Khái Niệm Kỹ Năng Của Nhà Quản Trị / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Thành Thạo 3 Kỹ Năng Của Nhà Quản Trị

Nhiều người thường có sự nhầm lẫn về khái niệm quản trị và quản lý, sự thật đây là 2 chức vụ khác nhau trong một doanh nghiệp.

Nhà quản trị thường giải quyết những công việc như hoạch định các mục tiêu vĩ mô, lập kế hoạch và chính sách… đồng thời, kiểm tra các hoạt động của từng thành viên trong tổ chức, sử dụng hợp lý các nguồn lực hướng đến sự thành công của mục tiêu đã đề ra…

Nhà quản lý là người tiếp nhận công việc nhà quản trị bàn giao. Sau đó, người quản lý tiến hành kết nối, điều phối và thúc đẩy các nhân tố trong nội bộ để hoàn thành mục tiêu được đặt ra bởi nhà quản trị.

Vì vậy, nhà quản trị nhất định phải nắm được những kỹ năng về quản lý mới có thể “chèo lái” công ty. Edu2Review sẽ mang đến 3 kỹ năng của nhà quản trị giúp bạn có định hướng rõ hơn trong công việc của mình.

1. Kỹ năng kỹ thuật – Technical Skills

Bạn làm trong lĩnh vực bán hàng, có nhiều kinh nghiệm chuyên môn được đúc kết trong quá trình học tập, trải nghiệm của bản thân trong công việc và đã từng làm việc ở nhiều công ty trong cùng một chức vụ. Trong tương lai, bạn có thể trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí giám sát bán hàng hoặc cao hơn, bởi vì bạn trải qua quá trình rèn luyện về chuyên môn, nắm vững các nghiệp vụ bán hàng, có nhiều kinh nghiệm được chắt lọc qua từng công việc bạn đảm nhiệm.

Chức vụ cao hơn đồng nghĩa với việc kiến thức chuyên môn của nhà quản trị cũng cần nâng cao. Bạn vẫn phải tiếp tục thể hiện năng lực của mình và không ngừng phát triển kỹ năng nghiệp vụ, để chứng tỏ sự bổ nhiệm của cấp trên dành cho bạn là hoàn toàn xứng đáng.

Tóm lại, kỹ năng kỹ thuật là một trong những kỹ năng cần thiết của một nhà quản trị cấp cao. Tuy nhiên, Technical Skills không phải là kỹ năng quá khó khăn bởi vì thông thường các nhà quản trị sẽ có thời gian làm việc từ vị trí thấp đến vị trí cao hơn nên có thể nắm vững được các nghiệp vụ từ nhỏ đến lớn.

2. Kỹ năng nhận thức/tư duy – Conceptual Skills

Kỹ năng nhận thức/tư duy đòi hỏi người quản trị phải thấu hiểu được bản chất về các chính sách, đường lối, chiến lược phát triển của công ty và có khả năng phân tích, dự đoán điểm đến cho từng mục tiêu khác nhau. Đồng thời, kỹ năng này giúp bạn giảm được sự phức tạp, rắc rối của công việc xuống mức thấp nhất.

Một công ty bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, thậm chí là không có điểm tương đồng. Nếu một nhà quản trị có khả năng nhận thức/tư duy sẽ định hướng được mục tiêu không chỉ cho bộ phận của mình mà còn của các phòng ban khác. Từ đó, bạn tiến hành phân tích các mối liên hệ giữa các bộ phận giúp việc đưa ra quyết định về mục tiêu kinh doanh của công ty sẽ trở nên dễ dàng.

Đối với các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở, không cần thiết rèn luyện kỹ năng về nhận thức/tư duy. Tuy nhiên, một nhà quản lý cấp cao nhất định phải có kỹ năng này. Đảm nhiệm một vị trí cao hơn trong công việc đòi hỏi mỗi nhà quản trị cũng phải chuyên nghiệp hơn trong cách làm việc và nhìn nhận vấn đề.

