quốc gia ấy bắt đầu hỏng, bởi vì lực lượng cần phải sáng suốt đã không sáng suốt nữa. Chúng ta phải hết sức cảnh giác với hiện tượng đó.

Trên đời hầu như không có thứ gì là chỉ có một mặt, có lẽ chủ nghĩa dân tộc cũng có mặt tốt nào đó chứ?

– Nó cũng có mặt tốt và tôi vừa giải thích rồi. Nó là chỗ mà khi anh gãi vào sẽ kích động được lòng yêu nước.

Lòng yêu nước trong những giai đoạn cụ thể của đời sống lịch sử sẽ có những giá trị mang tính sống còn. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã tạo ra cuộc kháng chiến thần thánh, đã tạo ra sự đoàn kết một cách hợp lý trong những giai đoạn chính trị nhất định của dân tộc chúng ta.

Nhưng nếu kéo dài quá (chủ nghĩa dân tộc – NV) thì sẽ phạm phải nhiều sai lầm. Chúng ta cũng đã từng có những sai lầm không nhỏ do sự kéo dài ấy.

( Còn nữa)