3. Kỹ năng nhân sự – Human or Interpersonal Managerial Skills

Kỹ năng nhân sự bao gồm cả kiến thức về nhân sự và khả năng thu phục lòng người của nhà quản trị thông qua những lời động viên trong công việc, khả năng điều phối nhân sự… Bên cạnh đó, điều quan trọng mà một người đứng đầu cần làm đó là tham gia làm việc với nhân viên của mình để tạo sự gắn kết và nâng cao hiệu quả công việc.

>> Trở thành nhà lãnh đạo với ngành Quản trị nhân lực tại Đại học Lao động – Xã hội cơ sở 2

Thấu hiểu nhân sự như là một “chất xúc tác” đẩy mạnh con đường thăng tiến đến vị trí lãnh đạo cấp cao của bạn. Bên cạnh việc tạo động lực cho nhân viên, người quản trị cần phân chia, kiểm soát nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, tránh việc nhân viên lơ là công việc, không nhiệt tình kéo theo năng suất của bộ phận bị sụt giảm. Vì vậy, kỹ năng nhân sự quan trọng đối với tất cả các cấp bậc, không chỉ riêng nhà quản trị cấp cao.

Đài Trang (Tổng hợp)

Các Kỹ Năng Cần Có Của Nhà Quản Lý

Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia. Trong đó việc xây dựng một đội ngũ các nhà quản lý hiện đại có tầm vóc quốc tế là một yêu cầu cực kỳ quan trọng. Các doanh nghiệp có tầm hoạt động toàn cầu là nền tảng cốt lõi của các doanh nghiệp toàn cầu. Câu hỏi đặt ra: những phẩm chất/ kỹ năng cần có ở một nhà quản lý hiện đại?

Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp, và tổ chức công việc cá nhân. Hoạch định là quá trình thiết lập các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và kế hoạch để thực hiện các mục tiêu. Trong quá trình này, nhà quản lý phải dự kiến được các khó khăn, trở ngại, những biến động của môi trường kinh doanh và có những kế hoạch dự phòng.

Hoạch định có xa và gần. Xa là tầm nhìn về con đường phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn với câu hỏi chính: “Doanh nghiệp trong 5, 10 và 20 năm tới sẽ như thế nào?”.

Xu thế toàn cầu hóa có ảnh hưởng rất mạnh đến câu hỏi này. Không còn có thể giới hạn câu trả lời trong phạm vi một ngành và một quốc gia, mà đã đến lúc phải định vị nó trong bối cảnh cạnh tranh và hợp tác toàn cầu. Hoạch định gần là những kế hoạch ngắn hạn như từng tháng, quí, hay năm.

Tuy nhiên, công việc chung sẽ không thể tổ chức tốt nếu công việc cá nhân không được tổ chức hiệu quả. Nhà quản lý hiện đại phải là người tổ chức tốt công việc và thời gian của chính mình. Cần phân bổ hợp lý các nguồn lực cá nhân cho các công việc sự vụ hàng ngày, đầu tư phát triển (học tập, nghiên cứu), thư giãn, gia đình và xã hội. Sự mất cân đối trong bố trí nguồn lực cá nhân sẽ làm giảm hiệu năng của nhà quản lý.

Một nhà lãnh đạo tốt phải dám nhận trách nhiệm, đương đầu với những thử thách và chấp nhận thay đổi. Họ phải biết động viên nhân viên của mình bằng cách tạo ra môi trường làm việc tốt (thu nhập, sự hứng thú làm việc, các thử thách, sự an toàn trong công việc, các thăng tiến…), phải đưa ra các nhận xét (khen và phê bình) chính xác trên một tinh thần xây dựng. Khen và phê bình đúng lúc và đúng liều lượng có tác dụng động viên rất cao. Trên thực tế rất nhiều nhà quản lý không biết cách khen ngợi hay phê bình vì không vượt qua được bản thân hay để cho cảm tình cá nhân xen vào công việc.

Lựa chọn, hướng dẫn, phát triển và phân quyền cho nhân viên cũng là các kỹ năng quan trọng của một nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo giỏi phải có các cộng sự giỏi để biến các kế hoạch của họ thành hiện thực.

3. Ứng xử và giao tiếp Kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý. Mục tiêu của kỹ năng này là nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nhận diện và công nhận các giá trị và nhu cầu của các đối tượng giao tiếp. Công nhận và chia sẻ các giá trị và thành tựu của người khác hoàn toàn không phải là việc đơn giản dù giá trị đó là của cấp dưới hay đồng nghiệp, hoặc cấp trên. Đây là cơ sở quan trọng của giao tiếp, xử lý mâu thuẫn và thương lượng.

4. Truyền thông Gửi và nhận thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ và hiệu quả là yêu cầu của kỹ năng này. Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng về thông báo, nói, nghe và viết. Nhà quản lý phải có khả năng thông báo cho các cộng sự các sự kiện, quyết định, thay đổi một cách hiệu quả. Kỹ năng nói, thuyết phục và trình bày hiện nay được coi là kỹ năng truyền thông quan trọng bậc nhất của một nhà quản lý. Có ý tưởng nhưng không thuyết phục được người khác tin và làm theo thì chắc chắn sẽ thất bại. Mô hình các nhà quản lý “lẳng lặng mà làm” không còn chỗ đứng trong kinh doanh quốc tế. Cần ghi nhớ “im lặng là vàng nhưng lời nói đúng lúc là kim cương”.

Hiện nay vai trò của tiếng Anh là không thể phủ nhận. Các nhà quản lý quốc tế phải là người sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp truyền thông. Một điểm yếu mà nhiều nhà quản lý hay mắc phải là không biết lắng nghe. Nghe và chấp nhận sự khác biệt là yếu tố quan trọng của phát triển. Nói khó, nghe khó, nhưng viết còn khó hơn nữa. Viết cho đúng, thể hiện rõ ý tưởng và thuyết phục được người đọc là kỹ năng cần luyện tập thường xuyên. Bên cạnh việc truyền thông trong nội bộ doanh nghiệp, các nhà quản lý còn cần luyện tập các kỹ năng truyền thông công cộng như diễn thuyết, trả lời phỏng vấn, viết báo.

6. Tự động viên Tự động viên là một kỹ năng rất cần thiết để luôn có tinh thần lạc quan và có cái nhìn tích cực đối với công việc của mình. Đừng chờ sự công nhận và động viên từ người khác, chính chúng ta phải là người đầu tiên nhìn thấy những điểm mạnh, những đóng góp, thành công của mình dù đó là những thành công nhỏ nhất.

Đôi khi thước đo quan trọng nhất chính là so với chính mình, mình đã làm tốt hết mức của mình chưa, mình đã thực lòng với mọi người chưa? Nếu câu trả lời là có, chúng ta có thể tự tin và đi tiếp con đường của mình. Đúng, sai, thị phi nhiều khi rất khó phân biệt nếu chúng ta chỉ sử dụng các thang đo – tiêu chuẩn của xã hội (người ngoài).

Nhà quản lý trưởng thành là người kết hợp thang đo của chính mình với thang đo của xã hội để có cái nhìn toàn diện. Lúc này đặt ra các tiêu chuẩn làm việc, các thang đo cho thành công cá nhân là những công việc cần làm. Nhà quản lý thành đạt luôn là người có những tiêu chuẩn cao và quyết tâm theo đuổi chúng, nhưng nếu chưa đạt được thì cũng không bi quan.

7. Kiến thức chuyên môn/nghề nghiệp

Cần lưu ý kiến thức là khái niệm động, nó luôn thay đổi, do đó nhà quản lý phải liên tục cập nhật và chủ động trong tích lũy kiến thức. “Học tập suốt đời” đã trở thành một phẩm chất quan trọng của mỗi nhà quản lý. Học tập không nhất thiết từ nhà trường mà có thể từ tất cả mọi nơi như tự học, học từ bạn bè, học từ kinh nghiệm, học từ các khóa huấn luyện ngắn hạn… Hiện nay, văn hóa học tập trong các doanh nghiệp và doanh nhân ở VN ta chưa mạnh. Một số thì thiên về khoa cử bằng cấp, một số lớn khác thì chạy theo sự vụ hằng ngày mà bỏ bê việc tích lũy kiến thức.

8. Xử lý thông tin và năng lực tư duy Tiếp nhận và xử lý thông tin một cách hiệu quả để có thể đưa ra những quyết định chính xác. Có bốn thành phần chính.

Đầu tiên là kỹ năng phân tích vấn đề và ra quyết định. Nó bao gồm nhận dạng vấn đề, triệu chứng, nguyên nhân và xử lý các thông tin để đưa ra giải pháp chính xác trong thời gian ngắn nhất.

Thứ hai là kỹ năng phân tích tài chính và định lượng. Các nhà quản lý phải có thể làm việc với các con số tài chính và có khả năng phân tích các con số này để phục vụ quá trình quản lý.

Thứ ba là nhà quản lý phải có khả năng phát triển và sáng tạo các phương pháp giải quyết vấn đề mới cho chính mình và doanh nghiệp. Sáng tạo là phẩm chất quan trọng, nhưng nó không tự nhiên đến mà là kết quả của một quá trình học hỏi, quan sát và tư duy liên tục.

Thứ tư là khả năng xử lý các chi tiết. Thông tin rất nhiều và đa dạng, để xử lý hiệu quả nhà quản lý phải biết chọn lọc các thông tin quan trọng, giữ được các khuynh hướng chính nhưng không mất đi các chi tiết cần thiết, cân đối giữa toàn cục và thành tố.

Khái Niệm Kỹ Năng Là Gì? Vai Trò Của Những Kỹ Năng

Theo tác giả Thái Duy Tiên: “Kỹ năng chính là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động” . Đối với mỗi kỹ năng sẽ bao gồm hệ thống các thao tác trí tuệ và thực hành và thực hiện một cách trọn vẹn hệ thống thao tác này giúp đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra cho hoạt động. Đặc biệt sự thực hiện các kỹ năng sẽ luôn được kiểm tra thông qua ý thức. Điều này có nghĩa mỗi khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào thì đều cần phải hướng tới mục đích nhất định.

Theo L.Đ.Lêvitôv: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” . Theo ông những người có kỹ năng là những người phải nắm và vận dụng một cách đúng đắn về những cách thức hành động giúp cho việc thực hiện hành động đạt được hiệu quả. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh, con người có kỹ năng không chỉ đơn thuần nắm lý thuyết và hành động mà còn phải được ứng dụng vào thực tế.

2. Những kỹ năng cơ bản cần có trong cuộc sống

Hiểu đơn giản, kỹ năng cứng được dùng để chỉ trình độ, các kiến thức chuyên môn, bằng cấp và chứng chỉ… Loại kỹ năng này phần lớn được đào tạo và rèn luyện tại các trường học thông qua một số môn học chính sẽ giúp hình thành kỹ năng cứng.

Để đạt được kỹ năng cứng, con người phải trải qua một quá trình rèn luyện dài, vất vả. đồng thời cần phải nỗ lực hết mình để có thể đạt được. Kỹ năng này được xem là quan trọng trong quá trình làm việc sau này của mỗi người.

Nói tóm lại kỹ năng sống không chỉ là nhận thức mà còn là cách vận dụng các kiến thức đã tích lũy được vào việc xử lý tình huống xảy ra trong thực tiễn nhằm đạt được kết quả cao nhất. Nhờ đó sẽ giúp cho cuộc sống của con người trở nên vui vẻ và tràn đầy ý nghĩa hơn.

3. Vai trò của những kỹ năng

Hiểu được khái niệm kỹ năng là gì phần nào cũng giúp bạn hình dung ra được vai trò của kỹ năng. Con người cần phải học hỏi, rèn luyện và luyện tập rất nhiều kỹ năng khác nhau. Thậm chí đối với người Mỹ còn đưa ra một danh sách bao gồm 13 kỹ năng bắt buộc mỗi người cần phải tự rèn luyện và trang bị cho mình. Các kỹ năng cụ thể đó là:

Kỹ năng học cách học và các phương pháp học.

Kỹ năng thấu hiểu và lắng nghe.

Kỹ năng giải quyết mọi vấn đề.

Kỹ năng thuyết trình và thuyết phục.

Kỹ năng tư duy và sáng tạo không ngừng.

Kỹ năng rèn luyện tinh thần tự tôn.

Kỹ năng đặt ra các mục tiêu và tạo nguồn động lực.

Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp mỗi người.

Kỹ năng giúp giao tiếp thành công.

Kỹ năng làm việc nhóm.

Kỹ năng đàm phán và thương lượng.

Kỹ năng đảm bảo hiệu quả trong tổ chức.

Kỹ năng lãnh đạo của bản thân và trong tổ chức.

Vì vậy các bạn hãy tự trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết. Bất kể một kỹ năng nào, dù được hình thành một cách nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào sự quyết tâm, niềm khát khao và năng lực tiếp nhận của mỗi người.

Khái Niệm, Vai Trò Và Chức Năng Của Quản Trị Nguồn Nhân Lực

Quản trị nguồn nhân lực là quản lý tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, đó chính là quản lý con người. Do đó, vai trò của quản trị nguồn nhân lực là tạo ra sự điều chỉnh và hòa hợp của con người trong tập thể. Bài viết sau đây, Tri Thức Cộng Đồng giới thiệu tới bạn khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực cũng như các nhóm chức năng của quản trị nguồn nhân lực.

+ Khái niệm việc làm, vai trò của việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế

1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực là quản lý một tài sản lớn nhất của doanh nghiệp: CON NGƯỜI. Không có nguồn nhân lực tốt doanh nghiệp sẽ không thực hiện các chiến lược một cách có hiệu quả và không đạt được các mục tiêu đề ra. Quản trị nguồn nhân lực là một bộ phận cấu thành của quản trị kinh doanh, là một trong những nguyên nhân chính làm nên sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà quản trị cần hiểu và thực hiện Quản trị nguồn nhân lực để ngăn ngừa các vấn đề sau :

– Thuê không đúng nhân viên.

– Thuê nhân viên làm không đúng việc.

– Số lượng nhân viên nhiều.

– Nhân viên làm không hết năng lực.

– Nhân viên nghĩ họ không được trả lương , đối xử công bằng…

Nếu quản trị tốt nguồn nhân lực công ty sẽ có nhân viên được đào tạo giỏi, có kỹ năng, có kiến thức và sự nhiệt tình, họ sẽ làm việc hết khả năng của mình. Nguồn nhân lực như vậy giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn.

Mặt khác phong cách quản trị ảnh hưởng đến bầu không khí, tâm lý của tổ chức, nghĩa là tác động đến tâm lý của mọi thành viên, đến năng suất lao động của các thành viên khác trong tổ chức. Do vậy quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức, giúp các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường.

2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực

Một công ty, một tổ chức dù thuộc lĩnh vực nào, quy mô ra sao, nếu muốn thành công thì trước hết phải bắt đầu từ vấn đề quản trị con người. Vì thế một công ty dù có nguồn lực lớn, dù được tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến sẽ là vô ích khi không biết quản trị con người. Có thể thấy quản trị nguồn nhân lực là khởi điểm quan trọng của bất kỳ một tổ chức nào (gia đình, trường học, công sở, doanh nghiệp,…).

Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực tăng mạnh trên toàn thế giới trong mấy thập kỷ gần đây khi hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các tổ chức quản trị nói chung và kinh doanh nói riêng buộc phải cải thiện tổ chức trong đó yếu tố con người là quyết định. Việc tìm ra người phù hợp để giao đúng việc hay đặt đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm với mọi loại hình thức tổ chức hiện nay.

Giáo Sư Tiến Sĩ Letter C.Thurow – nhà kinh tế và là nhà quản trị học thuộc viện công nghệ kỹ thuật Mas Sachusett (MIT) cho rằng:” Điều quyết định cho sự tồn tại và phát triển của công ty là những con người mà công ty đang có. Đó là những con người có học vấn cao, được đào tạo tốt, có đạo đức, có văn hoá, và biết cách làm việc có hiệu quả ”

Còn Giáo Sư Tiến Sĩ Robert Keich cho rằng: ” Tài nguyên duy nhất thực sự còn có tính cách quốc gia là nhân công, năng lực trí tuệ và óc sáng tạo của họ. Đó là những gì sẽ quyết định sự thịnh vượng trong tương lai “.

Vai trò của quản trị nguồn nhân lực tạo ra sự điều chỉnh và hoà hợp con người trong tập thể, từ đó hình thành nên bộ mặt văn hoá của công ty góp phần trong việc quyết định sự thành đạt của công ty. Nghiên cứu vai trò của quản trị nguồn nhân lực giúp các nhà quản trị học biết được cách giao dịch với người khác, biết cách đặt câu hỏi, biết lắng nghe, biết tìm ra ngôn ngữ chung với nhân viên, biết đánh giá nhân viên một cách tốt nhất, biết cách lôi kéo họ say mê với công việc, nâng cao hiệu quả tổ chức.

3. Chức năng của quản trị nguồn nhân lực

Đối với Việt Nam, là một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi có trình độ công nghệ, kỹ thuật còn ở mức thấp, kinh tế chưa ổn định và Nhà nước chủ trương ” quá trình phát triển phải thực hiện bằng con người và vì con người ”, thì quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.

Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay đặt ra cho nhà quản trị nhân lực rất nhiều vấn đề cần giải quyết bao gồm từ việc đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, những biến động không ngừng của thị trường lao động…tùy theo các đặc điểm về cơ cấu tổ chức, tài chính, trình độ phát triển ở các tổ chức.

Hầu như tất cả các tổ chức đều phải thực hiện các hoạt động cơ bản như sau: xác định nhu cầu nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng, bố trí nhân viên,đào tạo, trả công…

Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực được chia làm 3 nhóm:

– Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực bao gồm

Nhóm này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp và gồm các hoạt động như: Hoạch định nhu cầu nhân viên, Phân tích công việc, tuyển dụng nhân viên. Để có thể tuyển được đúng người cho đúng việc trước hết doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định được những công việc, vị trí nào cần tuyển thêm người.

Thực hiện phân tích công việc sẽ cho biết doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên và yêu cầu tiêu chuẩn đặt đối với các ứng viên là như thế nào? Việc áp dụng những kỹ năng tuyển dụng như trắc nghiệm và phỏng vấn sẽ giúp doanh nghiệp chọn được ứng cử viên tốt nhất cho công việc.

Do đó, nhóm chức năng tuyển dụng thường có các hoạt động: dự báo và hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu giữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

– Nhóm chức năng đào tạo – phát triển của quản trị nguồn nhân lực

Nhóm này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân.

Nhóm này thường thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân; bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức-phương pháp quản lý mới, kỹ thuật công nghệ mới cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

– Nhóm chức năng duy trì nguồn lực

Nhóm này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nhóm này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.

Do đó, xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương, thiết lập và áp dụng các chính sách lương bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiền thưởng, phúc lợi, phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là những hoạt động quan trọng nhất của chức năng kích thích, động viên.

Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ vừa giúp các doanh nghiệp tạo ra bầu không khí tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc và doanh nghiệp.(Nguồn : Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Tp.HCM).

Nguồn: trithuccongdong.net

+ Mối quan hệ giữa quản trị nguồn nhân lực và sự hài lòng trong công việc của nhân viên